« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích hiệu năng hệ thống WiMAX triển khai theo mô hình lưới (Mesh)


Tóm tắt Xem thử

- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHÂN TÍCH HIỆU NĂNG HỆ THỐNG WiMAX TRIỂN KHAI THEO MÔ HÌNH LƯỚI (MESH) HOÀNG QUANG HUY Hà Nội 2009 HÀ NỘI 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC PHÂN TÍCH HIỆU NĂNG HỆ THỐNG WiMAX TRIỂN KHAI THEO MÔ HÌNH LƯỚI (MESH) NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN MÃ SỐ: HOÀNG QUANG HUY Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.
- NGUYỄN THÚC HẢI HÀ NỘI 2009 Phân tích hiệu năng hệ thống WiMAX triển khai theo mô hình lưới (Mesh) i MỤC LỤC Trang MỤC LỤC.
- ix CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ WiMAX VÀ CÁC CÔNG NGHỆ LIÊN QUAN.
- 1 1.1 Khái niệm cơ bản về WiMAX và chuẩn IEEE 802.16.
- Đặc điểm công nghệ WiMAX Một số đặc điểm kỹ thuật chính Các đặc tính nâng cao hiệu năng trong WiMAX Phân tập phát Sự tạo chùm Ghép kênh không gian Tầng vật lý của WiMAX Cấu hình kênh trong tầng vật lý Mã hóa và điều chế thích ứng trong WiMAX Tầng điều khiển truy cập phương tiện truyền MAC Nghiên cứu cơ bản về công nghệ OFDM Các đặc tính truyền sóng của kênh truyền vô tuyến Nguyên lý cơ bản của điều chế đa sóng mang trực giao OFDM Mô hình hệ thống OFDM Mô hình hệ thống OFDM tổng quát Sự trải trễ và vai trò của chuỗi bảo vệ Mô tả toán học của ký hiệu OFDM Đánh giá về OFDM Ưu điểm Nhược điểm Công nghệ đa truy cập OFDMA Khái niệm phân tập đa người dùng và điều chế thích nghi Sự phân tập đa người dùng trong WiMAX Điều chế thích nghi Khái niệm về công nghệ đa truy cập OFDMA Cấu hình kênh lưu lượng OFDMA Kênh lưu lượng phụ thuộc vào tính di động Kênh lưu lượng OFDMA Phân tích hiệu năng hệ thống WiMAX triển khai theo mô hình lưới (Mesh) ii 1.5.4 Đánh giá về công nghệ OFDMA Thực hiện OFDMA trong WiMAX cố định Một số khái niệm cơ bản Cấu trúc khung Giải pháp cấp phát kênh động, phân tán cho WiMAX Sơ lược về cấp phát kênh Phân loại các phương pháp cấp phát kênh Cấp phát kênh tĩnh (FCA Cấp phát kênh động (DCA Cấp phát kênh lai (HCA Cấp phát kênh ngẫu nhiên Nguyên lý thiết kế và triển khai kiến trúc WiMAX Nguyên lý thiết kế Mô hình tham chiếu mạng Mô tả chức năng ASN Mô tả chức năng của CSN Các điểm tham chiếu Phân tầng giao thức qua mạng WiMAX Phát hiện và chọn mạng Cấp phát địa chỉ IP Kết luận chương CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH HIỆU NĂNG HỆ THỐNG WiMAX TRONG MÔI TRƯỜNG CỐ ĐỊNH VÀ DI ĐỘNG.
- 44 2.1 Hiệu năng của hệ thống WiMAX cố định Sơ lược hệ thống Các vấn đề chất lượng dịch vụ Mô hình hệ thống WiMAX cố định Tiếp cận toán học cho phân tích hiệu năng Mô hình hàng đợi G/M Phương trình chức năng Phân bố Power-Tail Giải thuật Fitting Thông lượng truyền của một lớp lưu lượng Hiệu năng của hệ thống WiMAX trong môi trường di động Biểu đồ khối hệ thống OFDM Phân tích hiệu năng theo xác suất lỗi bít Phân tích hiệu năng theo nhiễu liên kênh truyền Kết luận chương CHƯƠNG 3 – TRIỂN KHAI HỆ THỐNG WiMAX THEO MÔ HÌNH LƯỚI (MESH.
- 70 3.1 Giới thiệu mở đầu Nghiên cứu tổng quan về chế độ lưới trong WiMAX Phân tích hiệu năng hệ thống WiMAX triển khai theo mô hình lưới (Mesh) iii 3.2.1 Khung con điều khiển mạng Khung con điều khiển lập lịch Phân tích hiệu năng của bộ lập lịch phân tán Mô hình và tiếp cận Kịch bản lựa chọn để phân tích Kịch bản triển khai thực tế Ước lượng đơn vị đo hiệu năng Triển khai hệ thống Nghiên cứu về hệ thống triển khai Mô hình triển khai Một số đánh giá kiến trúc đề xuất Kết quả mô phỏng và đánh giá Phương thức giả lập và các tham số hệ thống Kết quả mô phỏng Kết luận chương KẾT LUẬN SAU CÙNG.
- 105 Phân tích hiệu năng hệ thống WiMAX triển khai theo mô hình lưới (Mesh) iv DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sự tận dụng dải thông giữa FDM và OFDM.
- Hình 1.2: Hệ thống OFDM Hình 1.3: Khái niệm chuỗi bảo vệ Hình 1.4: Vai trò của chuỗi bảo vệ Hình 1.5: OFDMA trong miền tần số và miền thời gian Hình 1.6: Cấu trúc khung TDD Hình 1.7: Mô hình tái sử dụng tần số Hình 1.8: Mô hình tham chiếu mạng Hình 1.9: Biểu diễn logic kiến trúc đầu cuối mạng WiMAX Hình 2.1: Hệ thống 1 BS và 5 SS Hình 2.2: Biểu đồ khối của hệ thống OFDM Hình 2.3: Hệ thống STBC – OFDM của Alamouti Hình 2.4: Biểu đồ khối đề xuất cho hệ thống STBC - OFDM Hình 3.1: Cấu trúc khung lưới IEEE Hình 3.2: Khung con điều khiển mạng Hình 3.3: Khung con điều khiển lập lịch Hình 3.4: Mô tả tôpô mạng hai mức hàng xóm Hình 3.5: Sự tranh chấp khung con điều khiển lập lịch Hình 3.6: Bắt tay ba bước trong chế độ IEEE 802.16 Mesh Hình 3.7: Các nút đều là một mức hàng xóm của nhau Hình 3.8: Dải rộng của tiến trình Zk(t Hình 3.9: Kịch bản tranh chấp khe s của nút j với nút k Hình 3.10: Kịch bản tranh chấp khi không đồng nhất hệ số holdoff Hình 3.11: Tô pô mạng các nút biết và không biết lịch trình Hình 3.12: Một trường có nhiều khu vực và chi nhánh Hình 3.14: Có nhiều trường trên một tỉnh thành Hình 3.15: Sinh viên có thể học tập mọi nơi Hình 3.16: Mô hình hệ thống mạng lưới Phân tích hiệu năng hệ thống WiMAX triển khai theo mô hình lưới (Mesh) v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Hoạt động chức năng của ASN trong các mô tả triển khai.
- Bảng 1.2 Các điểm tham chiếu WiMAX Bảng 3.1 Một số khoảng cách trong hệ thống Bảng 3.2 Các tham số về toạ độ và địa hình Bảng 3.3 Các giá trị của các nút Bảng 3.4 Các tham số liên quan tới ăngten truyền của các nút Bảng 3.5 Các tham số liên quan tới kênh truyền Phân tích hiệu năng hệ thống WiMAX triển khai theo mô hình lưới (Mesh) vi THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Nghĩa Việt AAA authentication, authorization, and accounting Xác thực, uỷ quyền, tính cước AAS advanced antenna systems Các hệ thống Ăngten tiên tiến ADC analog-to-digital converter Bộ chuyển đổi tương tự số AM amplitude modulation Điều chế biên độ AMC adaptive modulation and coding Mã hoá và điều chế thích nghi ASN access services network Mạng dịch vụ truy cập ASN-GW ASN gateway Cổng ASN ASP application service provider Nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng AWGN additive white Gaussian noise Nhiễu trắng Gaussian BE best effort Dịch vụ nỗ lực tốt nhất BEP bit error probability Xác suất lỗi bit BER bit error rate Tỷ lệ lỗi bit BS base station Trạm gốc (Trạm cơ sở) BSC base station controller Bộ điều khiển trạm gốc BTS base station transceivers Trạm thu phát gốc CBR constant bit rate Tốc độ bít không đổi CCI cochannel interference Nhiễu đồng kênh CDMA code division multiple access Đa truy cập phân chia theo mã CP cyclic prefix Tiền tố vòng CRC cyclic redundancy check Mã kiểm tra dư thừa CS convergence sublayer Tầng (lớp) con hội tụ CSN connectivity services network Mạng dịch vụ kết nối DAC digital-to-analog converter Bộ chuyển đổi số tương tự DFT discrete Fourier transform Biến đổi Fourier rời rạc DL downlink Đường xuống, hướng xuống DNS domain name system Hệ thống tên miền DSA dynamic service allocation Cấp phát dịch vụ động DSC dynamic service change Chuyển dịch vụ động DSD dynamic service delete Huỷ bỏ dịch vụ động DSL digital subscriber line Đường thuê bao số DSP digital-signal processing Xử lý tín hiệu số FCH frame control header Phần Header điều khiển khung FDD frequency division duplexing Song công phân chia theo tần số FDMA frequency division multiple Đa truy cập phân chia theo tần số Phân tích hiệu năng hệ thống WiMAX triển khai theo mô hình lưới (Mesh) vii Viết tắt Tiếng Anh Nghĩa Việt access FER frame error rate Tỷ lệ lỗi khung FFT fast Fourier transform Biến đổi Fourier nhanh FM frequency modulation Điều chế tần số FTP file transfer protocol Giao thức truyền tập tin FWA fixed wireless access Truy cập không dây cố định GPRS General packet radio services Các dịch vụ vô tuyến thông dụng GSM global system for mobile communications Hệ thống truyền thông di động toàn cầu GW gateway Cổng kết nối ICI intercarrier interference Nhiễu liên sóng mang ICMP Internet control message protocol Giao thức thông điệp điều khiển Internet IDFT inverse discrete Fourier transform Biến đổi Fourier rời rạc ngược IEEE Institute of Electrical and Electronics Engineers Hiệp hội các kỹ sư điện và điện tử thế giới IFFT inverse fast Fourier transform Biến đổi Fourier nhanh ngược ISI inter-symbol interference Nhiễu liên ký hiệu LOS line of sight Tầm nhìn thẳng LSB least significant bit Bít ít ý nghĩa nhất MAC media access control Điều khiển truy cập phương tiện MIMO multiple input multiple output Đa xuất đa nhập MISO multiple input/single output Đa nhập đơn xuất MN mobile node Nútdi động MPLS multiprotocol label switching Chuyển mạch nhãn đa giao thức M-QAM multilevel QAM Điều chế QAM đa mức MS mobile station Trạm di động MSB most significant bit Bít quan trọng nhất NAP network access provider Nhà cung cấp truy cập mạng NLOS non–line-of-sight Không cần tầm nhìn thẳng NRM network reference model Mô hình tham chiếu mạng nrtPS non–real-time polling service Dịch vụ dò hỏi không cần thời gian thực NSP network services provider Nhà cung cấp dịch vụ mạng NTP network timing protocol Giao thức định thời mạng NWG Network Working Group Nhóm làm việc NWG OFDM orthogonal frequency division Đa phân chia tần số trực giao Phân tích hiệu năng hệ thống WiMAX triển