« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng cacbon đến cấu trúc của liên kết hàn thép cacon-thép không gỉ


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Tên đề tài " Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng cacbon đến cấu trúc của liên kết hàn thép cacbon – thép không gỉ" Tác giả luận văn: Phan Anh Tuấn Khóa học: 2016A Người hướng dẫn chính: TS.
- Với mục đích tạo ra được các sản phẩm có tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau tại các vị trí khác nhau trên chính sản phẩm đó mà không lãng phí về vật liệu và giảm được giá thành sản phẩm, thì công nghệ hàn các vật liệu khác chủng loại đã được nghiên cứu và phát triển nhằm đáp ứng được các yêu cầu đó.
- Trên thế giới công nghệ hàn các vật liệu khác chủng loại đã được phát triển và ứng dụng nhiều trong các thiết bị công nghiệp, hàng không vũ trụ, y tế, dầu mỏ, khai khoáng…Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ, vật liệu, môi trường…đến quá trình hàn này.
- Ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu về hàn thép khác chủng loại vẫn còn rất hạn chế.
- Trong khi đó có nhiều khía cạnh của công nghệ hàn này cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ hơn.
- Nằm trong các định hướng đó tác giả đã chọn nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng cacbon đến cấu trúc của liên kết hàn thép cacbon – thép không gỉ.
- Mà cụ thể là nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng cacbon đến cơ tính, đến tổ chức tế vi và đến quá trình hình thành và tiết pha cacbit khi hàn thép cacbon-thép không gỉ.
- Các nghiên cứu này sẽ được trình bày cụ thể trong nội dung chính của luận văn.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục tiêu chính của luận văn: Mục tiêu của luận văn này là thông qua quá trình hàn thực nghiệm, làm rõ một số vấn đề sau sau.
- Đánh giá được ảnh hưởng của hàm lượng cacbon đến cơ tính liên kết hàn giữa thép cacbon và thép không gỉ.
- 2 - Phân tích, đánh giá được cấu trúc của liên kết hàn giữa thép cacbon và thép không gỉ.
- Phân tích, đánh giá được ảnh hưởng của hàm lượng cacbon đến quá trình tiếtpha cacbit trong liên kết hàn giữa thép cacbon và thép không gỉ.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu là thép tấm cacbon CCT38, C50 và thép không gỉ SUS304 - Chiều dày mẫu nghiên cứu : Thép tấm dày 12mm 3.
- Xây dựng được một quy trình hàn hợp lý cho hàn thép cacbon và thép không gỉ ở các mức độ thành phần cacbon khác nhau.
- Lập được quy trình kiểm tra đầy đủ để đánh giá được sự ảnh hưởng của hàm lượng cacbon đến cơ tính, tổ chức tế vi của mối hàn khi hàn thép cacbon và thép không gỉ - Nghiên cứu sự tiết pha cacbit chỉ hình thành khi hàm lượng cacbon cao (>0,5%) và sự phân bố các pha này nằm ngay sát vùng đường chảy của mối hàn và lệch về phía kim loại mối hàn.
- Pha delta ferit được hình thành dọc theo biên giới của kim loại mối hàn và thép không gỉ, chúng có dạng sợi mảnh kéo dài theo hướng nguội của kim loại mối hàn.
- Sự xuất hiện của các tổ chức chứa cacbit dọc theo vùng đường chảy làm cho vùng này có tính chất cứng, giòn, dễ nứt, còn sự xuất hiện của các pha delta ferit làm cho cơ tính mối hàn giảm xuống, pha này càng lớn thỉ độ cứng và độ dai va đập của mối hàn càng giảm 4.
- Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực nghiệm.
- Kết luận Hàn các vật liệu khác chủng loại nói chung và hàn thép cacbon với thép không gỉ nói riêng không còn xa lạ gì trên thế giới.
- Tuy nhiên ở nước ta hiện nay việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết và đánh giá các kết quả khoa học thực tiễn về lĩnh vực này còn rất hạn chế.
- 3 Với nhiệm vụ đề ra của bài luận văn này, tác giả đã đưa ra và phân tích được một số cơ sở lý thuyết và đánh giá thực nghiệm như sau: 1.
- Nêu ra được cơ sở khoa học khi hàn các vật liệu thép khác chủng loại, trên cơ sở phân tích các ứng xử khác nhau của các loại vật liệu là thép cacbon và thép không gỉ khi hàn nóng chảy, phân tích các ảnh hưởng của yếu tố công nghệ đến quá trình hình thành liên kết hàn.
- Qua đó đã làm rõ được bản chất và cơ chế hình thành liên kết hàn thép cacbon –thép không gỉ.
- Lập được quy trình kiểm tra đầy đủ để đánh giá được sự ảnh hưởng của hàm lượng cacbon đến cơ tính, tổ chức tế vi của mối hàn khi hàn thép cacbon và thép không gỉ.
- Qua việc phân tích cấu trúc tế vi mối hàn bằng các thiết bị chụp ảnh tế vi hiện đại, tác giả đã đưa ra được hình ảnh cụ thể và giải thích rõ ràng về quá trình hình thành và tiết pha cacbit, pha delta ferit trong quá trình hàn thép cacbon-thép không gỉ.
- Từ đó thấy được ảnh hưởng của hàm lượng cacbon đến quá trình hình thành các pha trên và ảnh hưởng của chúng đến cơ tính mối hàn - Khi hàm thép có hàm lượng cacbon càng cao thì cấu trúc liên kết hàn xuất hiện các tổ chức mới như cacbit, delta ferit làm ảnh hưởng xấu đến cơ tính mối hàn (pha cacbit bắt đầu xuất hiện khi hàm lượng cacbon trong thép cacbon >0.45.
- Pha delta ferit được hình thành dọc theo biên giới của kim loại mối hàn và thép không gỉ, chúng có dạng sợi mảnh kéo dài theo hướng nguội của kim loại mối hàn 5.
- Kết quả thử nhiệm cho thấy rằng sự xuất hiện của các tổ chức chứa cacbit dọc theo vùng đường chảy làm cho vùng này có tính chất cứng, giòn, dễ nứt, còn sự xuất hiện của các pha delta ferit làm cho cơ tính mối hàn giảm xuống, pha này càng lớn thì độ cứng và độ dai va đập của mối hàn càng giảm

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt