« Home « Kết quả tìm kiếm

Bồi dưỡng năng lực chuyển thể văn học cho sinh viên ngành sư phạm Ngữ Văn đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn 2018


Tóm tắt Xem thử

- Tóm tắt: Bài viết trên cơ sở những vấn đề lí luận cơ bản về năng lực chuyển thể văn học, bước đầu đề xuất quan niệm về bồi dưỡng năng lực chuyển thể văn bản văn học.
- thực tiễn chương trình và các hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyển thể văn bản văn học cho sinh viên Sư phạm Ngữ văn trường ĐHSP Hà Nội 2 đã cho thấy vai trò của việc bồi dưỡng năng lực chuyển thể văn học cho sinh viên Sư phạm Ngữ văn đáp ứng nhu cầu đổi mới của chương trình giáo dục và hoạt động giảng dạy..
- Từ khóa: Năng lực, bồi dưỡng, chuyển thể văn học, chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018..
- Bồi dưỡng năng lực chuyển thể văn học cho sinh viên Sư phạm Ngữ văn là một hoạt động có ý nghĩa thời sự thiết thực, đáp ứng xu thế vận động của văn học nghệ thuật nói chung và những yêu cầu trong đổi mới giáo dục tại Việt Nam nói riêng, trong đó có những thay đổi trong chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018.
- Tuy vậy các nghiên cứu mang tính ứng dụng về phát triển năng lực chuyển thể văn học trong nhà trường vẫn còn hạn chế.
- Trong phạm vi vấn đề nghiên cứu của đề tài, tiêu biểu có bài nghiên cứu Thiết kế chuyên đề lớp 10 sân khấu hóa một tác phẩm văn học (Theo chương trình Ngữ văn trung học phổ thông 2018) (Lê Hải Anh) [1].
- Nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt ở tiểu học thông qua hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học (Vũ Thị Thương, Ngạc Thị Thu Giang) [2] và nhiều bài báo đăng.
- tải trên các trang báo điện tử bàn về thực trạng, giải pháp, giới hạn,… cho hoạt động sân khấu hóa văn học trong nhà trường tiêu biểu như: Sân khấu hóa tác phẩm văn học trong trường học: Cách nào phát huy sáng tạo? (Báo An ninh thế giới online) [3].
- Tác phẩm văn học “được mùa” chuyển thể (Báo Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh online) [4].
- Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào vấn đề sân khấu hóa trong nhà trường, chưa có nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực chuyển thể văn học sang các loại hình nghệ thuật khác nói chung như một năng lực đầu ra cần thiết cho sinh viên khối ngành Sư phạm Ngữ văn, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giáo dục và chương trình Ngữ văn mới 2018 (Trong chương trình Ngữ văn mới 2018, vấn đề chuyển thể văn học được cụ thể hóa ở hai chuyên đề Sân khấu hóa tác phẩm văn học (lớp 10) và Tìm hiểu về một tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ văn học (lớp 12.
- Đây là căn cứ bước đầu để chúng tôi khẳng định ý nghĩa thiết thực của hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyển thể văn học cho viên Sư phạm Ngữ văn cũng như hướng tới đề xuất các biện pháp để bồi dưỡng năng lực này cho sinh viên Sư phạm Ngữ văn ở các nghiên cứu tiếp theo..
- Việc chuyển thể từ loại hình nghệ thuật này sang loại hình nghệ thuật khác đã được thực hiện một cách thường xuyên, phổ biến từ rất lâu nên chuyển thể từ văn học sang các hình thức thể loại khác chắc chắn cũng không phải là ngoại lệ [7]..
- Từ các quan niệm nói trên, có thể hiểu “chuyển thể văn học” là hình thức chuyển thể một văn bản/ tác phẩm văn học sang một thể loại, hoặc kí hiệu khác, làm thay đổi để chúng mang một cấu trúc hình thức mới, thích nghi với mô hình nghệ thuật mới.
- “Chuyển thể văn học” sang các loại hình nghệ.
- Năng lực chuyển thể văn học là khả năng thực hiện hiệu quả hoạt động chuyển thể một văn bản, tác phẩm văn học sang thể loại hoặc kí hiệu khác.
- tức khả năng làm thay đổi một cách hiệu quả văn bản, tác phẩm văn học ban đầu để chúng mang một cấu trúc hình thức mới, thích nghi với mô hình nghệ thuật mới.
- Xét theo mô hình cấu trúc năng lực ASK, năng lực chuyển thể văn bản/ tác phẩm văn học là sự tích hợp của kiến thức (về chuyển thể, văn học và các loại hình nghệ thuật và mối quan hệ giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác, các hình thức, phương thức chuyển thể văn bản văn học sang các loại hình nghệ thuật khác, các lưu ý khi chuyển thể văn bản văn học nước ngoài).
