« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn mẫu Cảm nhận Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng lớp 10


Tóm tắt Xem thử

- Dàn ý cảm nhận bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng lớp 10.
- Giới thiệu sơ qua vài nét về tác giả Lí Bạch: Là nhà thơ nổi tiếng thời Đường (Trung Quốc), được người đời mệnh danh là "thi tiên.
- Giới thiệu khái quát giá trị nội dung tác phẩm Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng.
- Cảm nhận hai câu thơ đầu: "Cố nhân.
- Nội dung chính: Khái quát khung cảnh chia tay giữa người đi - Mạnh Hạo Nhiên (bạn thân chí cốt của tác giả) lên đường đi Quảng Lăng thuộc Dương Châu để làm quan và người đi tiễn - nhà thơ Lí Bạch Thời gian: Vào mùa hoa khói, mùa xuân - Địa điểm của cuộc chia li: Tại lầu Hoàng Hạc ở phía Tây - "Cố nhân": Hạo Nhiên là người bạn đã thân thiết từ rất lâu, người bạn tri âm, tri kỉ của tác giả =>.
- Cảm nhận hai câu thơ cuối: "Cô phàm.
- Được coi là linh hồn của bài thơ đồng thời là tâm trạng của tác giả - Các hình ảnh đặc sắc:"bóng buồm, dòng sông, bầu trời.
- Cánh buồm: Nhỏ bé, xa dần, mờ dần rồi mất hút, khiến tác giả trông theo mà chỉ thấy "dòng sông trên trời.
- Cánh buồm cô đơn, lẻ loi hay cũng như tâm trạng của Hạo Nhiên, của tác giả khi đó - Lí Bạch đứng đó trông theo rất lâu từ khi con thuyền xuôi dòng cho đến khi biến mất xa tít tắp, không còn một dấu chấm nhỏ nhoi =>.
- Tình cảm sâu nặng của ông dành cho người bạn cố nhân của mình * Khái quát lại giá trị nghệ thuật bài thơ.
- Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật vẻn vẹn trong 28 chữ nhưng cô đọng, hàm súc + Hệ thống ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc + Cả bài thơ không có từ ngữ nào miêu tả trực tiếp cảm xúc, tâm trạng buồn bã, cô đơn nhưng lại giúp người đọc cảm nhận rõ sự trống vắng, hụt hẫng của tác giả.
- Top 5 những bài văn mẫu 10 cảm nhận bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng.
- Hướng dẫn làm bài văn cảm nhận bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng chọc lọc, hay nhất sẽ giúp các em học sinh có được tài liệu tham khảo bổ ích cho bài viết của mình.
- Văn mẫu lớp 10 cảm nhận bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng mẫu 1.
- Lý Bạch là một nhà thơ nổi tiếng và lỗi lạc thời Đường.
- Trong những sáng tác được lưu truyền đến ngày nay của Lý Bạch, ta không thể không nhắc đến bài thơ tứ tuyệt vô cùng nổi tiếng “Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” dịch nghĩa là “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng.” Như chúng ta đã biết, Lý Bạch có nhiều bạn bè với nhiều tầng lớp khác nhau.
- Cũng như vậy, Mạnh Hạo Nhiên là người bạn chí cốt, quen biết đã lâu của Lý Bạch.
- Bởi vậy, khi phải nặng lòng tiễn bạn đi xa, lẽ nào nhà thơ chẳng lưu luyến? Hai câu đầu của bài thơ: Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu In hoa tam nguyệt hạ Dương châu Ta dễ tưởng đây chỉ là những câu thơ trần thuật đơn giản.
- Không gian đưa tiễn là lầu Hoàng Hạc, thời gian đưa tiễn là một ngày tháng ba mùa yên hoa nở, nơi mà Mạnh Hạo Nhiên đến là Dương Châu.
- Nhưng điểm nhìn của người đưa tiễn lại bắt đầu từ lâu Hoàng Hạc.
- Đây là một từ ngữ vô cùng quan trọng để có thể miêu tả được sinh động hơn nội tâm của nhà thơ.
- Sự cô đơn của cánh buồm rất có thể là sự cô đơn của chính tác giả Lý Bạch cũng như người ra đi là Mạnh Hạo Nhiên.
- Nhưng bài thơ này của Lý Bạch lại thật đặc biệt, ông không làm như vậy.
- Sự phá vỡ ấy đã tạo ra một nghệ thuật, một bài thơ thật đặc sắc.
- Để rồi, khi nhắc đến Lý Bạch, nhắc đến những buổi chia ly người ta vẫn nhớ đến một “Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” đặc biệt, đầy ngập ngùi dù chẳng có bất cứ ý một giọt nước mắt hay một lời xót xa nào.
- Cảm nghĩ về bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng Văn 10 mẫu 2.
- Lí Bạch là nhà thơ trữ tình thời Đường, ông nổi tiếng học rộng biết nhiều Qua thơ ông, chúng ta có thể dựng lại hình ảnh của một trí thức có hoài bão.
- Bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” là một trong những bài thể hiện rõ đặc trưng thơ ông.
- “Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu Cô phàm viễn ảnh bích không tận Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
- Mở đầu bài thơ tác giả đã giới thiệu cố nhàn là người tri âm tri kỉ.
- Người bạn ấy từ phía Tây đi đến điểm hẹn chia li là lầu Hoàng Hạc.
- Vậy mà, con người tiên cốt của Mạnh Hạo Nhiên lại từ bỏ giấc mơ tiên để về với đời trần.
- Với một người có cốt cách tiên ông như Mạnh Hạo Nhiên thì con thuyền của Mạnh đi giữa sự êm dịu của sóng nước tràn lan.
- Hiểu bạn mình như vậy quả là tri ki bởi Mạnh Hạo Nhiên là nhà thơ có khí vị tiên phong đạo cốt.
- Câu thơ đã gợi về thời gian rất dài, từ khi con thuyền xuôi bến, đôi mắt của nhà thơ đã dán vào nó, rồi con thuyền đã xuôi mãi về phía chân trời xanh.
- Bạn đã ra đi để lại một mình nhà thơ cô đơn nhưng chính Lí Bạch lại thấy điều ngược lại.
- “Cô phàm” đâu phải chỉ là cánh buồm cô đơn? Như vậy kèm theo đôi mắt đăm dăm, Lí Bạch đã gửi vào cánh buồm lẻ loi cô đơn của bạn một niềm ái ngại không biết chuyến đi này của bạn lành dữ ra sao.
- Vậy là trong ý thức, Lí Bạch biết bạn mình xuống Dương Châu nhưng trong mơ ước, trong mong mỏi, ông muốn bạn mình là con người của cõi tiên tìm ý nghĩa của cuộc sống không phải ờ nơi bụi bậm mà ở nơi của cái cao siêu thanh sạch - nơi “bích không tận”.
- Câu cuối cùng của bài thơ có một cách chiếm lĩnh hiện thực rất riêng biệt của Lí Bạch như cánh buồm đã hòa tan vào không gian xanh.
- Trước mắt Lí Bạch chỉ còn một dòng sông tràn lan mênh mông chạy mãi phía bên trời.
- Cuộc đưa tiễn dường như đã kết thúc nhưng con mắt nhìn của nhà thơ vẫn cứ đăm đăm và nỗi lòng của Lí Bạch vẫn theo dòng nước Trường Giang về phía bạn mình.
- Lí Bạch là một nhà thơ lớn của đời Đường, tâm hồn cũng như thơ của ông thật phóng khoáng.
- Bài thơ không hề có từ nào là buồn, thương, nhớ, cũng chẳng có giọt lệ nào trong buổi tiễn đưa mà vẫn gợi nên cái buồn mênh mông sâu lắng.
- Với một nghệ thuật thật độc đáo, Lí Bạch đã thể hiện tình bạn da diết.
- Văn mẫu Ngữ Văn 10 Cảm nhận bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng của Lí Bạch mẫu 3.
- Lí Bạch - một nhà thơ nổi tiếng thời Đường ở Trung Quốc.
- Trong sự nghiệp của ông, ông đã để lại nhiều tác phẩm văn học với trên một nghìn bài thơ và bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng có thể coi là một bài thơ kiệt tác.
- Bài thơ đã thể hiện tình bạn chân thành mà sâu sắc giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên qua cuộc chia tay thật xúc động.
- Mở đầu bài thơ, tác giả đã khái quát được cả khung cảnh chia tay: "Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu.
- Mạnh Hạo Nhiên - người bạn thân chí cốt của tác giả, đã lên đường đến một nơi rất xa, đó là Quảng Lăng thuộc Dương Châu - một nơi phồn hoa đô thị với sự nghiệp làm quan.
- Thời gian chia tay vào mùa hoa khói, mùa xuân là một mùa đầu tiên của một năm, ấy vậy tác giả đã phải nói lời tạm biệt với người bạn của mình trên lầu Hoàng Hạc ở phía Tây, một nơi phong cảnh trữ tình.
- Lí Bạch gọi "bạn cũ" là "cố nhân" có thể thấy rằng, Hạo Nhiên là một người bạn đã thân thiết từ lâu, người bạn tri âm, tri kỉ, vậy mà giờ họ đã ly biệt trong một khung cảnh đẹp như vậy.
- Trông theo chỉ thấy dòng sông trên trời.) Hai câu thơ cuối chính là linh hồn của bài thơ, mà cũng chính là tâm trạng của tác giả qua các hình ảnh: Bóng buồm, dòng sông, bầu trời.
- Cánh buồm cô đơn lẻ loi, phải chăng tác giả cũng cảm nhận được tâm trạng của Hạo Nhiên lúc ấy, cũng buồn như tác giả.
- Hình ảnh đó cứ xa dần, mờ dần, rồi mất hút, khiến tác giả trông theo mà chỉ thấy "dòng sông trên trời".
- Dễ thấy, tác giả đã đứng đó trông theo rất lâu, ta càng cảm nhận được thời gian rất lâu từ khi thuyền xuôi dòng cho đến khi biến mất xa tít tắp, không còn một dấu chấm nhỏ nhoi, ta càng thấy được tình cảm của ông dành cho người bạn cố nhân của mình.
- Một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chỉ vẻn vẹn trong hai mươi tám chữ đã cô đọng lại biết bao cảm xúc.
- Một điều đặc biệt mà tác giả đã đem lại cho người đọc đó là, cả bài thơ không có từ nào miêu tả cảm xúc, một tâm trạng buồn bã hay cô đơn, nhưng ta lại càng cảm nhận rõ sự chống vắng hụt hẫng của tác giả thế nào khi chia tay người bạn của mình.
- Bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả, không chỉ về cái hay về nghệ thuật miêu tả cảnh mà hay ở tình cảm của tác giả trong câu chữ đó.
- Bài văn mẫu Cảm nhận bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng hay nhất mẫu 4.
- Nhà thơ Lí Bạch – một cây đại thụ trong nền văn học nói chung và thơ ca Trung Quốc nói riêng, ông là một nhà thơ lãng mạn, bay bổng, lại hay nói đến cõi tiên cảnh nên còn được gọi là “Thi tiên”.
- Lí Bạch đã để lại khối lượng thơ ca đồ sộ và phong phú, trong đó có bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” là một trong những bài thơ hay của ông về tình bạn.
- Đó là tình bạn rất chân thành, trong sáng và thắm thiết giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên, một tình bạn mà dù ở thời đại nào cũng rất đáng để người đời trân trọng và cảm phục.
- Nguồn cảm hứng của bài thơ chính từ buổi chia tay đầy lưu luyến giữa hai người bạn tri kỉ là Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên, trong lòng người ở lại là Lí Bạch chan chứa những nỗi niềm lưu luyến, day dứt: “Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu.
- Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu” Có thể thấy, trong bài thơ cảnh và tình đã được hòa quyện với nhau thật tinh tế và khéo léo, thứ nhất là vẻ đẹp của thiên nhiên trong khung cảnh tiễn biệt tại lầu Hoàng Hạc, thứ hai là tâm trạng và cảm xúc của người ở lại hay chính là của tác giả.
- Cảm nhận về không gian tiễn biệt, nhà thơ Lí Bạch đã vẽ nên một bức tranh tứ bình hoa lệ: “Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu.
- Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu” Câu thơ vừa giới thiệu và khẳng định tình bạn của nhà thơ với Hạo Nhiên lại vừa cho thấy được không gian, thời gian của cuộc chia tay tiễn biệt tại lầu Hoàng Hạc.
- Lí Bạch gọi Hạo Nhiên là “cố nhân”, cho thấy đây là một người bạn tri âm, tri kỉ của ông, hai người hẹn nhau tại một nơi người trần thoát lên tiên – theo truyền thuyết Phí Văn Vi cưỡi hạc vàng bay lên trời.
- Lầu Hoàng Hạc nổi tiếng là một thắng cảnh đẹp của Trung Quốc với vẻ đẹp thanh cao, thoát tục, trong tiết trời tháng 3 cuối xuân - mùa hoa khói tạo thành lớp sóng trên sông Trường Giang tạo nên một cảnh tượng man mác, êm dịu, đượm buồn trong buổi tiễn biệt.
- Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu” Câu thơ chứa đựng nỗi buồn trong cô độc, lẻ loi của người ở lại, chiếc thuyền chở Mạnh Hạo Nhiên đã khuất vào trong làn sương khói mênh mông, Lí Bạch vẫn dõi mắt theo tiễn đưa cho tới khi không còn nhìn thấy con thuyền.
- Dòng sông Trường Giang, một trong những con sông lớn nhất của Trung Quốc, luôn nhộn nhịp và tấp nập thuyền bè qua lại nhưng trong bài thơ này nó trở nên vắng lặng và trống không trong con mắt và cảm nhận của Lí Bạch.Chỉ có con thuyền chở người bạn của nhà thơ đi Dương Châu, khi bóng thuyền đã khuất, nhà thơ chỉ còn thấy dòng sông bên trời.
- Bút pháp lãng mạn bay bổng cùng với tình cảm chân thành, tha thiết mà Lí Bạch dành cho Mạnh Hạo Nhiên trong bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” đã khẳng định một tình bạn cao đẹp, chân thành và trong sáng.
- Cảm nhận bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng lớp 10 mẫu 5.
- Lí Bạch là một trong ba nhà thơ cự phách đời Đường, Ông được người đời ca ngợi là "Thi tiên", để lại hơn một nghìn bài thơ tuyệt tác.
- "Vọng Lư Sơn bộc bố", "Hành lộ nan", "Tĩnh dạ tứ", "Hoàng Hạc lâu tông Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng", "Tảo phát Bạch Đế thành.
- là những bài thơ nổi tiếng của "Thi tiên" cho thấy một hồn thơ tuyệt đẹp.
- Bài thơ "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" ghi lại một kỉ niệm sâu sắc tại lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch tiễn Manh Hạo Nhiên đi về Quảng Lăng, qua đó nên tình lưu luyến, thương nhớ bạn.
- Nơi Lí Bạch đưa tiễn bạn lên đường đi xa về phía tây là lầu Hoàng Hạc, một thắng cảnh thuộc Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc.
- Lầu Hoàng Hạc gắn liền với huyền thoại Phí Văn Vi đắc đạo thành tiên, thường cưỡi hạc vàng bay về đây.
- Bạn là Mạnh Hạo Nhiên một nhà thơ nổi tiếng, bạn vong niên của Lí Bạch.
- một kẻ sĩ hào hiệp hào hoa, phóng khoáng, ưa ngao du, rất tâm đầu ý hợp với Lí Bạch.
- Hai chữ "cố nhân" (bạn cũ, người xưa) trong câu đầu nói lên mối quan hệ sâu sắc, lâu bền về tình bạn đẹp giữa hai nhà thơ.
- Đó là bạn tao nhân mặc khách: "Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu".
- Mạnh Hạo Nhiên lên đường vào một ngày tháng ba (tam nguyệt) mùa hoa khói (yên hoa), xuôi về nơi phồn hoa đô hội, Dương Châu - một trong những đô thị đẹp nổi tiếng thời Đường: "Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu" (Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng) Chữ "há" có bản phiên âm là "hạ", được Ngô Tất Tố dịch thành "xuôi dòng", thật là sáng tạo.
- Lầu Hoàng Hạc và Dương Châu cách xa hàng nghìn dặm như hiện lên qua vần thơ.
- Nơi "thi hội tao nhân" cũng là nơi li biệt, đó là Hoàng Hạc lâu.
- Lí Bạch đứng trên lẩu cao hay trên một cao điểm nào đó trên bến sông, dõi theo chiếc thuyền đưa Mạnh Hạo Nhiên đến chân trời xa? Cấu trúc không gian hai điểm mút "Cận - viễn" là một thủ pháp trong hội họa, ta thường bắt gặp trong Đường thi, trong các bức họa cổ Trung Hoa.
- Lí Bạch đã vận dụng thành công thủ pháp ấy tạo nên điểm nối giữa câu 1, 2 với câu 3, 4 thành một chỉnh thể nghệ thuật hoàn hảo.
- Hai câu cuối là linh hồn của bài thơ, giãi bày những tình cảm sâu sắc, đẹp đẽ, cảm động của Lí Bạch đối với Mạnh Hạo Nhiên.
- Ẩn hiện sau ba hình ảnh được miêu tả trực tiếp: dòng sông, cánh buồm, bầu trời là hình ảnh của Lí Bạch đứng mãi nhìn hoài con thuyền đưa bạn cũ đi xa..
- Chiếc thuyền buồm lẻ loi chở Mạnh Hạo Nhiên đã ta n biến trong dòng sông bao la đó mang đi tình bạn của Lí Bạch.
- Rõ ràng, sau khi tiễn bạn lên đường, Lí Bạch dừng lại khá lâu dõi mắt nhìn theo chiếc thuyền buồm lẻ loi đến tận chân trời xa tít.
- Lí Bạch mượn cái khung cảnh thiên nhiên sau buổi tiễn đưa để nói lên tình cảm nhớ bạn da diết.
- Lí Bạch tả về cái buồn của sự li biệt, nhưng vẫn giữ được phong cách phóng khoáng khi ông miêu tả cái hùng vĩ của thiên nhiên" (Trần Xuân Đề).
- Lí Bạch "duy kiến" chiếc "cô phàm" của bạn, nhìn mãi cho đến lúc nó mất hút trong "bầu trời xanh biếc".
- Mặc dầu chưa dịch được hai chữ "cô" (cô phàm), "bích" (bích không tận) nhưng Ngô Tất Tố đã lột tả được "điệu Đường", "hồn Đường" của nguyên tác, đọc lên rất thấm thía về nỗi buồn thương, lưu luyến bạn của nhà thơ Lí Bạch.
- Bài thơ "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" là một trong những tuyệt tác về thơ thất ngôn tứ tuyệt của Lí Bạch.
- đó là những yếu tố nghệ thuật tạo nên vẻ đẹp văn chương và cốt cách của bài thơ này.
- Bài thơ đã phản ánh một tâm hồn đẹp, một tình bạn của Lí Bạch, cũng là của những tao nhân mặc khách đời Đường.
- Ngô Tất Tố dịch giả bài thơ này đã tấm tắc khen: "Tất cả có 28 chữ, đủ cả chỗ ở, nơi đi, ngày đi, cảnh đi và tấm lòng quyến luyến bè bạn

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt