« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã thuộc huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã thuộc huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang Tác giả luận văn: Tống Xuân Quang Khóa: CH2016A Người hướng dẫn: TS.
- Cán bộ chủ chốt cấp xã là người có chức vụ, nắm giữ các vị trí quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã.
- Vì vậy, việc nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã để vững vàng về chính trị, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực thi chức năng, nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã hiện nay.
- Nhận thức rõ tầm quan trọng, vai trò có ý nghĩa quyết định của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đối với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng ở địa phương, những năm qua huyện Hàm Yên đã chỉ đạo nghiêm túc thực hiện quan điểm, nguyên tắc, chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ.
- Qua đó, đội ngũ cán bộ, công chức của huyện Hàm Yên nói chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện nói riêng đã từng bước được trưởng thành.
- tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc ít người được duy trì và phát triển.
- hầu hết cán bộ chủ chốt cấp xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn được phẩm chất đạo đức cách mạng, tổ chức thực hiện có kết quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- tích cực học tập lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu tổng kết thực tiễn, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
- Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có lúc, có nơi vừa thừa, vừa thiếu.
- Một số ít cán bộ lãnh đạo, quản lý và đảng viên thiếu gương mẫu trong cuộc sống và công tác, quan liêu, xa dân, thiếu tinh thần trách nhiệm.
- trình độ, năng lực thực tiễn và phương pháp công tác chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Đội ngũ trí thức còn mỏng, một số cán bộ chưa say mê nghiên cứu, chưa đem hết tài trí phục vụ địa phương, chất lượng, năng lực thực hành còn yếu.
- Xuất phát từ thực tiễn trên, đồng thời nhận thức rõ yêu cầu cấp bách, cần thiết phải tìm hiểu, đánh giá một cách khách quan năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện Ham Yên, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã thuộc huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
- Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
- Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về không gian: đề tài được nghiên cứu tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
- Phạm vi về nội dung: cán bộ chủ chốt cấp xã bao gồm có nhiều chức danh khác nhau, gồm Bí thư Đảng uỷ, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND.
- Tuy nhiên, luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu về năng lực quản lý của 02 chức danh là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Tác giả sử dụng số liệu thứ cấp trong 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017 và số liệu sơ cấp được thu thập thông qua hoạt động điều tra, khảo sát trong năm 2018 để nghiên cứu thực trạng năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện 3 Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
- Luận văn là tài liệu tham khảo quan trọng để UBND huyện Hàm Yên, phòng Nội vụ huyện Hàm Yên đưa ra những giải pháp để nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.
- d) Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn, tác giả sử dụng 3 phương pháp nghiên cứu chính là Phương pháp thu thập số liệu.
- e) Kết luận Đề tài: “Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã thuộc huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” với mục tiêu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã, bao gồm các nội dung: lý luận chung về chính quyền cấp xã.
- lý luận chung về cán bộ chủ chốt cấp xã.
- lý luận chung về năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã.
- Bên cạnh đó, luận văn đi tìm hiểu kinh nghiệm nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
- Phân tích thực trạng năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, gồm các nội dung: công tác cán bộ, đặc điểm của cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Hàm Yên, năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Hàm Yên.
- Phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Hàm Yên.
- Đây là cơ sở để luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
- Luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Hàm Yên đến năm 2020, gồm: đổi mới về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã.
- nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp xã.
- đổi mới và thực hiện đồng bộ các quy định, quy chế về bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ chủ chốt cấp xã.
- một số giải pháp khác.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt