intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công tác tổ chức thực thi chính sách giảm nghèo tại xã Tân Hòa, Lai Vung, Đồng Tháp, năm 2016

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này vận dụng lý thuyết hệ thống để mô tả về công tác xóa đói giảm nghèo được tổ chức thực hiện tại Xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, Đồng Tháp. Thông qua mô tả công tác thực thi chính sách xóa đói giảm nghèo giúp cho người dân có cái nhìn rõ hơn về ý nghĩa chính sách xóa đói giảm nghèo của nhà nước trong hỗ trợ người dân được đảm bảo an toàn trong cuộc sống, có điều kiện vượt qua hoàn cảnh nghèo khó, bất hạnh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công tác tổ chức thực thi chính sách giảm nghèo tại xã Tân Hòa, Lai Vung, Đồng Tháp, năm 2016

  1. TÁC TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO TẠI XÃ TÂN HÒA, LAI VUNG, ĐỒNG THÁP, NĂM 2016 SV. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh- SV.Tạ Linh Kha Lớp: ĐHCTXH15A GVHD: ThS. Đỗ Thị Thảo Tóm tắt: Nghiên cứu này vận dụng lý thuyết hệ thống để mô tả về công tác xóa đói giảm nghèo được tổ chức thực hiện tại Xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, Đồng Tháp. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu kết hợp phương pháp thảo luận nhóm với các cán bộ thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Thông qua mô tả công tác thực thi chính sách xóa đói giảm nghèo giúp cho người dân có cái nhìn rõ hơn về ý nghĩa chính sách xóa đói giảm nghèo của nhà nước trong hỗ trợ người dân được đảm bảo an toàn trong cuộc sống, có điều kiện vượt qua hoàn cảnh nghèo khó, bất hạnh. Từ khóa: Nghèo, chính sách giảm nghèo. 1. Giới thiệu Theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không đƣợc đi học, không đƣợc khám chữa bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không đƣợc tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận đƣợc nƣớc sạch và công trình vệ sinh”. Đói nghèo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển con ngƣời, cộng đồng cũng nhƣ mỗi quốc gia. Ngƣời nghèo thƣờng không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội nhƣ việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thông tin, v.v…và điều đó khiến cho họ ít có cơ hội thoát nghèo. Do vậy, mở rộng cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực cho ngƣời nghèo là phƣơng thức tốt nhất để giảm nghèo bền vững. Đảng và nhà nƣớc ta rất chú trọng quan tâm đến đời sống của ngƣời dân: Làm cho dân giàu, nƣớc mạnh. Do đó, Đảng đã ban hành rất nhiều chủ trƣơng, Nhà nƣớc ta đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết tốt nguyên nhân, 62
  2. thực trạng và hệ quả của vấn đề nghèo đói. Những chủ trƣơng của Đảng, văn bản qui phạm pháp luật của nhà nƣớc đƣợc ban hành và đang có hiệu lực thi hành trong giai đoạn hiện nay có thể kể đến nhƣ: Nghị quyết số 15-NQ/TW Hội nghị TƢ lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ƣơng khoá XI về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 đã đề ra nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, chú trọng đến việc làm, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội cho những đối tƣợng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc ít ngƣời, bảo đảm mức về thu nhập và một số dịch vụ xã hội cơ bản nhƣ khám chữa bệnh, học hành, nhà ở, nƣớc sạch, thông tin, truyền thông. Quốc hội khóa 13, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Nghị quyết số 76/2014/QH13 về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, trong đó nêu rõ: xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản; Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội đã xác định rõ nhiệm vụ xây dựng, nghiên cứu xây dựng đề án tổng thể về đổi mới phƣơng pháp tiếp cận nghèo đói ở Việt Nam từ đơn chiều sang đa chiều. Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định số 1614/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phƣơng pháp tiếp cận đo lƣờng nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.” vào ngày 15/9/2015.Chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 của Việt Nam đƣợc xây dựng theo hƣớng: sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Theo đó, tiêu chí đo lƣờng nghèo đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở: - Các tiêu chí về thu nhập, bao gồm chuẩn mức sống tối thiểu về thu nhập, chuẩn nghèo về thu nhập, chuẩn mức sống trung bình về thu nhập. - Mức độ thiếu hụt trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm: tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nƣớc sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin. Đây chính là các cơ sở pháp lý cho các cơ quan, ban ngành trong hệ thống chính trị triển khai, tổ chức thực thi chính sách giảm nghèo, đáp ứng quyền lợi thậ sự cho ngƣời nghèo trong tổng thể quốc gia. 63
  3. 2. Tổng quan về xã Tân Hòa Xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp là đơn vị hành chính cấp cơ sở trong hệ thống bộ máy Nhà nƣớc. Xã Tân Hòa là cấp cơ sở, cấp tổ chức thực thi chính sách trong hệ thống quản lí nhà nƣớc. Với sự cụ thể hóa việc thực hiện chính sách giảm nghèo của Huyện Lai Vung, Xã Tân Hòa thực hiện chính sách giảm nghèo theo các văn bản pháp lý nhƣ sau: - Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015; - Thông tƣ số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05/09/2012 của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội hƣớng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; - Các văn bản chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh về rà soát đánh giá biến động hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; - Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND ngày 18/12/2012 của HĐND huyện về Chƣơng trình giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015; - Các kế hoạch điều tra rà soát đánh giá biến động hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm của Uỷ ban nhân dân huyện; - Công tác thông tin, báo cáo, kiểm tra, đánh giá chƣơng trình đƣợc Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện định kỳ hàng năm, quí, tháng, đặc biệt là tổ chức sơ kết đánh giá chƣơng trình giảm nghèo giữa giai đoạn; Hàng năm chƣơng trình giảm nghèo đều đƣợc Hội đồng nhân dân huyện giám sát, đồng thời cũng đƣợc đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo của huyện và đƣợc đánh giá là khá tốt, các chƣơng trình đƣợc tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả và đƣợc công khai, niêm yết, dân chủ trong việc rà soát, đánh giá hàng năm. Xã Tân Hòa có 5 ấp: Hòa Bình, Hòa Định, Tân Thuận, Hòa Tân, Tân Mỹ. Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của địa phƣơng. Tính đến năm 2016 Tân Hòa diện tích đất trong sản xuất nông nghiêp bao gồm: Đất trồng lúa 1.800 ha; đất trồng hoa màu 1.200 ha; đất trồng cây ăn trái 10 ha. Sản lƣợng: lúa năm 2016 là 11.160 tấn; nấm rơm 959 tấn; thủy sản 6.300 tấn; chăn nuôi: 24.780 gia súc, gia cầm. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thƣơng mại không đƣợc phát triển tại xã Tân Hòa. 64
