« Home « Kết quả tìm kiếm

Xác định thành phần thực vật có trong một số bài thuốc của đồng bào dân tộc Mông ở huyện Võ Nhai - Thái Nguyên


Tóm tắt Xem thử

- XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN THỰC VẬT CÓ TRONG MỘT SỐ BÀI THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MÔNG Ở HUYỆN VÕ NHAI- THÁI NGUYÊN.
- Võ Nhai là huyện vùng cao, với địa hình nhiều núi cao nên việc đi lại, đưa bệnh nhân đến các trạm y tế xã hay các trung tâm y tế huyện, tỉnh rất vất vả.
- Chính vì vậy, bằng những kinh nghiệm đã được tích lũy, đồng bào các dân tộc trong đó có dân tộc Mông đã tự chữa bệnh cho bản thân và những người xung quanh bằng các cây cỏ quen thuộc.
- Tuy các bài thuốc có giá trị và hiệu quả cao nhưng mới chỉ được dùng ở một phạm vi nhỏ hẹp.
- Vì vậy, việc thống kê tìm kiếm định loại các loài cây có giá trị sử dụng làm thuốc chữa bệnh cần được quan tâm.
- Chính vì lẽ đó, chúng tôi tiến hành xác định thành phần thực vật có trong một số bài thuốc của đồng bào dân tộc Mông tại huyện Võ Nhai-Thái Nguyên.
- Bằng phương pháp phỏng vấn, phương pháp thu và xử lí mẫu, phương pháp giám định và phân loại.
- Chúng tôi đã thu được kết quả sau: thống kê được 41 loài thực vật trong 21 họ của 2 ngành (ngành dương xỉ và ngành hạt kín) được đồng bào dân tộc Mông ở 3 xã thuộc huyện Võ Nhai dùng làm thuốc.
- Thống kê được 06 nhóm bệnh và thu thập được 11 bài thuốc thường được đồng bào Mông ở xã Lâu Thượng, xã Phú Thượng và Xã Cúc Đường huyện Võ Nhai sử dụng để chữa trị một số bệnh thường gặp..
- Từ khóa: Bài thuốc dân gian, cây thuốc, dân tộc Mông, Võ Nhai, Thái Nguyên.
- Tài nguyên thực vật nước ta vô cùng phong phú đa dạng.
- Từ xa xưa, cha ông ta đã biết sử dụng cây cỏ để chữa bệnh, nhờ đó con người tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc sử dụng cây cỏ làm thuốc, những bài thuốc nam có hiệu quả cao đã được thử thách qua nhiều thế kỉ nhưng ta chưa thể giải thích và chứng minh bằng khoa học hiện đại.
- Tuy nhiên, gần đây thuốc nam lại được nghiên cứu về mặt hoạt chất, tác dụng dược lí, độ an toàn…,vì vậy đã dần làm sáng tỏ cơ sở khoa học của các bài thuốc..
- Do đó, việc thống kê tìm kiếm định loại các loài cây có giá trị sử dụng làm thuốc chữa bệnh được nhiều người quan tâm..
- Võ Nhai là huyện vùng cao, toàn huyện có 15 xã và một thị trấn với dân số gần 70.000 người, gồm các dân tộc Kinh, Dao, Sán Dìu, Nùng, Mông… với địa hình nhiều núi cao nên việc đi lại, phát triển kinh tế, xã hội gặp nhiều khó khăn.
- Vì vậy, các bài thuốc cần phải được quan tâm và phổ biến rộng rãi.
- Chính vì lẽ đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “xác định thành phần thực vật có trong một số bài thuốc của đồng bào dân tộc Mông tại huyện Võ Nhai-Thái Nguyên”..
- ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Địa điểm: Xã Lâu Thượng, xã Phú Thượng, Xã Cúc Đường của huyện Võ Nhai- Thái Nguyên..
- Đối tượng nghiên cứu: Các loài cây được đồng bào dân tộc Mông ở 03 xã (Lâu Thượng, Phú Thượng và xã Cúc Đường) huyện Võ Nhai-Thái Nguyên dùng làm thuốc..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu lí thuyết: Các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm trang bị kiến thức khoa học, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu thực địa..
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp các ông lang, bà mế trong các thôn bản của 03 xã của huyện Võ Nhai- Thái Nguyên..
- Phương pháp thu và xử lí mẫu: Tiến hành thu mẫu và xử lí mẫu theo tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Hoàng Thị Sản (2000)…..
- Phương pháp giám định và phân loại: Dựa trên các tài liệu của tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Nguyễn Tiến Bân (1997), Hoàng Thị Sản (2000)….Giám định loài sử dụng tài liệu “cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1999) kết hợp tài liệu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (2003)..
- Thành phần loài thực vật trong một số bài thuốc của đồng bào dân tộc Mông ở xã Lâu Thượng, Phú Thượng và xã Cúc Đường huyện Võ Nhai..
- Sự phân bố các loài thực vật trong các lớp, phân lớp.
- Qua bảng 1 cho thấy các loài thực vật có giá trị làm thuốc được đồng bào dân tộc Mông ở xã Lâu Thượng, xã Phú Thượng và xã Cúc Đường huyện Võ Nhai sử dụng thuộc hầu hết các lớp và phân lớp của ngành hạt kín: 6 phân lớp thuộc lớp Hai lá mầm, 2 phân lớp thuộc lớp Một lá mầm.
- đơn loài (chỉ có 1 loài) được dùng làm thuốc.
- Điều này chứng tỏ còn rất nhiều loài thực vật trong các họ này mà đồng bào dân tộc Mông chưa biết sử dụng làm thuốc chữa bệnh..
- Các nhóm bệnh và loài thực vật được sử dụng.
- Qua nghiên cứu chúng tôi đã thống kê thành các nhóm bệnh và các loài thực vật (TV) đã được đồng bào Mông ở xã Lâu Thượng, xã Phú Thượng và xã Cúc Đường huyện Võ Nhai sử dụng như sau:.
- Loài TV sử dụng: Bòng bong, Dây chặc chìu, Thầu dầu tía, Đơn lá đỏ, Bưởi, Bưởi bung, Thiên niên kiện, Lá lốt, Quýt, Tía tô, Thổ phục linh, Nghệ, Tre, Sả, Từ bi, Lô hội..
- Loài TV sử dụng: Bòng bong hợp, Bòng bong gié nhỏ, Mã đề, Na, Nhọ nồi, Trầu không, Giấp cá, Dâu tằm, Rau ngót, Rau răm, Hành ta, Cỏ mần trầu, Sả, Rau má..
- Loài thực vật sử dụng: Cộng sản, Lấu rừng, Khoai lang, Quéo, Dâm bụt, Thầu dầu tía, Huyết dụ..
- Loài thực vật sử dụng: Tiết dê, Bòn bọt, Mâm xôi, Cỏ mần trầu, Sung, Huyết dụ, Chó đẻ răng cưa, Ngải cứu..
- Loài TV sử dụng: Cải dại, Cộng sản, Cà dại hoa tím, Lấu rừng, quéo..
- Một số bài thuốc của đồng bào dân tộc Mông ở huyện Võ Nhai- Thái Nguyên Chúng tôi đã thu thập được 11 bài thuốc đồng bào dân tộc Mông ở xã Lâu Thượng, xã Phú Thượng và Xã Cúc Đường huyện Võ Nhai thường sử dụng:.
- Cách dùng: Lấy lá của các cây trên vò lấy nước uống 1 bát và tắm nước đó..
- Cách dùng: Lấy lá nấu nước xông..
- Chữa mây nhùa cu cu (Chữa trẻ sốt cao): dùng cây tây đờ (Allium fistuloum L.) Cách dùng: Lấy một củ hành giã nát, bé trai bé trai buộc vào cổ tay trái, bé gái buộc vào cổ tay phải chỗ mạch đập..
- Cách dùng: Lấy lá nấu nước rồi xông..
- Cách dùng: Dùng một nắm lá rau má rửa sạch, vắt lấy nước cốt hòa với một bát nước sôi để nguội thêm vài hạt muối, uống rồi nằm chỗ thoáng mát, đắp bã rau má lên trán và hai bên thái dương..
- Cách dùng : Sắc uống trong ngày..
- Cách dùng: lấy rễ nấu lấy nước rồi ngậm..
- Cách dùng: rửa sạch, vò nát trong nước lọc, để lắng gạn lấy nước trong để uống..
- Cách dùng: Sau khi buộc chặt ngay chỗ gần vết thương, lấy vỏ cây bưởi bung nhai nhỏ mớm cho trẻ, bã nhả ra đắp vào vết thương..
- Bài 10: Chữa cho chí mô chì (nhện độc cắn): dùng rễ dâu tằm (Morus alba L.) Cách dùng: Lấy vỏ rễ dâu tằm, cạo lấy vỏ trắng, nhai nhỏ, đắp lên chỗ bị cắn..
- Cách dùng: Dùng củ nghệ tươi, giã nát đắp lên chỗ bị lở loét do đỉa cắn..
- Bước đầu thống kê được 41 loài trong 21 họ của 2 ngành (ngành dương xỉ và ngành hạt kín) được đồng bào dân tộc Mông ở xã Lâu Thượng, xã Phú Thượng và Xã Cúc Đường huyện Võ Nhai thường sử dụng làm thuốc chữa bệnh..
- Thống kê được 6 nhóm bệnh mà các ông lang bà mế xã Lâu Thượng, xã Phú Thượng và Xã Cúc Đường huyện Võ Nhai hay sử dụng cây cỏ để chữa bệnh..
- Thu thập được 11 bài thuốc thường được đồng bào Mông ở xã Lâu Thượng, xã Phú Thượng và Xã Cúc Đường huyện Võ Nhai sử dụng để chữa trị một số bệnh thường gặp..
- Tiếp tục điều tra các loài thực vật có giá trị làm thuốc mà đồng bào các dân tộc sử dụng..
- Tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ về thành phần hóa học, hoạt tính…của các cây thuốc nam từ đó chứng minh cơ sở khoa học của các bài thuốc..
- Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội..
- Lê Trần Chấn và CS (1999), Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội..
- Hoàng Thị Sản (2000), Phân loại thực vật học, NXB Giáo dục, Hà Nội..
- Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt