intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Phát triển chuỗi giá trị Ba kích tím huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

29
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này xác định chuỗi giá trị và đánh giá thực trạng các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị ba kích tím của huyện Ba Chẽ. Xác định yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị ba kích tím huyện Ba Chẽ. Đề xuất giải pháp nhằm phát triển chuỗi giá trị ba kích tím huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021-2025. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Phát triển chuỗi giá trị Ba kích tím huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG VĂN MINH PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ BA KÍCH TÍM HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, NĂM 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG VĂN MINH PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ BA KÍCH TÍM HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số ngành: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ YẾN THÁI NGUYÊN, NĂM 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thựchiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Đặng Văn Minh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Đề tài được thực hiện tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình đào tạo thạc sỹ kinh tế nông nghiệp khóa 26B của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Trong qúa trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo (Bộ phận đào tạo sau đại học), Khoa Kinh tế & PTNT, các thầy cô Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh..., nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó. Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Yến đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên, ủng hộ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian làm khóa luận. Xin chân thành cảm ơn tới toàn thể thầy cô Khoa Kinh tế & PTNT, Phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện tốt khóa luận. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và môi trường, Chi cục thống kê, Ủy ban nhân dân các xã, Thị trấn trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, các doanh nghiệp đã cung cấp thông tin tư liệu cần thiết cũng như tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn. Cuối cùng, xin được cảm các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ thời gian và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 10 năm2020 Tác giả luận văn Đặng Văn Minh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SỸ ........................................................................x MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài. .....................................................................................3 3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................3 5.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học....................................................3 5.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................................4 6. Bố cục luận văn .......................................................................................................4 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN ........5 1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị nông sản ................................................................5 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................5 1.1.2. Nội dung phân tích chuỗi giá trị ngành hàng ....................................................9 1.1.3.Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị ..................................................................11 1.1.4. Mối quan hệ giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng .........................................12 1.2. Cơ sở thực tiễn một số nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm ở Việt Nam .......13 1.2.1. Phát triển chuỗi giá trị một số cây dược liệu tại một số địa phương của Việt Nam. .14 1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm để nâng cấp chuỗi giá trị ba kích tím huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ...............................................................................17 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan. ...............................................19 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................20 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................20
  6. iv 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................23 2.1.3. Tiềm năng, lợi thế của ba kích tím trên địa bàn huyện Ba Chẽ ......................30 2.1.4. Đánh giá chung ...............................................................................................31 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................33 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................33 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................33 2.3.2. Phương pháp phân tích ....................................................................................36 2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..........................................................................38 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................40 3.1. Thực trạng phát triển chuỗi giá trị ba kích tím trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................................40 3.1.1. Thực trạng phát triển diện tích, năng suất, sản lượng cây ba kích trên địa bàn huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh ...................................................................40 3.1.2. Thực trạng chế biến và tiêu thụ các sản phẩm ba kích tại huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh. .......................................................................................................43 3.2. Phân tích chuỗi giá trị ba kích tím Ba Chẽ ........................................................48 3.2.1. Lập sơ đồ chuỗi giá trị ba kích ........................................................................48 3.2.2. Kênh tiêu thụ sản phẩm ba kích tím Ba Chẽ ...................................................49 3.2.3. Phân tích chi phí và lợi nhuận của các tác nhân tham gia vào phát triển chuỗi giá trị sản phẩm ba kích tím Ba Chẽ. ..............................................................51 3.2.4. Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm ba kích tím. .................................................54 3.2.5. Mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm ba kích tím Ba Chẽ.6665 3.2.6. Đánh gián những khó khăn của các tác nhân tham gia phát triển chuỗi giá trị sản phẩm ba kích tím Ba Chẽ .......................................................................70 3.3. Phân tích SWOT đối với phát triển chuỗi giá trị sản phẩm Ba kích huyện Ba Chẽ ........................................................................................................7271 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chuỗi giá trị ba kích Ba Chẽ ...............73 3.4.1.Những yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sự phát triển chuỗi giá trị ba kích Ba Chẽ. .73 3.4.2.Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển chuỗi giá trị ba kích Ba Chẽ ...................................................................................................................7473
  7. v 3.5. Đánh giá chung về phát triển chuỗi giá trị sản phẩm ba kích tím huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ...........................................................................7574 3.5.1. Những điểm mạnh .......................................................................................7574 3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................................7675 3.6. Định hướng và giải pháp phát triển chuỗi giá trị ba kích tím trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. ..........................................................................7776 3.6.1. Định hướng phát triển cây ba kích trên địa bàn huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025 ................................................................7776 3.6.2. Giải pháp phát triển chuỗi giá trị ba kích tím trên địa bàn huyện Ba Chẽ .....79 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................89 1. Kết luận .................................................................................................................89 2. Kiến nghị ...............................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................91
  8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Chẽ năm 2019 ..................23 Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019 ...................................................................................................24 Bảng 2.3. Tình hình dân số huyện Ba Chẽ năm 2017 - 2019 .....................................25 Bảng 2.4. Tình hình lao động huyện Ba Chẽ năm 2017- 2019 ..................................26 Bảng 2.5. Đối tượng và mẫu điều tra .........................................................................36 Bảng 2.6. Phân tích SWOT .........................................................................................38 Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng Ba kích trên địa bàn huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017 – 2019 .................................................................................................41 Bảng 3.2. Diện tích trồng cây ba kích năm 2019 phân theo xã ..................................42 Bảng 3.3.Yêu cầu chất lượng sản phẩm ba kích tại tím huyện Ba Chẽ ......................43 Bảng 3.4. Kết quả điều tra khả năng tiêu thụ sản phẩm rượu ba kích năm 2019 .......48 Bảng 3.5. Thông tin chung về hộ nông dân trồng ba kích ..........................................53 Bảng 3.6. Tổng hợp chi phí sản xuất ba kích tím từ khi trồng đến khi thu hoạch (5 năm) tính cho 1ha ...................................................................................................55 Bảng 3.7. Kết quả và hiệu quả kinh tế của người trồng ba kích .................................56 Bảng 3.8. Kết quả và hiệu quả kinh tế của tác nhân thu gom ba kích ........................57 Bảng 3.9. Phân tích kết quả và hiệu quả của tác nhân chế biến ba kích khô ..............58 Bảng 3.10. Phân tích kết quả và hiệu quả của tác nhân chế biến rượu ba kích ..........59 Bảng 3.11. Phân tích kết quả và hiệu quả của tác nhân bán buôn ba kích khô ..........60 Bảng 3.12. Phân tích kết quả và hiệu quả của tác nhân bán buôn rượu ba kích .........61 Bảng 3.13. Phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế của tác nhân bán lẻ ba kích khô (Tính cho 1 kg)............................................................................................................62 Bảng 3.14. Phân tích kết quả và hiệu quả của tác nhân bán lẻ rượu ba kích (Tính cho 1 lít rượu)....................................................................................................63 Bảng 3.15. So sánh hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong chuỗi giá trị ba kích .....64 Bảng 3.16: Những khó khăn của các tác nhân tham gia phát triển chuỗi giá trị sản phẩm ba kích Ba Chẽ ............................................................................................70 Bảng 3.17: Phân tích SWOT đối với phát triển chuỗi giá trị sản phẩm ba kích Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................72
  9. viii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Quy trình sản xuất sản phẩm ba kích Ba Chẽ .........................................4545 Hình 3.2. Quy trình sản xuất sản phẩm Rượu ba kích Ba Chẽ ...............................4646 Hình 3.3. Sơ đồ chuỗi giá trị ba kích tím Ba Chẽ ...................................................4949 Hình 3.4. Các kênh tiêu thụ sản phẩm ba kích tím Ba Chẽ ...................................5050
  10. ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật CP Cổ phần ĐTPT Đầu tư phát triển ĐVT Đơn vị tính GAP Thực hành nông nghiệp tốt GlobalGAP Bộ tiêu chuẩn về nông trại được công nhận quốc tế GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn GTNS Giá trị năng suất HTX Hợp tác xã KD Kinh doanh KHCN Khoa học công nghệ KHKT Khoa học kĩ thuật KT - XH Kinh tế - Xã hội KTCB Kiến thiết cơ bản NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NSNN Ngân sách Nhà nước PTNT Phát triển nông thôn SNV Tổ chức phát triển Hà Lan TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân VietGAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam XD Xây dựng XNK Xuất nhập khẩu FC Chi phí cố định GO Giá trị sản xuất VC Chi phí biến đổi TC Tổng chi phí Pr Lợi nhuận IC Chi phí trung gian
  11. x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SỸ Tên tác giả: Đặng Văn Minh Tên luận văn: Phát triển chuỗi giá trị ba kích tím trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh” Ngành: Kinh tế nông nghiêp Mã số: 8.62.01.15 Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên Phần nội dung 1. Mục tiêu của đề tài: Phát triển chuỗi giá trị ba kích tím trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh” góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị, chuỗi giá trị nông sản; Xác định chuỗi giá trị và đánh giá thực trạng các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị ba kích tím của huyện Ba Chẽ; Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chuỗi giá trị ba kích tím huyện Ba Chẽ; Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị ba kích tím huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021-2025. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Là các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ba kích tím huyện Ba Chẽ bao gồm: (1) Chủ thể trồng ba kích (Nhóm xã viên Hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại..); (2) Người thu gom ba kích; (3) Cơ sở chế biến ba kích; (4) Bán buôn, bán lẻ, doanh nghiệp, nhà phân phối, (5) Người tiêu dùng. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh; Đánh giá thực trạng phát triển chuỗi giá trị ba kích tím trong giai đoạn 2017-2019; Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2021 -2025. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để xác định được hiện trạng của chuỗi giá trị; Lập sơ đồ chuỗi giá trị, phân tích chi phí lợi nhuận theo từng tác nhân, theo từng kênh phân phối; Chỉ ra các tác nhân chính, nút thắt chính trong chuỗi giá trị để đưa ra can thiệp hợp lý; Xác định được nút thắt trong chuỗi để triển khai các tác động. - Đề tài góp phần đưa ra các giải pháp cụ thể cho Đề án phát triển cây dược liệu huyện Ba Chẽ trong giai đoạn tới theo hướng tiếp cận chuỗi giá trị từ sản xuất,
  12. xi tới tiêu thụ, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị cây ba kích tím huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025; Cung cấp thông tin cho các tác nhân trong chuỗi giá trị, đặc biệt là cho người trồng ba kích tím và các nhà quản lý xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất cây dược liệu; Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan ban ngành của huyện, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị ba kích, đưa ba kích tím huyện Ba Chẽ trở thành cây dược liệu chủ lực của huyện. 4. Bố cục luận văn: - Qua nghiên cứu, tác giả tổng kết lại kết quả nghiên cứu và giới thiệu “ Phát triển chuỗi giá trị ba kích tím trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh” để độc giả tham khảo. Nội dung, bố cục ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 nội dung chính sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ba Chẽ là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh, là địa phương có nhiều tiềm năng trong việc phát triển các cây dược liệu quý.Với diện tích tự nhiên là 60.855,56 ha, Huyện Ba Chẽ có thế mạnh về rừng và đất rừng (rừng và đất rừng chiếm 90,8% diện tích tự nhiên) (NGTK huyện Ba Chẽ, 2019); cộng thêm đặc điểm địa hình hướng phơi, độ cao, khí hậu, thủy văn, tác động của con người kết hợp với các đặc tính sinh thái của từng loài đã tạo nên sự đa dạng của hệ thực vật tại huyện Ba Chẽ, đặc biệt là tài nguyên cây thuốc. Trong đó, ba kích tím được coi là loài có giá trị sử dụng tốt nhất, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Ba kích tím là cây chịu bóng, mọc rộng rãi ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đã được sử dụng trong các loại thuốc thảo dược truyền thống và bổ sung chất dinh dưỡng cho con người hơn 2000 năm nay. Cây không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có giá trị kinh tế cao. Củ của cây ba kích được sử dụng rộng rãi như một loại dược liệu có tác dụng bổ thận âm, bổ thận dương, tăng cường gân cốt, tăng sức đề kháng, sức dẻo dai, khử phong thấp. Dịch chiết từ củ Ba kích tím có tác dụng giảm huyết áp, tác dụng nhanh với các tuyến cơ năng, bổ trí não, giúp ăn, ngủ ngon. Ba kích tím huyện Ba Chẽ có chất lượng tốt nhất tại Quảng Ninh có giá từ 1,5 - 1,7 triệu đồng/kg khô (03 kg tươi được 01 kg khô). Suốt một thời gian dài, ba kích tím mọc hoang, phân bổ nhiều ở vùng đồi núi thấp huyện Ba Chẽ, tuy nhiên phần lớn là khai thác tự nhiên, bừa bãi thiếu khoa học nên số lượng ba kích tím còn lại rất ít. Bên cạnh đó, diện tích phân bố tự nhiên của loài cây này cũng bị thu hẹp do người dân phát nương, làm rẫy, thay thế rừng tự nhiên bằng rừng trồng dẫn đến hệ lụy là rừng bị tàn phá và nghèo nàn thảm thực vật dưới tán rừng khiến chi ba kích tím lâm vào tình trạng gần như tuyệt chủng và được đưa vào sách đỏ Việt nam cần được bảo vệ. Trong những năm qua huyện đã tích cực bảo tồn và hỗ trợ phát triển,nhân rộng sản xuất, chế biến một số loại cây dược liệu thành sản phẩm hàng hóa; Hình thành được một số doanh nghiệp, HTX sản xuất, chế biến; Đặc biệt hầu hết các sản phẩm tham gia chương trình “Đề án mỗi xã phường một sản phẩm - OCOP Quảng Ninh” là từ dược liệu; trong đó có loại dược liệu ba kích được lựa chọn là sản phẩm
  14. 2 tham gia chương trình OCOP cấp tỉnh. Nhu cầu của xã hội về dược liệu có nguồn gốc từ thảo dược để điều chế các thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm… ngày càng tăng, thị trường tiêu thụ rộng mở. Do vậy, việc phát huy hiệu quả và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cây ba kích tím đang được coi là hướng đi chủ đạo, góp phần bảo tồn, phát triển nguồn gen dược liệu quý đồng thời giải quyết đầu ra cho sản phẩm Ba kích và tạo việc làm, tăng nguồn thu nhập cho người dân. Biết được hiệu quả trên, một số cơ quan nghiên cứu đã có những thử nghiệm bước đầu về nhân giống đối với cây ba kích tím; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh đã ban hành quy trình kỹ thuật lâm nghiệp áp dụng cho 17 vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung của tỉnh, trong đó có kỹ thuật trồng cây ba kích tím; Huyện Ba Chẽ đã xây dựng Đề án bảo tồn và phát triển một số loài dược liệu quý trên địa bàn huyện Ba Chẽ năm 2020, định hướng đến năm 2030, mục tiêu đề án đến năm 2020 ba kích tím đạt 335 ha (Diện tích hiện có 75 ha, dự kiến trồng mới 260 ha) và đến năm 2030 ba kích tím đạt 1.000 ha (Diện tích đến năm 2020 là 335 ha, dự kiến trồng mới 665 ha). Tuy nhiên, các nghiên cứu, đề án mới chỉ mang tính thử nghiệm, quy hoạch vùng sản xuất, hiện chưa có nghiên cứu cơ bản nào tập trung đi sâu vào đánh giá tìm đầu ra cho sản phẩm ba kích tím nhằm tìm ra thị trường tiêu thụ ổn định cây dược liệu quý này. Đặc biệt trong quá trình tiêu thụ có hàng loạt câu hỏi đặt ra như: Thực trạng tiêu thụ ba kích tím ở huyện Ba Chẽ trong những năm qua ở như thế nào? đặc biệt là các tác nhân trong việc tiêu thụ? Diện tích, năng suất, giá bán, thời gian tiêu thụ, thị trường tiêu thụ nào có hiệu quả nhất? Những tác động ảnh hưởng đến chuỗi giá trị ba kích tím ở huyện Ba Chẽ? Giải pháp nào để nâng cao giá trị chuỗi ba kích tím ở Ba Chẽ trong những năm tới ? Việc nghiên cứu phát triển chuỗi giá trị cây ba kích tím vùng sản xuất tập trung trên địa bàn huyện Ba Chẽ có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho các nhà quản lý kinh tế, các cơ quan chỉ đạo sản xuất hiểu rõ hơn hoạt động sản xuất, kinh doanh ba kích tím, những mối quan hệ, tương tác và sự phân phối lợi ích của từng tác nhân trong chuỗi từ đó đề xuất những giải pháp tác động hợp lý nhằm hình thành, hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị cây ba kích tím góp phần tăng hiệu quả kinh tế của cây ba kích trên địa bàn huyện Ba Chẽ nói riêng và trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói chung.
  15. 3 Nhằm làm sáng tỏ những câu hỏi trên tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển chuỗi giá trị ba kích tím huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh” góp phần chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất dược liệu hàng hoá giúp tạo ra sản phẩm có giá trị cao, bền vững, tạo ra hướng sản xuất mới, đa dạng các loại hình sản phẩm; mở ra triển vọng mở rộng các ngành sản xuất dịch vụ, du lịch tại địa phương huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài. - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị, chuỗi giá trị nông sản. - Xác định chuỗi giá trị và đánh giá thực trạng các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị ba kích tím của huyện Ba Chẽ. Xác định yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị ba kích tím huyện Ba Chẽ. - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển chuỗi giá trị ba kích tím huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021-2025. 3. Đối tượng nghiên cứu Là các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ba kích tím huyện Ba Chẽ như: (1) Chủ thể trồng ba kích (Nhóm xã viên Hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại..); (2) Người thu gom ba kích; (3) Cơ sở chế biến ba kích; (4) Bán buôn, bán lẻ, doanh nghiệp, nhà phân phối, (5) Người tiêu dùng; và yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị ba kích tím 4. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. * Phạm vi về thời gian: Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị ba kích tím trong giai đoạn 2017-2019; Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2021 -2025. * Phạm vi về nội dung: Phát triển chuỗi giá trị ba kích tím của huyện Ba Chẽ. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để xác định được hiện trạng của chuỗi giá trị. - Lập sơ đồ chuỗi giá trị, phân tích chi phí lợi nhuận theo từng tác nhân, theo từng kênh phân phối.
  16. 4 - Chỉ ra các tác nhân chính, nút thắt chính trong chuỗi giá trị để đưa ra can thiệp hợp lý. - Xác định được nút thắt trong chuỗi để triển khai các tác động. 5.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Đề tài góp phần đưa ra các giải pháp cụ thể cho Đề án phát triển cây dược liệu huyện Ba Chẽ trong giai đoạn tới theo hướng tiếp cận chuỗi giá trị từ sản xuất, tới tiêu thụ, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị cây ba kích tím huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025. - Đề tài góp phần cung cấp thông tin cho các tác nhân trong chuỗi giá trị, đặc biệt là cho người trồng ba kích tím và các nhà quản lý xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất cây dược liệu. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan ban ngành của huyện, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị ba kích, đưa ba kích tím huyện Ba Chẽ trở thành cây dược liệu chủ lực của huyện. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 nội dung chính sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
  17. 5 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN 1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị nông sản 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị Chuỗi giá trị cũng được biết đến như là chuỗi giá trị phân tích, là một khái niệm từ quản lý kinh doanh đầu tiên đã được mô tả và phổ cập bởi Michael Porter vào năm 1985 trong cuốn sách best-seller của ông có tựa đề: “ Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance” ( Lợi thế cạnh tranh: Tạo và duy trì thành tích vượt trội trong kinh doanh). Theo Michael Porter (2001) thì chuỗi giá trị của một ngành, một doanh nghiệp bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ tạo nên lợi thế cạnhtranh khi được cấu hình một cách thích hợp…Theo đó, chuỗi giá trị là một chuỗi các hoạt động mà các sản phẩm trải qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo một thứ tự và tại mỗi hoạt động thì sản phẩm đó gia tăng thêm một số giá trị. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại. Chuỗi giá trị (value chain, 2001) - là khung mẫu cơ sở để suy nghĩ một cách chiến lược về hoạt động trong doanh nghiệp, đồng thời đánh giá chi phí và vai trò tương đối của chúng trong việc khác biệt hóa. Khác biệt giữa giá trị với chi phí thực hiện các hoạt động cần thiết để tạo ra sản phẩm/dịch vụ ấy sẽ quyết định mức lợi nhuận. Chuỗi giá trị giúp ta hiểu rõ các nguồn gốc của giá trị cho người mua (buyer value) đảm bảo một mức giá cao hơn cho sản phẩm, cũng như lý do tại sao sản phẩm này có thể thay thế sản phẩm khác. Chiến lược là một cách sắp xếp và kết hợp nội tại các hoạt động một cách nhất quán, cách thức này phân biệt rõ ràng doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Về tổng thể có chín loại hoạt động tạo ra giá trị trong toàn chuỗi được chia thành hai nhóm: - Nhóm hoạt động chính thì bao gồm dãy năm loại hoạt động: Đưa nguyên vật liệu vào kinh doanh; Vận hành, sản xuất- kinh doanh; Vận chuyển ra bên ngoài; Marketing và bán hàng; Cung cấp các dịch vụ liên quan.
  18. 6 - Nhóm bổ trợ chứa các hoạt động tạo ra giá trị bao gồm: Hạ tầng, quản trị nhân lực, công nghệ và mua sắm. Các hoạt động bổ trợ xảy ra bên trong từng loại hoạt động chính. Chuỗi giá trị theo Kaplinsky và Morris (2001) “Chuỗi giá trị bao gồm toàn bộ các hoạt động cần thiết để đưa ra một sản phẩm hoặc dịch vụ từ một ý tưởng thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi sử dụng”.Chuỗi giá trị tồn tại khi mà tất cả các tác nhân tham gia vào hoạt động của chuỗi theo cách để tối ưu hoá việc tạo ra giá trị dọc theo chuỗi... Kaplinsky và Morris (2001) nhấn mạnh rằng không có một phương pháp chuẩn tắc cho việc phân tích một chuỗi giá trị. Xây dựng phương pháp phân tích chuỗi giá trị phụ thuộc vào cách tiếp cận và vấn đề nghiên cứu cũngnhư mục tiêu đặt ra. Có nhiều cách tiếp cận trong phân tích chuỗi giá trị, nhưng mỗi cách tiếp cận chuỗi đều có những lợi thế và bất lợi khác nhau. Theo Kaplinsky và Morris (2001), việc phân tích chuỗi giá trị gồm những nội dung sau: - Xác định tác nhân đầu tiên để bắt đầu thực hiện nghiên cứu; - Lập sơ đồ chuỗi giá trị: Quá trình lập sơ đồ chuỗi cần xác định và vẽ các quá trình cốt lõi trong chuỗi; Xác định các tác nhân trong mỗi quá trình; Vẽ dòng luôn chuyển sản phẩm giữa các tác nhân dọc theo chuỗi, bao gồm dòng luân chuyển về địa lý; Xác định khối lượng sản phẩm giao dịch luân chuyển giữa các tác nhân; Xác định sự thay đổi giá trị qua mỗi quá trình; Xác định các phương thức liên kết và giao dịch giữa các tác nhân trong chuỗi. - Xác định những phân đoạn thị trường của sản phẩm và các yếu tố thành công then chốt cho sản phẩm trên thị trường; - Xác định cách thức nhà sản xuất kết nối với thị trường, đánh giá đặc điểm và vai trò của người mua và người bán trên thị trường; - Đánh giá và kiểm tra hiệu quả vận hành chuỗi giá trị: Tức là đánh giá khả năng cạnh tranh về chi phí, chất lượng, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng, năng lực thực hiện cải tiến cho sản phẩm cũng như quá trình tạo ra giá trị;
  19. 7 - Quản trị chuỗi giá trị: Đánh giá sức mạnh của quyền lực chi phối thị trường ở các tác nhân, xác định tác nhân then chốt và quan trọng nhất trong việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững; - Các vấn đề liên quan đến phân phối lợi ích, giá trị gia tăng, rủi ro, rào cản gia nhập ngành… Như vậy, chuỗi giá trị hàng hóa - dịch vụ là nói đến những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động và có trách nhiệm tạo ra giá trị tối đa trong toàn chuỗi. Chúng ta có thể hiểu khái niệm này theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng: Nếu hiểu chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp thì chuỗi giá trị là một khối liên kết dọc hoặc một mạng liên kết giữa một số tổ chức kinh doanh độc lập trong một chuỗi sản xuất. Hay nói cách khác một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một đơn vị sản xuất để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả các hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng, mặt khác mỗi hoạt động lại bổ xung giá trị cho sản phẩm cuối cùng. Nếu hiểu Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng thì đó là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ. Kết quả của chuỗi có được khi sản phẩm đã được bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, khái niệm về chuỗi giá trị đã bao hàm cả tổ chức và điều phối, các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi. Khái niệm chuỗi giá trị nông sản Các nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản sử dụng thuật ngữ “chuỗi giá trị” hay “chuỗi cung ứng” để mô tả chuỗi giá trị nông sản. FAO (2010) định nghĩa: “Chuỗi giá trị nông sản bao gồm tập hợp các tác nhân và hoạt động đưa một sản phẩm nông sản từ sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, theo đó, giá trị của sản phẩm được gia tăng trong mỗi khâu trung gian. Một chuỗi giá trị có thể là một liên kết dọc hay một mạng lưới các tác nhân độc lập với nhau vào các khâu chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển, và phân phối”.
  20. 8 Như vậy, khái niệm chuỗi giá trị nông sản cũng mang những đặc điểm của khái niệm chung về chuỗi giá trị, đó là mô tả chuỗi những hoạt động để đưa 1 sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng cuối cùng. Các hoạt động trong chuỗi giá trị nông sản bao gồm sản xuất, thu gom, chế biến, bán buôn, bán lẻ cũng như các chức năng hỗ trợ như cung ứng vật tư đầu vào, dịch vụ tài chính, dịch vụ hậu cần, đóng gói, và marketing. Chuỗi giá trị bị ảnh hưởng bởi các đặc tính của sản phẩm nông sản. Sản phẩm nông sản có các đặc tính đặc thù như tính mùa vụ, mau hỏng, chất lượng không đồng nhất, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm. Những đặc tính những vấn đề trong tổ chức, hoạt động, và hiệu suất của chuỗi, từ đó ảnh hưởng tới đặc điểm của chuỗi. 1.1.1.2. Các khái niệm liên quan Chuỗi sản xuất - cung ứng Thuật ngữ chuỗi cung ứng sử dụng để mô tả các kênh phân phối hoặc kênh thị trường qua đó sản phẩm được chuyển tới tay người tiêu dùng. Người nông dân ít khi bán trực tiếp sản phẩm của mình cho người tiêu dùng.Đây là khái niệm mới sử dụng trong kinh tế thị trường với mục tiêu chính là sản xuất hàng hóa theo ngành hàng. Từ các quan điểm của các nhà kinh tế khác nhau chúng tôi cho rằng, một chuỗi sản xuất được hiểu đó là tất cả các bên tham gia vào một hoạt động kinh tế có sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh và chuyển giao sản phẩm đó tới người tiêu dùng cuối cùng. Trong một chuỗi sản xuất - cung ứng: dòng luân chuyển thông tin thường không phải là chủ yếu mà mục tiêu chính hướng đến là chi phí và giá. Chiến lược sản xuất thường tập trung vào các sản phẩm, hàng hoá cơ bản. Định hướng của chuỗi sản xuất - cung ứng chủ yếu là hướng cung. Vấn đề trọng tâm của chuỗi sản xuất chính là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và kết cấu tổ chức trong chuỗi là các tác nhân tham gia độc lập. Ngành hàng Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng. Như vậy ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các hoạt động, xuất phát từ điểm ban đầu đến điểm cuối cùng của một nguồn lực hay một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chếbiến để tạo ra một
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
22=>1