intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn (CHDCND Lào) và tỉnh Quảng Bình (CHXHCN Việt Nam) từ năm 1989 đến năm 2017

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:196

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: Phân tích những cơ sở và nhân tố tác động, ảnh hưởng, chi phối đến quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh; Hệ thống một cách chân thực, khách quan, khoa học tiến trình quan hệ hợp tác và phát triển giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình trong những năm từ 1989 đến năm 2017 trên các lĩnh vực;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn (CHDCND Lào) và tỉnh Quảng Bình (CHXHCN Việt Nam) từ năm 1989 đến năm 2017

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH LẠI THỊ HƢƠNG QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH KHĂM MUỘN (CHDCND LÀO) VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH (CHXHCN VIỆT NAM) TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM 2017 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGHỆ AN - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH LẠI THỊ HƢƠNG QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH KHĂM MUỘN (CHDCND LÀO) VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH (CHXHCN VIỆT NAM) TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM 2017 Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 9229011 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. NGUYỄN CÔNG KHANH 2. PGS. TS. NGUYỄN THỊ HƢƠNG NGHỆ AN - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Nghiên cứu sinh Lại Thị Hƣơng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin dành sự kính trọng, lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Công Khanh và PGS.TS. Nguyễn Thị Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các thầy cô trong ngành Lịch sử - Viện Sư phạm xã hội - Trường Đại học Vinh đã có những ý kiến đóng góp, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin cảm ơn Trung tâm lưu trữ UBND tỉnh Quảng Bình; Phòng lưu trữ Văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình; các Phòng, Ban thuộc Sở ban ngành tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình; các trung tâm thư viện... đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, đồng nghiệp, gia đình, người thân và bạn bè đã khích lệ, ủng hộ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Vinh, tháng năm 2021 Tác giả Lại Thị Hƣơng
  5. iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG .................................................................................viii MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu...................................................... 4 5. Nguồn tư liệu .......................................................................................................... 5 6. Đóng góp của luận án ............................................................................................. 5 7. Kết cấu của luận án ................................................................................................. 6 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................... 7 1.1. Các công trình nghiên cứu quan hệ Lào - Việt Nam có liên quan gián tiếp đến quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình .............................................................. 7 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình ... 16 1.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết ........................................................................................................... 19 1.3.1. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu ................................................ 19 1.3.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết ...................................... 20 Chƣơng 2. CƠ SỞ VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ GIỮA TỈNH KHĂM MUỘN VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH (1989 - 2017) ........................................ 21 2.1. Về địa - chính trị, kinh tế ................................................................................... 21 2.1.1. Địa - chính trị .......................................................................................... 21 2.1.2. Kinh tế ..................................................................................................... 23 2.2. Về dân cư, văn hóa............................................................................................. 28 2.3. Quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình trước năm 1989 ....................................... 32 2.3.1. Trước năm 1975 ...................................................................................... 32 2.3.2. Từ năm 1975 đến năm 1989 ................................................................... 37 2.4. Chủ trương đối ngoại của Lào, Việt Nam giai đoạn 1989 - 2017 ..................... 39 2.4.1. Chủ trương đối ngoại của CHDCND Lào............................................... 39 2.4.2. Chủ trương đối ngoại của CHXHCN Việt Nam ..................................... 40