khai theo mô hình lưới (Mesh) viii Viết tắt Tiếng Anh Nghĩa Việt multiplexing OFDMA orthogonal frequency division multiple access Đa truy cập phân chia theo tần số trực giao PDF probability density function Hàm mật độ xác suất PER packet error rate Tỷ lệ lỗi gói tin P/S parallel to serial Bộ chuyển đổi song song nối tiếp QoS quality of service Chất lượng dịch vụ QAM quadrature amplitude modulation Điều chế QAM QPSK quadrature phase shift keying Điều chế QPSK RF radio frequency Tần số vô tuyến RP reference point Điểm tham chiếu RR radio resource Tài nguyên vô tuyến rtPS real-time polling service Dịch vụ dò hỏi thời gian thực SIMO single input/multiple output Đơn nhập đa xuất SINR signal-to-interference-plus-noise ratio Tỷ số tín hiệu trên (giao thoa + nhiễu) SIR signal-to-interference ratio Tỷ số tín hiệu trên nhiễu SISO single input/single output Đơn nhập đơn xuất SLA service-level agreement Thoả thuận mức dịch vụ SNR signal-to-noise ratio Tỷ số tín hiệu trên tạp nhiễu S/P serial to parallel Bộ chuyển đổi nối tiếp song song SS subscriber station Thuê bao STBC space/time block code Mã hoá khối không gian – thời gian TCP transport control protocol Giao thức điều khiển truyền vận TDD time division duplexing Song công phân chia theo thời gian TDM time division multiplexing Đa phân chia theo thời gian TDMA time division multiple access Đa truy cập phân chia theo mã UDP user datagram protocol Giao thức dữ liệu người sử dụng UGS unsolicited grant services Các dịch vụ cấp tự động UL uplink Đường lên, hướng lên WAN wide area network Mạng diện rộng Wi-Fi wireless fidelity Mạng không dây WiFi WiMAX worldwide interoperability for microwave access Mạng không dây WiMAX WMAN wireless metropolitan area network Mạng đô thị không dây Phân tích hiệu năng hệ thống WiMAX triển khai theo mô hình lưới (Mesh) ix LỜI NÓI ĐẦU Thế giới công nghệ thông tin - viễn thông ngày càng phát triển và thâm nhập sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Sự bùng nổ của các giải pháp công nghệ đã kéo theo nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội đổi thay, các tổ chức, doanh nghiệp, trường học,… là những lĩnh vực sẽ bị tác động trực tiếp và mạnh bởi sự phát triển này.
- Chẳng hạn với lĩnh vực giáo dục, nhu cầu học tập và hiểu biết ngày càng nhiều, vì thế để đáp ứng được mong mỏi cơ bản này của con người hệ thống các trường học và cơ sở đào tạo ngày càng nâng cao về chất lượng và mở rộng về quy mô đào tạo.
- Hoặc đối với các hệ thống ngân hàng, các chi nhánh đại diện được mở ra nhiều, mang lại những tiện lợi tiếp cận cho người sử dụng.
- Vậy vấn đề đặt ra là – khi quy mô mở rộng, nghĩa là trường học, ngân hàng… được xây dựng thêm địa điểm mới, chi nhánh mới hay có thể rộng hơn đó là khu vực mới thì việc quản lý và giám sát trong hệ thống sẽ như thế nào? Vấn đề nữa là - yếu tố đồng bộ và nhất quán giữa các hệ thống thể hiện ra làm sao? Mặt khác, việc cập nhật thông tin này lên hệ thống trung tâm nảy sinh ra những khó khăn gì.
- Rõ ràng rằng, thế mạnh của công nghệ có thể cho phép các tổ chức, doanh nghiệp, nhà trường… xây dựng lên các hệ thống thuộc về lĩnh vực công nghệ thông tin để giám sát hiệu quả vận hành, để đồng bộ dữ liệu, để thực hiện giảng dạy,… giữa các chi nhánh hay các khu vực.
- Phân tích hiệu năng hệ thống WiMAX triển khai theo mô hình lưới (Mesh) x Giải pháp công nghệ là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới chi phí này, để đảm bảo về chất lượng và hiệu năng của toàn hệ thống, đã có rất nhiều giải pháp người ta đưa ra nhưng tính khả thi còn hạn chế.
- Trong bối cảnh đó công nghệ không dây một bộ phận của công nghệ viễn thông ngày càng tỏ rõ những ưu thế của mình đối với việc triển khai và khả năng mở rộng hệ thống, và hơn thế nữa là hiệu quả về mặt chi phí.
- Chúng đã chứng minh được tính đúng đắn và tính khả thi khi giải quyết những bài toán kết nối và vận hành của một hệ thống mạng máy tính ở những môi trường phức tạp.
- Một trong những công nghệ có thể kể ra đó là giải pháp truy cập băng rộng không dây WiMAX.
