« Home « Kết quả tìm kiếm

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH)


Tóm tắt Xem thử

- NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH).
- Những năm gần đây nông thôn Việt Nam đang có nhiều biến đổi mạnh mẽ do trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã chuyển một phần không nhỏ đất nông nghiệp sang xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch và đô thị mới… Thu hút đầu tư là vấn đề được hầu hết các tỉnh, thành phố quan tâm, thậm chí được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Tỉnh nào càng có nhiều dự án đầu tư thì diện tích đất nông nghiệp càng bị thu hẹp..
- Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Ninh Bình đã có bước chuyển dịch mạnh mẽ từ một tỉnh thuần nông, nguồn thu chính của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, sang một tỉnh có cơ cấu kinh tế đa dạng, trong đó, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, xây dựng, du lịch dịch vụ là mũi nhọn.
- Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ấy thì phần nhiều đất canh tác nông nghiệp đang bị thu hẹp để phục vụ cho các dự án khu công nghiệp và du lịch..
- Quy hoạch các cụm công nghiệp tỉnh Ninh Bình.
- Theo hướng phát triển hiện nay thì việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sẽ còn tiếp tục diễn ra trong những năm tiếp theo, tức đất canh tác nông nghiệp sẽ còn thu hẹp nữa..
- Hiện tượng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp đang kéo theo sự thay đổi nhiều mặt trong đời sống xã hội nông thôn Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng..
- Những thay đổi này thể hiện ở hai phương diện: Thứ nhất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đã góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở Ninh Bình diễn ra theo hướng khai thác tiềm năng của địa phương, nhờ đó thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức thu ngân sách của Tỉnh.
- Cùng với sự phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng nông thôn (giao thông, nhà ở, hệ thống điện, thông tin.
- … của người dân.
- Phong trào cứng hóa đường giao thông nông thôn được đẩy mạnh.
- Nhờ vậy, nguồn thu của người dân cũng đa dạng và tăng cao.
- Tính khép kín, cục bộ, địa phương ở nông thôn dần bị phá vỡ, giao lưu kinh tế, văn hóa ở nông thôn mở rộng.
- Thứ hai, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp cũng đang kéo theo nhiều vấn đề xã hội cấp bách: Thiếu việc làm cho người lao động.
- Tệ nạn xã hội gia tăng.
- Ô nhiễm môi trường sống ở nông thôn.
- Xuất hiện những mâu thuẫn giữa nhà đầu tư với người dân địa phương trong triển khai dự án….
- Bài viết này, tập trung phân tích sâu hơn những vấn đề xã hội cấp bách nảy sinh trong quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đề xuất một số giải pháp khắc phục những vấn đề đó, góp phần đưa nông thôn Ninh Bình và Việt Nam phát triển bền vững..
- Những vấn đề xã hội cấp bách ở nông thôn Việt Nam hiện nay 1.1.
- Mặc dù sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã đem lại sự đa dạng hóa việc làm, nguồn thu cho người lao động, nhưng tình trạng người lao động thiếu việc làm lại là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các vùng nông thôn Việt Nam.
- Việc đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động ở nông thôn cũng gặp không ít khó khăn, bất cập..
- Trình độ văn hóa thanh niên thấp.
- Thiếu việc làm ở nông thôn diễn ra qua hai hình thức.
- Nhìn rộng hơn ra cả nước và trên toàn cầu, thì ruộng đất nông nghiệp bị thu hẹp là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ mất an ninh lương thực và sự phát triển không bền vững của xã hội.
- Ruộng đất nông nghiệp bị thu hẹp ở hầu hết các quốc gia do công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giá lương thực trên thế giới liên tục tăng cao.
- Nhiều nước đã quay ra bảo tồn quỹ đất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực.
- Thực tế là, đất nông nghiệp có thể chuyển sang đất phi nông nghiệp (xây khu đô thị, khu công nhiệp, khu chế xuất.
- nhưng đất đã đô thị hóa, đã xây khu công nghiệp… thì vĩnh viễn không bao giờ có thể chuyển sang đất nông nghiệp được nữa.
- Đây là một cảnh báo đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
- Trước đây, đời sống xã hội nông thôn rất thanh bình, an toàn.
- Nông thôn thường là nơi mà người dân thành thị trở về để tìm kiếm sự thanh thản, an lành.
- Người dân nông thôn thật xa lạ với các tệ nạn nghiện hút, cờ bạc, HIV/AIDS, mại dâm… Giờ đây, những chuyện đó lại trở thành khá phổ biến ở nông thôn.
- Hình ảnh cha mẹ già, tóc bạc trắng phải dùng chút sức lực còn lại để chăm sóc những đứa con trẻ chờ chết vì nhiễm HIV và cả những đứa cháu mang mầm bệnh, không còn là hiếm ở nông thôn.
- Tệ nạn xã hội ở nông thôn gia tăng có nhiều nguyên nhân..
- Xu hướng của những năm gần đây là thanh niên nông thôn đổ xô tới các khu công nghiệp, khu chế xuất, ra thành thị tìm việc làm, kiếm vốn làm ăn lâu dài.
- Có thanh niên chỉ sau 5 năm đã trở về với cái xác không hồn và bệnh tật và họ chính là mầm mống cho bệnh tật, nghiện hút… ở nông thôn..
- Hai là, do có tiền đền bù, cũng có nhà trở thành tỷ phú sau chỉ một đêm (đối với nông thôn, đây là điều mà trước đây người nông dân chỉ dám mơ), nhiều người ăn chơi, hưởng thụ như để trả thù cho cái nghèo truyền đời của nông thôn.
- Cái vòng luẩn quẩn này cứ bám riết lấy người dân vốn văn hóa còn thấp..
- Bốn là, “không gian” làng đã mở rộng, do phát triển kinh tế thị trường, sự giao lưu kinh tế, văn hóa giữa nông thôn và thành thị diễn ra mạnh mẽ.
- Văn hóa làng.
- Cây đa là biểu tượng cho sức sống dẻo dai, mãnh liệt, trí tuệ phong phú và tâm linh của con người nông thôn.
- Những bức tường bê tông thay thế cho hàng rào dâm bụt hay cái dậu mùng tơi để định vị lãnh thổ của mỗi gia đình đã ngăn cách luôn cả tình người nông thôn ngày nay.
- Ở đâu càng đô thị hóa nhanh, thì văn hóa làng cũng càng nhanh biến mất khỏi đời sống người dân.
- Điều này gần như trở thành vấn đề mang tính quy luật trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn..
- Điều này, không phải người dân nơi đây có ý thức giữ gìn văn hóa làng và cũng không hẳn các nhà quản lý, các nhà đầu tư đã sớm có chiến lược giữ gìn văn hóa làng mà quá trình triển khai các dự án khu công nghiệp, khu du lịch mới chỉ bắt đầu.
- Sự xáo trộn trong cuộc sống của nông thôn Ninh Bình mới chỉ thực sự rõ nét về kinh tế, còn mờ nhạt về văn hóa.
- Ô nhiễm môi trường sống nông thôn.
- Hiện tượng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang triển khai các dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, du lịch, sân golf cũng dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống ở nông thôn.
- Hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng kém chất lượng chủ yếu tiêu thụ ở nông thôn.
- Nhiều sản phẩm văn hóa độc hại, rẻ tiền như sách, báo, băng đĩa lậu có nội dung không lành mạnh du nhập vào mọi ngõ ngách nông thôn bằng nhiều con đường khác nhau.
- Đại đa số người dân nông thôn có trình độ dân trí, văn hóa còn thấp, phương tiện thông tin ngày càng đa dạng, giao lưu hàng hóa thuận tiện là nguyên nhân chính cho sự du nhập sản phẩm văn hóa không lành mạnh.
- Cho nên, cái phản văn hóa đến với đời sống nông thôn nhanh hơn, làm hủy hoại môi trường văn hóa, xã hội nông thôn..
- Ô nhiễm môi trường nông thôn Việt Nam hiện nay không còn là một nguy cơ mà là một thực tế bức xúc làm đau đầu các nhà quản lý và các nhà khoa học.
- Vì vậy, có người đã ví nông thôn hiện nay như một thùng “rác đẹp”.
- Trong khi đó người dân nông thôn Ninh Bình hiện nay chủ yếu chưa được cung cấp nước sạch, sinh hoạt hàng ngày vẫn bằng nguồn nước giếng khoan dưới lòng đất..
- Hiện nay, người dân nông thôn đặc biệt ở Ninh Bình hầu như chưa được trang bị, tuyên truyền để đối phó với vấn đề ô nhiễm môi trường sống.
- Do vậy, ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chính mình còn rất hạn chế.
- Các dự án triển khai khu du lịch cũng đề cập tới nhưng chưa thực sự coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường sống nông thôn.
- Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sống bền vững của người dân nơi đây mà còn ảnh hưởng đến chất lượng của ngành du lịch Ninh Bình.
- Mâu thuẫn giữa người dân địa phương với các nhà đầu tư trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
- Hiện nay, hầu hết ở các vùng nông thôn Việt Nam và ở Ninh Bình, quá trình thu hồi đất để triển khai các dự án khu công nghiệp, khu du lịch gặp không ít những khó khăn từ phía người dân.
- Mâu thuẫn giữa chính quyền địa phương với nhân dân, giữa các nhà đầu tư với nhân dân… đã cản trở không nhỏ đến tiến độ triển khai các dự án và cũng gây tâm lý bất bình đối với người dân.
- Một là, mức đến bù đất nông nghiệp quá thấp so với giá trị sử dụng của nó (34.000đ/1m 2 loại đất 2 lúa).
- Môi trường chính trị - xã hội nông thôn nhiều nơi không ổn định.
- Trên đây là một số vấn đề xã hội rất bức xúc, nảy sinh trong quá trình triển khai chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở nông thôn Ninh Bình và cũng là những vấn đề phổ biến của nhiều vùng nông thôn Việt Nam khác hiện nay.
- Như vậy, thực chất sự phát triển của nông thôn hiện nay đang bộc lộ ngày càng rõ tính không bền vững.
- Tăng trưởng kinh tế chưa đi liền với tiến bộ xã hội, an ninh lương thực bị đe dọa, cuộc sống của con người kém an toàn… Những vấn đề đó đòi hỏi các nhà đầu tư, chính quyền địa phương và Nhà nước cần có sự phối kết hợp, có một chiến lược lâu dài để đảm bảo việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp vừa đạt mục tiêu kinh tế vừa đạt mục tiêu văn hóa xã hội, tức đảm bảo sự phát triển toàn diện, tiến bộ, bền vững của nông thôn Việt Nam..
- Các giải pháp cơ bản khắc phục những vấn đề xã hội cấp bách ở nông thôn Việt Nam hiện nay.
- Chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp là ở nước ta hiện nay cũng như ở Ninh Bình nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh, nguồn lực để vừa phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đóng góp vào sự phát triển của đất nước vừa thực hiện mục tiêu dân giàu.
- Nhìn chung, tâm lý của người dân phấn khởi, tin tưởng và tạo điều kiện để nhà đầu tư thực hiện.
- Để khắc phục tình trạng này, trước hết, Chính quyền địa phương cùng với các tổ chức đoàn thể phải tích cực tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước về mục đích chuyển đổi đất nông nghiệp.
- Điều này sẽ tạo điều kiện cho người dân chủ động, tích cực trong việc chuyển đổi nghề nghiệp của mình, thể hiện quan điểm tôn trọng dân, tin dân… Đồng thời, qua đó tăng cường sự giám sát xã hội đối với nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án (thực tế có hiện tượng các nhà đầu tư lợi dụng chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, kinh doanh bất động sản).
- Vấn đề bức xúc và cấp thiết nhất hiện nay là việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.
- Nhưng đối tượng chính lại là lứa tuổi trung niên và là phụ nữ, bởi vì thanh niên thường năng động, dễ nắm bắt cái mới và xu hướng chính những năm gần đây của thanh niên nông thôn là đi ra thành thị, xuất khẩu lao động, hoặc tới các khu công nghiệp, khu chế xuất kiếm việc làm.
- Mặt khác, phải tuyên truyền để người dân có cách nhìn nhận mới về việc làm, xóa bỏ tư duy theo kiểu ở nông thôn thì làm ruộng mới là có việc làm..
- Đào tạo nghề phải gắn với cơ cấu kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở địa phương: Công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp - dịch vụ du lịch và gắn với yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của từng lĩnh vực.
- Tránh tình trạng, các khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên như nấm ở địa phương, mở ra bao nhiêu khả năng giải quyết việc làm cho người lao động, nhưng rốt cuộc chẳng có mấy người dân địa phương vào làm việc ở đó được, vì không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất..
- Giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là giải quyết việc làm tại chỗ, là mấu chốt của việc xóa đói, giảm nghèo bền vững ở nông thôn, tạo mức thu nhập ổn định, đời sống được nâng cao, đồng thời ngăn chặn nguy cơ tệ nạn xã hội phát sinh, phát triển ở nông thôn..
- Quy hoạch và bảo vệ quỹ đất nông nghiệp.
- Xét ở tầm vi mô, thì việc chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp không ảnh hưởng đến an toàn lương thực của nhân dân trong Tỉnh..
- Tuy nhiên, ở tầm vĩ mô, Nhà nước lại rất cần đến một kế hoạch bảo vệ quỹ đất nông nghiệp.
- Việt Nam là một nước nông nghiệp, vấn đề an ninh lương thực chưa bị đe dọa, nhưng với xu hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh như hiện nay, thì quỹ đất nông nghiệp cũng không thể đảm bảo nhu cầu của người dân trong tương lai (nhiều nghiên cứu cho thấy dân số Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 120 triệu mới ổn định).
- Biện pháp đầu tiên để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là phải bảo vệ quỹ đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước..
- Bảo vệ quỹ đất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực cũng đã được Chính phủ quan tâm, trong đó yêu cầu đặt ra trước tiên là đảm bảo diện tích trồng lúa.
- Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn thiếu bản quy hoạch cụ thể về đất nông nghiệp trên phạm vi cả nước.
- Ngân sách địa phương tăng nhiều lần nhờ nguồn thuế, thu nhập người dân tăng lên nhờ tiền đền bù giải phóng mặt bằng.
- Để khắc phục điều này, Chính phủ cần có quy hoạch cụ thể về quỹ đất nông nghiệp trên phạm vi cả nước.
- Bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa ở nông thôn đi liền với quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
- Bốn là, tích cực tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về nguy cơ ô nhiễm môi trường.
- Bởi vì, chỉ khi người dân tự giác và có sự tham gia của đông đảo nhân dân địa phương thì bảo vệ môi trường mới có hiệu quả..
- Cùng với bảo vệ môi trường là tăng cường giữ gìn giá trị của văn hóa làng đi liền với phát triển kinh tế nông thôn.
- Để đảm bảo phát triển toàn diện nông thôn Việt Nam và sự phát triển kinh tế bền vững thì việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn không thể không chú ý đến giữ gìn giá trị văn hóa làng Việt Nam.
- Điều này cũng rất cần thiết đối với các vùng nông thôn khác của Việt Nam..
- Giữ gìn giá trị văn hóa làng cần bắt đầu từ chính những người dân làng.
- Trên đây là một số giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề xã hội ở nông thôn Việt Nam trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp hiện nay.
- Chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay đã đi được một chặng đường không phải là ngắn, đã có thực tiễn để kiểm nghiệm đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Bởi quá trình chuyển đổi này đã đem lại nhiều ích lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng nông thôn Việt Nam.
- Do vậy, để đạt mục tiêu phát triển toàn diện nông thôn Việt Nam theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới hiện đại, phát triển, cần có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp và nhân dân địa phương để giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc đó..
- Nguyễn Tiệp (2008), “Việc làm cho người lao động trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp”, Cộng sản (786), tháng 4, tr.72- 75.