  4. Cuối năm 2016, Xã Tân hòa có tổng số là 3.385 hộ dân, trong đó Ấp Tân Mỹ có 39/381 hộ nghèo, ấp Hòa Định có 68/677 hộ nghèo), ấp Hòa Tân 61/682 hộ hộ nghèo, ấp Hòa Bình 95/1605 hộ nghèo, ấp Tân Thuận 53/580 hộ nghèo. Phần lớn nhân dân xã Tân Hòa tham gia vào hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Nghề nghiệp chính của nhân dân xã phong Hòa tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi gia cầm, gia súc, thủy sản. Với đặc thù nghề nông, trực tiếp sản xuất, các rủi ro do thiên tai, địch họa, giá cả nông sản trong trồng trọt, chăn nuôi rất cao. Ngƣời nông dân xã Tân Hòa làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp nhƣng phần lớn lại thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật, tính tự chủ trong việc áp dụng kỹ thuật khoa học vào sản xuất, ít chịu liên kết hợp tác với nhau, thiếu vốn...do đó nhiều hộ nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, thu nhập thấp không đủ trang trãi cho sinh hoạt phí gia đình. Ủy ban nhân dân xã Tân Hòa, thực hiện chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc. Với vai trò, trách nhiệm cấp tổ chức thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Trƣớc đặc thù kinh tế-xã hội của địa phƣơng, Đảng ủy và Ủy ban nhân dân xã Tân Hòa đã hết sức quan tâm, chú trọng đến việc phát triển kinh tế-xã hội, hạ tầng cơ sở nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân địa phƣơng. Cùng với công tác thực hiện các chính sách của nhà nƣớc, chính sách giảm nghèo đƣợc Đảng Ủy, UBND xã tổ chức thực thi thƣờng xuyên. 65
  5. 3. Công tác tổ chức thực thi chính sách giảm nghèo Công tác tổ chức thực thi chính sách xóa đói giảm nghèo đƣợc cán bộ-nhân viên, cán bộ không chuyên trách xã tiến hành thực hiện theo qui trình nhƣ sau: 1.Thành lập BCĐ Tuyên truyền Tập huấn Trưởng ấp Ban chỉ đạo giàm nghèo cấp xã 2.Lập danh sách phiếu A (Nhận dạng nhanh ) Hộ có khả năng nghèo, cận nghèo Hộ thoát nghèo, cận nghèo Danh sách 2c Danh sách 2d Khảo sát đặc điểm hộ gia đình 4.Tổng hợp 5.Họp bình xét 6.Niên yết công 7.KẾT QUẢ PHÂN LOẠI HỘ phiếu phân loại khai - Nghèo mới cận nghèo mới Tái nghèo Tái cận nghèo Thoát nghèo Thoát cận nghèo Cán bộ địa phƣơng tuyên truyền chính sách, giải thích, phân tích cho các hộ gia đình nghèo trên địa bàn hiểu về các chế độ chính sách giảm nghèo của nhà nƣớc, giúp các hộ nghèo giải quyết các vòng luẩn quẩn nghèo của ngƣời dân địa phƣơng, giúp ngƣời dân hiểu đƣợc vấn đề của gia đình, hƣớng giải quyết trƣớc mắt, lâu dài. Cứ năm năm một lần xét diện hộ nghèo, xã Tân Hòa thực hiện các nội dung: tổng kết chỉ tiêu thoát nghèo, xét trƣờng hợp rơ vào diện hộ nghèo mới; trong thời gian chƣa tiến hành xét định kì; Trƣờng hợp ngoại lệ đƣợc xét đột xuất các hộ dân cƣ trên địa bàn, kể cả hộ có điều kiện kinh tế khá giả, nhƣng có thân nhân bị mắc phải các bệnh mạn tính, hiểm nghèo nhƣ: bệnh tim, ung thƣ thận, gan. Trong trƣờng hợp này chỉ xét để hỗ trợ thẻ BHYT cho ngƣời bệnh giúp họ có BHYT để khám điều trị bệnh với mục tiêu giảm nguy cơ rơi vào nghèo đói cho hộ gia đình. 66
  6. Chỉ tiêu của xã đề ra mỗi năm mỗi thay đổi, chỉ tiêu thoát nghèo đƣợc rà soát đúng với thực tế. Mỗi năm điều tra viên đƣợc tập huấn 1 lần, điều tra viên sẽ đi điều tra từng hộ ở các ấp sau đó tổng hợp, đem về xã chấm điểm. 4. Đặc điểm ngƣời nghèo ở xã Tân Hòa Tính đến cuối năm 2016, theo chuẩn nghèo đa chiều, xã Tân Hòa có 232 hộ nghèo, 285 hộ cận nghèo. Hộ nghèo và hộ cận nghèo tại xã Tân Hòa có một số đặc điểm chung: - Thiếu vốn sản xuất: đa phần ngƣời dân sống ở xã Tân Hòa là nông dân, vốn thấp, làm không đủ ăn, thƣờng xuyên phải đi làm thuê hoặc vay mƣợn từ tƣ nhân, tuy nhiên họ không thể vay mƣợn nhà nƣớc vì họ không có gì để thế chấp. - Không có kiến thức khoa học trong nông nghiệp: ngƣời nông dân ở xã Tân Hòa phần lớn rất chí thú làm ăn, nhƣng thiếu kiến thức, kĩ thuật canh tác. - Thiếu việc làm: do trình độ học vấn thấp, tay nghề chƣa cao, công việc chủ yếu liên quan đến nông nghiệp là chủ yếu, việc làm thuê trong nông nghiệp không thƣờng xuyên, mang tính chất thời vụ. - Con đông, ít ngƣời lao động: phần lớn các hộ nghèo ở xã Tân Hòa là đông con, số lao động chính trong mỗi gia đình ít, thu nhập thấp. Có những hộ gia đình chỉ có 1-2 lao động chính nhƣng có đến 5-6 phụ thuộc. Bên cạnh đó, chi trả tiền sinh hoạt hằng ngày, tiền học phí cho con cái (nếu có) khá cao. - Nghèo nối truyền, do cha mẹ nghèo, bệnh tật, không có thu nhập, việc làm. - Hộ nghèo ở xã Tân Hòa có sự đa dạng về độ tuổi, có hộ nghèo do mới kết hôn, cha mẹ hai bên đều nghèo không có vốn, tài sản, đất đai cho con; có hộ ngƣời do bệnh mãn tính, hiểm nghèo, chấn thƣơng nặng đột ngột đƣợc xét vào hộ nghèo,… - Trình độ học vấn thấp: do gia đình nghèo, hầu hết thành viên trong hộ nghèo có đi học nhƣng không đạt đƣợc trình độ học vấn, trình độ chuyên môn cao. Đa phần đến họ chỉ theo học đƣợc đến lớp 6,7 trở lại thì nghỉ học để phụ giúp gia đình; Có một số hộ gia đình nghèo, đông con không đủ điều kiện cho tất cả các con đi học, thƣờng thì anh chị lớn trong gia đình đó nghỉ học để cho cho em đƣợc đi học. Có mộ số ít hộ nghèo cho con học tốt nghiệp Trung học phổ thông, trong số các em đó có em đƣợc học đại học, cao đẳng, trung cấp nghề; có em đƣợc xã hỗ trợ tìm 67
  7. việc làm bằng hình thức kết hợp với trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh- một số em đƣợc vào làm công nhân ở một số công ty xí nghiệp trong nƣớc, một số em đƣợc xuất khẩu lao động với mức lƣơng khá cao. - Với trình độ học vấn thấp, thiếu kiến thức trong làm kinh tế nông nghiêp; thiếu nhận thức về nguyên nhân và giải pháp giảm nghèo cho gia đình, dẫn dến tình trạng có nhiều hộ nghèo ở địa phƣơng chƣa thể thoát nghèo, làm cho kinh tế-xã hội xã chậm phát triển so với các xã lân cận khác. - Thái độ của ngƣời nghèo ở Xã, trông chờ, ỷ lại vào chính sách, thiếu tính tự trọng. Những hộ đã thoát nghèo không muốn vào danh sách thoát nghèo. Những hộ này muốn tiếp tục thụ hƣởng các chính sách ƣu đãi cho ngƣời nghèo với mục đích để giảm bớt gánh nặng chi tiêu trong gia đình. Tuy nhiên điều này ảnh hƣởng đến quyền lợi thụ hƣởng chính sách giảm nghèo cho những hộ nghèo khác không may rơi vào cảnh nghèo. 5. Các chế độ chính sách giảm nghèo xã Tân Hòa cung cấp cho nhân dân địa phƣơng 5.1. Công tác hỗ trợ chính sách Tết nguyên đán, mỗi hộ nghèo đều đƣợc tặng quà và tiền hỗ trợ tết 200.000đ/hộ, bên cạnh đó, UBND huyện hỗ trợ thêm cho 4 hộ nghèo đƣợc xã Tân Hòa đề xuất danh sách, mỗi hộ đƣợc 1.000.000đ. Ngoài ra các hộ nghèo còn đƣợc nhận thêm hổ trợ tiền và vật chất của các nhà Hảo tâm trong và ngoài tình với tổng giá trị là 388.000.000đ Tết Trung thu: trẻ em nghèo và khuyết tật cđƣợc tặng qua với tổng giá trị tiền 24.760.000đ. Hỗ trợ tiền điện hàng tháng là 45 nghìn đồng cho các hộ nghèo. 5.2. Chính sách cho vay vốn tín dụng ưu đãi hộ nghèo Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam uỷ thác cho các hội đoàn thể trong việc hỗ trợ cho ngƣời nghèo vay vốn để phát triển kinh tế-xã hội. Trong năm 2016 UBND xã Tân Hòa đã giải quyết đƣợc: - Cho 517 hộ nghèo và cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay với số vốn là: 5.113.000.000 đồng. 68