- WiMAX hệ thống truyền thông số băng rộng không dây đã xuất hiện tương đối sớm và triển khai mạnh ở một số quốc gia trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam, WiMAX vẫn còn là một lĩnh vực mới và chưa thực sự phát huy hay khai thác được những lợi ích của công nghệ này.
- Có một số lý do: thứ nhất là hiệu năng vận hành của hệ thống còn thấp so với những giải pháp hữu tuyến.
- thứ ba là giá thành không phải rẻ khi triển khai.
- Vì vậy trong nghiên cứu này, tác giá sẽ tập trung vào nghiên cứu mô hình triển khai mang lại nhiều hiệu quả về hiệu năng, độ tin cậy và chi phí đối với hệ thống WiMAX.
- Mặt khác, tác giả cũng chỉ ra khả năng mở rộng hệ thống theo một mô hình đang rất được quan tâm đó là mô hình lưới (Mesh).
- Báo cáo PHÂN TÍCH HIỆU NĂNG HỆ THỐNG WiMAX TRIỂN KHAI THEO MÔ HÌNH MESH được tác giả trình bày gồm có 3 chương theo cấu trúc như sau: Chương 1: TỔNG QUAN VỀ WiMAX VÀ CÁC CÔNG NGHỆ LIÊN QUAN - Trong chương này tác giả chủ yếu đưa ra những đặc tính kỹ thuật Phân tích hiệu năng hệ thống WiMAX triển khai theo mô hình lưới (Mesh) xi của công nghệ và trình bày về công nghệ để tạo ra nhiều luồng dữ liệu độc lập tương ứng với mỗi người dùng OFDM, dựa vào đó công nghệ OFDMA có thể thực hiện được việc phân tập người dùng và tạo ra khả năng đa truy cập trong môi trường nhiều người sử dụng.
- Chương 2: PHÂN TÍCH HIỆU NĂNG CỦA HỆ THỐNG WiMAX TRONG MÔI TRƯỜNG CỐ ĐỊNH VÀ DI ĐỘNG – Trong chương này tác giả đi vào phân tích với một số kiểu dịch vụ liên quan tới chất lượng dịch vụ của hệ thống, bên cạnh đó tác giả đánh giá xác suất lỗi bít, xác suất lỗi gói khi truyền nhận dữ liệu.
- Chương 3: TRIỂN KHAI HỆ THỐNG WiMAX THEO MÔ HÌNH MESH – Trong chương này tác giả đi vào nghiên cứu chế độ Mesh (lưới) của WiMAX với vấn đề cụ thể là hiệu năng của bộ lập lịch phân tán, làm nổi bật tính khả thi của mô hình Mesh khi áp dụng xây dựng hệ thống.
- Tiếp đến tác giả đề xuất mô hình thử nghiệm cho một lĩnh vực cụ thể đó là giáo dục và thực hiện mô phỏng trên công cụ QualNet.
- Ngoài ra báo cáo còn có các phần: KẾT LUẬN SAU CÙNG - để nhận xét chung về việc phân tích hiệu năng và đánh giá khi áp dụng với một hệ thống thực, ở đó cũng chỉ ra những hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả.
- Phân tích hiệu năng hệ thống WiMAX triển khai theo mô hình lưới (Mesh) 1 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ WiMAX VÀ CÁC CÔNG NGHỆ LIÊN QUAN Mục tiêu.
- Khái niệm cơ bản về WiMAX và chuẩn IEEE 802.16.
- Nghiên cứu đặc điểm công nghệ WiMAX ) Nghiên cứu công nghệ OFDM, OFDMA và giải pháp cấp phát kênh ) Nghiên cứu nguyên lý thiết kế kiến trúc mạng ) Kết luận chương.
- Phân tích hiệu năng hệ thống WiMAX triển khai theo mô hình lưới (Mesh) 2 1.1 Khái niệm cơ bản về WiMAX và chuẩn IEEE 802.16.
- WiMAX (Worldwide Interoperability for Microwave Access) là hệ thống truyền thông số băng rộng không dây hoạt động với quy mô của các mạng đô thị.
- WiMAX cung cấp truy cập băng rộng với bán kính có thể lên tới 50 km cho mỗi một trạm cố định và khoảng từ 5 đến 15 km cho mỗi trạm di động.
- Vượt trội hơn hẳn so với chuẩn mạng cục bộ không dây WiFi/802.11 chỉ khoảng từ 30 đến 100m, mà tốc độ truyền dữ liệu không hề thua kém tốc độ truyền dữ liệu của Wi-Fi.
- Bản thân WiMAX là công nghệ hoạt động trên cả hai dải băng tần đăng ký và không đăng ký.
- Trên con đường phát triển của công nghệ, tiêu chí quan trọng đối với WiMAX luôn được đảm bảo đó là tính liên thông của các công nghệ không dây, để xây dựng lên môi trường làm việc di động thật sự.
- Phân loại các chuẩn, tổ chức IEEE đã phác thảo nên các hệ thống chuẩn không dây liên thông bao gồm: IEEE 802.15 dành cho mạng cá nhân (PAN), IEEE 802.11 dành cho mạng cục bộ (LAN), IEEE 802.16 dành cho mạng đô thị (MAN) và đề xuất IEEE 802.20 cho mạng diện rộng (WAN).
- Đối với chuẩn IEEE 802.16 - chuẩn mà WiMAX tuân theo – là kết quả nghiên cứu và làm việc của nhóm IEEE 802.16.
- Nhóm IEEE 802.16 được thành lập vào năm 1998 [trang 33, tài liệu 12.
- mục đích để phát triển chuẩn giao tiếp vô tuyến cho truy cập băng rộng không dây.
- Mục tiêu ban đầu của nhóm là phát triển một hệ thống băng rộng không dây dựa trên tầm nhìn thẳng (LOS) hoạt động trong dải tần 10-66 GHz.
- Chuẩn IEEE 802.16 đầu tiên được hoàn thành vào tháng 12-2001 dựa trên tầng vật lý đơn sóng mang và phương thức ghép kênh được sử dụng là ghép kênh phân chia theo thời gian (TDM).
- Phân tích hiệu năng hệ thống WiMAX triển khai theo mô hình lưới (Mesh) 3 Cùng với sự phát triển và đòi hỏi của người sử dụng, nhóm IEEE 802.16 đã đưa ra chuẩn 802.16a là sự bổ sung cho chuẩn 802.16 ban đầu.
- Chuẩn này cung cấp các ứng dụng không cần tầm nhìn thẳng (NLOS) trong dải 2-11GHz, sử dụng phương thức ghép kênh phân chia theo tần số trực giao (OFDM) và phương thức đa truy cập OFDMA.
- Vào tháng 12-2005 nhóm IEEE đã hoàn thiện chuẩn IEEE 802.16e-2005, là sự cải tiến và bổ sung cho chuẩn IEEE cụ thể hỗ trợ thêm tính di động cho các ứng dụng xách tay, di động và được gọi là WiMAX di động (mobile WiMAX).
- Do yêu cầu về khả năng liên tác toàn cầu nên cần thu hẹp phạm vi của chuẩn và định nghĩa một tập các lựa chọn thiết kế cho việc triển khai.
- Diễn đàn WiMAX thực hiện điều này bằng cách định nghĩa một số lượng hạn chế các bản mô tả hệ thống (system profile) và các bản mô tả chứng thực (certificate profile).
- Bản mô tả hệ thống định nghĩa một tập con các đặc điểm bắt buộc hoặc tùy chọn cho tầng vật lý (PHY Layer) và tầng điều khiểu truy cập phương tiện truyền (MAC layer) được diễn đàn WiMAX lựa chọn từ chuẩn IEEE hoặc IEEE 802.16e-2005.
- Trạng thái bắt buộc hoặc tùy chọn của một đặc điểm nào đó trong bản mô tả hệ thống WiMAX có thể khác so với trong chuẩn gốc của IEEE.
- Hiện nay, diễn đàn WiMAX có hai bản mô tả hệ thống khác nhau: một bản dựa trên IEEE gọi là bản mô tả hệ thống cố định và một bản khác dựa trên IEEE 802.16e, được gọi là bản mô tả hệ thống di động.
- Bản mô tả chứng thực là sự thuyết minh cụ thể cho bản mô tả hệ thống trong đó quy định tần số hoạt động, băng thông kênh và chế độ ghép song công.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt