« Home « Kết quả tìm kiếm

NHẬN DẠNG NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- NHẬN DẠNG NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ VIỆT NAM.
- Các đô thị ra đời đã kéo theo sự hình thành loại hình nông nghiệp mới của nhân loại - nông nghiệp đô thị.
- Các đô thị ở nhiều quốc gia trên thế giới đã chú ý đến nông nghiệp đô thị rất sớm và họ cũng đã đạt được nhiều thành công trong việc phát triển loại hình nông nghiệp mới này..
- Trong các thập niên 60,70, Việt Nam cũng đã đạt được một số thành tựu trong phát triển nông nghiệp tại các khu vực ngoại thị.
- Nhưng khi bước sang thập kỷ 80 và những năm đầu của thập kỷ 90, nông nghiệp ở các đô thị phát triển khá ồ ạt.
- chắc chắn nông nghiệp ở các đô thị nước ta sẽ có những thay đổi quan trọng cần được nghiên cứu, đánh giá để tìm kiếm những giải pháp phù hợp để phát triển loại hình nông nghiệp quan trọng này..
- Vận dụng quan niệm về nông nghiệp đô thị của FAO (1996), UNDP (1999), RUAF foundation (1999), Luc J.A Mougeot (2002.
- Nông nghiệp đô thị bao gồm nông nghiệp nội thị và nông nghiệp ngoại thị với các hoạt động chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản..
- Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ khảo sát nông nghiệp trong ranh giới hành chính của đô thị, mặc dù trên thực tế, bộ phận nông nghiệp liền kề các đô thị vẫn nằm trong khu vực ảnh hưởng của đô thị và có nhiều đặc điểm của nông nghiệp đô thị..
- sánh nông nghiệp đô thị Việt Nam với nông nghiệp nông thôn Việt Nam và nông nghiệp đô thị thế giới..
- Hiện nay, số liệu về nông nghiệp đô thị ở nước ta chưa được thống kê một cách đầy đủ.
- Nông nghiệp đô thị đang được định hình và có những đóng góp quan trọng cho phát triển đô thị ở Việt Nam..
- Trong thực tế, những mầm mống của nông nghiệp đô thị ở Việt Nam đã xuất hiện xung quanh các thành cổ ngay từ thời phong kiến.
- Trong thời kỳ Pháp thuộc, nông nghiệp đô thị cũng được chú ý phát triển và có những nét mang dáng dấp của nông nghiệp đô thị hiện đại.
- Trong thế kỷ XX, quá trình đô thị hoá ở cả hai miền Nam-Bắc được mở rộng, nhiều đô thị mới xuất hiện và chính chúng là động lực để nông nghiệp đô thị, nhất là bộ phận nông nghiệp ngoại thị, phát triển nhanh nhằm cung cấp lương thực, thực phẩm tươi sống cho đô thị.
- đã xây dựng chiến lược hoặc quy hoạch tổng thể và có những chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp đô thị.
- Như vậy, càng ngày nông nghiệp đô thị càng trở nên quan trọng và có những đóng góp lớn cho phát triển bền vững các đô thị trên lãnh thổ này..
- tượng trên ở Việt Nam cũng phù hợp với qui luật chung của thế giới: quá trình đô thị hóa càng phát triển thì tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP càng thấp và giảm xuống..
- Tuy vậy, nông nghiệp vẫn là một nguồn thu nhập quan trọng cho một bộ phận hộ gia đình, nhất là những hộ gia đình ở vùng ngoại thị và các gia đình nghèo có điều kiện tiếp cận với các nguồn lực để phát triển nông nghiệp tại các đô thị..
- Tính toán của chúng tôi, nông nghiệp đô thị đã đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của một số đô thị như sau: nhu cầu lương thực: Hà Nội 33%, Hải Phòng 85%, Đà Nẵng 23%, TP Hồ Chí Minh 10% và Cần Thơ 100%.
- Nông nghiệp ở một số đô thị cũng đã tạo ra một số nông sản có giá trị xuất khẩu:.
- nghề trồng cà phê, cao su, hồ tiêu ở ngoại ô các đô thị ở Tây Nguyên.
- So với khu vực nông thôn, trung bình năng suất cây trồng ở khu vực ngoại thị có năng suất cao hơn 30- 50% nhờ hệ thống hạ tầng nông nghiệp phát triển..
- Sự kết hợp giữa nông nghiệp với du lịch, nghỉ dưỡng (còn gọi là loại hình nông nghiệp du lịch và nông nghiệp nghỉ dưỡng) đang được chú ý phát triển tại nhiều đô thị:.
- Không ít gia đình ở các đô thị Việt Nam, với truyền thống cần cù, tiết kiệm.
- Nghĩa là họ mang những đối tượng của sản xuất nông nghiệp vào từng căn nhà trong đô thị..
- Phân hoá lãnh thổ nông nghiệp đô thị Việt Nam khá rõ nét.
- Phân hoá lãnh thổ nông nghiệp đô thị của Việt Nam hiện nay diễn ra theo 5 hướng sau: Hướng thứ nhất: hình thành các tập đoàn cây, con phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng.
- Về bản chất, tuy đô thị là phân hệ địa-kỹ thuật, nhưng nông nghiệp đô thị vẫn lấy cây trồng, vật nuôi làm đối tượng sản xuất, nên vẫn chịu tác động mạnh của các nhân tố tự nhiên và phân hoá lãnh thổ của chúng.
- Khu vực ngoại ô của các đô thị ở Tây Nguyên tập trung trồng cà phê, cao su, hồ tiêu.
- Ngoại ô các đô thị vùng đồng bằng sông Hồng trồng hoa, rau, cây ăn quả.
- Các đô thị ở duyên hải Nam Trung Bộ tập trung phát triển dừa, hồ tiêu, điều, thanh long.
- Hiện tượng trên cho thấy nông nghiệp ở đô thị cũng in khá đậm nét dấu ấn chuyên môn hoá của 7 vùng nông nghiệp cả nước..
- Trong giai đoạn 1999 - 2006, số lượng đô thị của Việt Nam tăng thêm 89 (từ 623 lên 714).
- Quá trình này làm thu hẹp đất nông nghiệp, mở rộng diện tích đất đô thị, nhưng lại là động lực gián tiếp mở rộng diện tích nông nghiệp đô thị và xuất hiện thêm nhiều khu vực nông nghiệp đô thị mới..
- một mặt làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, nhưng mặt khác thúc đẩy nhiều khu vực nông nghiệp nông thôn chuyển thành khu vực nông nghiệp đô thị.
- Hướng thứ tư: Chuyên môn hoá nông nghiệp đô thị phục vụ chức năng của các đô thị.
- Ngoại trừ các đô thị đã có từ trước, hiện nay nông nghiệp đô thị cũng hướng vào việc chuyên môn hoá theo chức năng phục vụ các đô thị.
- Tại các đô thị du lịch (Hạ Long, Đồ Sơn, Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu.
- nông nghiệp thay đổi theo hướng sản xuất các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu du lịch (rau, hoa, cây cảnh, nuôi thuỷ sản, đặc sản.
- và hình thành loại hình nông nghiệp du lịch, nông nghiệp nghỉ dưỡng.
- Tại các đô thị công nghiệp (Việt Trì, Thái Nguyên, TX Sông Công, Biên Hoà.
- Hướng thứ năm: Phân hoá lãnh thổ nông nghiệp trong nội bộ đô thị: nông nghiệp nội thị và nông nghiệp ngoại thị...
- tiến hành canh tác cả trong các bể, thùng, chậu… và lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối ổn định do qui hoạch về cơ bản đã hoàn tất..
- Nông nghiệp ngoại thị là bộ phận quan trọng nhất của nông nghiệp đô thị Việt nam hiện nay.
- Chúng có lãnh thổ rộng, được qui hoạch rõ ràng, hình thành các vùng chuyên canh, các vành đai nông nghiệp nhưng lãnh thổ biến động mạnh do sự phát triển của không gian đô thị.
- Khu vực giáp ranh các đô thị, sản xuất nông nghiệp cũng đang chuyển dần theo hướng nông nghiệp đô thị.
- Hiện tượng tương tự cũng quan sát được ở các lãnh thổ nông nghiệp ở xung quanh TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
- Nông nghiệp đô thị ở Việt Nam in đậm tính chất nhiệt đới.
- cũng được không chỉ nông nghiệp nông thôn mà cả nông nghiệp đô thị khai thác..
- Tính chất nhiệt đới của nông nghiệp đô thị Việt nam thể hiện ở những điểm sau:.
- Thêm vào đó, trong điều kiện đô thị, cơ sở hạ tầng và các điều kiện dịch vụ nông nghiệp tốt hơn, nên tính mùa vụ của nông nghiệp đô thị biểu hiện không đậm nét bằng tính mùa vụ của nông nghiệp nông thôn..
- Nông nghiệp đô thị Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau.
- Loại hình sản xuất nông nghiệp đô thị là tập hợp các hình thức sản xuất nông nghiệp ở khu vực nội thị và ngoại thị có những đặc trưng chung về chức năng, tính chất, mục đích và trình độ phát triển.
- So với khu vực nông thôn, khu vực đô thị do có nhiều nguồn lực và các nhân tố tác động tới nên sẽ có nhiều loại hình nông nghiệp hơn..
- Theo khảo sát của chúng tôi, những năm trước đây nông nghiệp đô thị ở nước ta chủ yếu có 5 loại hình và hiện nay đã có 9 loại hình (Bảng 1).
- Chứng tỏ quá trình đa dạng hoá nông nghiệp đô thị đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ..
- Bảng 1: Các loại hình nông nghiệp đô thị ở Việt Nam Các loại hình nông nghiệp đô thị Trước thập kỷ 90 Hiện nay 1.
- Nông nghiệp tự cung, tự cấp.
- Nông nghiệp phục vụ khách sạn nhà hàng 3.
- Nông nghiệp phục vụ xuất khẩu.
- Nông nghiệp xanh 5.
- Nông nghiệp phòng hộ 6.
- Nông nghiệp sinh thái 7.
- Nông nghiệp du lịch 8.
- Nông nghiệp nghỉ dưỡng 9.
- Nông nghiệp công nghệ cao.
- Nông nghiệp đô thị Việt Nam có nhiều hệ thống sản xuất.
- Hệ thống nông nghiệp là sự biểu hiện không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thoả mãn các nhu cầu.
- Hệ thống nông nghiệp có thể chia thành các hệ thống sản xuất, hệ thống chế biến, hệ thống tiêu thụ, hệ thống quản lý.
- Trong nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng 7 tiêu chí để phân loại các hệ thống sản xuất nông nghiệp đô thị: vị trí, chủ thể, chức năng, quy mô, công nghệ sử dụng, mức độ thương mại hoá và quyền sở hữu hay sử dụng đất đai và phương thức tổ chức sản xuất.
- Bảng 2: Các hệ thống sản xuất nông nghiệp đô thị ở Việt Nam Các hệ thống nông nghiệp đô thị Trước thập kỷ.
- 90 Hiện nay 1-Hệ thống nông nghiệp gia đình.
- 3-Hệ thống nông nghiệp tại các khuôn viên của các cơ quan, công sở, trường học, xí nghiệp, nhà thờ, đình, đền, chùa....
- 8-Hệ thống lâm nghiệp đô thị 9-Xí nghiệp nông nghiệp.
- Một số vấn đề đặt ra trong phát triển nông nghiệp đô thị.
- Nông nghiệp đô thị có địa bàn sản xuất không ổn định.
- Hiện tượng này quan sát thấy ở hầu hết các đô thị Việt Nam.
- Nông nghiệp đô thị Việt Nam thường xuyên phải cạnh tranh với các hoạt động khác ở đô thị trong việc sử dụng nguồn lực: quỹ đất, nguồn nước, vốn đầu tư, nguồn năng lượng và lao động trong đô thị.
- Lao động trong nông nghiệp có thu nhập thấp so với các hoạt động kinh tế khác ở đô thị là nguyên nhân cơ bản làm cho người dân đô thị ít mặn mà với hoạt động nông, lâm, thuỷ sản ở đô thị..
- Nông nghiệp đô thị ở Việt Nam hiện nay đang là một nguyên nhân quan trọng tác động xấu đến môi trường.
- Vấn đề quản lý nông nghiệp đô thị.
- Hiện nay ở Việt Nam, Bộ Xây dựng quản lý việc lập và thực hiện quy hoạch phát triển đô thị còn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý việc xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp-nông thôn..
- Bước sang thế kỷ XXI, nông nghiệp đô thị của Việt Nam đang được định hình, phát triển và thực sự đã trở thanh một bộ phận thiết yếu trong đời sống các đô thị Việt Nam.
- Ngoài những nét tương đồng với nông nghiệp đô thị của các nước đang phát triển, nông nghiệp đô thị ở Việt nam cũng có những sắc thái riêng..
- Để nông nghiệp đô thị thực sự là động lực để phát triển bền vững đô thị cần phải:.
- -Tiếp tục nhận thức đúng đắn hơn về đô thị.
- Trước kia, do quan niệm đô thị là tụ điểm dân cư tập trung, hoạt động công nghiệp dịch vụ là chủ yếu, hoạt động nông nghiệp là thứ yếu, với tỷ lệ cụ thể khác nhau, tuỳ từng nước.
- Chính do khái niệm này nên trong hàng trăm năm qua, các công trình quy hoạch xây dựng đô thị trên thế giới, hầu hết chỉ tập trung vào quy hoạch phát triển công nghiệp và dịch vụ, chưa có quy hoạch về phát triển nông nghiệp đô thị.
- Cần hình thành một quan niệm thống nhất về nông nghiệp đô thị.
- Nông nghiệp đô thị cũng là nông nghiệp nhưng có nhiều đặc điểm khác với nông nghiệp nông thôn cả về vai trò, chủ thể phát triển nông nghiệp, chức năng, cơ cấu ngành, tổ chức lãnh thổ.
- Vì vậy Việt Nam cần phải nhanh chóng triển khai các nghiên cứu về khu vực nông nghiệp này..
- Cần phải ổn định địa bàn sản xuất nông nghiệp đô thị.
- Nông nghiệp đô thị nói chung có địa bàn sản xuất không ổn định.
- Do sự mở rộng không gian đô thị mà nhiều lãnh thổ nông nghiệp đô thị dần biến thành không gian xây dựng, ngoại thành biến thành nội thành, nông nghiệp ngoại thị biến thành khu vực xây dựng và nông nghiệp nội thị, vùng nông nghiệp nông thôn biến thành nông nghiệp ngoại thị..
- Lựa chọn khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp đô thị.
- Nông nghiệp đô thị phải cung cấp những dịch vụ và sản phẩm cao cấp nhất cho người dân đô thị.
- Trong điều kiện quỹ đất hẹp, lao động dư thừa, nguồn lực tự nhiên phong phú, thì khâu đột phá quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp đô thị chính là ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
- Phát triển các loại hình nông nghiệp đô thị ở Việt Nam.
- Nghiên cứu xác định một số đặc điểm của nông nghiệp đô thị