  6. iv 2.5. Tình hình kinh tế - xã hội và chủ trương đối ngoại của Khăm Muộn và Quảng Bình ........................................................................................................ 42 2.5.1. Tình hình kinh tế - xã hội và chủ trương đối ngoại của Khăm Muộn ............ 42 2.5.2. Tình hình kinh tế - xã hội và chủ trương đối ngoại của Quảng Bình ............. 44 2.6. Tình hình thế giới và khu vực giai đoạn 1989 - 2017 ........................................ 49 2.6.1. Tình hình thế giới .................................................................................... 49 2.6.2. Tình hình khu vực Đông Nam Á ............................................................ 53 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 57 Chƣơng 3. QUAN HỆ GIỮA TỈNH KHĂM MUỘN VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH TRÊN CÁC LĨNH VỰC (1989 - 2017) ...................................................................... 59 3.1. Chính trị đối ngoại, an ninh quốc phòng và công tác biên giới ......................... 59 3.1.1. Chính trị đối ngoại .................................................................................. 59 3.1.2. An ninh quốc phòng và công tác biên giới ............................................. 66 3.2. Kinh tế ................................................................................................................ 76 3.2.1. Nông, lâm nghiệp .................................................................................... 76 3.2.2. Thương mại, đầu tư ................................................................................. 80 3.2.3. Giao thông vận tải ................................................................................... 88 3.2.4. Du lịch ..................................................................................................... 93 3.3. Giáo dục - Đào tạo và Khoa học - Môi trường .................................................. 96 3.3.1. Giáo dục - Đào tạo .................................................................................. 96 3.3.2. Khoa học - Môi trường.......................................................................... 102 3.4. Các lĩnh vực khác............................................................................................. 109 3.4.1. Văn hóa ................................................................................................. 109 3.4.2. Y tế ........................................................................................................ 111 3.4.3. Công tác quy tập hài cốt liệt sĩ .............................................................. 111 3.4.4. Công tác nhân đạo ................................................................................. 115 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 116 Chƣơng 4. NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ KHĂM MUỘN - QUẢNG BÌNH (1989 - 2017) ............................................................................................................... 117 4.1. Thành tựu và hạn chế ....................................................................................... 117 4.1.1. Thành tựu .............................................................................................. 117 4.1.2. Hạn chế.................................................................................................. 120 4.1.3. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế ................................................ 123 4.2. Những điểm nổi bật trong quan hệ giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình (1989 - 2017) ................................................................................................... 127 4.3. Tác động của quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình .......................................... 132
  7. v 4.3.1. Đối với tỉnh Khăm Muộn ...................................................................... 132 4.3.2. Đối với tỉnh Quảng Bình ....................................................................... 134 4.3.3. Đối với quan hệ Lào - Việt Nam ........................................................... 136 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 138 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................... 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 143 PHỤ LỤC: A. Bảng Phụ lục B. Bản đồ C. Hình ảnh D. Phỏng vấn lƣu học sinh Lào học tập tại Trƣờng Đại học Quảng Bình
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Anh TT Viết tắt Tiếng Anh đầy đủ Nghĩa tiếng Việt 1 ASEAN Association of South East Asian Hiệp hội các quốc gia Nations Đông Nam Á 2 EU The European Union Liên minh châu Âu 3 GDP Gross Domestic Product Tổng sản ph m quốc nội 4 GMS Greater Mekong Subregion Tiểu vùng sông Mê Kông 5 GRDP Gross Regional Domestic Product Tổng sản ph m trên địa bàn 6 IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế 7 USD United States Dollar Đô la Mỹ 8 WB World Bank Ngân hàng Thế giới 9 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới Tiếng Việt TT Viết tắt Nghĩa tiếng Việt 1 BCH TW, BCT Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị 2 BĐBP Bộ đội Biên phòng 3 Cb Chủ biên 4 CHDCND Cộng hòa Dân chủ nhân dân 5 CHXHCN Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa 6 CNXH, XHCN Chủ nghĩa xã hội, Xã hội chủ nghĩa 7 CTQG Chính trị quốc gia 8 HĐND Hội đồng Nhân dân 9 KBTQG Khu Bảo tồn Quốc gia 10 KHXH, NV Khoa học xã hội, nhân văn 11 LHS Lưu học sinh 12 NDCM Nhân dân cách mạng 13 Nxb Nhà xuất bản 14 PLT Phòng lưu trữ 15 Tr Trang 16 TTLT Trung tâm Lưu trữ 17 UBND Ủy ban Nhân dân 18 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc 19 VNĐ Đồng (tiền Việt Nam) 20 VQG Vườn Quốc gia 21 XNK Xuất nhập kh u
  9. vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG Biểu đồ: Biểu đồ 2.1. Tổng sản ph m trên địa bàn (GRDP) tỉnh Quảng Bình (1990 - 2017) .. 45 Biểu đồ 3.1. Số lượng người xuất - nhập cảnh qua các cửa kh u (2011 - 2017) ...... 70 Biểu đồ 3.2. Kim ngạch xuất nhập kh u hàng hóa qua Cửa kh u quốc tế Cha Lo - Nà Phàu (2011 - 2017) ....................................................................... 81 Biểu đồ 3.3. Kim ngạch xuất nhập kh u hàng hóa qua Cửa kh u Cà Roòng - Noọng Ma (2011 - 2017) ...................................................................... 85 Biểu đồ 3.4. Số lượng LHS tỉnh Khăm Muộn và các tỉnh khác của Lào tại Quảng Bình (2007 - 2017) .................................................................... 96 Bảng: Bảng 3.1. Số lượng đoàn công tác các cấp của tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muộn (2011 - 2017) .................................................................. 63 Bảng 3.2. Tổng hợp hoạt động tuần tra bảo vệ biên giới đất liền của bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình (2011 - 2017).......................................... 74 Bảng 3.3. Thống kê các mặt hàng xuất nhập kh u chủ yếu từ Quảng Bình sang Khăm Muộn (2010 - 2017) ................................................................... 85 Bảng 3.4. Số lượng lưu học sinh Lào học tập tại các cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (2015 - 2017) ................................................ 99 Bảng 3.5. Tổng hợp số hài cốt liệt sĩ được quy tập ở Khăm Muộn để đưa về Việt Nam an táng (1989 - 2017) ......................................................... 114 Bảng trong Phụ lục [xem 12 bảng ở phần Phụ lục]
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quan hệ giữa Lào và Việt Nam là mối quan hệ đặc biệt vốn có từ lâu đời, được nhân dân hai nước xây dựng qua nhiều thế hệ. Từ khi hai nước có một Đảng Cộng sản (ĐCS) chung là ĐCS Đông Dương và sau đó được kế thừa bởi ĐCS Việt Nam, Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào thì mối quan hệ này được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp, trở thành mối quan hệ hữu nghị, hợp tác đặc biệt, thể hiện tình đoàn kết mẫu mực, trong sáng, thủy chung và bền vững. Mối quan hệ hữu nghị và hợp tác đặc biệt Việt Nam - Lào là nhân tố hết sức quan trọng góp phần quyết định thắng lợi của cách mạng hai nước. Quan hệ giữa hai nước Lào và Việt Nam được các tỉnh có chung đường biên giới, trong đó có Khăm Muộn và Quảng Bình giữ gìn và phát huy trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu trong chiến lược phát triển của địa phương mình. Khăm Muộn và Quảng Bình có đường biên giới chung là dãy Trường Sơn dài hơn 180 km, có sự gần gũi mật thiết và có nhiều điểm tương đồng về địa lý, lịch sử và văn hoá. Hai tỉnh cùng có vị trí địa - chính trị quan trọng trong lịch sử và hiện tại. Tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình đều nằm ở vị trí hẹp nhất của miền Trung, giữa hai miền Nam - Bắc, nên có điều kiện mở rộng hợp tác trên nhiều phương diện. Với vị trí đó, trong quá trình lịch sử, nhân dân hai tỉnh có điều kiện gắn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Đó là những điều kiện tốt để hai bên mở rộng quan hệ hợp tác một cách bền vững, lâu dài. Về lịch sử, quan hệ giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình được hình thành rất sớm, nằm trong dòng chảy chung của mối quan hệ giữa hai dân tộc, hai nước (Lào, Việt Nam). Trong suốt chiều dài lịch sử, cả hai dân tộc (Lào và Việt Nam) đều phải đương đầu với nhiều kẻ thù lớn mạnh như thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Tuy nhiên, với truyền thống đoàn kết, chung lưng đấu cật, nhân dân hai nước đã cùng vượt qua thử thách và giành được nhiều thắng lợi to lớn, dệt nên những trang sử vẻ vang trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm; góp phần vun đắp mối quan hệ hữu nghị, hợp tác đặc biệt, cùng nhau bảo vệ và phát triển đất nước. Trong thắng lợi đó, có sự đóng góp đáng kể của nhân dân tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình. Thắng lợi của công cuộc kháng chiến chống Mỹ mở ra thời kỳ mới cho nhân dân Lào và Việt Nam nói chung, nhân dân tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình nói riêng trong việc phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện. Đây cũng là điều kiện để hai tỉnh giúp đỡ nhau, cùng nhau đ y mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế -
  11. 2 xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng trong thời kỳ đổi mới. Trên cơ sở đó, chính quyền Khăm Muộn và Quảng Bình đ y mạnh các hoạt động hữu nghị và xây dựng chương trình hợp tác thường xuyên, lâu dài, coi đó là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh. Bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập, bên cạnh việc thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, quan hệ hợp tác giữa Lào và Việt Nam nói chung, quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình nói riêng có bước phát triển mới. Đặc biệt, từ năm 1989 là thời điểm tỉnh Quảng Bình được tái lập, tạo điều kiện cho mối quan hệ giữa Quảng Bình với Khăm Muộn phát triển toàn diện và sâu sắc hơn. Từ thực tế lịch sử và những kết quả đạt được trong quan hệ hữu nghị hợp tác, cho thấy tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình đã bước đầu phát huy được lợi thế địa chiến lược, mang lại kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của cả hai bên. Việc nghiên cứu quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình vẫn còn một số khoảng trống cần được bổ sung. Do đó, nghiên cứu sâu tiến trình lịch sử của quan hệ hữu nghị, hợp tác đặc biệt giữa hai tỉnh là một việc làm cần thiết về mặt khoa học và thực tiễn nhằm giữ gìn, phát huy, góp phần thúc đ y hơn nữa mối quan hệ đặc biệt giữa Lào và Việt Nam nói chung, Khăm Muộn và Quảng Bình nói riêng. Về mặt khoa học: Việc nghiên cứu đề tài quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình sẽ góp phần làm rõ những nội dung quan trọng trong quan hệ giữa hai địa phương từ năm 1989 đến năm 2017. Đồng thời, đi sâu làm sáng tỏ hơn những thành tựu, hạn chế trong quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh trên các lĩnh vực trong thời gian gần ba thập kỷ nêu trên, đánh giá tác động của mối quan hệ đối với Lào, Việt Nam cũng như đối với Khăm Muộn, Quảng Bình. Từ những điểm tương đồng và khác biệt của mối quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình so với quan hệ của các địa phương khác chung đường biên giới Lào - Việt để rút ra những điểm nổi bật riêng có của quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình. Trên cơ sở đó, bức tranh về quan hệ hợp tác giữa hai nước (Lào, Việt Nam), cũng như hai tỉnh (Khăm Muộn, Quảng Bình) sẽ được làm phong phú thêm. Đồng thời, đây sẽ là nguồn tư liệu quý giá để các nhà nghiên cứu, giáo viên, học sinh, sinh viên khai thác sử dụng trong quá trình học tập về quan hệ Lào - Việt nói chung và quan hệ giữa hai tỉnh nói riêng. Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu quan hệ giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình từ năm 1989 đến năm 2017 sẽ góp phần cung cấp những luận cứ quan trọng khẳng định ý nghĩa to lớn của quan hệ hợp tác “đặc biệt” Lào - Việt Nam, cơ sở quan trọng cho việc làm sâu sắc hơn quan hệ song phương giữa hai tỉnh. Kết quả nghiên cứu
  12. 3 cũng sẽ góp phần giúp lãnh đạo tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình tham khảo làm cơ sở cho việc hoạch định trong các chủ trương đối ngoại trên các lĩnh vực giai đoạn tiếp theo. Hơn nữa, là một người con được sinh ra và lớn lên trên quê hương Quảng Bình, ngoài việc nghiên cứu để phát triển sâu về mặt chuyên môn, bản thân tôi cũng mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển chung của tỉnh nhà trên lĩnh vực đối ngoại. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) và tỉnh Quảng Bình (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) từ năm 1989 đến năm 2017” làm đề tài luận án tiến sĩ Sử học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Luận án hướng tới mục đích nhận diện tiến trình, thực tiễn và bản chất của quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình trong tổng thể quan hệ Lào - Việt giai đoạn 1989 - 2017. 2.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Phân tích những cơ sở và nhân tố tác động, ảnh hưởng, chi phối đến quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh. - Hệ thống một cách chân thực, khách quan, khoa học tiến trình quan hệ hợp tác và phát triển giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình trong những năm từ 1989 đến năm 2017 trên các lĩnh vực. - Đưa ra những nhận xét về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó trong quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh, nêu lên những điểm nổi bật trong quan hệ giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình từ việc đối sánh quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình với quan hệ cặp đôi giữa các tỉnh chung đường biên giới của Lào và Việt Nam. - Đồng thời, từ quan hệ giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 1989 - 2017, nêu lên tác động của quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình đối với từng tỉnh và đối với quan hệ giữa hai nước (Lào, Việt Nam). 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình từ năm 1989 đến năm 2017 trên các lĩnh vực chính. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Luận án lấy mốc mở đầu năm 1989 là năm tỉnh Quảng Bình được tái lập từ tỉnh Bình Trị Thiên, khởi đầu cho sự phát triển quan hệ hợp tác
  13. 4 giữa hai tỉnh trong thời kỳ mới. Mốc kết thúc vào 2017 là năm kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào (1977) và 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (1962). Vào thời điểm này, quan hệ hợp tác giữa hai nước cũng như hai tỉnh Khăm Muộn - Quảng Bình đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thể hiện rõ mối quan hệ “đặc biệt”, “toàn diện” . Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, để làm rõ hơn sự vận động và phát triển của mối quan hệ giữa hai tỉnh, ở một mức độ nhất định, luận án có đề cập đến những nội dung sự kiện trước và sau khoảng thời gian năm 1989 và năm 2017. - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trong không gian chính là tỉnh Khăm Muộn (Lào) và tỉnh Quảng Bình (Việt Nam). Đây là hai tỉnh thuộc Trung Lào và Bắc Trung Bộ Việt Nam, có chung đường biên giới dài trên 180 km, có những nét tương đồng về tự nhiên, lịch sử, văn hóa - dân cư. Để có cái nhìn bao quát hơn, đề tài cũng đề cập đến không gian ở cả hai quốc gia (Lào và Việt Nam). - Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình trên các lĩnh vực chính: chính trị đối ngoại, an ninh quốc phòng, kinh tế (nông, lâm nghiệp, thương mại, đầu tư, giao thông vận tải, du lịch), văn hóa - xã hội (giáo dục - đào tạo, khoa học - môi trường, văn hóa, y tế, nhân đạo…). Ngoài phạm vi về mặt thời gian, không gian, nội dung kể trên, những vấn đề nội dung khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận: Luận án được tác giả thực hiện trên cơ sở vận dụng và quán triệt sâu sắc chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách đối ngoại của ĐCS Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam về các vấn đề quốc tế, trước hết là các chính sách đối với Lào cũng như chủ trương đối ngoại của tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện với phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic. Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm phục dựng đầy đủ, khách quan quá trình phát triển của quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình theo chiều lịch đại từ năm 1989 đến năm 2017. Đó là sự phát triển mang tính liên tục, có tính kế thừa trong quá trình vận động của quan hệ hợp tác giữa hai địa phương. Phương pháp lôgic được sử dụng trong luận án với luận điểm khoa học nhằm xem xét, nghiên cứu, khái quát, lý giải các sự kiện của quan hệ giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình. Từ đó rút ra kết luận, chỉ ra bản chất, những điểm nổi bật trong
  14. 5 quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình giai đoạn 1989 - 2017. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành của kinh tế học, văn hóa học, khu vực học; tổng hợp, thống kê, phân tích và so sánh để tiếp cận, xử lí các nguồn tư liệu nhằm đánh giá sự kiện lịch sử một cách khách quan khoa học. Đồng thời, luận án sử dụng phương pháp điền dã, điều tra xã hội học, phỏng vấn để giải quyết các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra. 5. Nguồn tƣ liệu Để hoàn thành luận án, chúng tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu chủ yếu sau đây: - Nguồn tài liệu gốc: + Báo cáo sơ kết, tổng kết quá trình hợp tác; các nghị quyết; các văn bản (biên bản ghi nhớ, biên bản hội đàm, biên bản làm việc giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình từ năm 1989 đến năm 2017) lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ (TTLT) Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh, Phòng lưu trữ (PLT) Văn phòng Tỉnh ủy, Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Bình và các Sở, ban, ngành có liên quan (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội…). + Văn kiện của ĐCS Việt Nam và Đảng NDCM Lào; các bài viết, bài phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ hai nước Lào và Việt Nam. Các văn kiện của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình giai đoạn 1989 - 2017. - Nguồn tài liệu tham khảo: Những công trình nghiên cứu gồm sách, báo, tạp chí (các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành; các bài báo điện tử, các websites), luận văn, luận án... về quan hệ hợp tác giữa Lào, Việt Nam nói chung và giữa Khăm Muộn, Quảng Bình nói riêng có liên quan đến đề tài. - Nguồn tài liệu khác: gồm phim ảnh, bản đồ; tài liệu điền dã của tác giả qua chuyến đi khảo sát tại Khăm Muộn (tháng 4/2019) và khảo sát tại Cửa kh u Quốc tế Cha Lo - Nà Phàu và Cửa kh u phụ Cà Roòng - Noọng Ma; tài liệu điều tra Xã hội học (phỏng vấn các lưu học sinh và cựu lưu học sinh Khăm Muộn đã và đang học tập tại các cơ sở đào tạo tỉnh Quảng Bình); gặp gỡ nhân chứng lịch sử có liên quan đến đề tài. 6. Đóng góp của luận án - Trên cơ sở sưu tầm và hệ thống từ các nguồn tài liệu, luận án không chỉ phục dựng một cách tổng thể, khách quan, mà còn nghiên cứu toàn diện và sâu sắc về mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình trong khoảng thời gian từ năm 1989 đến năm 2017.
  15. 6 - Từ những thành tựu, hạn chế của mối quan hệ giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình trong gần 30 năm (1989 - 2017), luận án đã nêu lên được những nguyên nhân căn bản nhất đưa đến những thành tựu và hạn chế đó, cho nên đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho những người có liên quan trong việc định hướng cho sự phát triển quan hệ giữa hai tỉnh trong các giai đoạn tiếp theo. - Những kết quả của luận án có thể là những kinh nghiệm cho quan hệ hợp tác giữa các tỉnh chung đường biên giới Lào - Việt Nam, cũng như góp phần vào sự phát triển quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam nói chung. - Đề tài góp phần lấp đầy một số mảng còn trống trong nghiên cứu lịch sử địa phương Khăm Muộn và Quảng Bình; góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, giáo dục cho các tầng lớp nhân dân, nhất là lớp trẻ về truyền thống quan hệ gắn bó giữa hai tỉnh, hai nước. Đây cũng là nguồn tư liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giảng dạy và học tập về lịch sử hai nước Lào - Việt nói chung, lịch sử địa phương Khăm Muộn và Quảng Bình nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung chính của luận án được thể hiện trong 04 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Cơ sở và nhân tố tác động đến quan hệ giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình (1989 - 2017) Chương 3. Quan hệ giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình trên các lĩnh vực (1989 - 2017) Chương 4. Nhận xét về quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình (1989 - 2017)
  16. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu quan hệ Lào - Việt Nam có liên quan gián tiếp đến quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình Quan hệ giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình từ năm 1989 đến năm 2017 là một biểu hiện phong phú của quan hệ đặc biệt, toàn diện Lào - Việt Nam. Tìm hiểu quan hệ giữa hai tỉnh phải được xem xét trên cơ sở mối quan hệ giữa hai dân tộc (Lào, Việt Nam), nhất là từ sau khi Lào và Việt Nam ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác ngày 18/7/1977, đặt cơ sở nền tảng pháp lý vững chắc cho mối quan hệ giữa hai nước. Vì vậy, quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào là chủ đề được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đề cập. Có thể kể đến các công trình tiêu biểu như sau: Các công trình “Lược sử nước Lào” (1978) của tác giả Phan Gia Bền, Đặng Bích Hà [7] và “Lịch sử Lào” (1998) của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á [207] đã dựng lại những nét khái quát về lịch sử nước Lào. Trong cuốn “Lịch sử Lào” của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á dành một số trang đề cập đến sự hợp tác trong chiến đấu chống thực dân Pháp giữa hai nước Lào - Việt. Đặc biệt, “sau khi Chính phủ Lâm thời Lào tuyên bố độc lập, ngày 14/10, Chính phủ VNDCCH gửi điện chúc mừng, công nhận độc lập tự do của Lào và thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Ngày 16/10, Hiệp định tương trợ Lào, Việt được ký kết tại Viêng Chăn. Ngày 30/10/1945, Hiệp định quân sự được ký kết… Các đơn vị Lào - Việt sát cánh phối hợp cùng nhau chống kẻ thù chung của hai dân tộc” [207, tr.332]. Bộ sách “Đại cương lịch sử Việt Nam” do Trương Hữu Quýnh chủ biên tập 1 [96], Đinh Xuân Lâm chủ biên tập 2 [73], Lê Mậu Hãn chủ biên tập 3 [54] đã phục dựng lại tiến trình lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến nay; ở mỗi thời kỳ, tác giả đều đề cập đến mối quan hệ Việt - Lào; phác họa quan hệ ngoại giao láng giềng thân thiện giữa Việt Nam và Lào, đặc biệt là liên minh Việt - Lào trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong tập 2 và tập 3 đề cập đến sự chi viện, giúp đỡ của quân đội nhân dân Việt Nam góp phần làm nên thắng lợi của cách mạng Lào trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, thực dân và xây dựng đất nước Lào. Cuốn “Ngoại giao Việt Nam” của tác giả Lưu Văn Lợi (2004) [78], khi phác họa ngoại giao truyền thống nói chung và ngoại giao của Việt Nam nói riêng từ năm 1945 đến năm 1995 cũng đã đề cập đến quan hệ Lào - Việt.
  17. 8 Đặc biệt, từ sau Đại hội X của ĐCS Việt Nam, với chủ trương nhằm tăng cường hơn nữa việc gìn giữ những giá trị truyền thống lịch sử, đúc kết những vấn đề lý luận, thực tiễn, rút ra những bài học kinh nghiệm, tiếp tục vun đắp và nâng cao hiệu quả mối quan hệ, hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước, Bộ Chính trị (BCT) ĐCS Việt Nam (khóa X) và BCT Đảng NDCM Lào (khóa VIII) đã quyết định tổ chức hợp tác cùng biên soạn tổng tập công trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007)”, xuất bản năm 20121. Trong bộ tổng tập nói trên, cuốn “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007)” là tác ph m chính gồm 4 phần, khái quát quá trình hợp tác trong đấu tranh và xây dựng của nhân dân hai nước: Phần một, dưới sự lãnh đạo của ĐCS Đông Dương, nhân dân Việt Nam, Lào phát huy truyền thống đoàn kết đặc biệt, đấu tranh giành độc lập, tự do (1930 - 1945). Phần hai, liên minh Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975). Phần ba, quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào từ năm 1976 đến năm 2007. Phần bốn nói về thành quả, bài học và triển vọng. Đây là công trình có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai Đảng, nhân dân hai nước. Đồng thời, thông qua các cuộc hội thảo khoa học, các diễn đàn trao đổi, nội dung hợp tác trên các lĩnh vực của quan hệ Lào - Việt, các đặc điểm, ý nghĩa và triển vọng của mối quan hệ trong thời kỳ đó cũng đã được đề cập đến. Năm 2002, tại Nghệ An, nhân dịp kỷ niệm 25 năm Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt - Lào, 40 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Trung tâm KHXH&NV Quốc gia phối hợp cùng UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo “40 năm quan hệ Việt - Lào, nhìn lại và triển vọng”. Tại Hội thảo, đã công bố nhiều bài viết đề cập đến vấn đề hợp tác giữa hai nước, tiêu biểu như: Nguyễn Hoàng Giáp với bài viết Mối quan hệ giữa Việt Nam - Lào trong bối cảnh Đông Nam Á [50]; Vũ Công Quý với bài viết 25 năm hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học - kỹ thuật Việt Nam - Lào [95]; Phạm Nguyên Long với bài viết Hợp tác chính trị Việt Nam - Lào nhìn từ góc độ hợp tác chính trị của ASEAN [77]; Nguyễn Ngọc Lan với bài viết Hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực giao thông vận tải [71]; Nguyễn Kim Lân với Hợp tác quốc phòng một lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện và đặc biệt Việt Nam - Lào [72]… 1 Công trình gồm các tác ph m “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007)”; Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) - Văn kiện; Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) - Biên niên sự kiện; Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) - Hồi ký; Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007)
  18. 9 Năm 2007, tại Viêng Chăn, Viện KHXH Việt Nam và Viện KHXH quốc gia Lào phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu và sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào”. Kỷ yếu Hội thảo gồm hơn 30 bản báo cáo của nhiều tác giả là lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, chính quyền, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương của hai nước; các nhà khoa học công tác tại các viện nghiên cứu và trường đại học của hai nước. Các bản báo cáo đã phân tích một cách sâu sắc về quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước cả trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập, tự do và thống nhất của nhân dân mỗi nước trước đây cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Trong nhiều báo cáo, hầu hết các nhà nghiên cứu đều có chung khẳng định rằng: Tình đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam là mẫu mực hiếm có trong lịch sử quan hệ quốc tế. Đối với cả hai nước, chính sự đoàn kết ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau là yêu cầu khách quan, là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng Lào; đó cũng là tài sản vô giá mà Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước gìn giữ và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Năm 2017, nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào, ở Việt Nam đã diễn ra nhiều hoạt động hưởng ứng sự kiện này. Trong đó, nổi bật là các hội thảo khoa học. Ngày 5/6/2017, tại Thành phố Phan Thiết (Bình Thuận), Học viện CTQG Hồ Chí Minh phối hợp với Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viện KHXH quốc gia Lào tổ chức Hội thảo “55 năm quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào” [57]. Các báo cáo của các nhà khoa học Việt Nam và Lào đã làm rõ, Đảng NDCM Lào và ĐCS Việt Nam đã có mối quan hệ vững chắc, thể hiện trong việc đề ra những chủ trương đoàn kết giữa hai dân tộc một cách hài hòa, vì sự nghiệp cách mạng chung và vì độc lập, tự do của mỗi nước. Trong thời kỳ đấu tranh chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ, hai nước đã thành lập Liên quân Việt - Lào để cùng chung sức chiến đấu chống kẻ thù chung. Những chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đầu tiên đã sang Lào cùng chiến đấu, sát cánh bên lực lượng vũ trang Pa-thét Lào. Tinh thần chiến đấu ngoan cường, sự hy sinh xương máu và phối hợp chặt chẽ giữa những người con ưu tú của hai dân tộc đã góp phần đưa sự nghiệp kháng chiến chống thực dân cũ của hai nước đi đến thắng lợi vẻ vang, với việc ký Hiệp định Geneva 1954. Một số báo cáo nêu lên việc hai nước phát triển hợp tác giữa các vùng, miền, các địa phương có biên giới liền kề giữa hai nước, hoàn thiện hơn nữa các chính sách ưu tiên, ưu đãi dành cho nhau, chủ động thúc đ y hợp tác ở cả ba cấp:
  19. 10 Chính phủ với Chính phủ, địa phương với địa phương và doanh nghiệp với doanh nghiệp, tạo sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa hai nền kinh tế. Ngày 10/6/2017, tại Sơn La, Trường Đại học Tây Bắc tổ chức “Hội thảo Quốc gia kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/2017)” [165]. Các bài viết tham gia Hội thảo đã được xuất bản thành kỷ yếu chia thành 5 phần: phần một gồm 10 bài viết tập trung chủ đề quan hệ hợp tác chung, hợp tác chính trị và hợp tác địa phương, phần hai gồm 21 bài viết với chủ đề hợp tác trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo, phần ba gồm 5 bài viết với chủ đề hợp tác văn hóa - lịch sử, phần bốn gồm 3 bài viết với chủ đề hợp tác kinh tế, phần năm gồm 4 bài viết với chủ đề quốc phòng an ninh, biên giới. Tại hội thảo, các học giả, nhà nghiên cứu đã trình bày tham luận tập trung làm rõ mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước và đi đến khẳng định: quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào ngày càng được củng cố, phát triển; quan hệ kinh tế ngày càng khởi sắc và có hiệu quả hơn; hợp tác trong các lĩnh vực khác cũng được chú trọng, góp phần làm cho quan hệ hai nước trở nên toàn diện. Bên cạnh những kết quả tích cực, các học giả, nhà nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp để tiếp tục tăng cường quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong những năm tiếp theo. Hội thảo còn làm rõ các vấn đề khác thể hiện mối quan hệ hữu nghị đoàn kết Lào - Việt Nam: Hiệp ước biên giới Việt Nam - Lào; việc hợp tác của các tỉnh có chung đường biên giới với Lào trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị; một số thành tựu trong quản lý, giáo dục và đào tạo lưu học sinh (LHS) Lào tại các trường đại học. Trong cuốn Kỷ yếu Hội thảo nhân dịp kỷ niệm 55 năm Việt Nam và Lào thiết lập quan hệ ngoại giao và ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác, có đăng tải nhiều bài viết, như Nguyễn Duy Bính với Hợp tác chính trị giữa Việt Nam và Lào (1977-2017) [9]; Đỗ Thanh Bình với bài viết Quan hệ Việt Nam - Lào qua góc nhìn về hợp tác giáo dục - đào tạo [8]; nhóm tác giả Văn Ngọc Thành - Nguyễn Văn Tuấn với bài viết Hợp tác đào tạo giữa Trường Đại học Vinh với Lào [108]; Hà Đan với bài viết Hợp tác văn hóa Việt Nam - Lào từ năm 1995 đến nay, hướng tới 40 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị Việt - Lào [32]; Trần Thị Thu Hà với bài viết Những nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ kinh tế Việt Nam - Lào trong giai đoạn 2001 - 2016 [53]; Nguyễn Thị Thúy Ngọc với bài viết Hiệp ước Biên giới Việt Nam - Lào, biểu hiện sinh động của quan hệ hữu nghị và đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào [87]… Các bài viết nói trên cung cấp cho tác giả nhiều tài liệu cập nhật, bổ ích phục vụ cho đề tài của mình. Ngoài ra, liên quan đến nội dung đề tài ở mức độ mối quan hệ Việt - Lào còn có các sách chuyên khảo và công trình khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Cụ
  20. 11 thể: Tác giả Phạm Xuân Quế với bài viết Nhìn lại 15 năm hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào (1976 - 1990) thực trạng, tiềm năng và triển vọng, Tạp chí Khoa học số 3/1991 [94]; Tác giả Nguyễn Hoàng Giáp với bài viết Nhìn lại quan hệ hợp tác Việt - Lào trên lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế thời kỳ 1991 - 2001, Nghiên cứu Quốc tế số 4/2001 [49]; Nguyễn Hào Hùng với bài viết Những nhân tố thuận lợi và khó khăn trong quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 3/2004 [69]; Trương Duy Hòa với bài viết Phối hợp ngoại giao giữa Việt Nam - Lào từ năm 2007 đến nay, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 7/2007 [56]… Bên cạnh đó, một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đề cập khá đa dạng về mối quan hệ Lào - Việt. Trần Cao Thành với luận án phó tiến sĩ “Lịch sử quá trình phát triển kinh tế - xã hội CHDCND Lào từ năm 1975 đến 1996” (2001) [107] đã khái quát những thành tựu đạt được của Lào trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội; phân tích vai trò lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chế độ mới. Bên cạnh đó, luận án cũng phân tích chính sách đối ngoại của Lào, nhấn mạnh việc phát triển quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, đặc biệt củng cố mối quan hệ đặc biệt giữa Lào với Việt Nam. Nguyễn Thị Phương Nam với luận án tiến sĩ “Quan hệ Việt Nam - Lào từ 1975 - 2005” (2007) [82] đã đề cập đến quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước từ sau khi giành độc lập, thống nhất đất nước. Đóng góp nổi bật của luận án là chia rõ các giai đoạn phát triển trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Lào; phân tích những thành tựu, hạn chế, rút ra đặc điểm trong quan hệ Việt Nam - Lào và so sánh với các cặp quan hệ song phương khác. Về vấn đề quan hệ hợp tác giữa các tỉnh chung đường biên giới Việt Nam - Lào, trong những năm gần đây được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Cho đến nay, chúng tôi đã tiếp cận được một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: Tác giả Bùi Văn Hào (2011) đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với nội dung “Quan hệ giữa các tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bôly Khămxay, Khăm Muộn của Lào với Nghệ An, Hà Tĩnh của Việt Nam từ năm 1976 đến năm 2007” [55]. Luận án đề cập quan hệ hợp tác toàn diện, từ chính trị, an ninh quốc phòng, công tác biên giới đến hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo giữa hai bên Nghệ An, Hà Tĩnh của Việt Nam với Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bôly Khămxay, Khăm Muộn của Lào… Đồng thời, luận án cũng làm nổi bật những nội dung quan trọng nhất của quá trình hợp tác giữa hai bên từ năm 1976 đến năm 2007. Chương 4 của luận án đã đưa ra những
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2