  8. - Cho vay giải quyết việc làm 47 hộ số tiền: 602.000.000 đồng - Cho vay nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng 279 hộ, số tiền: 1.865.000.000 đồng. - Cho vay xuất khẩu lao động 06 hộ, số tiền: 428.000.000 đồng 5.3. Chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo. Trạm y tế xã đã khám, cấp thuốc chữa bệnh miễn phí cho 600 lƣợt hộ nghèo với kinh phí 42.000.000 đồng. Cấp 229 sổ hộ nghèo với 729 thẻ BHYT cho các thành viên trong hộ nghèo; Cấp 311 sổ cận nghèo với 553 thẻ BHYT cho các thành viên cận nghèo. 5.4. Dự án khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo và hỗ trợ điều kiện sản xuất, phát triển ngành nghề. Để giúp cho ngƣời nghèo thoát nghèo một cách bền vững và nông dân nông thôn có công ăn việc làm, xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, trình độ kỹ năng cho ngƣời nghèo về cách làm ăn gắn chặt với giải pháp hỗ trợ vốn. Phối hợp với trạm khuyến nông tổ chức 03 lớp tập huấn khuyến nông , kĩ thuật chăn nuôi, sữa chữa máy phục vụ cho nông nghiệp và hƣớng dẫn cách làm ăn cho 215 hộ nghèo và nông dân, mở 01 lớp dạy nghề nông thôn: may công nghiệp có 18 học viên tham dự. 5.5. Thực hiện công tác hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ khó khăn. Nhằm để thực hiện tốt công tác xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ khó khăn trong năm xã đã vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ tiền và vật tƣ xây dựng nhà bằng cột bê tông đƣợc 21 căn nhà cho hộ nghèo, hộ khó khăn, sửa chữa 03 căn nhà tổng số tiền 196.000.000 đồng. 5.6. Chính sách giáo dục cho hộ nghèo Trẻ em nghèo xã Tân Hòa có 3 em đƣợc nhận học bổng học sinh nghèo vƣợt khó (300.000/suất học bổng); 878 lƣợt trẻ em nghèo xã Tân Hòa đƣợc nhận tiền và các vật phẩm nhƣ: Tập viết, xe đạp, ba lô…với tổng số tiền là 133.000.000đ từ các chƣơng trình Xã vận động tài chính và chuyển gửi đến các em trong các dịp khai giảng năm học mới, tháng hành động vì trẻ em, cây mùa xuân. 69
  9. Hộ gia đình nghèo có con đi học, học sinh hộ nghèo đƣợc miễn học phí , hộ cận nghèo đƣợc giảm 50% học phí và các khoản đóng góp xây dựng cơ sở vật chất của ngành giáo dục. Các em còn đƣợc nhận các hỗ trợ do các đoàn cứu trợ. Cho 207 học sinh, sinh viên nghèo, cân nghèo có hoàn cảnh khó khăn vay với số tiền: 4.505.000.000 đồng. 5.7. Cải tạo cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp Giao thông thuận lợi làm giảm chi phí vận chuyển cho ngƣời dân trong việc đƣa phân thuốc, tƣới tiêu trong nông nghiệp, giảm chi phí nhân công, hao hụt do vận chuyển nông sản giao dịch, đồng thời ổ định dân cƣ, phát triển dịch vụ thƣơng mại. Là điều kiện thuận lợi có tác động lâu dài đến việc giảm nghèo cho ngƣời dân ở địa phƣơng. Do đó UBND xã Tân Hòa từng bƣớc tổ chức thực hiện kiên cố hóa các công trình giao thông. UBND xã Tân Hòa phối hợp với UBND xã Vĩnh Thới vận động nhân dân xây dựng mới cầu Ngọn Kinh mới Tân Hòa - Vĩnh Thới; cầu mƣơng bờ bao Ông Cha . + Công trình cầu Ngọn Kinh mới Tân Hòa - Vĩnh Thới có chiều dài 33m, rộng 3,5m, tổng kinh phí xây dựng là 861.000.000đ và 1.850 ngày công lao động, Trong đó, Ủy ban nhân dân huyện hỗ trợ 99.000.000đ số tiền còn lại vận động nhân dân và các nhà mạnh thƣờng quân trong và ngoài xã đóng góp. + Công trình cầu mƣơng bờ bao Ông Cha chiều dài 24m, rộng 3,5m, với tổng kinh phí 205.000.000đ và 850 ngày công lao động. Trong đó: UBND huyện hổ trợ 91.000.000đ số tiền còn lại vận động nhân dân và các nhà mạnh thƣờng quân trong và ngoài xã đóng góp kinh phí để xây dựng. + UBND xã Tân Hòa đã vận động đƣợc từ các cá nhân, tổ chức và nhân dân xã Tân Hòa là 670.000.000đ và hơn 2.600 ngày công lao động cho hai công trình trên; Xây dựng xong cống hở mƣơng Tre ấp Hòa Bình; công trình thắp sáng đƣờng quê tuyến rạch chùa ấp Tân Thuận. 6. Những vấn đề còn tồn tại trong thực thi chính sách giảm nghèo của Xã Tân Hòa 6.1. Đặc điểm giảm nghèo ở xã Tân Hòa 70
  10. Tỷ lệ giảm nghèo cao so với kế hoạch nhƣng chƣa bền vững, số hộ cận nghèo còn nhiều do đó khi gặp thiên tai, lũ lụt, mất mùa, bệnh tật…thì họ sẽ rơi vào diện nghèo và tái nghèo. Một số hộ nghèo nhận thức còn hạn chế, chƣa chí thú làm ăn, vi phạm pháp luật, còn trông chờ ỉ lại vào nhà nƣớc nên công tác giảm nghèo chƣa đạt đƣợc kết quả tốt. Thu nhập thấp, việc làm không ổn định do làm thuê theo thời vụ, việc làm thuê thƣờng lao động phổ thông, không có chuyên môn. Nhiều hộ nghèo ở địa phƣơng không có tƣ liệu sản xuất. 6.2. Năng lực đội ngũ cán bộ thực thi chính sách Cán bộ làm công tác giảm nghèo thƣờng kiêm nhiệm nhiều và thƣờng thay đổi ngƣời làm đã ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động. Mặc dù nguồn lực tập trung cho chƣơng trình giảm nghèo những năm qua nói chung luôn đƣợc đẩy mạnh, nhƣng vẫn còn một số hạn chế: - Về cơ sở hạ tầng, nguồn vốn đầu tƣ vẫn còn dàn trải, chƣa tập trung; - Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển ở địa phƣơng. - Việc phối hợp trong triển khai của Ban chỉ đạo chƣơng trình giảm nghèo tại địa phƣơng trong quá trình tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo chƣa phối hợp chặt chẽ, còn buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát, công tác đánh giá sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong thực hiện chƣơng trình giảm nghèo chƣa kịp thời. - Do kinh tế nông nghiệp ở địa phƣơng bị ảnh hƣởng tác động không nhỏ từ sự suy thoái của nền kinh tế thế giới; 7. Giải pháp nâng cao chất lƣợng thực thi chính sách giảm nghèo Thứ nhất, cần phải tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác giảm nghèo bền vững. Nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả chƣơng trình. Kiện toàn Ban chỉ đạo chƣơng trình giảm nghèo các cấp để hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. Thứ hai, cần phải phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội, sự tham gia của ngƣời dân trong công tác tuyên 71
  11. truyền, vận động nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, vận động ngƣời nghèo, hộ nghèo, ngƣời chƣa có hoặc thiếu việc làm phát huy khả năng của bản thân, chủ động phấn đấu vƣơn lên vƣợt nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nƣớc. Thứ ba, tiếp tục bồi dƣỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, để lực lƣợng cán bộ cơ sở trong thời gian tới có năng lực và trách nhiệm giúp cấp uỷ, chính quyền cơ sở thực hiện các Chƣơng trình, đề án giảm nghèo. Tăng cƣờng công tác đào tạo nghề nông thôn bằng nhiều hình thức, bảo đảm chất lƣợng dạy nghề. Gắn công tác đào tạo nghề với việc tƣ vấn, giới thiệu, giải quyết việc làm và đi lao động làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng. Thứ tƣ, thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn của các chƣơng trình mục tiêu Quốc gia và các chƣơng trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; vốn ngân sách địa phƣơng cân đối; vốn huy động cộng đồng và doanh nghiệp, bảo đảm thực hiện tốt các mục tiêu giảm nghèo hàng năm. Thứ năm, tăng cƣờng nhân lực thực hiện công tác giảm nghèo, an sinh xã hội ở cơ sở, chú trọng phát triển hệ thống mạng lƣới an sinh xã hội giúp đỡ đối tƣợng ngƣời nghèo, ngƣời có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Thực hiện đúng, kịp thời các chính sách hiện hành đảm bảo cho ngƣời nghèo đƣợc hƣởng đầy đủ các ƣu đãi về giáo dục, y tế, nhà ở và an sinh xã hội. Sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, cần đầu tƣ có trọng điểm, không dàn trải, đồng thời quan tâm nhiều hơn đến những địa phƣơng còn nhiều hộ nghèo, khó khăn. Thứ sáu, tăng cƣờng tập huấn, hƣớng dẫn kỹ năng giảm nghèo cho ngƣời dân. Rà soát đa chiều phân loại các nguyên nhân nghèo của các hộ nghèo nhƣ: về giáo dục, y tế, nhà ở, nƣớc sạch – vệ sinh, tiếp cận thông tin và nghề nghiệp, công ăn việc làm, gia đình có ngƣời tham gia tệ nạn xã hội, … trên cơ sở đó, có biện pháp hỗ trợ phù hợp, đồng thời phải phân công cán bộ cấp xã, thị trấn trực tiếp giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo. Thứ bảy, phát động mạnh mẽ phong trào ủng hộ, đóng góp vào "Quỹ vì ngƣời nghèo" và huy động nguồn kinh phí từ xã hội hóa đến mọi tổ chức kinh tế, xã hội, các tầng lớp dân cƣ, nhằm huy động nguồn lực chia sẻ trách nhiệm cộng đồng để hỗ trợ cho các hộ nghèo khó khăn về nhà ở. 72
  12. Thứ tám, tăng cƣờng và đẩy mạnh công tác đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng, đào tạo cung ứng giải quyết việc làm trong và ngoài huyện. Thứ chín, tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện chƣơng trình giảm nghèo; làm tốt công tác thi đua khen thƣởng kịp thời động viên những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các chƣơng trình, mục tiêu giảm nghèo của huyện. Cuối cùng là, thực hiện tốt công tác thông tin báo cáo 06 tháng, năm kết quả chƣơng trình giảm nghèo theo qui định về Thƣờng trực Ban Chỉ đạo giảm nghèo huyện (Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội) để tổng hợp báo cáo theo quy định./. Tài liệu tham khảo [1]. Nghị quyết số 15-NQ/TW Hội nghị TƢ lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ƣơng khoá XI về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 [2]. Nghị quyết số 76/2014/QH13 về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020. [3]. Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội [4]. Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015; [5]. Quyết định số 1614/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phƣơng pháp tiếp cận đo lƣờng nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.” vào ngày 15/9/2015. [6]. Thông tƣ số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05/09/2012 của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội hƣớng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; [7]. Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND ngày 18/12/2012 của HĐND huyện Lai Vung về Chƣơng trình giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015; [8]. UBND xã Tân Hòa,“Báo cáo kết quả thực hiện công tác giảm nghèo bền năm 2013” 73
  13. [9]. UBND xã Tân Hòa,“Báo cáo kết quả thực hiện công tác giảm nghèo bền năm 2014” [10]. UBND xã Tân Hòa,“Báo cáo kết quả thực hiện công tác giảm nghèo bền năm 2015” [11]. UBND xã Tân Hòa,“Báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2015”, năm 2016. [12]. UBND xã Tân Hòa,“Báo cáo kết quả thực hiện công tác giảm nghèo bền năm 2016” 74
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2