- thái độ/ giá trị (phẩm chất, hành vi cá nhân đối với hoạt động chuyển thể văn bản văn học..
- Xét theo mô hình cấu trúc năng lực hành động, năng lực chuyển thể là sự “gặp gỡ” của năng lực chuyên môn (khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn liên quan đến hoạt động chuyển thể: tìm ra mối liên hệ giữa văn bản văn học với loại hình nghệ thuật chuyển thể.
- Mặc dù thuộc nhóm năng lực riêng nhưng năng lực chuyển thể văn bản văn học luôn có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ với nhóm năng lực chung..
- Bồi dưỡng năng lực chuyển thể văn bản văn học sang các loại hình nghệ thuât khác là bồi dưỡng, phát triển khả năng thực hiện hiệu quả hoạt động chuyển thể văn bản văn học sang các loại hình nghệ thuật khác.
- Như vậy, bồi dưỡng năng lực chuyển thể văn bản văn học bên cạnh bồi dưỡng các năng lực thuộc về cấu trúc năng lực của chuyển thể văn học (kiến thức, kĩ năng, thái độ.
- năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể) còn hướng đến việc bồi dưỡng năng lực đọc hiểu văn bản văn học và bồi năng năng lực hướng dẫn, tổ chức các hoạt động liên quan đến chuyển thể văn học.
- Yêu cầu phát triển năng lực đọc hiểu văn bản xuất phát từ bản chất của chuyển thể văn học là sự thay đổi về diễn ngôn, từ cách đọc này.
- Mục tiêu, chuẩn đầu ra sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn và vấn đề năng lực chuyển thể văn học trong Chương trình Ngữ văn phổ thông năm 2018.
- Việc bồi dưỡng năng lực chuyển thể văn học cũng nằm trong các mục tiêu và chuẩn đầu ra đó..
- Năng lực hiểu và vận dụng kiến thức văn học là nội dung thuộc năng lực chuyên môn [10.
- Trong Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (2020) có chuẩn 8: “Vận dụng được hệ thống tri thức văn hóa, mĩ học, văn học và các lí thuyết phê bình, kí hiệu học.
- văn học vào việc đọc hiểu các văn bản khoa học thuộc chuyên ngành văn học, tiếp nhận tác phẩm văn chương và giảng dạy văn học”.
- Chuẩn 9: Thẩm định và viết được bài phê bình văn học ở mức độ phù hợp.
- sáng tác một số văn bản văn học ở mức độ đơn giản.
- chuyển thể văn bản văn học sang một số loại hình nghệ thuật khác ở mức độ phù hợp với yêu cầu của chương trình Ngữ văn phổ thông”.
- Như vậy, có thể thấy các chương trình đều ít hay nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến các vấn đề của chuyển thể văn học.
- Cơ sở thực tiễn trong đào tạo sinh viên Sư phạm Ngữ văn tại các trường Đại học đã cho thấy ý nghĩa của việc bồi dưỡng năng lực chuyển thể văn bản văn học cho đối tượng này..
- bên cạnh đó là công tác nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, sáng tác văn học thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, khoa học giáo dục.
- Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (2018) với các nội dung liên quan đến các phạm trù của năng lực chuyển thể văn học tiếp tục là một cơ sở thực tiễn nữa cho thấy sự cần thiết của bồi dưỡng năng lực này cho sinh viên Sư phạm Ngữ văn..
- chuyển từ cách tiếp cận nội dung sang phát triển năng lực, tức mục tiêu môn học không phải là “cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ và văn học” mà hướng tới việc người học làm được, vận dụng được những kiến thức đã học đó, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.
- Chuyển thể văn học là một nội dung giáo dục nằm trong định hướng phát triển năng lực như vậy..
- Trong Chương trình, môn Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ và văn học.
- Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù đối với môn Ngữ văn gồm năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
- Trong mục tiêu chương trình và yêu cầu năng lực cần đạt ở cấp trung học phổ thông có đề cập đến các nội dung liên quan đến chuyển thể văn học.
- Mục tiêu cấp trung học phổ thông là “Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: “phân biệt được tác phẩm văn học và các tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác.
- phân tích và nhận xét được đặc điểm của ngôn ngữ văn học.
- phân biệt được cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong văn học.
- nhận biết và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học dựa vào đặc điểm phong cách văn học.
- có trí tưởng tượng phong phú, biết thưởng thức, tiếp nhận và đánh giá văn học.
- tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học” [15.
- Trong yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù, đối với năng lực văn học là: “Phân tích và đánh giá văn bản văn học dựa trên những hiểu biết về phong cách nghệ thuật và lịch sử văn học.
- Nhận biết được đặc trưng của hình tượng văn học và một số điểm khác biệt giữa hình tượng văn học với các loại hình tượng nghệ thuật khác (hội hoạ, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc).
- phân tích và đánh giá được nội dung tư tưởng và cách thể hiện nội dung tư tưởng trong một văn bản văn học.
- cách nghệ thuật trong văn học dân gian, trung đại và hiện đại.
- Trong hệ thống chuyên đề học tập của khối lớp 10, có chuyên đề về Sân khấu hóa tác phẩm văn học.
- Yêu cầu cần đạt của chuyên đề là: Hiểu thế nào là sân khấu hoá tác phẩm văn học.
- Biết cách tiến hành sân khấu hoá một tác phẩm văn học.
- Nhận biết được sự khác biệt giữa ngôn ngữ trong văn bản văn học và ngôn ngữ trong văn bản sân khấu.
- Nội dung chuyên đề bao gồm: Tác phẩm văn học và sân khấu hoá tác phẩm văn học.
- Quy trình tiến hành sân khấu hoá một tác phẩm văn học.
- Ngôn ngữ trong văn bản văn học và ngôn ngữ (đa phương thức) trong văn bản sân khấu [17.
- Trong hệ thống chuyên đề học tập của khối lớp 12, có chuyên đề Tìm hiểu về một tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ văn học.
- Yêu cầu cần đạt của chuyên đề bao gồm: Hiểu thế nào là chuyển thể tác phẩm văn học.
- Biết cách tìm hiểu, giới thiệu, thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật được chuyển thể từ văn học.
- Nêu được ý tưởng và cách thức tiến hành chuyển thể một tác phẩm văn học.
- Nội dung chuyên đề là: Tác phẩm văn học và chuyển thể tác phẩm văn học.
- Một số điểm khác biệt cơ bản giữa tác phẩm văn học và tác phẩm chuyển thể từ tác phẩm văn học.
- Cách chuyển thể một tác phẩm văn học thành bộ phim, tác phẩm hội hoạ, âm nhạc,… [18.
- Hai chuyên đề trên là sự cụ thể hóa ở các cấp độ khác nhau của vấn đề chuyển thể tác phẩm/ văn bản văn học sang các loại hình nghệ thuật khác.
- Điều này cho thấy vấn đề chuyển thể tác phẩm/ văn bản văn học rất được quan tâm, nhằm phát triển năng lực (đặc biệt là năng lực văn học) cho học sinh.
- Thực tế này đòi hỏi người giáo viên giảng dạy cần có những kiến thức liên quan đến vấn đề chuyển thể văn học.
- Vì vậy, việc bồi dưỡng năng lực chuyển thể văn bản văn học cho đối tượng sinh viên sư phạm Ngữ văn là hết sức cần thiết.
- Điều này không chỉ giúp nâng cao khả năng chuyển thể, khả năng đọc hiểu văn học của sinh viên trong trường Đại học mà còn là một trong những nội dung quan trọng chuẩn bị cho công tác giảng dạy sau này.
- Mục tiêu, chuẩn đầu ra sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn và yêu cầu năng lực riêng đối với môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông đã cho thấy ý nghĩa của việc bồi dưỡng năng lực chuyển thể văn bản văn học cho sinh viên ngành Sư phạm ngành Ngữ văn, đáp ứng yêu cầu đổi mới..
- Thực tiễn bồi dưỡng năng lực chuyển thể văn bản văn học cho sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn tại trường ĐHSP Hà Nội 2.
- Trong thực tiễn giảng dạy, hoạt động hướng dẫn sinh viên chuyển thể văn học đã được giảng viên khoa Ngữ văn, trường ĐHSP Hà Nội 2 thực hiện trong nhiều năm gần đây..
- Chuyển thể văn học là một hoạt động nằm trong các chuyên đề về đọc hiểu văn bản văn học, trong đó có đọc hiểu văn bản văn học nước ngoài.
- Văn học nước ngoài có vai trò quan trọng trong việc giúp người học có được cái nhìn tổng quan về nền văn học thế giới và có cái nhìn mang tính đối sánh với nền văn học trong nước.
- Tuy nhiên, việc tiếp nhận văn học nước.
- Văn bản/ tác phẩm văn học nước ngoài thuộc loại hình văn học dịch.
- Theo mô hình “tam phân” của Roman Jakobson, chuyển thể văn bản/ tác phẩm văn học nước ngoài trước khi là dịch liên kí hiệu (“sự diễn dịch những ký hiệu lời nói bằng phương tiện của các ký hiệu thuộc những hệ thống không-dùng-lời-nói”, diễn đạt một văn bản ngôn từ thành một loại hình khác như điện ảnh, âm nhạc, hội họa), đã là dịch liên ngữ (sự chuyển dịch từ một kí hiệu ngôn ngữ này sang kí hiệu ngôn ngữ khác [19].
- Vì vậy, bên cạnh việc chú trọng đến các vấn đề liên quan đến chuyển thể văn bản/ tác phẩm văn học nói chung, người thực hiện cần phải chú ý đến các đặc thù của loại hình văn học dịch như mối quan hệ của văn bản dịch với văn bản gốc (về mặt nội dung và hình thức, thể loại), với dịch giả, với các đặc trưng văn hóa và khu vực...)..
- Hoạt động chuyển thể văn bản văn học nước ngoài không chỉ giúp sinh viên có năng lực chuyển thể văn bản văn học dịch (năng lực lựa chọn tác phẩm/ văn bản chuyển thể (lựa chọn bản dịch phù hợp.
- năng lực chuyển thể (lên ý tưởng, xây dựng kịch bản, hoàn thành sản phẩm, trình diễn sản phẩm) mà còn hình thành phương thức đọc hiểu sáng tạo văn học.
- Thực tế đã chứng minh đây là kênh tiếp nhận văn học nước ngoài hấp dẫn, hiệu quả, mang lại hứng thú học tập cho sinh viên.
- Đồng thời, hoạt động này cũng là tiền đề để sinh viên có thể tổ chức hướng dẫn các hoạt động chuyển thể văn học trong tương lai cũng như tiếp tục thắp sáng ngọn lửa tình yêu đối với văn học nước ngoài..
- Năm 2020, chương trình giáo dục chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn, trường ĐHSP Hà Nội 2 được ban hành đã đưa chuyển thể văn học thành một nội dung học tập bắt buộc.
- Đây là bước đi có tính định hướng rõ ràng trong việc phát triển năng lực chuyển thể văn học cho người học, hướng tới chuẩn đầu ra đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (2018).
- Học phần Chuyển thể tác phẩm văn học trong nhà trường thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên ngành, loại học phần bắt buộc, gồm 02 tín chỉ..
- Hình ảnh cắt từ video chuyển thể tác phẩm Cây bút thần - Sinh viên K43 Sư phạm Ngữ văn thực hiện.
- Mục tiêu của học phần nhằm cung cấp cho người học các khái niệm cơ bản liên quan đến chuyển thể, chuyển thể tác phẩm/ văn bản văn học.
- Phát triển ở người học năng lực chuyển thể văn bản văn học trong nhà trường sang các loại hình nghệ thuật khác (xác định được tiêu chí lựa chọn tác phẩm văn học gốc và các hình thức chuyển thể tác phẩm văn học.
- Ứng dụng được lí thuyết chuyển thể vào hoạt động chuyển thể các văn bản văn học trong nhà trường sang các loại hình nghệ thuật khác: sân khấu, điện ảnh, hội họa, âm nhạc…)..
- Từ thực tiễn trên, chúng tôi tin rằng, cùng với việc đưa nội dung chuyển thể văn học thành một học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo và những kinh nghiệm sẵn có,.
- hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyển thể văn học của sinh viên khoa Ngữ văn trường ĐHSP Hà Nội 2 sẽ ngày càng hiệu quả.
- Một số hình ảnh về sản phẩm và hoạt động trình diễn sản phẩm chuyển thể văn bản văn học của sinh viên Sư phạm Ngữ văn – Trường ĐHSP Hà Nội 2..
- Mối quan hệ giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác và lịch sử chuyển thể văn học đã cho thấy đây là một hiện tượng đặc biệt nhưng mang tính tất yếu trong đời sống văn học nghệ thuật.
- Là một loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp, văn học hàm chứa trong nó những tiềm năng chuyển thể phong phú.
- Trong điều kiện phát triển của các loại hình văn hóa nghệ thuật nghe nhìn, tác phẩm chuyển thể cũng là một kênh tích cực để văn học đến với đông đảo người tiếp nhận.
- Đối với sinh viên Sư phạm Ngữ văn, bồi dưỡng năng lực chuyển thể văn học sang các loại hình nghệ thuật khác sẽ không chỉ phục vụ tốt hơn cho học tập, nghiên cứu trong nhà trường, góp phần phát triển tư duy, nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản văn học mà còn đặc biệt trang bị những hiểu biết và kỹ năng cần thiết để tổ chức các hoạt động sân khấu hóa, ngoại khóa ở nhà trường phổ thông.
- Lê Hải Anh (2020), “Thiết kế chuyên đề lớp 10 sân khấu hóa một tác phẩm văn học (Theo chương trình Ngữ văn THPT 2018.
- Vũ Thị Thương, Ngạc Thị Thu Giang (2019), “Nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt ở tiểu học thông qua hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học”, Tạp chí khoa học Đại học Thủ Đô Hà Nội, số 30, trang 55-62..
- Trần Mỹ Hiền, “Sân khấu hóa tác phẩm văn học trong trường học: Cách nào phát huy sáng tạo

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt