intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài góp phần hệ thống hoá và hoàn thiện lý luận về hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân. Áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp định tính để phân tích tài liệu về thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp trên cơ sở những căn cứ đảm bảo tính khoa học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- BÙI THỊ THÚY HỒNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG VAY THỂ NHÂN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- BÙI THỊ THÚY HỒNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG VAY THỂ NHÂN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM Chuyên ngành:Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ THÁI HÀ Hà Nội – 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Các số liệu đưa ra trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian qua đã dìu dắt và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm vô cùng quý báu để tôi có được kết quả ngày hôm nay. Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trần Thị Thái Hà - người hướng dẫn khoa học của luận văn, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Quý Khách hàng vay thể nhân đã nhiệt tình tham gia quá trình khảo sát; các đồng nghiệp tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam đã tạo điều kiện giúp tôi về tài liệu tham khảo; các bạn lớp Cao học TCNH1- K26 đã luôn động viên, tư vấn, hỗ trợ tôi về bài vở, luận văn tốt nghiệp. Mặc dù đã cố gắng nhưng cũng không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế trong quá trình nghiên cứu. Kính mong nhận được sự nhận xét, góp ý của Quý Thầy Cô giáo và bạn đọc để tôi tiếp tục khắc phục những thiếu sót của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  5. TÓM TẮT Luận văn với đề tài: “ Phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam” bao gồm bốn chương với các nội dung chính như sau: Chương 1: Luận văn trình bày các vấn đề chung về tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân. Trong đó, đã xây dựng khung lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân. Bên cạnh đó, luận văn đã khái quát quá trình nghiên cứu của các tác giả đi trước và tính kế thừa từ các luận văn này. Chương 2: Luận văn đã nêu rõ các phương pháp nghiên cứu mà luận văn sẽ thực hiện đồng thời thiết kế mô hình nghiên cứu theo tuần tự các bước để giải quyết vấn đề đã đặt ra. Chương 3: Luận văn nêu thực trạng phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam. Chương 4 : Luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
  6. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT........................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... i DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................iii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG VAY THỂ NHÂN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM ..................................... 7 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................. 7 1.2 Những vấn đề cơ bản về hoạt động cung cấp thông tin tín dụng của Trung tâm thông tin tín dụng ............................................................................... 11 1.2.1 Khái quát về Trung tâm thông tin tín dụng..................................... 11 1.2.2 Các hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng ............................ 13 1.3 Phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng ........................................................ 19 1.3.1 Khái niệm phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng ................................ 19 1.3.2 Tiêu chí đánh giá hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng ................................ 22 1.3.3 Các nguyên tắc chung trong hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng ................ 24 1.4 Các nhân tố tác động đến sự phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng ........... 25 1.4.1 Nhân tố chủ quan.......................................................................... 25 1.4.2 Nhân tố khách quan ...................................................................... 27
  7. 1.5 Kinh nghiệm phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm rút ra cho Trung tâm thông tin tín dụng............................................................... 30 1.5.1 Thực tiễn hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại một số nước trên thế giới .................................................... 30 1.5.2 Một số bài học rút ra cho Trung tâm thông tin tín dụng .................. 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................... 33 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ................. 34 LUẬN VĂN ............................................................................................. 34 2.1 Quy trình nghiên cứu của luận văn ....................................................... 34 2.2 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu ........................................... 36 2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin. .................................................... 36 2.2.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin ....................... 39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................... 43 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG VAY THỂ NHÂN ......... 44 TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM ..... 44 3.1. Giới thiệu sơ lược về Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam ..... 44 3.1.1 Lịch sử phát triển của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam44 3.1.2 Mô hình tổ chức của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam 49 3.1.3 Khái quát kết quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam ........................................................................................ 50 3.2. Thực trạng phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam ................... 54 3.2.1. Giới thiệu hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam................. 54 3.2.2. Phân tích mức độ phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng
  8. cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam thông qua các chỉ tiêu ............................................................ 63 3.3. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.. 73 3.3.1 Những kết quả đạt được ................................................................ 73 3.3.2 Những tồn tại hạn chế. .................................................................. 73 3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam ............................................................................... 74 3.3.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam .............................................................................................. 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................... 82 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG VAY THỂ NHÂN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM................ 83 4.1 Định hướng phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam ................... 83 4.2. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam ......................................................................................................... 84 4.2.1 Tập trung tăng cường chất lượng kho dữ liệu thông tin tín dụng đảm bảo sẵn sàng cho hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân ......................................................................................... 84 4.2.2 Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin .................. 85 4.2.3 Tập trung đầu tư có chất lượng về nguồn nhân lực. ........................ 87 4.2.4 Thu phí khai thác tin ..................................................................... 91
  9. 4.3 Kiến nghị ............................................................................................ 92 4.3.1 Kiến nghị với Chính phủ............................................................... 92 4.3.2 Kiến nghị với NHNN.................................................................... 94 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.......................................................................... 96 PHẦN KẾT LUẬN................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 99 PHỤ LỤC
  10. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nguyên nghĩa 1 CIC Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 DN Doanh nghiệp 4 HSKH Hồ sơ khách hàng 5 KH Khách hàng 6 NHNN Ngân hàng nhà nước 7 NHTM Ngân hàng thương mại 8 NHTW Ngân hàng trung ương 9 QTRR Quản trị rủi ro 10 TCTD Tổ chức tín dụng 11 TMCP Thương mại cổ phần 12 TT TTTD Trung tâm thông tin tín dụng 13 TTTD Thông tin tín dụng 14 XLTD Xử lý tín dụng i
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Thang đo khoảng 39 2 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động thu thập thông tin qua các năm 57 Kết quả xử lý thông tin tín dụng khách hàng vay thể 3 Bảng 3.2 60 nhân qua các năm 4 Bảng 3.3 Kết quả lưu trữ thông tin qua các năm 61 Kết quả cung cấp TTTD khách hàng vay thể nhân qua 5 Bảng 3.4 62 các năm Kết quả hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho 6 Bảng 3.5 62 khách hàng vay thể nhân tại CIC So sánh chỉ tiêu cung cấp thông tin tín dụng cho 7 Bảng 3.6 khách hàng vay thể nhân tại CIC với các chỉ tiêu 64 khác 8 Bảng 3.7 Cơ cấu mẫu khảo sát khách hàng vay thể nhân 65 Đánh giá sự hài lòng của khách hàng vay thể nhân 9 Bảng 3.8 khi sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng 66 cho khách hàng vay thể nhân của CIC Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt 10 Bảng 3.9 động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng 67 vay thể nhân tại CIC Đánh giá về những hạn chế của hoạt động cung 11 Bảng 3.10 cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể 70 nhân tại CIC Đánh giá về những giải pháp phát triển hoạt động 12 Bảng 3.11 cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay 72 thể nhân tại CIC ii
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH STT Hình Nội dung Trang Mô hình đánh giá chất lượng hoạt động cung cấp 1 Hình 1.1 thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân 24 tại Trung tâm thông tin tín dụng 2 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 34 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm thông tin tín dụng 3 Hình 3.1 50 quốc gia Việt Nam 4 Hình 3.2 Tình hình hoạt động thông tin tín dụng của CIC 54 Hình 3.3 Quy trình hoạt động cung cấp thông tin tín dụng 5 56 cho khách hàng vay thể nhân tại CIC Hình 3.4 Số lượng khách hàng thể nhân vay vốn đăng ký 6 59 thông tin trên CIC iii
  13. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay luôn đạt mức tăng trưởng, mức sống của người dân ngày càng được tăng cao dẫn đến thay đổi trong nhu cầu và lối sống của các cá nhân. Trong tương lai xa, dân số trẻ sẽ lựa chọn tín dụng như một kênh tài trợ tài chính chủ yếu cho cuộc sống, họ sẽ có nhiều giao dịch với các TCTD. Vì giao dịch thường xuyên và cùng lúc với nhiều TCTD cho nên các cá nhân cũng cần biết tình trạng tổng thể về tình hình tài chính, tín dụng của bản thân. Đồng thời, các TCTD cũng có nhu cầu nắm bắt tình trạng đó để có những hành động phục vụ hoặc xử lý đúng đắn đối với khách hàng của mình. Trên thực tế, tín dụng cá nhân là nguồn mang đến lợi nhuận tiềm năng trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, nếu không được nắm bắt kịp thời, TCTD sẽ mất cơ hội và nhường chỗ cho tín dụng đen. Đây là một quá trình lâu dài cho nên cần phải sớm có sự chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cũng như xác định rõ các chủ thể tham gia các công việc như: thu thập, lưu trữ thông tin; cung cấp, bảo mật thông tin; phát triển khách hàng… Theo đó, cần phải quan tâm tới cả vấn đề về công nghệ và con người. Đề án “ Đăng ký tín dụng và cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay thể nhân” ra đời vào tháng 11 năm 2014 đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong kế hoạch hành động của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(NHNN) khi thực hiện Nghị quyết 19/CP của Chính Phủ ngày 18/3/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia, trong đó yêu cầu NHNN thực hiện các giải pháp để cải thiện và minh bạch hóa thông tin tín dụng(TTTD), tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được bình đẳng, thuận lợi hơn trong tiếp cận tín dụng; Chỉ thị 11 CT-TTg của Thủ 1
  14. tướng Chính Phủ ngày 21/5/2014 về giải quyết khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, trong đó yêu cầu NHNN khuyến khích các Tổ chức tín dụng(TCTD) áp dụng hình thức đánh giá tín nhiệm khách hàng để tăng cường cho vay tín chấp... Đề án tập trung vào dịch vụ đăng ký tín dụng và cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay cá nhân, đồng thời hỗ trợ các TCTD tìm kiếm khách hàng vay tiềm năng. Mục tiêu của đề án giúp cho khách hàng vay có được kênh thông tin để tự đánh giá mức độ tín nhiệm và tình trạng tín dụng của bản thân; giảm thiểu thủ tục, hồ sơ, thời gian của khách hàng vay trong quá trình vay vốn, đồng thời nâng cao tính công khai, minh bạch của thông tin khách hàng đối với TCTD; thuận tiện trong việc kết nối với các TCTD để tiếp cận tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Đối với các TCTD, giúp cho việc dễ dàng tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay vốn và khai thác các báo cáo thông tin đánh giá về khách hàng, tăng cường áp dụng hình thức cho vay tín chấp dựa trên sự đánh giá tín nhiệm của khách hàng. Đối với nền kinh tế, hỗ trợ việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tiêu dùng và tín dụng thẻ của khách hàng cá nhân, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của người dân, giảm thiểu thông tin bất cân xứng giữa người cho vay và người đi vay, hạn chế tín dụng đen. Tuy nhiên hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân mới qua thời kỳ sơ khai, cho nên rất cần thiết có bước tiến mạnh mẽ. Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động thông tin tín dụng nói chung và hoạt động cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay thể nhân nói riêng. Gần đấy nhất, “Hoạt động cung cấp thông tin tín dụng thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam”, Phương Thị Quỳnh Trang(2017), chỉ ra những lý luận chung của hoạt động cung cấp thông tin tín dụng thể nhân tại CIC. Trên cơ sở lý thuyết, cũng như tình hình thực tại, tác giả đề ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng thể nhân tại CIC. Mục đích cung cấp thông tin tín dụng về khách hàng thể nhân 2
  15. cho NHNN và TCTD để đảm bảo công tác quản lý nhà nước của NHNN, góp phần giảm thiểu rủi ro cho hoạt động ngân hàng bán lẻ của các TCTD. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho chính bản thân khách hàng vay thể nhân. Xuất phát từ tầm quan trọng và thực trạng nêu trên, tôi đã chọn vấn đề: “Phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ, nhằm nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp với mong muốn áp dụng những kiến thức tiếp thu được trong chương trình học đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của CIC. 2. Câu hỏi nghiên cứu - Tại sao phải phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại CIC? - Các tiêu chí đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại CIC? - Cần có những giải pháp gì để phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại CIC? 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại CIC. 3.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hoá lý luận cơ bản về phát triển hoạt động thông tin tín dụng nói chung và hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân nói riêng tại CIC; Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại CIC. Chỉ rõ nguyên nhân của thực 3
  16. trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại địa bàn nghiên cứu; Đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại CIC trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại CIC. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại CIC. Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2016 - 2019. Các giải pháp đề xuất đến năm 2025. Phạm vi nội dung Tập trung nghiên cứu phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại CIC. Tập trung phân tích và đánh giá kết quả phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại CIC. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về ý nghĩa khoa học, đề tài góp phần hệ thống hoá và hoàn thiện lý luận về hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân. Áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp định tính để phân tích tài liệu về thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp trên cơ sở những căn cứ đảm bảo tính khoa học. Về thực tiễn, nghiên cứu này được triển khai góp phần giải quyết một thực tế mà ngành Ngân hàng nói chung và CIC nói riêng đang phải đối mặt đó là nỗ lực đảm bảo tính công bằng, minh bạch, thuận tiện trong tiếp cận tín dụng của người vay, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tiêu dùng và tín dụng thẻ của khách hàng vay thể nhân, giảm thiểu thông tin bất cân xứng giữa người cho vay và người đi vay, giảm thiểu tín dụng đen. 4
  17. Tính mới của luận văn: Hoạt động thông tin tín dụng tại CIC đã phổ biến từ lâu, đã có một số nghiên cứu, luận văn viết về việc phát triển hoạt động đó. Tuy nhiên qua quá trình tìm hiểu và khảo sát tại CIC đến thời điểm hiện tại, tác giả chưa thấy đề tài nào nghiên cứu cụ thể, chi tiết về “Phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam”. Đây là nghiên cứu đầu tiên về hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại CIC. Đối tượng nhận tin ở đây là khách hàng vay thể nhân, là đối tượng hoàn toàn mới. Theo đó, hàng loạt các vấn đề mới liên quan đến hoạt động cung cấp TTTD cho đối tượng này được nghiên cứu kỹ lưỡng. Nghiên cứu này sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, nghiên cứu khảo sát thăm dò để tìm ra các nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại CIC; Trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng, phân tích các kết quả điều tra và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại CIC, nghiên cứu đề xuất những giải pháp mới có tính khả thi để phát triển hoạt động trên, góp phần nâng cao hơn nữa hoạt động Thông tin tín dụng của CIC trong giai đoạn mới. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Luận văn gồm 04 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn. Chương 3: Thực trạng phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam. 5
  18. Chương 4: Một số giải pháp phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam. 6
  19. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG VAY THỂ NHÂN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu Hoạt động thông tin tín dụng nói chung và hoạt động cung cấp thông tin tín dụng nói riêng đã được khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Điển hình có thể kể tới các công trình nghiên cứu sau: Luận án tiến sỹ “ Giải pháp phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay”(2007) của tác giả Nguyễn Hữu Đương đã trình bày, đó là: Bài toán mô hình kinh tế lượng chứng minh hiệu quả TTTD của tác giả Craig Mcintoshvà Brunce Wydick, giáo sư trường đại học Francisco, tháng 9/2004. Nghiên cứu về vai trò và hiệu quả của chia sẻ TTTD, của tác giả Tullio Jappalli và Mareo Pagano, năm 2005; Báo cáo kết quả khảo sát hoạt động TTTD trên thế giới năm 2001 và năm 2003; Nghiên cứu về hệ thống báo cáo TTTD trên toàn cầu, vai trò của nhà nước đối với hệ thống của tác giả Margaret miller, năm 2000; Nghiên cứu sự phát triển của hệ thống báo cáo TTTD trên thế giới của tác giả Leora Klapper, thuộc nhóm nghiên cứu phát triển về tài chính WB, năm 2004; Nghiên cứu sự phát triển của TTTD tiêu dùng ở Nam Á của nhóm nghiên cứu phát triển về tài chính WB, năm 2004; Nghiên cứu về xếp loại tín dụng (phương pháp, các chỉ tiêu và khả năng rủi ro tín dụng) biên soạn bởi Micheal K.Ong, nhà xuất bản RiskBook, năm 2003. Nhìn chung, các công trình trên thế giới về TTTD cũng chưa hệ thống, vẫn mang tính rời rạc, chủ yếu là tập trung nghiên cứu về hiệu quả, lợi ích của TTTD và xây dựng cơ chế vận hành cho cơ quan TTTD tư nhân, khuyến khích cho việc hình thành, phát triển cơ quan TTTD tư nhân tại các nước đang phát triển. 7
  20. Phạm Thị Mai Phương, 2012. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu cảnh báo tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam. Nghiên cứu cơ bản về sản phẩm cảnh báo đang có; một số vấn đề cơ bản của cảnh báo tín dụng; quy trình thu thập thông tin, các bước tiến hành cảnh báo rủi ro, làm rõ các chỉ tiêu phân tích, các phương pháp dùng trong cảnh báo tín dụng; thực trạng hệ thống chỉ tiêu cảnh báo tín dụng với những hạn chế, tồn tại và chỉ ra nguyên nhân của hạn chế, tồn tại trên. Tác giả đã đưa ra hệ thống các chỉ tiêu cảnh báo tín dụng nhằm hỗ trợ việc đánh giá rủi ro sớm của Doanh nghiệp giúp cho tín dụng Ngân hàng tránh được những tổn thất, mất mát trong hoạt động cho vay của mình. Trên cơ sở những thực trạng thực tế đang tiến hành tại Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể khắc phục những mặt còn tồn tại, nhằm củng cố, hoàn thiện và phát triển hoạt động cảnh báo tín dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng. Đăng Thị Thu Huyền, 2015. Phát triển hoạt động thông tin tín dụng tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam. Luận văn đã xây dựng cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu về hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng. Tác giả đưa ra 9 chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động thông tin tín dụng và vận dụng chúng trong đánh giá thực trạng phát triển hoạt động thông tin tín dụng tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam. Sử dụng cả phương pháp thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp, tác giả đã phân tích thực trạng trong chương 3 và chỉ ra những hạn chế trong phát triển hoạt động thông tin tín dụng tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam. Chất lượng thông tin đầu vào còn chưa cao, dẫn đến những sai sót trong các sản phẩm đầu ra của hoạt động cung cấp thông tin. Hơn 80% số người trả lời trong cuộc khảo sát đều cho rằng, một trong những mặt hạn chế từ hoạt động tín dụng là: hồ sơ pháp lý chưa thu thập được đầy đủ... Trên cơ sở những hạn chế này, tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động thông tin tín dụng tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam trong tương lai. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0