Academia.eduAcademia.edu
LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn 2011 Đồng Tâm, Hợp Lực tất cả các bức ảnh trong báo cáo nếu không có chú thích khác: là của LHQ tại Việt nam, 2010-2012 Ghi nhận về nguồn thông tin: trừ khi có thông tin khác, các dữ liệu trong báo cáo này dựa vào các dữ liệu gần đây nhất của các cơ quan LHQ tại Việt nam. MụC LụC Lời nói đầu 1. Giới thiệu 1 2. Việt nam năm 2011: Định hướng mới để phát triển bền vững 3 3. cùng làm việc vì sự phát triển của Việt nam trong năm 2011 5 mục tiêu 1: các chính sách, kế hoạch và luật pháp về kinh tế và xã hội công bằng và dành cho tất cả mọi người 6 mục tiêu 2: các dịch vụ xã hội và bảo trợ có chất lượng 12 mục tiêu 3: Bảo vệ môi trường và quản lý hợp lý tài nguyên thiên nhiên và văn hóa 18 mục tiêu 4: Quản trị có trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và sự tham gia 21 mục tiêu 5: Giảm tính dễ bị tổn thương trước thiên tai, bệnh truyền nhiễm và các trường hợp khẩn cấp khác 26 4. Quan hệ đối tác vì kết quả phát triển tốt hơn 29 5. LHQ thống nhất hành động trong năm 2011 31 6. tổng quan tài chính 35 4 BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 LờI NÓI ĐẦU thưa các đối tác và các đồng nghiệp, tôi rất vui mừng được gửi tới các bạn Báo cáo thường niên năm 2011 của Liên Hợp Quốc tại Việt nam. Báo cáo này đưa ra những kết quả phát triển chính đã đạt được trong năm 2011 và những lĩnh vực cụ thể mà LHQ đã hỗ trợ nhằm hướng tới xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân Việt nam. năm 2010 là năm Việt nam chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình và năm 2011 đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng bền vững mặc dù tình hình bất ổn về kinh tế và tài chính tiếp tục diễn ra trên toàn cầu. Việt nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á. chính phủ đã cam kết mạnh mẽ nhằm giải quyết lạm phát cao và những thách thức kinh tế vĩ mô thông qua việc hướng tới một mô hình tăng trưởng mới bao gồm cải cách cơ cấu ở nhiều lĩnh vực. tuy nhiên, cần tiếp tục theo dõi các ảnh hưởng xã hội của cải cách kinh tế, nhất là đối với các nhóm dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất và để thực hiện những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (mDGs) còn chưa đạt được. Với hỗ trợ của LHQ và các đối tác phát triển khác, Việt nam đang hướng tới đạt được những mục tiêu rộng lớn hơn như tạo ra việc làm mới, nâng cao chất lượng của hệ thống y tế và giáo dục, giải quyết những hình thức đói nghèo và bất bình đẳng mới và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai. chiến lược phát triển Kinh tế xã hội 2011-2020 và Kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội 2011-2015 phê duyệt trong năm 2011 nêu rõ những mong muốn của Việt nam cho tương lai. Dựa trên những ưu tiên phát triển quốc gia và những lợi thế so sánh của LHQ, trong năm 2011 chúng tôi đã xây dựng “Kế hoạch chung” giai đoạn 2012-2016 với sự phối hợp chặt chẽ của các đối tác quốc gia và các đối tác phát triển quốc tế. Kế hoạch chung mới mang tính chiến lược hơn, thống nhất hơn và hướng tới kết quả nhiều hơn so với các kế hoạch chung trước kia và tập trung nhằm tư vấn chính sách có chất lượng cao và xây dựng năng lực ở các lĩnh vực ưu tiên. trong giai đoạn 2012-2016, LHQ sẽ hợp tác với tất cả các đối tác nhằm hỗ trợ Việt nam đạt được tăng trưởng bền vững, công bằng và dành cho tất cả mọi người, tiếp cận với các dịch vụ cơ bản có chất lượng và tăng cường quản trị công và sự tham gia. Kể từ khi bắt đầu thực hiện, 5 năm trước đây, sáng kiến “thống nhất hành động” (Dao) ở Việt nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể nhằm đảm bảo hỗ trợ của LHQ ở Việt nam thống nhất hơn, hiệu quả hơn và hiệu suất hơn. tại hội nghị cấp cao liên chính phủ về thống nhất hành động tại montevideo vào tháng 11 năm 2011, tất cả các đại biểu ghi nhận các thành tựu tích cực của sáng kiến và nhấn mạnh rằng không thể quay trở lại cách làm việc cũ như trước khi thực hiện Dao. Quan hệ đối tác ba bên mạnh mẽ giữa LHQ, chính phủ và nhà tài trợ là nền tảng chính và là một trong những nhân tố thành công của Dao ở Việt nam. tuy nhiên, cũng vẫn đang tồn tại nhiều thách thức liên quan tới cải cách LHQ và tính thống nhất của hệ thống mà các cơ quan LHQ cần chú ý nhiều hơn trong những năm tới đây. chúng tôi đánh giá cao vai trò lãnh đạo của chính phủ và hỗ trợ của nhà tài trợ và điều này càng quan trọng hơn tại thời điểm này khi Việt nam trở thành nước có thu nhập trung bình song mới chỉ đứng thứ 128 trong số 187 quốc gia trong xếp hạng theo chỉ số phát triển con người (HDi). Hệ thống LHQ ở Việt nam mong muốn tiếp tục hợp tác với tất cả các đối tác quốc gia và quốc tế để xây dựng một tương lai bền vững, bình đẳng và dành cho mọi người dân Việt nam. Pratibha Mehta Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt nam CHƯƠNG I GIỚI THIỆU áo cáo thường niên năm 2011 tóm tắt những kết quả phát triển chính đạt được trong năm 2011 với sự hỗ trợ của LHQ. Báo cáo nhấn mạnh LHQ đã góp phần vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân Việt nam thông qua việc giúp đỡ giải quyết các vấn đề như bất bình đẳng và bất công bằng, tạo ra việc làm tốt, tăng cường bảo trợ xã hội, cải thiện chất lượng giáo dục và y tế và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên. LHQ đang hỗ trợ Việt nam dưới nhiều hình thức, từ cung cấp chuyên môn của thế giới và tư vấn chính sách tới hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực ở các lĩnh vực chính. B tất cả mọi hỗ trợ của LHQ đều được điều phối trong Kế hoạch chung 2006-2011, một khung kế hoạch duy nhất trong đó kết hợp và tổng hợp công việc của 14 tổ chức LHQ tham gia tại Việt nam. thông qua Kế hoạch chung 2006-2011, LHQ đã hỗ trợ Việt nam đạt được các ưu tiên quốc gia xác định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội (SEDS) và Kế hoạch phát triển Kinh tế Xã hội (SEDp). LHQ, cùng với các đối tác khác đã hỗ trợ việc xây dựng SEDS và SEDp theo đó nhằm hướng tới thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (mDGs) và các mục tiêu phát triển khác đã được quốc tế thống nhất. trong năm 2011, các cơ quan LHQ ở Việt nam đã xây dựng Kế hoạch chung giai đoạn 2012-2016 thông qua phối hợp chặt chẽ với các đối tác quốc gia và quốc tế. Kế hoạch chung mới mang tính chiến lược hơn, tập trung vào cung cấp tư vấn chính sách và hỗ trợ phát triển năng lực, đảm bảo các kết quả phát triển có thể đo lường được, và dựa trên các lợi thế cạnh tranh của LHQ trong khi tăng cường cách tiếp cận “Dao”. những phần khác nhau trong Báo cáo thường niên này sẽ nhấn mạnh những công việc của LHQ nhằm hỗ trợ Việt nam trong nhiều lĩnh vực và cũng nhấn mạnh một số công việc thường nhật của LHQ nhằm hỗ trợ Việt nam thực hiện các cam kết quốc tế của mình, đặc biệt liên quan tới các công ước và hiệp ước khác nhau cũng như các hiệp định liên quan tới tổ chức thương mại thế giới (Wto) mà Việt nam đã ký kết. ngoài ra, báo cáo cũng nêu các ví dụ về vai trò triệu tập của LHQ nhằm tập hợp các đối tác quốc gia và quốc tế và điều phối để giải quyết những thách thức phát triển chính. Đây là bản Báo cáo thường niên lần thứ 5 của LHQ kể từ năm 2007 trong đó đề cập tới tất cả những hỗ trợ của LHQ trong Kế hoạch chung dành cho Việt nam. thay vì từng cơ quan đưa ra báo cáo riêng lẻ, từ năm 2007, các bên đã thống nhất sẽ chia sẻ những kết quả chính về hỗ trợ của LHQ thông qua một báo cáo năm duy nhất và đây là một phần trong cách tiếp cận hài hòa hóa. Báo cáo thường niên năm 2011 của LHQ dựa trên các báo cáo năm của 8 nhóm Điều phối chương trình (pcGs) và thông qua các nhóm này, LHQ phối hợp với các đối tác chính trong các lĩnh vực hoạt động cụ thể. Kể từ đầu năm 2010, pcG do LHQ và chính phủ đồng chủ trì, đồng thời cũng có sự tham gia của một số đối tác khác. Họp kiểm điểm giữa năm và hàng năm được tổ chức nhằm đánh giá những thành tựu đã đạt được trong việc thực hiện các kết quả của 5 “mục tiêu” trong Kế hoạch chung 2006-2011, xác định các kết quả chính cũng như những thách thức và ưu tiên trong năm sau. những đánh giá của các cơ chế điều phối chung này đã mang lại hiệu quả tăng cường điều phối và giảm chi BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 1 phí giao dịch, đồng thời thay thế những đánh giá hàng năm của từng cơ quan. nội dung chi tiết hơn về các chương trình cụ thể được đề cập trong ma trận kết quả của pcG năm 2011, trên trang web của LHQ tại Việt nam. “Chúng tôi nhận thấy Liên Hợp Quốc hoạt động thống nhất hơn, hiệu quả hơn và hiệu suất hơn tại cấp quốc gia… Thống nhất hành động là tương lai cho các hoạt động “ hỗ trợ phát triển của Liên Hợp Quốc. Ngài Lê Lương Minh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Hội nghị cấp cao liên chính phủ về Thống nhất hành động, Montevideo, tháng 11 năm 2011 2 BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 CHƯƠNG 2 VIỆT NAM NĂM 2011: ĐịNH HƯỚNG MỚI VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ể từ khi trở thành nước có thu nhập trung bình năm 2010, Việt nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, ngay cả trong giai đoạn kinh tế vĩ mô bất ổn năm 2011 và trong bối cảnh kinh tế toàn cầu không ổn định. tăng trưởng GDp ở mức 5,9% năm 2011, thấp hơn mức 6,8% năm 2010 song vẫn khá cao. theo chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ hộ nghèo ở mức 14,2% năm 2010 dựa theo Điều tra mức sống hộ gia đình Việt nam (VHLSS). tuy nhiên tỷ lệ đói nghèo đa chiều luôn cao hơn so với đói nghèo dựa theo thu nhập, phản ánh sự chênh lệch đáng kể. K chiến lược phát triển Kinh tế Xã hội giai đoạn 2011-2020 được thông qua vào tháng 1 năm 2011 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011-2015 (SEDp) phê duyệt tháng 11 năm 2011, trong đó nêu rõ mục tiêu của Việt nam là trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. LHQ đã tham gia tích cực trong các cuộc tham vấn trước khi phê duyệt SEDp trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực xã hội nhằm đạt được các mục tiêu mDG mà Việt nam còn tụt hậu và đảm bảo tất cả mọi người dân Việt nam có thể tiếp cận với những lợi ích của quá trình tăng trưởng kinh tế. Việt nam đã đạt được các kết quả ấn tượng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (mDGs) và theo đúng tiến độ sẽ đạt được các mục tiêu trừ hai mục tiêu vào năm 2015. mục tiêu liên quan tới HiV và nước sạch và vệ sinh được đánh giá là “khó đạt được”. một trong những thách thức chính là giảm chênh lệch giữa các khu vực địa lý và giữa các nhóm kinh tế xã hội. Báo cáo mDG gần đây nhất của chính phủ chỉ ra rằng tiến bộ về giảm nghèo có thể bị hạn chế do các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và khủng hoảng tài chính toàn cầu. cùng với những thành tựu chính này, Việt nam cũng phải đối mặt với những thách thức mới như tốc độ đô thị hóa nhanh và dòng người nhập cư gia tăng, sự thay đổi về cơ cấu dân số và hiện đang là thời điểm “dân số vàng” với tỷ lệ người trẻ tuổi và người trong độ tuổi lao động cao. Sau thời điểm này sẽ là thời điểm già hóa dân số rất nhanh kể từ năm 2017. Báo cáo phát triển con người quốc gia (nHDR) năm 2011 cho thấy tăng trưởng kinh tế là động lực chính thúc đẩy những tiến bộ trong phát triển con người trong khi Việt nam chưa tận dụng hết nguồn lực này và vẫn có thể có những cải thiện về y tế và giáo dục. tiến bộ ở cấp quốc gia cũng cho thấy rõ sự chênh lệch giữa các địa phương. Bất bình đẳng và chênh lệch đang gia tăng và đi kèm với nó là những hình thức đói nghèo và dễ bị tổn thương mới đòi hỏi phải chú ý nhiều hơn trong các năm tới. cũng cần giải quyết các vấn đề như bất bình đẳng giới dai dẳng, đảm bảo chất lượng giáo dục và y tế cũng như tạo việc làm tốt ở những lĩnh vực chính. trong năm 2011, lạm phát ở Việt nam tiếp tục tăng cao do giá xăng dầu và thực phẩm tăng cao và một số yếu tố khác và điều này gây bất ổn định kinh tế vĩ mô, cùng với tài khoản vãng lai và nợ công cũng tăng cao. chính phủ đã xác định ổn định nền kinh tế là một ưu tiên chính và cam kết xây dựng một mô hình tăng trưởng kinh tế mới và tái cơ cấu kinh tế, bao gồm tái cơ cấu lĩnh vực đầu tư công, ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước. BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 3 Đồng thời, Việt nam đang ngày càng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên. trong bối cảnh này, nỗ lực của quốc gia nhằm xây dựng một chiến lược tăng trưởng xanh toàn diện và cam kết tiến tới tăng trưởng ít các bon là rất cần thiết để giúp Việt nam tiếp cận với các công nghệ sạch, tạo ra việc làm mới và năng suất hơn cũng như giải quyết những quan ngại về môi trường. nhìn chung, do SEDp nhấn mạnh cần cân bằng giữa các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường nên cần tiếp tục tăng cường vai trò giám sát và kiểm soát các thể chế quốc gia và khuyến khích quá trình ra quyết định mang tính tham gia hơn nữa, minh bạch hơn và chịu trách nhiệm cao hơn. 4 trong năm 2011, một số khung chính sách đã được xây dựng và phê duyệt cho giai đoạn 2011-2020 như chiến lược việc làm quốc gia, chiến lược y tế quốc gia, chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản quốc gia, chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, chiến lược quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm, chiến lược quốc gia về dinh dưỡng, Kế hoạch cải cách hành chính công, Kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục và chiến lược thống kê. những chiến lược này được bổ sung thông qua những Kế hoạch phát triển ngành trong năm năm tới ở các lĩnh vực y tế, giáo dục, bảo vệ trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống buôn bán người và biến đổi khí hậu. BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 CHƯƠNG 3 CÙNG HỢP TÁC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CủA VIỆT NAM TRONG NĂM 2011 c hương này đưa ra những thách thức phát triển chính mà LHQ giải quyết thông qua Kế hoạch chung giai đoạn 2006-2011, một khuôn khổ kế hoạch duy nhất kết hợp công việc của 14 tổ chức LHQ tham gia. thông qua Kế hoạch chung, LHQ hỗ trợ Việt nam đạt được các mục tiêu quốc gia đề ra trong SEDp và các mục tiêu mDG cũng như thực hiện tuyên bố thiên niên kỷ. các kết quả đạt được trong “năm mục tiêu của Kế hoạch chung” được nêu rõ với những ví dụ minh họa cụ thể về việc LHQ đang cung cấp những kinh nghiệm toàn cầu, các tư vấn chính sách cũng như hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng năng lực ở những lĩnh vực ưu tiên chính. Các Mục tiêu của Kế hoạch chung 2006-2011: Mục tiêu 1: các chính sách, kế hoạch và luật pháp về kinh tế và xã hội công bằng và dành cho tất cả mọi người Mục tiêu 2: các dịch vụ xã hội và bảo trợ có chất lượng Mục tiêu 3: Bảo vệ môi trường và quản lý hợp lý tài nguyên thiên nhiên và văn hóa Mục tiêu 4: Quản trị có trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và sự tham gia Mục tiêu 5: Giảm tính dễ bị tổn thương trước thiên tai, bệnh truyền nhiễm và các trường hợp khẩn cấp khác “Liên Hợp Quốc hoan nghênh quyết định của Chính phủ nhằm xây dựng một mô hình tăng trưởng kinh tế mới và đặc biệt kêu gọi tăng trưởng xanh, dành cho mọi người và vì người nghèo… Tất cả mọi người dân Việt Nam trên toàn quốc cần có cơ hội để “ có cuộc sống với chất lượng tốt hơn. Điều phối viên thường trú LHQ Pratibha Mehta, Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ, Hà Nội, tháng 12/2011 BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 5 MụC TIêU 1 CủA Kế HOạCH CHUNG: CHíNH SÁCH, Kế HOạCH Và LUậT PHÁP VỀ KINH Tế Và Xã HộI CôNG BằNG Và dàNH CHO TấT Cả MỌI NGƯờI ĐẶT CON NGƯờI Ở TRUNG TÂM CủA PHÁT TRIỂN Quốc hội phê duyệt SEDp 2011-2015 vào tháng 11 năm 2011, trong đó nêu rõ định hướng cho năm năm tới. SEDp nhấn mạnh nhu cầu cần có mô hình tăng trưởng mới nếu chính phủ muốn giải quyết những bất ổn vĩ mô hiện nay và cần tạo đủ việc làm cho những người trong độ tuổi lao động mới gia nhập thị trường lao động đồng thời duy trì các chỉ số mục tiêu giảm nghèo. Đáp ứng những yêu cầu của chính phủ và các đối tác khác, LHQ đang tư vấn cụ thể và chi tiết nhằm hỗ trợ các cơ quan xây dựng và thực hiện luật pháp cũng như thiết kế, giám sát và đánh giá các chính sách phù hợp với các tiêu chuẩn và chuẩn mực của quốc tế. Đánh giá tác động nhanh lần thứ ba do Viện Khoa học Xã hội Việt nam (VaSS) tiến hành với sự hỗ trợ của LHQ trong năm 2011 cho thấy tác động của các cú sốc kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát cao xảy ra tại Việt nam trong năm 2011. Đánh giá này cung cấp thông tin theo thời gian thực cho các đại biểu quốc hội, các quan chức của Đảng và những nhà hoạch định chính sách cấp cao về tác động của lạm phát tới những nhóm dễ bị tổn thương, công nhân và nông dân và những khu vực kinh tế liên quan cũng như về tính hiệu quả của những giải pháp chính sách đã được thực hiện theo nghị quyết 11. những phát hiện trong điều tra cho thấy mặc dù người trồng lúa được hưởng lợi do giá thóc tăng và được mùa, song lợi ích do giá tăng lại bị giảm đi do chi phí đầu vào, thực phẩm và xăng dầu tăng. ngoài ra, những lợi ích do giá tăng không được phân phối đồng đều giữa bên bán lẻ và người sản xuất. Giá tăng đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới người làm công ăn lương, công nhân trong khu vực không chính thức, người nghèo đô thị và những người phụ thuộc vào trợ cấp của nhà nước. Sức mua giảm, và giá thực phẩm, xăng dầu và nhà cửa tăng đã làm giảm tiết kiệm, tiền gửi về quê cũng như giảm 6 tiêu dùng. trong năm 2011, LHQ tư vấn kỹ thuật cụ thể để tiến hành tái cơ cấu đầu tư công, ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước. Tăng cường giám sát và ra quyết định dựa trên bằng chứng trong năm 2011, LHQ hỗ trợ toàn diện cho việc tạo dựng dữ liệu và kiến thức nhằm tăng cường theo dõi phát triển kinh tế xã hội dựa trên bằng chứng. một ví dụ là phát hành Báo cáo phát triển con người quốc gia của Việt nam năm 2011 (nHDR) trong đó phân tích mối quan hệ giữa phát triển con người và cung cấp các dịch vụ xã hội và dựa trên những phân tích của VaSS. Lần đầu tiên, nHDR sử dụng chỉ số đói nghèo đa chiều (mpi) đối với dân số Việt nam trong báo cáo. Báo cáo cũng nhấn mạnh quản trị công và hành chính công là những yếu tố thúc đẩy phát triển con người. Bằng chứng từ chỉ số quản lý hành chính công và quản trị công ở cấp tỉnh của Việt nam (papi) cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa các yếu tố về quản trị công tốt với mức độ phát triển con người cao ở cấp tỉnh. Kết quả của Điều tra chỉ số đa chiều (micS) lần thứ tư đưa ra vào tháng 12 năm 2011 cũng cập nhật về tình hình của trẻ em và phụ nữ ở Việt nam. LHQ cũng tiếp tục hỗ trợ xây dựng năng lực ở lĩnh vực thống kê và quản trị dữ liệu trong chiến lược phát triển thống kê Việt nam giai đoạn 2011-2020 (VSDS) được phê duyệt vào tháng 10 năm 2011. tổng cục thống kê (GSo) đã xây dựng VSDS với sự phối hợp chặt chẽ với các bên sản xuất dữ liệu và sử dụng dữ liệu. Với sự hỗ trợ của chương trình chung về Bình đẳng giới, GSo đã lần đầu tiên xây dựng bộ chỉ số thống kê quốc gia về phát triển giới và được thủ tướng chính phủ phê chuẩn vào tháng 10 năm 2011. các chỉ số này sẽ hỗ trợ giám sát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới và Luật phòng chống bạo lực gia đình cũng BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 như chiến lược quốc gia về bình đẳng giới. các khung theo dõi và giám sát (m&E) đối với các luật này cũng đã được hoàn thiện. ngoài ra, LHQ hỗ trợ phân tích sâu về các vấn đề dân số nổi lên từ dữ liệu của cuộc tổng điều tra dân số năm 2009 và tiến hành các phân tích theo các chủ đề chính: tử vong và sinh sản, cơ cấu dân số, tỷ lệ giới tính khi sinh; dự báo tăng trưởng dân số, di cư và đô thị hóa, giáo dục, dân tộc thiểu số và người tàn tật. nghiên cứu sâu về đói nghèo ở trẻ em người dân tộc thiểu số và đói nghèo đa chiều đô thị hiện đang được tiến hành. đã hỗ trợ xây dựng chiến lược việc làm quốc gia giai đoạn 2011-2020 và Quy hoạch phát triển thị trường lao động trong giai đoạn này. những tài liệu này nhấn mạnh các nguyên tắc trong các công ước về việc làm của quốc tế và bao gồm các thông tin đầu vào từ các cơ quan chính phủ, quốc hội và các đối tác xã hội. chất lượng và quản lý thông tin thị trường lao động đã được cải thiện do việc xây dựng các hệ thống phân tích và thông tin về thị trường lao động ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh cũng như thông qua những điều tra về xu hướng lao động. Tăng cường chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội Khung pháp lý đầy đủ và thống nhất hơn cho phát triển khu vực tư nhân có vai trò quan trọng. Do LHQ hỗ trợ cải cách đăng ký kinh doanh, 65 văn phòng đăng ký kinh doanh đã được xây dựng trên toàn quốc và hiện đang sử dụng các quy trình đăng ký đơn giản hơn nhiều và phần mềm Hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia đã được chuẩn hóa (nBRS). Điều này đã giúp giảm đáng kể thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. thông qua hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SmEs), LHQ đã hỗ trợ chuyển giao những kinh nghiệm quốc tế tốt nhất về thiết kế sản phẩm và phát triển kinh doanh cho 70 doanh nghiệp thí điểm trong Về lĩnh vực chính sách xã hội, LHQ đóng góp nhằm xây dựng các khuôn khổ chính sách giảm nghèo ít phân tán hơn và thống nhất hơn. tư vấn kỹ thuật chi tiết đã được đưa ra trong khi xây dựng nghị quyết 80 về giảm nghèo giai đoạn 2011-2020 cũng như chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững đi kèm theo. trong năm 2011, LHQ đã tham gia tích cực trong các cuộc đối thoại chính sách liên quan tới các khung chính sách về an sinh xã hội và xây dựng một số chương trình bảo hiểm và hỗ trợ. Hỗ trợ này bao gồm phân tích tổng thể và tính toán chi phí của hệ thống an sinh xã hội khi sử dụng khái niệm “Sàn an sinh xã hội” làm nền tảng. Liên quan tới trợ giúp xã hội, LHQ đã hỗ trợ kiểm điểm các chính sách hiện thời cũng như thiết kế chương trình trợ cấp tiền cho những hộ nghèo có trẻ con và chương trình này dự tính sẽ được thí điểm ở 10 tỉnh có tỷ lệ nghèo cao và tập trung ở khu vực dân tộc thiểu số. LHQ cũng hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho đánh giá về chương trình bảo hiểm thất nghiệp và điều này đã mang lại những thông tin quan trọng để sửa đổi Luật bảo hiểm. LHQ cũng hỗ trợ xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về người già giai đoạn 2011-2020 nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng cường vai trò của người già trong phát triển cộng đồng. Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và tạo việc làm LHQ hỗ trợ xây dựng các chính sách và chương trình tạo việc làm và thực hiện các thông lệ hoạt động tốt. Đặc biệt, LHQ cũng Hộp 1: Chương trình việc làm tốt hơn năm 2011, “chương trình việc làm tốt hơn ở Việt nam” là một phần trong chương trình toàn cầu, tại 150 nhà máy và được đánh giá là thành công đối với hơn 110 nhà máy sử dụng 154.657 công nhân. có 33 bên đã đăng ký sử dụng dịch vụ Việc làm tốt hơn. các nhà máy đều có những cải thiện đáng kể, nổi bật là giảm số lượng những vấn đề liên quan tới tính không tuân thủ và cải thiện đối thoại thông qua việc thành lập Ban quản lý lao động và ban tư vấn ba bên bao gồm các quan chức cao cấp của tổng Liên đoàn lao động Việt nam (VGcL) và phòng thương mại và công nghiệp Việt nam (Vcci) đưa ra những hướng dẫn kịp thời. Báo cáo tổng hợp về tính tuân thủ khẳng định tầm quan trọng của dịch vụ tư vấn và việc tuân thủ các tiêu chuẩn trong lĩnh vực dệt may nói chung và những doanh nghiệp tham gia điều tra này nói riêng. Để biết thêm thông tin xin truy cập: www.betterwork.org/sites/Vietnam BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 7 lĩnh vực dệt may, giầy dép và đồ nội thất. Liên quan tới lĩnh vực này, một đề xuất đang được xây dựng cùng với Viện quản lý kinh tế trung ương nhằm xây dựng một khung chính sách quốc gia nhằm xây dựng các ngành kinh tế cạnh tranh hơn để tăng cường hiệu suất và hợp tác. năm 2011, chương trình chung về thương mại và sản xuất xanh do LHQ hỗ trợ đối với chuỗi giá trị hàng thủ công mỹ nghệ đã giúp tăng cường việc làm và tạo thu nhập cho các hộ gia đình ở các khu vực cụ thể thông qua đào tạo về kỹ năng quản lý kinh doanh, an toàn lao động và sức khỏe và các kỹ thuật nông nghiệp. chương trình chung cũng hỗ trợ tổ chức các hội chợ và hỗ trợ các công ty tìm hiểu kỹ càng hơn về thị trường châu Á, thị trường mỹ và châu Âu và hỗ trợ xây dựng các ngành thủ công mỹ nghệ có các sản phẩm thu hút và có tính cạnh tranh cao hơn (xem Hộp 2). Về việc làm cho thanh niên, năm 2011, LHQ hỗ trợ tỉnh Quảng nam tăng cường việc làm cho người nghèo thông qua cải thiện môi trường kinh doanh và một số hỗ trợ chiến lược về chuỗi giá trị. chương trình dạy nghề của tỉnh đã được sửa đổi để đáp ứng nhu cầu của khu vực kinh tế tư nhân trong khi những can thiệp về chuỗi giá trị được thực hiện thông qua quan hệ đối tác công - tư, tăng cường tính cạnh tranh và nâng cao các chuẩn mực lao động. chiến lược phát triển thị trường lao động của tỉnh đã được xây dựng và phê duyệt bởi Ủy ban nhân dân tỉnh và năng lực các hiệp hội doanh nghiệp của địa phương đã được tăng cường để tham gia vào công tác xây dựng chính sách. các thông lệ tốt cũng được tài liệu hóa và có chiến lược nhân rộng. LHQ cũng hỗ trợ chương trình của chính phủ nhằm đào tạo 1 triệu lao động nông thôn hàng năm cho đến năm 2020, đặc biệt đào tạo nghề cho các doanh nghiệp ở nông thôn. trong năm 2011, 120 người đã được đào tạo mới để tiến hành đào tạo về “Khởi nghiệp” cho người dân ở nông thôn. Ở các tỉnh Quảng nam, Hòa Bình, phú thọ, nghệ an và thanh Hóa, năng lực của các tổ chức cụ thể đã được tăng cường nhằm cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh theo định hướng thị trường cho các doanh nghiệp nhỏ. năng lực của Việt nam về lĩnh vực liên quan đến tiêu chuẩn, kiểm nghiệm và tuân thủ cũng 8 Hộp 2: Hội chợ thương mại xanh Vào tháng 4 năm 2011, Hội chợ ‘phong cách Việt nam’, một trong những hội chợ về đồ nội thất và quà tặng lớn ở Đông nam Á đã thu hút hơn 1,700 khách bao gồm hơn 1,300 khách mua hàng từ châu Âu, mỹ, nhật, trung Quốc, Ôxtrâylia và tăng nhiều so với con số 300 khách năm 2010 khi hội chợ được tổ chức lần đầu tiên. chương trình chung LHQ về sản xuất và thương mại xanh đã chủ động hỗ trợ Hiệp hội xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt nam ViEtcRaFt nhằm đẩy mạnh hội chợ ‘phong cách Việt nam’. Kể từ năm 2010, chương trình chung đã giúp đỡ các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ cập nhật mẫu mã thiết kế, tăng chất lượng và các kỹ thuật hoàn thiện các mặt hàng sơn mài, giấy thủ công và các sản phẩm từ tre, mây, lụa và cói. các công ty cũng được hỗ trợ cập nhật các xu hướng thị trường hiện thời và về các mặt hàng ưa thích của khách hàng cho phép họ có thể tiếp cận các khách hàng cấp cao trên thị trường. các công ty cần tập trung xây dựng các dây truyền sản xuất mang tính bền vững và điều này đòi hỏi cái nhìn xuyên suốt trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, kể từ việc thiết kế quá trình sản xuất và vận chuyển tiết kiệm năng lượng cho tới việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có thể tái chế và sử dụng được lâu hơn. trước khi và trong khi tổ chức hội chợ “phong cách Việt nam”, chương trình chung LHQ đã hỗ trợ kỹ thuật cho các công ty về cách trưng bày sản phẩm tốt nhất, cách xử lý quan hệ với khách hàng và cách theo đuổi để đảm bảo những lời hứa thực sự trở thành những hợp đồng thực tế. nhiều công ty đã xây dựng các quan hệ mới với các đối tác tham dự hội chợ và nhận được các đơn đặt hàng trước khi và trong thời gian diễn ra hội chợ. Ví dụ sau đây (một trong nhiều ví dụ) minh họa những tác động của một hội chợ được tổ chức tốt mang lại: một khách hàng nhật Bản đã tham dự Hội chợ phong cách Việt nam năm 2011 nhờ các hoạt động quảng bá đã đặt hàng lên tới 100.000 đô la mỹ với một công ty là đối tượng hưởng lợi của chương trình chung ở tỉnh thanh Hóa. Kết quả của đơn hàng này là tạo ra việc làm đầy đủ cho 300 hộ gia đình sản xuất hàng thủ công trong vòng 60 ngày, ngoài ra còn tạo thêm thu nhập cho những người nông dân trồng nguyên liệu thô cần để sản xuất 18,000 mặt hàng cói, như mặt hàng rổ rá. BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 được tăng cường với hỗ trợ kỹ thuật của LHQ, đảm bảo thực hiện hiệu quả các trách nhiệm của một thành viên Wto như các cam kết liên quan tới các rào cản kỹ thuật trong thương mại hay những cam kết về vệ sinh an toàn. tăng cường năng lực về chất lượng, đo lường, kiểm nghiệm và tiêu chuẩn dựa trên yêu cầu sẽ cho phép các sản phẩm xuất khẩu của Việt nam đáp ứng được những quy định ngày càng chặt chẽ của thế giới và giảm thiểu những trường hợp hàng xuất khẩu của Việt nam bị trả lại, đồng thời đảm bảo sự công nhận quốc tếcho các phòng thí nghiệm kiểm định của Việt nam. Tăng cường các chính sách về sức khỏe sinh sản và dân số tháng 5 năm 2011, chính phủ Việt nam chính thức thông qua chiến lược toàn cầu của tổng thư ký LHQ về sức khỏe của trẻ em và phụ nữ. tháng 11 năm 2011, chiến lược sức khỏe sinh sản và dân số quốc gia và chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2011-2020 được chính thức thông qua. Bên cạnh hỗ trợ xây dựng các chiến lược quốc gia này, LHQ cũng hỗ trợ kỹ thuật để thiết kế khung theo dõi và giám sát toàn diện đối với chiến lược sức khỏe sinh sản và dân số quốc gia và một số các chương trình hành động quốc gia với mục tiêu tập trung nhằm chăm sóc cho trẻ em sơ sinh và làm mẹ an toàn. Việc sử dụng dữ liệu từ Điều tra dân số gần đây nhất trong việc xây dựng chính sách và lập các chương trình ở cấp quốc gia và cấp tỉnh được thúc đẩy hơn nữa thông qua các hội thảo nhằm đưa tin về các ấn phẩm liên quan tới cuộc điều tra bao gồm cả những phân tích sau, báo cáo, thông tin và các tập sách nhỏ và các cuộc hội thảo này được rất nhiều người quan tâm. trong năm 2011, LHQ đã tiến hành một số những sáng kiến vận động chính sách liên quan tới những vấn đề dân số đang nổi lên, vấn đề giới và sức khỏe sinh sản, người già, người di cư và đô thị hóa, thời điểm dân số vàng và tỷ lệ giới tính khi sinh (SRB). các hoạt động đã được thực hiện thông qua báo chí, hội thảo và đối thoại với các nhà hoạch định chính sách chính bao gồm cả với các đại biểu quốc hội và các quan chức cao cấp trong Đảng. tháng 10 năm 2011, Bộ Y tế và LHQ tổ chức một hội thảo quốc tế về ’mất cân bằng tỷ lệ giới tính khi sinh: Giải quyết vấn đề và hướng giải quyết’. Hội thảo đã tạo nền tảng để thảo luận các xu hướng đang nổi lên và những thực tế do mất cân bằng giới tính khi sinh gây ra, vị trí địa lý, nguyên nhân và các tác động có thể. các đại biểu đã thống nhất về những khuyến nghị cụ thể và tăng cường phối hợp giữa các quốc gia bao gồm nghiên cứu, vận động chính sách, xây dựng kế hoạch và chương trình. mặc dù Việt nam không phải là nước đầu tiên gặp phải tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, nhưng những thách thức do vấn đề này gây ra không nhỏ và tỷ lệ mất cân bằng này hiện ngày càng tăng. SRB tăng từ 106.2 bé trai/ 100 bé gái năm 2000 lên 111.9 bé trai/ 100 bé gái năm 2011. mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu dân số của Việt nam trong tương lai và gây ra tình trạng thừa nam giới trong xã hội. Hậu quả có thể rất nghiêm trọng: thiếu phụ nữ sẽ gây áp lực khiến nữ giới kết hôn ở độ tuổi trẻ hơn và có thể gây ra tình trạng bỏ học sớm để kết hôn. tình trạng mất cân bằng này cũng có thể khiến nhu cầu về gái mại dâm tăng cao và các đường dây buôn bán người cũng có thể mở rộng. các ví dụ về bạo hành dựa trên cơ sở giới và buôn bán người cũng đã xảy ra ở Việt nam và dẫn tới một số nguy cơ mà những phụ nữ và trẻ em gái dễ bị tổn thương dễ dàng gặp phải. chính phủ Việt nam hiện đang đặc biệt quan tâm tới tình trạng mất cân bằng ngày càng tăng này. chiến lược hành động quốc gia giai đoạn 2011-2020 nhằm giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh đã được xây dựng và đệ trình để thủ tướng chính phủ phê duyệt. ngoài ra, chính phủ cũng đang thực hiện một chương trình thí điểm nhằm hạn chế tình trạng mất cân bằng ở 20 tỉnh có tỷ lệ mất cân bằng cao. Hoạt động thống nhất nhằm giảm phân biệt đối xử và kỳ thị với HIV năm 2011, ước tính về tỷ lệ HiV hiện nay và dự báo trong giai đoạn 2011-2015 đã được cập nhật dựa trên việc thu thập và phân tích dữ liệu do LHQ hỗ trợ về bệnh dịch này, đặc biệt tập trung vào những khu vực dân cư có rủi ro cao hơn. Điều này bao gồm cả việc tăng cường theo dõi những người sử dụng ma túy (pWiD), gái mại dâm và đàn ông có quan hệ đồng tính nam (mSm) cũng như thu thập dữ liệu từ các trung tâm có sử dụng methadone. Khung chính sách quốc gia về báo cáo về chương trình HiV (Quyết định 28) cũng đã được đảm bảo. ngoài ra, LHQ hỗ trợ Việt nam đánh giá lần đầu tiên về các chi tiêu của BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 9 Việt nam cho vấn đề HiV trong đó xác định một số những can thiệp chi phí thấp song tác động cao cho việc chăm sóc và chữa trị với HiV, ngăn ngừa việc lây truyền từ mẹ sang con (pmtct) và các chương trình lớn khác. sử dụng ma túy và mại dâm, đồng thời đưa ra các quan điểm của các chuyên gia độc lập và quan điểm của các nhóm dân cư bị ảnh hưởng thông qua các cuộc tham vấn với các tổ chức xã hội dân sự. các con số liên quan tới tỷ lệ HiV, chất lượng của chương trình và chi tiêu đã được chính phủ sử dụng để xây dựng chiến lược quốc gia mới về phòng chống HiV/aiDS. Hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của LHQ cho quá trình lập kế hoạch đã thu hút sự tham gia tích cực hơn của các đối tác liên quan bao gồm các tổ chức xã hội dân sự (cSos), các nhóm dân số chính, người sống chung với HiV (pLHiV) trong quá trình lập kế hoạch đồng thời giúp xây dựng chiến lược tập trung nhiều hơn đến các nhóm dân số chính, đến giới và đến vấn đề an sinh xã hội. LHQ hợp tác với các đối tác chiến lược khác nhau để tăng cường nhận thức về các quyền liên quan tới HiV giữa người được hưởng quyền và người có trách nhiệm và giảm kỳ thị và phân biện đối xử. Điều này bao gồm giáo dục nhằm giảm kỳ thị dành cho 500,000 phụ huynh ở các trường học tại 63 tỉnh, đào tạo những hỗ trợ viên tại các trung tâm học tập cộng đồng (cLc), đào tạo 470 pLHiV, học sinh các trường luật và các bên liên quan tại địa phương về các quyền của người nhiễm HiV theo quy định trong luật pháp Việt nam và luật pháp quốc tế, đào tạo về báo chí liên quan tới HiV cho các tổng biên tập và các phóng viên cũng như đào tạo về HiV tại nơi làm việc cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. các nhóm người sống chung với HiV tự giúp nhau đã có khả năng tham gia vào việc cung cấp dịch vụ, xây dựng các đề xuất dự án và kiếm được những phương tiện sinh kế sống cho người pLHiV. người sống chung với HiV cũng tham gia tích cực vào những nỗ lực nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử thông qua các dự án do LHQ hỗ trợ tại Hà nội, Hải phòng, Quảng ninh và thành phố Hồ chí minh. ngoài ra, mạng lưới người sống chung với HiV tại Việt nam (Vnp+) đã thu thập dữ liệu từ 5 tỉnh cho điều tra về chỉ số kỳ thị. Bên cạnh đó, nhờ có hỗ trợ kỹ thuật của LHQ và những hoạt động vận động chính sách, HiV đã được lồng ghép vào nhiều chương trình và kế hoạch khác nhau như chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch hành động bình đẳng giới về y tế giai đoạn 2011-2015. Bộ Lao động thương binh và xã hội đã cập nhật chiến lược hành động quốc gia vì trẻ em nhiễm HiV và aiDS giai đoạn 2011-2015 và HiV cũng đã được đưa vào trong Kế hoạch chiến lược về phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020. ngoài ra, chương trình cung cấp bao cao su toàn diện đã được xây dựng cho giai đoạn 2011-2020 và LHQ cũng hỗ trợ kỹ thuật cho công tác đánh giá việc thực hiện Quyết định số 54 của Đảng cộng sản Việt nam về HiV, qua đó cho ra đời thông báo 27-tB/tW trong đó nhấn mạnh cam kết của Đảng cộng sản với việc tiếp tục chỉ đạo phòng chống và kiểm soát HiV. nỗ lực nhằm xây dựng một môi trường thuận lợi hơn để sử dụng dịch vụ liên quan tới HiV đã được đưa ra tích cực trong các hoạt động vận động chính sách và hỗ trợ kỹ thuật của LHQ nhằm chấm dứt việc bắt giữ hành chính đối với người hành nghề mại dâm và người sử dụng ma túy. chính phủ và Quốc hội Việt nam đang xây dựng và thảo luận về Luật giam giữ hành chính mới và LHQ tập trung hỗ trợ nhằm tăng cường hiểu biết về những cam kết của Việt nam trong các công ước quốc tế đồng thời đưa ra các bằng chứng trên thế giới về những chính sách giải quyết việc 10 Hỗ trợ bình đẳng giới và trao quyền cho nữ giới năm 2011, LHQ đã có những hỗ trợ cụ thể cho Bộ Lao động thương binh và xã hội nhằm tăng cường năng lực của bộ trong việc thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới (nSGE) giai đoạn 2011-2020 và xây dựng chương trình quốc gia về bình đẳng giới. ngoài một loạt các hội thảo tập huấn, hai cuộc đối thoại chính sách đã được tổ chức nhằm tăng cường việc thực hiện chiến lược. một trong những kết quả của đối thoại nhiều bên này là tổng liên đoàn Lao động Việt nam (VGFL) đã quyết định xây dựng các đề xuất cụ thể nhằm lồng ghép vấn đề giới trong dự thảo Luật công đoàn. VGFL cũng đưa các vấn đề chính đề cập trong đối thoại chính sách vào chương trình hành động của mình về Bình đẳng giới. BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 Hỗ trợ dành cho Quốc hội (na) chủ yếu là hỗ trợ kỹ thuật cho Ủy ban các vấn đề xã hội để lồng ghép vấn đề giới vào các dự thảo luật mới đệ trình lên Quốc hội trong năm 2011 như Luật giáo dục đại học, Luật về nguồn nước và Luật quảng cáo. ngoài ra, Ủy ban Xã hội cũng được hỗ trợ nhằm kiểm điểm việc thực hiện điều khoản trong Luật bình đẳng giới và Luật về thực hiện các luật liên quan tới lồng ghép giới của các bộ ngành khác nhau để rút bài học kinh nghiệm và cải tiến trong các kỳ họp tới của Quốc hội. tăng quyền cho công nhân di cư là nữ giới cũng là chủ đề tập trung chính trong năm 2011. Với sự hỗ trợ của LHQ, các quan chức chính phủ đã được đào tạo nhằm giải quyết tốt hơn những quan ngại liên quan tới xuất khẩu lao động của Việt nam và cải thiện các dịch cụ thể cũng như xây dựng các chính sách mới. Để tăng cường nền tảng kiến thức hiện hành, một đánh giá đã được tiến hành đối với các luật, chính sách và quy định của Việt nam liên quan tới những phụ nữ Việt nam đi lao động xuất khẩu. Dữ liệu cơ sở toàn diện về di cư đã được xây dựng với hỗ trợ kỹ thuật của LHQ, cho phép cục quản lý lao động ngoài nước phân tích các dữ liệu liên quan tới nghề nghiệp và nơi đến làm việc của những lao động nữ di cư và do vậy giải quyết tốt hơn các ưu tiên chính cho người Việt nam xuất khẩu lao động. Hộp 3: Chương trình chung về bình đẳng giới chương trình chung về bình đẳng giới (JpGE) đã tập hợp 12 cơ quan LHQ và có đóng góp quan trọng nhằm cải thiện khuôn khổ chính sách quốc gia nhằm thực hiện, đánh giá và báo cáo về Luật bình đẳng giới (GEL) và Luật phòng chống bạo lực gia đình (DVL). chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015, Kế hoạch hành động về bình đẳng giới và Hệ thống chỉ số thống kê quốc gia về phát triển giới đã được xây dựng với sự hỗ trợ chủ yếu của chương trình chung và đã được chính phủ thông qua. 2,893 cán bộ của Đảng cộng sản Việt nam và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan tới GEL và DVL, Hội đồng nhân dân cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực tư pháp, hành pháp và lĩnh vực giáo dục ở cấp trung ương và địa phương đã nâng cao nhận thích về bình đẳng giới và bạo lực gia đình thông qua những hội thảo đào tạo khác nhau và các cuộc đối thoại chính sách giữa chính phủ và các cơ quan LHQ cũng như thông qua các hoạt động dựa vào cộng đồng do các đối tác nGo thực hiện. chương trình chung đã thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan về bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới thông qua các cuộc họp thường xuyên và các sự kiện chính. trong Hội thảo kế hoạch bền vững của chương trình chung tổ chức vào tháng 10 năm 2011, những kết quả chủ yếu của chương trình chung đã được trình bày bao gồm cải thiện môi trường chính sách, tăng cường năng lực và quan hệ đối tác, mức độ sẵn có của dữ liệu và các tài liệu liên quan tới giới tăng lên và tăng cường nhận thức về bình đẳng giới và bạo lực gia đình. những kết quả này đã tạo tiền đề để tiếp tục các cải thiện trong những lĩnh vực này. Kế hoạch bền vững của chương trình chung bao gồm những hoạt động theo dõi cụ thể đã được đưa vào các kế hoạch hành động cụ thể của các bộ ngành, các cơ quan LHQ và các đối tác. BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 11 MụC TIêU 2 CủA Kế HOạCH CHUNG: CÁC dịCH Vụ Xã HộI Và BảO TRỢ CÓ CHấT LƯỢNG ĐảM BảO TIếP CậN VỚI dịCH Vụ Xã HộI Và BảO TRỢ CÓ CHấT LƯỢNG Việt nam tiếp tục đạt được những thành tựu ấn tượng nhằm đảm bảo tiếp cận với những dịch vụ xã hội có chất lượng. trong giáo dục, y tế, an sinh xã hội, HiV và thúc đẩy bình đẳng giới, các chính sách mới đã tăng cường khung pháp lý quốc gia nhằm cung cấp các dịch vụ đồng thời hài hòa hóa chương trình nghị sự của chính phủ phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. mặc dù đã đạt được những tiến bộ, song không phải mọi người dân ở mọi khu vực địa lý đều được hưởng lợi như nhau. như các năm trước, hỗ trợ của LHQ tập trung nhằm tăng cường năng lực của chính quyền trung ương và địa phương cũng như của các bên cung cấp dịch vụ thông qua tư vấn chính sách, đào tạo và các can thiệp thí điểm nhằm đảm bảo tiếp cận với các dịch vụ dành cho các nhóm dễ bị tổn thương và thiệt thòi. Thúc đẩy một Việt Nam an toàn hơn và mạnh khoẻ hơn Với hỗ trợ của LHQ, một số chính sách, chiến lược, chương trình hành động cũng như các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em cũng như dinh dưỡng đã được Bộ Y tế xây dựng và phê duyệt năm 2011. nghỉ đẻ 6 tháng được trả lương đầy đủ đã được Ủy ban thường vụ quốc hội thông qua và đây là điều khoản sẽ được bổ sung trong Luật lao động sửa đổi. Bảng báo cáo về tình hình dinh dưỡng ở 63 tỉnh đã được xây dựng nhằm hướng dẫn quá trình lập kế hoạch cấp quốc gia và tỉnh nhằm thúc đẩy dinh dưỡng tốt hơn. các tài liệu đào tạo mới về các lĩnh vực khác nhau như chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ trong độ tuổi bú mẹ, sáng kiến bệnh viện thân thiện với trẻ nhỏ, quản lý suy dinh dưỡng và quản lý tiêm vacxin viêm gan B khi sinh cũng như những chăm sóc và chữa trị cơ bản về HiV dành 12 cho trẻ em. Hướng dẫn về xây dựng chương trình, theo dõi và giám sát ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con cũng đã được Bộ Y tế phê duyệt. công tác củng cố tăng cường hệ thống y tế trong năm 2011 tập trung hỗ trợ xây dựng các kế hoạch, lồng ghép lĩnh vực y tế và đánh giá chất lượng hoạt động của lĩnh vực y tế. chiến lược quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2015 đã được chính thức phê duyệt. các tài liệu chính sách khác như chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe cho người dân giai đoạn 2011-2020 và chương trình hành động quốc gia về y tá và bà đỡ giai đoạn 2011-2020, chương trình hành động quốc gia nhằm quản lý chất lượng dịch vụ y tế và chương trình hành động quốc gia về ứng phó y tế khi xảy ra thảm họa đã được hoàn tất và chờ phê duyệt. LHQ hỗ trợ kỹ thuật nhằm cập nhật và phát hành các thông tin tài chính y tế của tài khoản y tế quốc gia cho đến năm 2009 với ước tính tới năm 2010. năng lực nhân viên của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt nam (VSS) đã được tăng cường thêm nhằm cho phép họ có thể phân tích sâu về chất lượng của hoạt động tài chính y tế. ngoài ra, các sáng kiến mới như thí điểm thực hiện hệ thống chi trả theo từng trường hợp và theo từng nhóm liên quan đến chuẩn đoán bệnh ở một số tỉnh thành. Xây dựng chính sách thuốc quốc gia mới và danh mục thuốc quan trọng là một bước nhằm cải thiện tiếp cận với các thuốc chủ yếu và các công nghệ y tế. Với hỗ trợ kỹ thuật của LHQ, một nghiên cứu về ngành dược và các chính sách liên quan đã được tiến hành nhằm đẩy mạnh sản xuất thuốc tại quốc gia. Đồng thời, hỗ trợ được dành cho chính phủ nhằm xây dựng chiến lược quốc gia chống kháng thuốc kháng sinh. Để đảm bảo tiếp cận toàn BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 Hộp 4: Tiếp cận nước sạch và tăng cường vệ sinh tiếp cận nước sạch và vệ sinh tốt đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh. một số các cơ quan LHQ đã hỗ trợ trực tiếp để 14,660 hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh mới và 16 trường học có (nước, khu vệ sinh an toàn) trong năm 2011 và khoảng 9,000 hộ gia đình được cung cấp nước sạch. Khoảng 65,980 người hiện đang sử dụng hố xí mới và thực hiện các thói quen rửa tay vệ sinh sạch sẽ như rửa tay sau khi đi vệ sinh. Khoảng 40,300 người dân nữa đã được sử dụng nước sạch. trong năm 2011, LHQ cũng hỗ trợ các cơ quan chính phủ và các thể chế quốc gia xây dựng các tiêu chuẩn mới về chất lượng không khí và tiến hành nghiên cứu về ô nhiễm không khí và sức khỏe. các tài liệu đào tạo đã được chuẩn hóa và các hướng dẫn thực hiện đã được xây dựng để áp dụng trên toàn quốc. LHQ cũng đóng góp xây dựng và phê duyệt giai đoạn 3 của chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. dân về các dịch vụ sức khỏe sinh sản, khung chính sách quốc gia đảm bảo các sản phẩm phòng tránh thai đã được thông qua. Để đảm bảo thực hiện tốt Luật an toàn thực phẩm mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2011, năng lực đã được tăng cường để kiểm dịch thực phẩm. Khung chính sách được hài hòa hóa với các tiêu chuẩn quốc tế thông qua việc xây dựng chiến lược an toàn thực phẩm quốc gia giai đoạn 2011-2020 và chương trình mục tiêu quốc gia về an toàn thực phẩm. Liên quan tới hạn chế thương tích, năm 2011, LHQ hỗ trợ xây dựng chính sách, xây dựng năng lực và tăng cường nhận thức. Quyết định 548 về ‘Ban hành các tiêu chí về ngôi nhà an toàn nhằm ngăn ngừa tai nạn và thương tật cho trẻ em” đã được moLiSa phê duyệt vào tháng 5 năm 2011 và được triển khai thực hiện trên toàn quốc. chương trình quốc gia về ngăn ngừa thương tích cho trẻ em giai đoạn 2011-2015 đã được đệ trình để thủ tướng chính phủ phê duyệt. Điều tra tai nạn Việt nam lần thứ hai đã được hoàn tất và kết quả hiện đang được tổng hợp để đưa ra. các phát hiện trong các điều tra trên toàn quốc này sẽ cung cấp thông tin cho các chương trình chính và các đánh giá chính về tình hình bị thương trong những năm tới. các nhân viên chủ chốt của Hội nông dân, Đoàn thanh niên và Hội phụ nữ ở một số tỉnh đã tăng cường kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch, thực hiện và truyền thông về phòng tránh thương tích và xây dựng cộng đồng an toàn. Liên quan tới an toàn giao thông, hỗ trợ trong năm 2011 tập trung vào hạn chế người uống rượu lái xe, nâng cao chất lượng mũ bảo hiểm xe máy và tăng cường tỷ lệ đội mũ xe máy ở người tham gia giao thông và trẻ em. năng lực thực hiện được tăng cường và các chương trình tuyên truyền trên báo chí đã được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về hiểm họa thương tật do tai nạn giao thông và cách phòng ngừa tốt nhất. tháng 5 năm 2011, thập kỷ hoạt động vì an toàn giao thông của LHQ trong giai đoạn 2011-2020 đã được phó thủ tướng Hoàng trung Hải khởi động với một loạt các đối tác tham gia. Bộ trưởng Bộ giao thông đã tuyên bố năm 2012 là “năm an toàn giao thông ở Việt nam’ và các chi tiết hiện đang được hoàn tất để chương trình hành động quốc gia vì an toàn giao thông được thực hiện trong toàn bộ thập kỷ. Cải thiện sức khỏe sinh sản và cải thiện, sức khỏe và dinh dưỡng của bà mẹ, trẻ nhỏ và, trẻ sơ sinh năm 2011 một số chính sách về chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục đã được xây dựng. chiến lược quốc gia về dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020 đã được phê duyệt vào tháng 11 năm 2011 và một số kế hoạch hành động cấp tỉnh để thực hiện các nội dung khác nhau trong chiến lược cũng đã hoặc đang được phê duyệt. Với hỗ trợ của LHQ, Bộ Y tế đã bắt đầu thực hiện trên toàn quốc chương trình kiểm toán sức khỏe bà mẹ (mma) và phê chuẩn các tài liệu đào tạo về chăm sóc trẻ sơ sinh. Điều này đã giúp tăng cường năng lực ở cấp tỉnh đồng thời nâng cao diện bao phủ về các dịch vụ y tế và dinh dưỡng cho phụ nữ và trẻ em. một số những nghiên cứu của LHQ về các vấn đề sức khỏe sinh sản đã được sử dụng trong khi xây dựng các chính sách và kế hoạch, bao gồm Điều tra đa chỉ số 4 (micS 4), đánh giá hệ thống thông tin quản lý y tế liên quan tới mDGs, đánh giá về mạng lưới chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em quốc gia, tổng kết BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 13 các đánh giá và nghiên cứu về sức khỏe sinh sản trong giai đoạn 2006 tới 2010 và đánh giá nhanh về các chương trình và chính sách liên quan tới thanh niên. của hỗ trợ của LHQ cho Bộ Y tế thông qua chương trình chung về dinh dưỡng và an ninh lương thực. chiến lược hành động quốc gia hiện đang được hoàn tất. Đã có hai đoàn đánh giá chung của LHQ và chính phủ tới tỉnh phú thọ và Điện Biên để đánh giá và tìm các giải pháp tăng cường y tế đối với các vấn đề liên quan đến bạo hành trên cơ sở giới và sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Đoàn đánh giá đã đưa ra một số khuyến nghị cụ thể nhằm tăng cường điều phối và tăng cường thông tin y tế và sử dụng nó cũng như đảm bảo tính bền vững của các can thiệp. Kinh nghiệm trong việc sử dụng bà đỡ ở các tỉnh miền núi cũng là bằng chứng quan trọng để Bộ Y tế phối hợp cùng với các bộ ngành khác để xây dựng các lựa chọn về phát triển nguồn nhân lực cho các khu vực dân tộc thiểu số để giải quyết khoảng trống hiện tại về nhân lực cũng như áp dụng các cách tiếp cận phù hợp về văn hóa trong các chương trình làm mẹ an toàn ở khu vực dân tộc thiểu số. Cách giải quyết toàn diện hơn về HIV trong năm 2011, mức độ sẵn có và chất lượng của các dịch vụ làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khỏe trẻ em và dinh dưỡng đã được cải thiện thêm nhờ những hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ tài chính của LHQ, đặc biệt về cấp cứu, chăm sóc sản khoa và sơ sinh, đỡ đẻ có kỹ năng, tiêm chủng, và quản lý viêm phổi và ỉa chảy ở một số tỉnh và huyện, hài hòa hóa các gói chăm sóc trẻ sơ sinh, hệ thống chuyển tuyến dựa vào cộng đồng và các hoạt động truyền thông dựa vào cộng đồng. các bài học rút ra từ những can thiệp này đã được phản ánh vào các chiến lược hành động quốc gia và các hướng dẫn thực hiện nhằm hỗ trợ xây dựng kế hoạch ở địa phương và thực hiện chiến lược quốc gia về dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020 và chương trình hành động quốc gia nhằm tăng cường tỷ lệ sống ở trẻ em. một mô hình nhằm tăng cường liên kết giữa dịch vụ cho HiV và sức khỏe sinh sản (SRH) đã được thí điểm ở tiền Giang, Quảng ninh, ninh thuận và thành phố Hồ chí minh với hỗ trợ kỹ thuật của LHQ. các bài học rút ra từ mô hình này hiện đang được Bộ Y tế áp dụng khi xây dựng hướng dẫn quốc gia về liên kết giữa SRH/HiV. chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2011-2020 có tập trung vào giảm tỷ lệ còi xương và chiến lược đã được thủ tướng chính phủ phê chuẩn vào tháng 11 năm 2011. Đây là một trong những điểm nhấn mạnh 14 trong những năm gần đây, đã có nhiều tiến bộ trong việc tăng cường tiếp cận toàn dân với việc ngăn ngừa, chữa trị, chăm sóc và hỗ trợ về HiV. tuy nhiên Báo cáo mDG năm 2010 cho rằng Việt nam khó có thể đạt được mDG 6 (tới năm 2015, giảm một nửa và ngăn ngừa HiV lan truyền) trừ khi tăng cường tiếp cận với dịch vụ ngăn ngừa, đặc biệt đối với bộ phận dân cư có nguy cơ cao. năm 2011, các mô hình đối với cách tiếp cận giảm hại đối với mại dâm đã được LHQ hỗ trợ và thực hiện ở một số tỉnh có tỷ lệ mại dâm và HiV cao. tổng cục phòng chống HiV/aiDS (Vaac) tiếp tục mở rộng chương trình 100% sử dụng bao cao su và các hoạt động giảm hại khác đối với gái mại dâm ở 49 tỉnh bao gồm cả việc chuẩn bị để mở rộng quảng cáo chương trình bao cao su ‘Vip plus’. Sau chuyến công tác đánh giá của các cơ quan LHQ về pmtct, các khuyến nghị đã được lồng ghép vào các tài liệu chiến lược quốc gia và các hướng dẫn chương trình pmtct quốc gia nhằm hướng tới loại trừ lây nhiễm HiV ở trẻ em. các dự án thí điểm do LHQ hỗ trợ về sự tham gia của nam giới trong pmtct đã làm tăng số lượng nam giới tới các phòng khám nam khoa với vợ của mình để tiếp cận các dịch vụ pmtct và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. cách tiếp cận mà dự án thí điểm đã áp dụng đã được lồng ghép vào chiến lược HiV quốc gia. cán bộ quản giáo tại các trại giam và các cán bộ thực thi pháp luật cũng tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho việc cung cấp các dịch vụ liên quan tới HiV trong một môi trường đóng. cán bộ công an từ 33 tỉnh thành đã được đào tạo về phòng chống HiV và giảm hại cho những người sử dụng ma túy và 78 nhân viên y tế tại các trại giam và các trung tâm tạm giữ đã được hỗ trợ để cung cấp điều trị aRt cho tù nhân. các khóa đào tạo về phân phát bao cao su và sử dụng methadone trong tù cũng được thực hiện để chuẩn bị cho việc thí điểm các dịch vụ này trong môi trường đóng cửa bao gồm cả việc xây dựng một bộ tài liệu đào tạo đồng đẳng BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 và các thông tin liên quan, giáo dục và các tài liệu truyền thông. một hệ thống chữa trị nghiện ma túy thí điểm nhằm cải thiện chữa trị đối với người nghiện, người nhiễm HiV và chăm sóc các tù nhân đã được xây dựng với sự hỗ trợ của LHQ. cán bộ công an từ các quận của Hà nội đã được giới thiệu về thí điểm này và sẽ được nhân rộng trong năm 2012. các nhóm xã hội dân sự của người nghiện ma túy đã được tăng cường thông qua hỗ trợ của LHQ bao gồm cả mạng lưới những người sử dụng ma túy ở phía nam. tại một hội thảo do LHQ hỗ trợ, mạng lưới này đã được thiết lập với một tầm nhìn và kế hoạch hành động rõ ràng nhằm cải thiện cuộc sống của người sử dụng ma túy và giảm phân biệt và kỳ thị đối với người sử dụng ma túy. Sau khi thông báo về sáng kiến “chữa trị 2.0’ tại cuộc họp về Y tế thế giới tháng 5 năm 2011, chính phủ Việt nam cam kết là một trong những nước thí điểm sáng kiến này. cục phòng chống HiV/aiDS Việt nam (Vaac) đã tiến hành một đánh giá do LHQ hỗ trợ ở các tỉnh thí điểm nhằm đánh giá các chương trình HiV hiện nay và cơ sở hạ tầng của hệ thống y tế nhằm hiểu rõ ràng hơn về những trở ngại trong việc tiếp cận dịch vụ HiV. Đánh giá là thông tin đầu vào quan trọng cho một loạt các cuộc họp xây dựng kế hoạch với sự tham gia của các nhân viên y tế, người sống chung với HiV và những bộ phận dân cư có nguy cơ nhiễm HiV cao. Hướng tới giáo dục trọn đời có chất lượng cao và dành cho mọi người trong lĩnh vực giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học là một ưu tiên tập trung của Việt nam. tháng 7 năm 2011, thủ tướng kêu gọi đổi mới toàn diện và cơ bản hệ thống giáo dục quốc gia, bao gồm cải thiện chất lượng giáo dục ở mọi cấp. SEDp mới và Kế hoạch phát triển giáo dục chiến lược giai đoạn 2011-2020 nhấn mạnh nhu cầu cải cách giáo dục và phát triển nhanh nguồn lực có kỹ năng và năng lực cao. năm 2011, LHQ điều phối Quan hệ đối tác toàn cầu trong giáo dục ở Việt nam thông qua việc tiến hành kiểm điểm và cập nhật chương trình hành động quốc gia Giáo dục cho mọi người giai đoạn 2003-2015. Vụ trưởng và Vụ Hộp 5: Tuần lễ học tập trọn đời tháng 10 năm 2011, tuần lễ học tập trọn đời đã được tổ chức ở trung tâm học tập cộng đồng tại phường cống Vị, Hà nội. tuần lễ bao gồm một diễn đàn về “nên chơi với trẻ em như thế nào” và một chiến dịch truyền thông báo chí. Sự kiện đặc biệt này đã tập hợp một nhóm các trẻ em ở độ tuổi dưới 6 tuổi, người chăm sóc, và các thành viên trong cộng đồng cùng với các đại biểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo. người học đã hiểu làm thế nào để thúc đẩy và thực hiện các chương trình học tập suốt đời. trong các diễn đàn đặc biệt, các bậc phụ huynh, cha mẹ và người chăm sóc đã trực tiếp tham dự các hoạt động như tạo đồ chơi tự làm, an toàn, không mất phí hoặc phí rất rẻ đồng thời thân thiện với trái đất và làm thế nào để vui chơi cùng con trẻ. các đối tượng tham gia cũng tăng cường nhận thức về học tập trọn đời thông qua các hoạt động như diễn đàn giáo dục của phụ huynh, bảo tàng nghệ thuật và di sản, đọc sách cho trẻ em và người lớn ở thư viện, và các lớp học về giáo dục giới tính và y tế. chính phủ cũng tổ chức các buổi kỷ niệm tương tự ở cấp tỉnh trong các năm tới nhấn mạnh học tập trọn đời là mục tiêu cũng như là giải pháp để tăng cường chất lượng nguồn nhân lực cũng như chất lượng cuộc sống của con người. phó của các Vụ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (moEt) đã tăng cường năng lực quản lý của mình thông qua các khóa đào tạo có sự tham gia do Viện Quản lý giáo dục tiến hành. Để cung cấp thông tin tốt hơn cho quá trình xây dựng kế hoạch và đưa ra quyết sách, một nghiên cứu về dữ liệu liên quan tới giáo dục chung đã được tiến hành và đưa ra những khuyến nghị cụ thể nhằm cải thiện hệ thống thông tin và dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. một đánh giá toàn diện về chương trình đào tạo giáo viên trước khi dạy đã xác định các khoảng trống cụ thể về nghiệp vụ sư phạm và năng lực của giáo viên. Sau thời gian thí điểm đào tạo ở 5 tỉnh, các mô hình về “Dạy và học vì một tương lai bền vững” đã được dịch và sửa đổi phù hợp với bối cảnh Việt nam và được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua làm nguồn tài liệu đào tạo giáo viên chính thức. Với hỗ trợ của LHQ, 380 chuyên gia và cán bộ giáo dục hiện đã có khả năng xác định tốt hơn về những thiên lệch do vấn đề giới BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 15 trong sách giáo khoa đồng thời hiểu rõ hơn về các vấn đề giới và được tiếp cận với những phương pháp đào tạo giáo viên và chương trình dạy cải cách. trong năm 2011, các công cụ đánh giá dựa trên các chuẩn đào tạo và dạy học cho trẻ em (ELDS) đã được xây dựng và áp dụng. Vì vậy, trẻ em đã được chuẩn bị tốt hơn trước khi đi học cấp 1. ngoài ra, 70,000 học sinh hiện đã được hưởng môi trường học “thân thiện với học sinh” hơn qua đó học sinh có thể phát huy hết khả năng của mình và đây là kết quả của sáng kiến các trường tiểu học thân thiện với học sinh hơn vì giáo dục bền vững (aFS) được thực hiện ở 50 trường tại 8 tỉnh. Với các kết quả tích cực từ thí điểm này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa các chỉ số về học tập liên tục của học sinh vào tiêu chuẩn của trường trung học cơ sở. Ba năm nghiên cứu ở ba tỉnh cho thấy trẻ em người dân tộc thiểu số học bằng ngôn ngữ mẹ đẻ học tốt hơn so với các bạn đồng lứa. Do đó, các tài liệu hướng dẫn đã được soạn thảo cho các tỉnh nhằm giúp đỡ trẻ em người dân tộc vượt qua rào cản về việc sử dụng tiếng Việt. Đối với trẻ em khuyết tật, hai thông tư liên bộ về xây dựng các trung tâm nguồn và lợi ích dành do giáo viên đã được xây dựng với sự phối hợp của Bộ Lao động thương binh và Xã hội, Bộ tài chính và các nhà quản lý giáo dục ở mọi cấp. Điều này sẽ hỗ trợ cung cấp đào tạo tổng hợp cho trẻ em khuyết tật và thông qua đó thực hiện Luật và nghị định đối về người khuyết tật. phân tích do LHQ hỗ trợ về dữ liệu giáo dục hiện thời đã được sử dụng để tăng cường hệ thống thông tin giáo dục nhằm đảm bảo lập kế hoạch dựa trên bằng chứng và can thiệp có mục tiêu hơn. cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bắt đầu nâng cao chất lượng hệ thống khảo thí đào tạo ở cấp cao thông qua việc xây dựng đề xuất về hệ thống quản lý và chứng nhận chất lượng (Qaa) và tăng cường năng lực của tổ công tác Qaa thông qua một loạt các hội thảo đào tạo và tham vấn quốc tế. các trung tâm học tập cộng đồng (cLc) được tăng cường thêm thông qua các đào tạo mục tiêu dành cho 2,000 hỗ trợ viên cho các cLc từ 10 tỉnh. Xây dựng các tài liệu và hướng dẫn đào tạo sẽ giúp cho các trung tâm này có các công cụ 16 thiết thực về các vấn đề như đào tạo phòng ngừa HiV/aiDS, trao đổi với phụ huynh và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng cường các dịch vụ an sinh xã hội từ năm 2010, LHQ đã và đang vận động xây dựng “sàn an sinh xã hội” cho mọi người dân Việt nam. LHQ tiếp tục ủng hộ tăng cường nhân lực làm việc trong lĩnh vực an sinh xã hội thông qua xây dựng các tiêu chuẩn nghề nghiệp dành cho các cán bộ xã hội cộng đồng cũng như đào tạo về quản lý công tác xã hội cho các nhà quản lý về an sinh xã hội và công tác cộng đồng. các trung tâm công tác xã hội đang được thí điểm để hỗ trợ những nhóm dễ bị tổn thương cụ thể. năm 2011, lần đầu tiên Ủy ban Văn hóa, giáo dục và thanh thiếu niên (cEYc) của Quốc hội đã phối hợp và đồng chủ trì với Bộ Lao động, thương binh và Xã hội tổ chức Diễn đàn trẻ em quốc gia qua đó nhằm tăng cường sự tham gia của trẻ em trong công việc của các đại biểu dân cử. LHQ hỗ trợ các Ủy ban của Quốc hội thực hiện chức năng giám sát thông qua: hỗ trợ đánh giá của ủy ban về hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc ngăn ngừa và kiểm soát lạm dụng trẻ em và bạo hành trẻ em; xây dựng bộ công cụ để giám sát các quyền được vui chơi, giải trí và truyền bá các thông tin chính về tình hình trẻ em ở Việt nam cho các cán bộ mới đảm nhận vị trí ở cấp trung ương và địa phương, thông qua phân tích tình hình toàn diện về trẻ em ở 3 tỉnh LHQ hỗ trợ kỹ thuật nhằm xây dựng hệ thống bảo trợ trẻ em bắt đầu thực hiện khi chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia về bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 và chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2011-2020. LHQ tiếp tục hỗ trợ cải cách hệ thống nhận con nuôi và tháng 7 năm 2011, chính phủ đã phê duyệt công ước Hague về nhận con nuôi giữa các quốc gia, một bước tiến quan trọng trong việc hài hòa hóa luật pháp quốc gia và các tiêu chuẩn quốc tế. trong lĩnh vực tư pháp, một thông tư liên bộ đã được xây dựng để hướng dẫn việc thực hiện các điều khoản trong Luật tố tụng hình sự liên quan tới trẻ vị thành niên trong các thủ tục tố tụng hình sự. BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 LHQ cũng hỗ trợ kỹ thuật cho ban dự thảo luật, tư vấn về việc bảo vệ tốt hơn trẻ em là nạn nhân của buôn bán người và xác định vai trò rõ ràng giữa các bên liên quan, bao gồm cả các cơ quan bảo vệ pháp luật. Bộ luật mới về ngăn ngừa và chống nạn buôn bán người đã được Quốc hội thông qua vào tháng 3 năm 2011, cùng với chương trình hành động quốc gia chống buôn bán người. chính phủ khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc giải quyết vấn đề này thông qua phê chuẩn công ước LHQ về chống tội phạm xuyên quốc gia và buôn bán người. Chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới Quyền được sống không bị bạo lực là một quyền cơ bản. năm 2007, Luật phòng chống bạo lực gia đình đã được đánh giá là một bước tiến quan trọng nhằm bảo vệ phụ nữ và gia đình họ. trong năm 2011, LHQ tiếp tục hỗ trợ các chương trình về bạo lực trên cơ sở giới (GBV) và phòng chống bạo lực gia đình ở cấp trung ương và địa phương. Ở hai địa bàn thí điểm về phòng chống bạo lực giới dựa vào cộng đồng ở phú thọ và Bến tre, các chương trình đào tạo cụ thể đã được dành cho các cán bộ công an và cán bộ y tế để xử lý giải quyết hiệu quả với các trường hợp bạo lực giới. Để nâng cao nhận thức chung của công chúng, một clip mang tên Hy vọng mới cho những nạn nhân của bạo hành gia đình và một bộ phim tài liệu về thực hiện Luật phòng chống bạo lực giới đã được phát hành. Hộp 6: Xóa bỏ bạo lực với phụ nữ nhân dịp ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực với phụ nữ 25 tháng 11 và chuỗi 16 ngày hoạt động, một chương trình truyền thông chung “chung tay ngăn chặn bạo lực gia đình” đã được tổ chức với 10 sự kiện chính, trực tiếp và trên mạng để cổ vũ tăng cường nhận thức nhằm chống bạo lực gia đình. các sự kiện này bao gồm đối thoại chính sách cấp cao nhằm tăng cường phản hồi với bạo lực với phụ nữ, một hội thảo vận động chính sách với các đại biểu quốc hội nhằm vận động cho các gói can thiệp về GBV và một phản hồi chung của quốc gia với GBV, và một hội thảo chung của LHQ và chính phủ về bạo lực gia đình và thực hiện luật và một cuộc nói chuyện với chủ đề Bạn sẽ làm gì nếu bạn chứng kiến bạo lực gia đình?, một cuộc thi ảnh và một sự kiện thi vẽ theo vòng tròn cũng như một cuộc thi vẽ quốc gia dành cho trẻ em. các sự kiện này được tổ chức trong chiến dịch của tổng thư ký LHQ về Đoàn kết nhằm chấm dứt bạo lực với phụ nữ và đây là lần đầu tiên Việt nam chính thức tham gia chiến dịch này đồng thời nhiều cơ quan LHQ, cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ quốc gia cũng tham gia. trong năm 2011, LHQ đã hợp tác với Đoàn thanh niên Hồ chí minh để vận động các nam giới và nam thanh niên tham gia chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái. mười câu lạc bộ sau giờ học đã được thành lập nên tại 5 trường tại Đà nẵng với khoảng 150 học sinh nam tham gia thảo luận các vấn đề về giới, bạo lực giới, các vấn đề của phái nam, quan hệ lành mạnh và kiềm chế bực bội. các hoạt động truyền thông cũng được tổ chức tại các trường học này nhằm nâng cao nhận thức về những ảnh hưởng của xung quanh đối với tẻ em trai như các bạn đồng lứa, bố mẹ và thầy cô giáy. trong chuỗi 16 ngày hành động, một sự kiện đặc biệt đã được tổ chức để các thành viên câu lạc bộ chia sẻ những gì đã học được. BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 17 MụC TIêU 3 CủA Kế HOạCH CHUNG: BảO VỆ MôI TRƯờNG Và QUảN Lý HỢP Lý TàI NGUyêN THIêN NHIêN Và VĂN HÓA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC THế HỆ HIỆN TạI Và TƯƠNG LAI Để đảm bảo phát triển bền vững và cân bằng, Việt nam phải giải quyết hàng loạt những thách thức quan trọng, từ đẩy mạnh công nghiệp hóa và đô thị hóa đến tác động của biến đổi khí hậu. năm 2011, LHQ tiếp tục hỗ trợ xây dựng và thực hiện một số khung pháp lý, chính sách và chiến lược để quản lý tài nguyên thiên nhiên và văn hóa phong phú của đất nước. cam kết mạnh mẽ của chính phủ và hỗ trợ của LHQ cũng như các đối tác phát triển khác đã tạo điều kiện thực hiện hàng loạt sáng kiến, tăng cường năng lực quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng bền vững về môi trường đồng thời giảm thiểu tác hại đến môi trường và xã hội. Ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu tại Hội nghị lần thứ 17 các bên tham gia (cop17) công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (unFccc) vào tháng 12 năm 2011, Việt nam đã tái khẳng định cam kết giải quyết tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Để chuẩn bị cho hội nghị và trong suốt năm qua, Liên Hợp Quốc đã đào tạo và tư vấn về chính sách và kỹ thuật thông qua thực hành cho phái đoàn của chính phủ Việt nam tham gia các cuộc đàm phán khí hậu quốc tế. LHQ đã hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ tài nguyên và môi trường và Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng một số chính sách quan trọng nhằm đối phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2020 và chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Để xây dựng các chiến lược và chương trình này, LHQ đã mời các chuyên gia quốc tế chất lượng cao tham gia các quá trình tham vấn trong nước và quốc tế. các chính sách mới tập trung đặc biệt vào thúc 18 đẩy phát triển ít các bon, sản xuất xanh, khôi phục tài nguyên thiên nhiên và khuyến khích lối sống “xanh”. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thông qua một chương trình mới nhằm giảm 20% phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2020. chương trình un-REDD (Giảm phát thải từ nạn phá rừng và suy thoái rừng) là một trong những sáng kiến toàn cầu quan trọng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và Việt nam được chọn là một trong những nước thí điểm ban đầu trong năm 2009. trong suốt năm 2011, LHQ hỗ trợ chính phủ tạo điều kiện để thực hiện có hiệu quả un-REDD giai đoạn 1 và xây dựng đề xuất chương trình giai đoạn 2, cũng như chương trình quốc gia REDD+ (nRp), dự kiến được phê duyệt vào năm 2012. theo sáng kiến un-REDD, LHQ đã cung cấp hỗ trợ đa ngành trong các hoạt động thí điểm “chia sẻ lợi ích” (tín dụng các bon mang lại lợi ích cho các nhà quản lý rừng có thu nhập thấp) thông qua việc áp dụng nguyên tắc “tự nguyện, thông báo trước và được cung cấp thông tin”. thí điểm đã được triển khai ở các vùng chủ yếu là người dân tộc thiểu số sinh sống, phù hợp với tuyên bố của LHQ về Quyền của người bản địa và kết quả là đã tạo ra một mạng lưới REDD quốc gia với sự tham gia của các cơ quan chính phủ, các nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ. Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong những năm qua, LHQ đã tích cực hỗ trợ Việt nam xây dựng và thông qua khung pháp lý rõ ràng và các chính sách về sử dụng năng lượng hiệu quả. tháng 1 năm 2011, Quốc hội đã thông qua luật mới về Bảo tồn và BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 sử dụng năng lượng hiệu quả. Sau đó, chính phủ đã ban hành Quyết định về tiêu chuẩn và dán nhãn năng lượng, trong đó xác định các nhóm phương tiện và thiết bị phải dán nhãn năng lượng và việc áp dụng các tiêu chuẩn tối thiểu về sử dụng năng lượng. LHQ là một trong những nhà tài trợ chính hỗ trợ Việt nam nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong 5 lĩnh vực công nghiệp và chiếu sáng công cộng. Kết quả của hỗ trợ này đã góp phần giảm tổng thể 5% tổng tiêu thụ năng lượng, đạt mục tiêu đặt ra trong chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn i (2006-2010). Môi trường trong sạch hơn Để đảm bảo một môi trường trong sạch hơn, LHQ đã hỗ trợ Việt nam thực hiện kiểm kê toàn diện các kho dự trữ thuốc trừ sâu đã lỗi thời và các khu vực bị ô nhiễm, xây dựng một kế hoạch hành động khắc phục hậu quả và thử nghiệm các công nghệ mới. tháng 10 năm 2011, Kế hoạch hành động quốc gia về khắc phục và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đã được thông qua. Hơn nữa, với hỗ trợ của LHQ, chính phủ đã thực hiện các chiến lược quan trọng nhằm giảm tác động tiêu cực của các chất gây ô nhiễm, gồm cả việc lạm dụng hóa chất nông nghiệp. LHQ đã góp phần phi chính trị hóa vấn đề dioxin từ năm 2006, chủ yếu thông qua thu thập và tạo ra thông tin đáng tin cậy về ô nhiễm chất dioxin và tạo điều kiện thuận lợi cho một số cuộc đối thoại về chủ đề này. Điều này đã góp phần giúp Việt nam huy động được những nguồn tài chính đáng kể từ một số nhà tài trợ để khắc phục hậu quả môi trường cho các vùng đất và trầm tích bị nhiễm dioxin. Với hỗ trợ kỹ thuật của LHQ, Kế hoạch hành động quốc gia về khắc phục hậu của dioxin đã được xây dựng. Sáng kiến này là một bước tiến cơ bản về chính sách nhằm hướng tới áp dụng nồng độ dioxin cho phép cấp quốc gia đối với tất cả các loại đất, không khí, nước và thực phẩm, đồng thời khắc phục hậu quả ở 3 điểm nóng dioxin. Đảm bảo quản lý tốt hơn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa năm 2011, LHQ đã hỗ trợ tăng cường hơn nữa năng lực của các cán bộ chính phủ và chính quyền địa phương để đánh giá, theo dõi và cập nhật các chính sách phát triển bền vững. Ví dụ như với hỗ trợ của LHQ, tỉnh Quảng nam đã theo dõi hiệu quả việc thực hiện 10 hành động ưu tiên cao trong chiến lược văn hóa-du lịch mới được xây dựng của tỉnh. trong đó bao gồm rà soát chính sách và chỉnh sửa các mục tiêu phát triển trong kế hoạch du lịch tổng thể hiện hành, đánh giá tác Hộp 7: dioxin - Giảm thiểu rủi ro với sức khỏe và ảnh hưởng với môi trường Việt nam phải đối mặt với những hậu quả tiêu cực chưa từng có của dioxin có nguồn gốc từ chất diệt cỏ sử dụng trong các cuộc xung đột vũ trang trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1971. Sau 40 năm, nồng độ dioxin trong đất tại 3 điểm nóng ô nhiễm (các căn cứ không quân Biên Hòa, phú cát và Đà nẵng) vẫn còn cao ở mức 365.000 phần nghìn tỷ nồng độ độc tính tương đương theo chuẩn quốc tế. nồng độ này cao gấp hàng trăm lần so với mức độ cần làm sạch theo tiêu chuẩn của quốc gia và quốc tế. những loại đất bị ô nhiễm còn lại tại 3 điểm nóng này đã gây ra ảnh hưởng lớn đến môi trường và nguy cơ đối với sức khỏe người dân địa phương, gồm cả khuyết tật. một dự án của LHQ đã bắt đầu vào năm 2010 nhằm hỗ trợ Việt nam giảm thiểu tối đa việc các hệ sinh thái bị phá vỡ và và giảm thiểu nguy cơ về sức khỏe cho người dân sống gần các điểm nóng này. năm 2011, một mốc đáng chú ý là chôn lấp 5.400 mét khổi đất bị ô nhiễm trong một bãi chôn lấp được thiết kế tốt tại phù cát. Bãi chôn lấp này hoàn toàn phù hợp với quy định quốc gia và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về ngăn chặn thích hợp. thường xuyên theo dõi sẽ đảm bảo loại bỏ những nguy cơ hiện tại về phát tán dioxin. năm 2012, dự án sẽ chứng minh một phương pháp phá hủy đất ô nhiễm hoàn toàn phù hợp về môi trường tại căn cứ quân sự Biên Hòa bằng cách thử nghiệm phá hủy hóa cơ học (mcD). Việc chứng minh thành công công nghệ mcD sẽ cho thêm nhiều lựa chọn và khả năng khắc phục hoàn toàn các loại đất bị nhiễm dioxin tại các điểm nóng chính. công nghệ này cũng có thể được sử dụng để phá hủy các loại đất bị nhiễm các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, như các thuốc trừ sâu đã lỗi thời và các chất biphenyl đã polychlo hóa. BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 19 động của biến đổi khí hậu đối với du lịch và thu thập dữ liệu thăm quan du lịch. Tăng cường nông nghiệp bền vững và phát triên đô thị LHQ cũng đã nâng cao khả năng của các bên liên quan chính trong việc lập kế hoạch và quản lý phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, ở cả cấp quốc gia và địa phương. các quan chức chính quyền và các bên liên quan tại địa phương đã có thể đề xuất cập nhật chính sách dựa vào kết quả và bài học kinh nghiệm từ các hoạt động thí điểm, như khung thể chế cho các nhóm du lịch cộng đồng tại Hội an và cù Lao chàm. chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 hay “tam nông” là những cải thiện quan trọng về chính sách. Đây là một chương trình lồng ghép và tập trung, xuyên suốt trên nhiều lĩnh vực và cấp quản lý về mặt tổ chức thể chế và chính sách. trong suốt năm 2011, LHQ đã hỗ trợ chương trình này thông qua tư vấn chính sách cho Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và điều phối hỗ trợ từ một số cơ quan LHQ. một diễn đàn tư vấn chính sách quốc tế và 4 hội thảo khu vực đã được tổ chức để chia sẻ bài học kinh nghiệm và tư vấn thiết thực nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả. ‘tam nông’ nhằm hiện đại hóa khu vực nông thôn thông qua điều phối các can thiệp phát triển lồng ghép và quy hoạch tổng thể ở cấp cộng đồng, qua đó phi tập trung hóa nguồn vốn công và cải thiện mức sống của người dân nông thôn. Đồng thời, cộng đồng được hỗ trợ để thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. cuối năm 2011, khoảng 50% của 9.121 xã được lựa chọn đã hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển xã với 100% dự kiến hoàn thành vào tháng 6 năm 2012. Bảo vệ và lồng ghép tập quán vào các mục tiêu bảo tồn là một hợp phần quan trọng nhằm đạt được phát triển bền vững. năm 2011, LHQ đã tiếp tục tăng cường năng lực của các ban quản lý dự trữ sinh quyển để tiến hành nghiên cứu có sự tham gia và xây dựng các giải pháp thiết thực để lồng ghép mục tiêu bảo tồn với nhu cầu văn hóa thông qua làm việc với cộng đồng địa phương. nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của những kiến thức và thực hành của cộng đồng địa phương nhằm ổn định sinh kế và góp phần quản lý tốt hơn nguồn lực, cũng như việc cần thiết phải tiếp tục đối thoại giữa cộng đồng địa phương với ban quản lý Dự trữ sinh quyển và các Khu di sản thiên nhiên thế giới tại Việt nam. Hộp 8: Sự tham gia của cộng đồng - chìa khóa của bảo tồn Việt nam có 8 khu dự trữ sinh quyển đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các thành phần địa lý sinh học quan trọng và môi trường sống tự nhiên. các khu dự trữ này cũng là những cơ hội kinh tế quan trọng đối với cộng đồng địa phương và cung cấp hàng loạt các dịch vụ hệ sinh thái đem lại lợi ích cho cả người sử dụng trong vào ngoài các khu dự trữ. năm 2011, các cộng đồng người thái và chơ Ro ở khu dự trữ sinh quyển Đồng nai và tây nghệ an đã được trao quyền để tiến hành kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể với sự hỗ trợ kỹ thuật của LHQ và Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch. Hoạt động kiểm kê này là cơ sở để các cộng đồng địa phương bảo vệ kiến thức bản địa và xác định các biện pháp thúc đẩy di sản văn hóa phi vật thể truyền thống cho các thế hệ tương lai. 20 Quá trình đô thị hóa nhanh chóng và ngày càng gia tăng cũng là một thách thức lớn. Việc lập hồ sơ về các thành phố của Việt nam với sự hỗ trợ của LHQ cung cấp một cái nhìn tổng quan về xu hướng đô thị hóa, những thách thức và cơ hội đô thị ở hơn 70 thành phố là thành viên của Hiệp hội các đô thị Việt nam (acVn). Sáng kiến này dự kiến sẽ cung cấp thông tin về các chính sách phát triển đô thị bền vững trong tương lai và thu hút đầu tư vào các khu đô thị. Sáng kiến “thành phố sinh thái Hội an” do LHQ hỗ trợ là một ví dụ tốt về việc phát triển văn hóa-xã hội thân thiện với sinh thái có thể kết hợp với nâng cao chất lượng đô thị hóa theo tầm nhìn của Hội an đến năm 2030. BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 MụC TIêU 4 CủA Kế HOạCH CHUNG: QUảN TRị CÓ TRÁCH NHIỆM GIảI TRÌNH, TíNH MINH BạCH Và CÓ SỰ THAM GIA TĂNG CƯờNG THỂ CHế HIỆN ĐạI Và CÁC QUy TRÌNH CÓ SỰ THAM GIA nâng cao tính trách nhiệm, tính minh bạch, sự tham gia vào việc ra quyết định và tăng cường năng lực của các cơ quan công quyền là những vấn đề ưu tiên đối với Việt nam. Đại hội Đảng năm 2011 đã tái khẳng định điều này và cũng đã thông qua một định nghĩa mới về pháp quyền dựa trên khái niệm “kiểm soát” quyền lực nhà nước. Đại hội đã quyết định sửa đổi Hiến pháp và thiết lập một cơ chế cho việc xem xét lại Hiến pháp. trong năm 2011, LHQ đã hỗ trợ Việt nam trong một số lĩnh vực thông qua tư vấn chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và phát triển năng lực. một số cuộc đối thoại chính sách về cải cách thể chế đã được thực hiện, bao gồm Diễn đàn đối tác pháp lý với Bộ tư pháp, Diễn đàn Đối tác quản trị công với Bộ nội vụ, một cuộc đối thoại cấp cao với Bộ công an về bình đẳng giới, Đối thoại về phòng chống tham nhũng với sự tham gia tích cực của LHQ. những cuộc đối thoại này đã tạo các diễn đàn quan trọng để thảo luận về các vấn đề cải cách quan trọng giữa chính phủ, LHQ, các nhà tài trợ và các tổ chức xã hội dân sự. Tăng cường Pháp quyền và Tiếp cận Tư pháp Với sự hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ của LHQ đối với Bộ tư pháp và Ban soạn thảo, Luật mới về Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội thảo luận trong tháng 11 năm 2011 đã xem xét nhiều hơn đến các nghĩa vụ của Việt nam theo điều ước về quyền cơ bản của con người, đặc biệt là công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị và công ước về Quyền trẻ em. cụ thể, dự thảo luật đưa ra các biện pháp bảo vệ những người bị giam giữ hành chính, loại bỏ việc giam giữ hành chính như một hình thức xử phạt với người hành nghề mại dâm và đưa ra ba biện pháp lựa chọn thay thế cho trách nhiệm hành chính của người chưa thành niên. LHQ cũng trợ giúp tăng cường thủ tục pháp lý thân thiện với trẻ em thông qua hỗ trợ kỹ thuật cho việc xây dựng một thông tư liên ngành hướng dẫn thực hiện các điều khoản của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến người chưa thành niên trong tố tụng hình sự. Với hỗ trợ của LHQ, hơn 200 sĩ quan cảnh sát, công tố viên và thẩm phán đã được đào tạo về áp dụng phương pháp thân thiện hơn trong việc đối xử với trẻ em có liên quan đến pháp luật. ngoài ra LHQ đã hỗ trợ một nghiên cứu về phản hồi của ngành tư pháp đối với bạo lực gia đình. Báo cáo chính thức đã được công bố vào năm 2011 và được thảo luận tại hai hội nghị cấp cao với Bộ tư pháp và Bộ công an. Báo cáo này đã cung cấp công cụ để xây dựng dịch vụ tư pháp hình sự và dữ liệu cơ bản cho các đánh giá trong tương lai về chất lượng dịch vụ tư pháp hình sự trong giải quyết bạo lực gia đình. tại một Hội thảo chung do Bộ công an và LHQ đồng tổ chức, các bên liên quan đã xác định được những khoảng trống về chính sách trong việc giải quyết vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong lĩnh vực công an. tài liệu tập huấn về biện pháp xử lý các trường hợp bạo lực gia đình đã được sử dụng để đào tạo hàng loạt nhân viên thực thi pháp luật. trong năm 2011, chính phủ đã phê duyệt chiến lược quốc gia về kiểm soát ma túy đến năm 2020 và xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về kiểm soát ma tuý và phòng chống tội phạm. thông qua các khóa đào tạo do Liên Hợp Quốc hỗ trợ về kỹ thuật điều tra hình sự và xuất bản cẩm nang về chống rửa tiền, các cán bộ tư pháp và thực thi pháp luật BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 21 Hộp 9: Ví dụ về nghiên cứu các vấn đề quản trị trong năm 2011 do LHQ hỗ trợ • • • • • • • • • • • • một nghiên cứu so sánh về môi trường chính sách và khung pháp lý cho các mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội dân sự ở trung Quốc, nga, philippin và Ấn Độ nghiên cứu về thực thi pháp luật và phản ứng của pháp lý đối với bạo lực gia đình ở Việt nam Điều tra chống tham nhũng do thanh tra chính phủ thực hiện về nguy cơ tham nhũng phát sinh từ những yếu kém trong các luật và quy định của Việt nam về ngành công nghiệp khai khoáng Hướng dẫn về Luật Lao động Việt nam cho ngành may mặc tài liệu thảo luận về các quy định về mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong các nội dung sửa đổi của Bộ luật Lao động và Luật công đoàn tài liệu thảo luận về các vấn đề của mối quan hệ việc làm nghiên cứu về cho thuê lại lao động nghiên cứu về ưu đãi và tiền lương trong khu vực công Báo cáo quốc gia tự đánh giá về thực hiện công ước của LHQ về chống tham nhũng chỉ số Hiệu quả quản trị và quản lý công của Việt nam (papi) phân tích có phân tách giới về quản trị và quản lý công phân tích toàn diện về tình hình trẻ em tại Điện Biên đã được nâng cao năng lực đáng kể trong các lĩnh vực này. nhìn chung, Liên Hợp Quốc tiếp tục hỗ trợ việc tăng cường năng lực thi hành luật pháp quốc gia thông qua việc cung cấp nhiều khóa đào tạo khác nhau và hỗ trợ kỹ thuật cho hàng trăm cán bộ chính phủ từ công an, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Bộ tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, toà án nhân dân tối cao, ngân hàng nhà nước, Học viện cảnh sát , Học viện an ninh nhân dân, Học viện tư pháp, cũng như các nhân viên cảnh sát của nước cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. về quyền Sức khỏe và Ông cephas Lumina, chuyên gia độc lập về tác động của nợ nước ngoài. Báo cáo của cả hai chuyên gia sẽ được trình bày trước Hội đồng nhân quyền vào năm 2012. chính phủ cũng đã đệ trình báo cáo định kỳ về công ước chống phân biệt chủng tộc, được soạn thảo với sự hỗ trợ của LHQ, và xuất bản một tài liệu hướng dẫn phê chuẩn điều ước quốc tế về quyền con người để các Bộ sử dụng. ngoài ra, theo yêu cầu của chính phủ, LHQ cũng đã ủy quyền thực hiện nghiên cứu về cách thiết lập một cơ quan quốc gia về nhân quyền. trong cuộc chiến chống nạn buôn người, LHQ đã trợ giúp kỹ thuật đặc biệt cho Ban soạn thảo luật, tư vấn chi tiết về cách bảo vệ tốt hơn cho trẻ em là nạn nhân của nạn buôn người, đảm bảo vai trò và trách nhiệm rõ ràng hơn của các bên liên quan, bao gồm cả các cơ quan thực thi pháp luật. Luật mới về phòng, chống buôn bán người đã được Quốc hội thông qua vào tháng 3 năm 2011, tiếp theo đó là việc phê duyệt chương trình hành động Quốc gia chống nạn buôn người cho giai đoạn 2011-2015. Dự thảo Bộ luật Lao động và Luật công đoàn đã được xây dựng với tư vấn kỹ thuật của LHQ và trình Quốc hội vào năm 2011, với mục tiêu tổng thể là tăng cường tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế. năng lực của cả chính phủ và các đối tác xã hội trong việc xây dựng các dự án luật này, cũng như năng lực của Quốc hội trong việc thẩm định những luật này đã được cải thiện thông qua một số nghiên cứu và hoạt động chia sẻ kiến thức. Với hỗ trợ của LHQ, đề án cải cách tiền lương gần đây của chính phủ với sự cộng tác của các tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động đã khởi xướng một nỗ lực mới nhằm cải cách hệ thống lương tối thiểu, như một phần trong hệ thống chính sách tiền lương tổng thể. trong khuôn khổ hoạt động tiếp nối Đánh giá định kỳ toàn cầu năm 2009, tại Việt nam, LHQ đã hỗ trợ tổ chức các chuyến công tác của Ông anand Grover, báo cáo viên đặc biệt 22 BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 Hỗ trợ thực hiện Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng trong năm 2011, Liên Hợp Quốc tiếp tục hỗ trợ việc thực hiện công ước của LHQ về chống tham nhũng (uncac) mà chính phủ Việt nam đã phê chuẩn năm 2009. Để thực hiện nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên của Hội nghị các quốc gia tham gia uncac, chính phủ Việt nam đã tiến hành đánh giá việc thực hiện công ước trong lĩnh vực hình sự và thực thi pháp luật. Kết quả tự đánh giá cho thấy Việt nam đã tuân thủ thực hiện 77% trong hai lĩnh vực được đánh giá và cũng xác định các lĩnh vực không được tuân thủ như làm giàu bất chính, nạn hối lộ trong khu vực tư nhân, lách luật liên quan đến rửa tiền, trách nhiệm của pháp nhân, quy định dẫn độ và điều tra chung. tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và pháp lý để thực hiện có hiệu quả uncac trong các lĩnh vực này đã được biên soạn, thảo luận và phân phát đến các Bộ để lấp những khoảng trống còn lại trong pháp luật. thông qua tự kiểm điểm uncac, năng lực thể chế trong việc theo dõi, đánh giá về tham nhũng và chống tham nhũng được tăng cường đáng kể. một bộ chỉ số quốc gia nhằm phân tích và đánh giá tham nhũng, cũng như các cơ chế và tiêu chí báo cáo đã được xây dựng rõ ràng hơn. Hiện tại Việt nam đã có một cơ chế phối hợp giữa các Bộ và cơ quan liên quan trong việc thu thập và chia sẻ các dữ liệu này. Hơn nữa, LHQ đã hỗ trợ tăng cường sự tham gia của công chúng trong giám sát nạn tham nhũng. một số khảo sát đã được tiến hành trong năm 2011, bao gồm khảo sát về nguy cơ tham nhũng phát sinh do yếu kém trong pháp luật và quy định của Việt nam trong công nghiệp khai khoáng, khảo sát và đánh giá hiệu quả của các cuộc đối thoại về chống tham nhũng, điều tra về mức độ tiếp cận thông tin của công dân về tham nhũng và chống tham nhũng, và điều tra về nguy cơ tham nhũng trong việc phân bổ đất đai cho các doanh nghiệp sở hữu bất động sản. các điều tra này đã cung cấp thông tin đầu vào chủ yếu cho các cuộc đối thoại về chống tham nhũng lần thứ 9 và thứ 10 và đưa ra một cách tiếp cận mới cho việc hoạch định chính sách ở Việt nam. ngày 9 tháng 12 năm 2011, nhân ngày Quốc tế chống tham nhũng, chính phủ Việt nam đã phối hợp với LHQ phát động một chiến dịch quảng bá rộng lớn, bao gồm cả trên các phương tiện truyền thông tiếp cận cộng đồng. trong chiến lược truyền thông mới về chống tham nhũng được xây dựng vào năm 2011, nhiều sự kiện giáo dục đặc biệt đã được thực hiện cho nhiều nhóm khác nhau, gồm cả các quan chức chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự. Tăng cường trách nhiệm và hành chính công Quy hoạch tổng thể về cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 xác định ba ưu tiên chính: cải cách thể chế, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng các dịch vụ công. Quy hoạch tổng thể mới được thông qua đặt ra các mục tiêu và kết quả dự kiến rõ ràng đồng thời làm rõ vai trò và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khác nhau. Quy hoạch cũng bao gồm khung theo dõi và đánh giá toàn diện được xây dựng với sự hỗ trợ của LHQ, nhằm tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước và đảm bảo cách tiếp cận quản lý dựa trên kết quả trong quá trình cải cách. năm 2011, chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt nam (papi) đã được mở rộng từ 30 lên 63 tỉnh thành. Được tiến hành với sự hợp tác của mặt trận tổ quốc Việt nam thông qua trung tâm nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (cEcoDES), papi đo lường và theo dõi một cách hệ thống chất lượng hoạt động của hệ thống hành chính công cấp tỉnh, cho phép so sánh và phổ biến những kết quả thực tiễn tốt giữa các tỉnh với nhau. Để đáp ứng bộ công cụ của “bên cầu” này, chính quyền địa phương đang xây dựng các kế hoạch hành động để nâng cao chất lượng hoạt động. Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách ở cấp trung ương cũng bắt đầu tính đến việc đánh giá chất lượng hoạt động của khu vực công đáp ứng mong đợi của người dân. Lãnh đạo các tỉnh Kon tum và Đắc Lắc đã hợp tác với LHQ để phổ biến các kết quả của papi và kiểm định xã hội, và cam kết chính trị mạnh mẽ nhằm cải thiện chỉ số papi và đặc biệt quan tâm đến “các lĩnh vực có điểm thấp” như tăng cường sự tham gia của công dân vào các quyết định của địa BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 23 phương, tính minh bạch và việc giải quyết tệ tham nhũng. Tăng cường sự tham gia của Quốc hội và công chúng trong quá trình ra quyết định năm 2011, LHQ tiếp tục hỗ trợ Quốc hội, các uỷ ban chuyên môn của Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. một số cuộc tham vấn công chúng và điều trần được tiến hành như một phần trong vai trò giám sát của Quốc hội. Ủy ban các vấn đề xã hội đã tiến hành lấy ý kiến nhân dân về Bộ luật Lao động, Hội đồng dân tộc đã tổ chức hai cuộc tham vấn công chúng về chính sách nhà ở và chính sách tín dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thanh, thiếu niên cũng tổ chức lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Luật Quảng cáo. tháng 11 năm 2011, Văn phòng Quốc hội và LHQ đã tổ chức một Diễn đàn đối tác Quốc hội, tại đó đại sứ các nước đã được các Đại biểu Quốc hội trình bày tóm tắt về kết quả của phiên họp Quốc hội lần thứ hai. ngoài ra, một hội nghị quốc tế cấp cao về cải cách tài chính ở các nước đang trong quá trình chuyển đổi đã được đồng tổ chức với uỷ ban ngân sách và tài chính của Quốc hội. LHQ cũng hỗ trợ Viện nghiên cứu Lập pháp cho ra mắt một trang web nhằm phổ biến kết quả nghiên cứu của Viện cho tất cả các đại biểu Quốc hội và các cơ quan chính phủ. Sau các cuộc bầu cử ở cấp quốc gia và địa phương, các đại biểu mới được bầu vào Quốc hội và Hội nhân dân cấp tỉnh đã được tham gia vào chương trình làm quen nghề do trung tâm Đào tạo của Quốc hội cung cấp, vì vậy họ đã được nâng cao kiến thức về những vấn đề như công ước về Xoá bỏ mọi Hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và công ước về Quyền trẻ em. LHQ cũng đã hỗ trợ kỹ thuật cho Quốc hội để tăng cường lồng ghép giới trong việc soạn thảo luật, bao gồm cả Luật công đoàn, Luật Giáo dục Đại học và Luật Quảng cáo, đồng thời cũng xem xét lồng ghép giới trong các văn bản pháp quy khác. theo xu hướng từ các năm trước, trong năm 2011, LHQ đã giúp tăng cường vai trò của xã hội dân sự trong đối thoại chính sách với chính phủ trên một số lĩnh vực. Lần đầu tiên kể từ khi Quy hoạch tổng thể về cải cách hành chính công cho giai đoạn 2011-2020 Hộp 10: PAPI - Quy trình hành động tập thể để công dân tham gia vào nền hành chính công Khi Việt nam đạt được mức độ phát triển cao hơn, mong đợi của công dân về các dịch vụ công cũng sẽ tăng lên. năm 2011, Liên Hợp Quốc đã tiếp tục hỗ trợ đưa con người trở thành trung tâm của phát triển và đóng góp vào việc triển khai một cuộc khảo sát lớn nhất của công dân trên phạm vi toàn quốc về chất lượng quản lý nhà nước và hành chính công. chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt nam (papi) đo lường các tiêu chuẩn về quản lý nhà nước và hành chính công dựa trên kinh nghiệm tiếp xúc của công dân với các cơ quan chính quyền. trong một môi trường dựa vào việc tự đánh giá chất lượng hoạt động của các bên liên quan thuộc chính phủ, papi giúp đưa ra một góc nhìn từ dưới lên thông qua nghiên cứu kinh nghiệm về việc lấy con người làm trung tâm. papi thu thập kinh nghiệm của 13.642 cá nhân với nỗ lực sáng tạo nhằm hỗ trợ quá trình hoạch định chính sách dựa trên chứng cứ xác thực hơn. papi là một bộ chỉ số tổng hợp bao gồm 6 trục nội dung lớn, 22 nội dung thành phần và 92 chỉ số khác nhau. Với nhiều đồ thị và bản đồ, papi đưa ra những phân tích trên diện rộng về hiệu quả tổng hợp của quản trị và hành chính công. papi cũng cung cấp một cái nhìn tổng quan, toàn diện về thực trạng những vấn đề liên quan đến kinh nghiệm của người dân ở 63 tỉnh thành. papi là một quá trình cộng tác và hành động chung mới khởi sự và đang tiếp diễn giữa trung tâm nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (cEcoDES), thuộc Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt nam (VFF), và LHQ. Bản chất khoa học và hướng đến người hưởng lợi cũng như tính hợp lệ của papi được đảm bảo nhờ sự phối hợp hiệu quả giữa các đối tác quốc gia và quốc tế, giữa Ban chấp hành trung ương mặt trận tổ quốc Việt nam với các Ủy ban cấp tỉnh và cấp cơ sở. Để biết thêm thông tin xin xem: www.papi.vn 24 BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 được soạn thảo, đại diện xã hội dân sự được tập hợp vào nhóm liên minh vì sự nghiệp cải cách hành chính và quản lý nhà nước, một mạng lưới các tổ chức phi chính phủ của Việt nam, có thể trình bày một danh mục các khuyến nghị với Bộ nội vụ cách thức cải thiện sự tham gia của xã hội dân sự trong cải cách hành chính. ngoài ra, LHQ đã tạo điều kiện cho một cuộc đối thoại về các vấn đề xã hội dân sự thông qua việc chủ trì một cuộc họp trình bày kết quả sơ bộ của nghiên cứu so sánh do LHQ và Liên hiệp các Hội Khoa học và công nghệ Việt nam (VuSta) phụ trách về các hệ thống quản trị và tác động của các hệ thống này đối với mối quan hệ giữa xã hội dân sự và chính phủ ở trung Quốc, philippines, Ấn Độ và nga. Sau đó, kết quả nghiên cứu này đã được xuất bản và phổ biến đến các bên liên quan ở phạm vi rộng hơn. năm 2011 LHQ cũng đã triệu tập cuộc họp điều phối giữa các nhà tài trợ và các tổ chức xã hội dân sự, tại đó khuôn khổ quy định đối với các tổ chức xã hội dân sự tại Việt nam cũng như cái nhìn tổng quan về kế hoạch viện trợ của các nhà tài trợ đã được trình bày. Hỗ trợ chính quyền địa phương trong năm 2011, LHQ đã hỗ trợ một số tỉnh và địa phương xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) và kế hoạch ngành, bao gồm cả các khung lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá toàn diện. Lãnh đạo tỉnh đã được chia sẻ bài học kinh nghiệm, cuốn sổ tay về lập kế hoạch và giám sát phát triển kinh tế - xã hội đã được xây dựng, trong đó có hướng dẫn lồng ghép quyền trẻ em. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội mới của các tỉnh đặc biệt chú ý giải quyết nhu cầu của các nhóm dễ bị tổn thương. Với hỗ trợ của LHQ, các cuộc điều tra theo dõi chi tiêu công đã được thực hiện tại thành phố Hồ chí minh và Điện Biên để đánh giá các vấn về nguồn lực liên quan đến các khoản tiền hỗ trợ cho trẻ em nghèo dân tộc thiểu số và trẻ em dễ bị tổn thương. ngoài ra, thông qua các lớp tập huấn phù hợp và thiết thực, các cán bộ trung ương và địa phương, các nhà nghiên cứu và các đại diện xã hội dân sự đã được tăng cường năng lực sử dụng các công cụ kiểm định xã hội. Sự điều phối và liên kết liên ngành giữa các cơ quan sự nghiệp công tại sáu tỉnh đã được tiếp tục tăng cường trong năm. thông qua quy hoạch chung và theo dõi, đánh giá chung, các tỉnh Điện Biên, ninh thuận, Đồng tháp, an Giang, Kontum và thành phố Hồ chí minh đã cải thiện việc cung cấp các dịch vụ xã hội lồng ghép đa ngành. Kết quả là 100.000 trẻ em học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở được hưởng lợi từ các trường học thân thiện và an toàn với trẻ em. ngoài ra, 50.000 người được tiếp cận với nước sạch, 3.000 hộ gia đình được giáo dục vệ sinh, 5.000 trẻ em ở các làng xa xôi, hẻo lánh đã được tiêm chủng, 44.000 phụ nữ mang thai được hưởng các dịch vụ chăm sóc thai nhi có chất lượng và 3.000 trẻ em cần bảo vệ đặc biệt được hưởng lợi từ các hệ thống bảo trợ dựa vào cộng đồng. BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 25 MụC TIêU 5 CủA Kế HOạCH CHUNG: GIảM TíNH dễ Bị TổN THƯƠNG VỚI THIêN TAI, BỆNH TRUyỀN NHIễM Và CÁC TRƯờNG HỢP KHẨN CấP KHÁC GIÚP VIỆT NAM ĐỐI PHÓ VỚI THảM HỌA Và CÁC TÌNH TRạNG KHẨN CấP KHÁC năm 2011, khu vực châu Á - thái Bình Dương chịu ảnh hưởng của 89 thảm họa thiên nhiên, gồm cả trận động đất và sóng thần có sức tàn phá tại nhật Bản, lũ lụt đô thị bất thường tại thái Lan và cơn bão nhiệt đới Washi ở philippin. Việt nam trải qua trận lụt kéo dài tại đồng bằng sông cửu Long cũng như lũ lụt và lở đất ở các tỉnh miền bắc và miền trung, hạn hán và một số trận bão nhiệt đới vào nửa cuối năm. những thảm họa thiên nhiên này đã gây ra nhiều tổn thất, phá hủy nghiêm trọng cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người dân. tháng 11 năm 2011, Hội đồng liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (ipcc) đã đưa ra bản báo cáo được mong đợi từ lâu “Báo cáo đặc biệt về Quản lý rủi ro các hiện tượng cực đoan và thảm họa nhằm nâng cao thích ứng với biến đổi khí hậu’. Báo cáo này là nguồn thông tin quan trọng gồm những dự báo khoa học đáng tin cậy về tương lai của thiên tai trong bối cảnh khí hậu biến đổi. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011-2015 cũng nhấn mạnh các thảm họa ngày càng phức tạp, tính tổn thương ngày càng gia tăng trước các rủi ro thiên nhiên cũng như những thiệt hại kinh tế tăng lên do thảm họa, biến đổi khí hậu và bệnh dịch. Xây dựng Luật và Kế hoạch hành động nhằm quản lý rủi ro thảm họa một khung pháp lý toàn diện có vai trò quan trọng trong việc giải quyết hiệu quả tất cả các phương diện liên quan đến quản lý rủi ro thảm họa. trong năm 2011, nhóm Điều phối chương trình của chính phủ và LHQ về thiên tai và tình trạng khẩn cấp (pcG nDE) đã cung cấp chuyên gia tư vấn nội dung và đánh giá 26 ngang cấp cho Ban Soạn thảo liên bộ về Quản lý rủi ro thảm họa trong việc xây dựng dự thảo lần ba và dự thảo cuối cùng Luật Quản lý rủi ro thảm họa. nhờ các khuyến nghị cụ thể của LHQ, dự thảo luật mới nhất đã tuân thủ theo đúng các thỏa thuận pháp lý quốc tế và khu vực. ngoài ra, quyền và trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan chính phủ và các tổ chức khác cũng như các cơ chế bảo vệ và thực thi các quyền này được nêu rõ trong dự thảo luật hiện nay. phối hợp với Sáng kiến mạng lưới vận động chung dựa trên các tổ chức phi chính phủ, các cuộc tham vấn công chúng đã được thực hiện tại 4 tỉnh, cùng với tham vấn những người đang hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Dự thảo mới nhất của Luật Quản lý rủi ro thảm họa sẽ sớm được trình Quốc hội phê duyệt. LHQ đã có nhiều hỗ trợ cụ thể cho Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo để hoàn thành Kế hoạch hành động Quản lý rủi ro thảm họa của các bộ này, phù hợp với chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 và Kế hoạch hành động về Biến đổi khí hậu. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành rà soát lần cuối ‘tiêu chuẩn tối thiểu cho giáo dục: chuẩn bị, ứng phó và phục hồi cho Việt nam’. Với hỗ trợ kỹ thuật của LHQ, các chuẩn này đã được xây dựng trên cơ sở phiên bản dịch và điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh Việt nam của tiêu chuẩn tối thiểu của mạng lưới liên cơ quan về Giáo dục những trường hợp khẩn cấp (inEE) đã được quốc tế công nhận. Sau khi hoàn thành, các tiêu chuẩn này sẽ là chuẩn tham chiếu cho tất cả các trường học ở Việt nam về những việc cần chuẩn bị ứng phó và phục hồi trong các trường hợp khẩn cấp. BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 Hộp 11: Lồng ghép giới trong giảm rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu Để ứng phó hiệu quả với thảm họa cần đảm bảo giải quyết tính dễ bị tổn thương và rủi ro của cả phụ nữ và nam giới. Do đó, nhóm Điều phối chương trình về thiên tai và tình trạng khẩn cấp đã cùng với oxfam GB tổ chức một hội thảo quốc gia về Lồng ghép giới trong Giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu vào tháng 12 năm 2011. những kinh nghiệm tốt đã được chia sẻ tại hội thảo này và sau đó được đưa ra thảo luận với các quan chức cấp cao của chính phủ và thành viên của Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội trong một cuộc đối thoại chính sách cấp cao. những bài học kinh nghiệm từ hai sự kiện này đã được trình bày trong tóm tắt chính sách về bình đẳng giới trong Giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. trên cơ sở những phân tích chi tiết của các chuyên gia trong nước và quốc tế, tóm tắt chính sách này đã đưa ra một số khuyến nghị quan trọng về cách thức đảm bảo lồng ghép giới trong các văn bản pháp luật, chính sách và thông lệ mới và hiện hành. Tăng cường năng lực quốc gia nhằm ứng phó với thảm họa cửu Long vào cuối năm 2011. năng lực của tỉnh an Giang và Đồng tháp đã được nâng cao và đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình hình do bão lụt gây ra, phát hiện 85 người thiệt mạng, trong đó có 72 trẻ em và hơn 700.000 người bị ảnh hưởng tại đồng bằng sông cửu Long. Đánh giá này đã cung cấp những thông tin cần thiết để điều phối tốt hơn công tác ứng phó. các kết quả này cung cấp thông tin quan trọng để xác định nhu cầu cụ thể và nguồn lực cần thiết về y tế, dinh dưỡng, giáo dục, nước sạch và vệ sinh, bảo vệ trẻ em, đồ dùng gia đình và áo phao để giúp những người dân bị ảnh hưởng ở các tỉnh. LHQ còn hỗ trợ nhằm nâng cao hoạt động và hiệu quả của Ban Quản lý thiên tai của Bộ Y tế với tư cách là cơ quan chính điều phối việc chuẩn bị và ứng phó về y tế trước, trong và sau các trường hợp khẩn cấp. một chương trình phát triển năng lực mở rộng do LHQ hỗ trợ cho các nhà quản lý lĩnh vực y tế và những người cung cấp dịch vụ y tế ở cả cấp địa phương và trung ương đã hoàn thành trong năm 2011. Hơn nữa, LHQ cũng đã hỗ trợ kỹ thuật để đánh giá sự an toàn của bệnh viện và các cơ sở y tế trong trường hợp khẩn cấp và xây dựng một danh mục cấp quốc gia về các loại thuốc và trang thiết bị y tế thiết yếu để sử dụng trong thiên tai. trong những trường hợp khẩn cấp, nhóm Điều phối chương trình về thiên tai và tình trạng khẩn cấp vẫn tiếp tục cung cấp cho các bên liên quan thông tin cập nhật thông qua phổ biến báo cáo thường xuyên về tình trạng thiên tai (‘Báo cáo tình hình’). cùng với hỗ trợ kỹ thuật cho trung tâm Quản lý thiên tai, các báo cáo này đã giúp điều phối và ứng phó hiệu quả trước các thảm họa. LHQ đã có những hỗ trợ cụ thể cho trung tâm Quản lý thiên tai trong việc tổ chức chương trình đào tạo tiên tiến và toàn diện về Giảm rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu cho cán bộ chính phủ cấp trung ương và địa phương. ngoài ra, một cơ sở dữ liệu về lịch sử thiệt hại do thiên tai gây ra đã được xây dựng trong đó sử dụng phần mềm cho phép phân tích chính sách dựa trên thông tin và toàn diện hơn về xu hướng thảm họa. năm 2011, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đẩy nhanh quá trình thực hiện chương trình Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (cBDRm) trên toàn quốc do LHQ hỗ trợ. trong năm 2011, ước tính 5 tỷ đồng đã được đầu tư và dự kiến 8 tỷ đồng sẽ được phân bổ trong năm 2012. tháng 3 năm 2011, nhóm công tác kỹ thuật cBDRm đã được thành lập, do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và LHQ đồng chủ trì. nhóm này tập hợp chuyên gia kỹ thuật từ chính phủ, LHQ, Hội chữ thập đỏ, các tổ chức phi chính phủ quốc tế và giới học thuật. nhóm đã xây dựng một số hợp phần cho chương trình cBDRm, gồm cả kế hoạch hành động 5 năm và các hướng dẫn thực hiện, theo dõi, đánh giá và bộ tài liệu đào tạo, tiến tới đánh giá rủi ro quốc gia. LHQ đã góp phần tiến hành đánh giá chung nhanh trước tình hình lũ lụt ở đồng bằng sông LHQ tiếp tục hỗ trợ nhằm tăng cường hệ thống thể chế, chuyên môn kỹ thuật và cơ chế BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 27 điều phối trong lĩnh vực nông nghiệp. cộng đồng dễ bị tổn thương ở các vùng núi phía bắc nay có nhận thức cao hơn và có khả năng ứng phó tốt hơn với thiên tai và biến đổi khí hậu. trong một sáng kiến khác tại các tỉnh phú Yên và Bình Định, LHQ và Hội phụ nữ Việt nam đã tham gia tổng hợp tài liệu và phổ biến bằng chứng về các mô hình đang hoạt động trong đó phụ nữ tham gia và quyết định trong các trường hợp thiên tai. Ứng phó hiệu quả với cúm gia cầm và các bệnh truyền nhiễm khác năm 2011, LHQ đã tăng cường nâng cao năng lực của Bộ nn&ptnt trong lĩnh vực xét nghiệm thú y, ứng phó với bùng phát dịch, điều tra dịch tễ học về các bệnh ở động vật, phân tích rủi ro và các biện pháp giảm thiểu tiếp xúc với bệnh dịch trong khi sản xuất. Do sự xuất hiện của một chủng mới của vi-rút H5n1 trong gia cầm ở Việt nam, chính phủ đã quyết định ngừng tiêm phòng bệnh cúm gia cầm độc lực cao (Hpai) cho hàng loạt gia cầm, vì các vác-xin hiện có trên thị trường không thể ngăn chặn gia cầm nhiễm một loại vi-rút biến thể đặc biệt trong nhánh mới này. Với sự hỗ trợ kỹ thuật của LHQ, một hội thảo xây dựng kịch bản đã được tổ chức để xem xét các kịch bản khác nhau có thể xảy ra do thay đổi chính sách tiêm phòng. các bên đã xác định nhiều kịch bản rủi ro khác nhau và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro. cách tiếp cận vùng để kiểm soát Hpai đã được khởi xướng thông qua việc xây dựng một kế hoạch kiểm soát, đặc biệt là cho một vùng gồm 10 tỉnh phía nam và một vùng khác gồm 6 tỉnh ở miền trung. 28 năm 2011 là năm cuối cùng của chương trình chung giữa chính phủ và LHQ về phòng chống cúm gia cầm độc lực cao (2007-2011). Với sự hỗ trợ kỹ thuật của LHQ, một số chính sách liên quan ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh đã được xây dựng và thông qua, trong đó có chương trình phối hợp hành động quốc gia phòng chống cúm gia cầm, dự phòng đại dịch và các bệnh truyền nhiễm mới nổi (2011-2015). chương trình mới này tạo ra khuôn khổ để phối hợp ứng phó đa ngành và điều phối nguồn lực. Điều này phù hợp với các mục tiêu của tuyên bố Hà nội đã được thông qua tại cuộc họp quốc tế cấp bộ trưởng về cúm ở động vật và đại dịch cúm (imcapi) tổ chức tại Việt nam năm 2010. năng lực quốc gia trong lĩnh vực dịch tễ học đã được tăng cường với những sinh viên đầu tiên đã tốt nghiệp chương trình đào tạo dịch tễ học thực địa Việt nam do LHQ hỗ trợ vào tháng 8 năm 2011, sau hai năm đào tạo. năng lực giám sát và ứng phó với dịch cúm đã được nâng cao hơn nữa thông qua việc đào tạo cán bộ của 2 trung tâm cúm quốc gia về xét nghiệm tính kháng thuốc. thủ tục vận hành chuẩn trong các lĩnh vực an toàn sinh học, đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng liên quan đến 9 bệnh ưu tiên đã được xây dựng nhằm thu thập thông tin ban đầu và xác định khoảng trống và nhu cầu hiện tại. trên nguyên tắc ‘Sức khỏe chung’, một hội thảo xác định ưu tiên các bệnh lây từ động vật sang người đã được tổ chức tại Hà nội vào tháng 8 năm 2011. LHQ cũng đã hỗ trợ Bộ Y tế phòng chống bệnh sốt rét, trong khi giúp chính phủ ứng phó với đợt bùng phát dịch tay, chân, miệng trong năm 2011. BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 CHƯƠNG 4 HỢP TÁC NHằM ĐạT KếT QUả PHÁT TRIỂN TỐT HƠN Đ ể lập kế hoạch trước cho những năm tiếp theo, trong năm 2011, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015 (SEDp) đã được hoàn thiện và thông qua, dựa trên chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020. LHQ đã cung cấp hỗ trợ quan trọng trong việc điều phối các yếu tố đầu vào cho SEDp từ các đối tác phát triển khác nhau. trong quá trình này, LHQ, ngân hàng thế giới và nhóm các nhà tài trợ đồng chí hướng (LmDG) đã tổ chức một loạt các cuộc họp tham vấn với nhóm soạn thảo SEDp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. một trong những đóng góp của LHQ là các phân tích chi tiết và khuyến nghị về cách tốt nhất để lồng ghép giới vào bản SEDp mới. trong năm 2011, Diễn đàn Hiệu quả viện trợ (aEF) tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả hỗ trợ phát triển và sự điều phối các nhà tài trợ thông qua một số hoạt động. diễn đàn bao gồm đại diện cấp cao của một số bộ ngành trung ương, Quốc hội, các tổ chức xã hội dân sự và các đối tác phát triển. Với vai trò là đồng chủ trì Ban Điều hành Diễn đàn, LHQ đã tích cực hỗ trợ chính phủ Việt nam chuẩn bị cho Diễn đàn cấp cao về Hiệu quả Viện trợ 4 (HLF-4) tại Busan vào tháng 11 năm 2011. LHQ cũng đã tham gia với chính phủ và các đối tác phát triển trong Khảo sát điều tra thực hiện tuyên bố chung paris và chỉnh sửa Khung chiến lược oDa cho Việt nam cũng như nghị định về việc Quản lý và sử dụng oDa. trong năm 2012, cùng với các đối tác quốc gia và quốc tế, LHQ sẽ tiếp tục tích cực thúc đẩy chương trình nghị sự về Hiệu quả viện trợ thông qua thực hiện tài liệu Kết quả của Diễn đàn Busan ở cấp quốc gia. nhóm điều phối các nhà tài trợ đặc biệt về biến đổi khí hậu, do Điều phối viên thường trú và Đại sứ Đức đồng chủ trì, tiếp tục hoạt động như một diễn đàn cho các đối thoại chính sách cấp cao. nhóm này cũng đã tạo điều kiện cho các cuộc tham vấn quốc gia và quốc tế để xây dựng các chiến lược quan trọng, như chiến lược Biến đổi khí hậu và chiến lược tăng trưởng xanh. như những năm trước đây, LHQ đã điều phối việc xây dựng quan điểm chung của các đối tác phát triển về các vấn đề biến đổi khí hậu cho Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ giữa kỳ và hàng năm. trong năm 2011, nhóm quan hệ đối tác hành động về giới tiếp tục hoạt động như một diễn đàn để điều phối và chia sẻ thông tin giữa chính phủ, LHQ, các nhà tài trợ và các tổ chức xã hội dân sự đang hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới. một trong những sự kiện chính là Đối thoại chính sách về Bình đẳng giới do nhóm Điều phối chương trình về Giới tổ chức vào tháng 3 năm 2011 nhân ngày Quốc tế phụ nữ. Đây là cơ hội để thảo luận và thống nhất về các bước tiếp theo nhằm thu hẹp khoảng cách và thúc đẩy thay đổi hành vi phù hợp với các hành động đề ra trong chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020. năm 2011, nhóm Điều phối không chính thức về HiV gồm Đại sứ các nước và các trưởng đại diện các cơ quan của LHQ, do Điều phối viên thường trú LHQ đồng chủ trì, đã đóng vai trò quan trọng trong việc vận động cho một chương trình phòng chống HiV quốc gia toàn diện, dựa trên quyền và bền vững hơn với những nhà lãnh đạo mới của Ủy ban quốc gia BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 29 phòng chống HiV/aiDS, ma túy và mại dâm. nhóm này đã có những nỗ lực đặc biệt nhằm vận động cho cách tiếp cận giảm hại tập trung vào các nhóm đối tượng chính có nguy cơ cao về lây nhiễm HiV. theo lời mời của chủ nhiệm Ủy ban quốc gia, một chuyến công tác tại tỉnh cần thơ đã được tổ chức với sự tham gia của các lãnh đạo khác của Ủy ban, nhằm tìm hiểu rõ hơn về dịch HiV tại tỉnh cũng như nỗ lực phòng chống HiV, đặc biệt là hoạt động giảm hại cho người hành nghề mại dâm và người tiêm chích ma túy cũng như dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. LHQ và các đối tác phát triển khác đã tiếp tục hỗ trợ nhóm đối tác về Y tế (HpG), từng bước củng cố nhóm này trở thành một cơ chế lồng 30 ghép và phối hợp, nhờ đó tăng cường hiệu quả viện trợ. các nhóm công tác kỹ thuật HpG về thông tin y tế, nguồn nhân lực, tài chính và kế hoạch y tế đã được thành lập nhằm tăng cường cộng tác liên ngành trong các lĩnh vực cụ thể này và tạo điều kiện để thảo luận ở cấp độ kỹ thuật sâu hơn. LHQ đã hỗ trợ tiến hành nhiều đánh giá về hoạt động của khu vực y tế, gồm Kiểm điểm chung y tế hàng năm, trong đó đánh giá cụ thể về các phương diện tài chính y tế và quản trị hệ thống y tế, đánh giá 10 năm thực hiện chuẩn y tế quốc gia, đánh giá hệ thống bảo hiểm y tế, đánh giá quốc gia về tình hình mua bán và sử dụng thuốc tại Việt nam và nhiều cuộc khảo sát về giá, sự sẵn có và sử dụng hợp lý thuốc. BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 CHƯƠNG 5 LHQ THỐNG NHấT HàNH ĐộNG TRONG NĂM 2011 S au 5 năm triển khai, sáng kiến “thống nhất hành động” ở Việt nam đã đạt được những bước tiến lớn, đảm bảo các can thiệp phát triển của LHQ thống nhất hơn, đạt hiệu quả và hiệu suất cao hơn. tại Hội nghị liên chính phủ cấp cao lần thứ 4 về thống nhất hành động (Dao) tại montevideo (ngày 8-10/11/2011), tất cả chính phủ các nước, các nhà tài trợ và các cơ quan của LHQ đều hoàn toàn ghi nhận tác động tích cực của việc triển khai sáng kiến Dao trên thực tế. các đại biểu cũng đã khẳng định lại những nguyên tắc của các hội nghị trước đó được tổ chức tại maputo (2008), Kigali (2009) và Hà nội (2010) rằng “không thể quay lại cách làm việc như trước khi thực hiện sáng kiến Dao.” theo kết quả chính trong dự thảo báo cáo “Đánh giá độc lập các bài học kinh nghiệm từ thống nhất hành động” do Đại hội đồng LHQ yêu cầu thực hiện, mối quan hệ ba bên mạnh mẽ giữa LHQ, chính phủ và các nhà tài trợ là nền tảng và yếu tố chính dẫn đến thành công cho sáng kiến Dao tại Việt nam. Sự lãnh đạo và vai trò làm chủ của chính phủ rất quan trọng và các bên liên quan cho rằng LHQ đã thống nhất và phù hợp hơn trước khi có sáng kiến Dao. LHQ cũng được xem là đang đáp ứng mang tính chiến lược với việc Việt nam trở thành nước thu nhập trung bình. Đồng thời, vẫn còn một số thách thức phải giải quyết trong một vài năm tới, đặc biệt là đối với cơ quan quản lý các cơ quan của LHQ và trụ sở chính của LHQ, nhằm tăng cường hơn nữa sự thống nhất và thể hiện rõ hơn kết quả phát triển cũng như hiệu quả chi phí. năm 2011, các nhóm điều phối chương trình của chính phủ và LHQ tiếp tục hỗ trợ thực hiện các kết quả Kế hoạch chung trong các lĩnh vực chính một cách hiệu quả và có điều phối. cũng như những năm trước, các nhóm điều phối chương trình đã tổ chức các cuộc họp kiểm điểm chung giữa năm và cuối năm cùng với các đối tác chính phủ, nhà tài trợ và các tổ chức xã hội dân sự để đánh giá tiến độ và xác định những vấn đề cần được cải thiện hơn nữa. nhóm công tác liên cơ quan về theo dõi và Đánh giá của LHQ (mEWG) đã cung cấp tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật quan trọng cho nhóm các trưởng đại diện các cơ quan LHQ, các nhóm Điều phối chương trình và các cơ quan của LHQ nhằm tăng cường hơn nữa quản lý dựa trên kết quả. trong năm 2011, mEWG đã hỗ trợ xây dựng khung theo dõi, đánh giá có độ tin cậy cho Kế hoạch chung 2012-2016, đồng thời tạo ra cơ sở dữ liệu Kế hoạch chung phù hợp để theo dõi tiến độ. năm 2011, LHQ tiếp tục nỗ lực đưa ra thông điệp thống nhất thông qua “tiếng nói chung”. phòng truyền thông của LHQ tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực vận động trên toàn LHQ, gồm cả các vấn đề như biến đổi khí hậu, bình đẳng giới và chênh lệch giàu nghèo. những nỗ lực này bao gồm cả việc xây dựng các tài liệu truyền thông vận động, hỗ trợ mở rộng truyền thông đại chúng và tổ chức một loạt các sự kiện chung của LHQ nhằm phổ biến các báo cáo chính sách và nâng cao nhận thức về các vấn đề vận động chính. Đối với những vấn đề phù hợp phòng truyền thông đã chuyển đổi từ cách tiếp cận truyền thông theo cơ quan sang truyền thông theo vấn đề. phòng truyền thông gồm các chuyên gia truyền thông của 4 cơ quan LHQ khác nhau và các cán bộ được tuyển dụng thêm cùng làm việc theo một kế hoạch công tác chung trong cùng một văn phòng và dưới sự quản lý của trưởng phòng UNiteD NAtioNs ANNUAl RepoRt 20102011 BÁo cÁo tHƯỜnG niÊnViet LiÊnNAm HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 31 31 truyền thông. theo Đánh giá độc lập sáng kiến thống nhất hành động năm 2011, phòng truyền thông đã cung cấp các dịch vụ đáng tin cậy và có chất lượng cho tất cả các cơ quan, và chính phủ đánh giá cao việc LHQ đã nói “tiếng nói chung” trong việc cung cấp tư vấn chính sách thống nhất với cùng một quan điểm và một thông điệp nhất quán. Về tiết kiệm chi phí và hài hòa hóa thông lệ vận hành, LHQ tiếp tục đạt được tiến bộ trong năm 2011 thông qua việc mua sắm chung các dịch vụ thông thường cụ thể bằng các Hợp đồng dài hạn về ngân hàng, quản lý sự kiện, dịch vụ biên/phiên dịch, an ninh, các dịch vụ vận chuyển và đi lại. LHQ đang xây dựng thêm các hợp đồng dài hạn cho các dịch vụ thông thường khác như mua giấy, dịch vụ in ấn nội bộ và các dịch vụ thông tin liên lạc với bên ngoài. theo dự kiến, những khoản tiết kiệm lớn sẽ được thực hiện khi các cơ quan chuyển đến “ngôi nhà xanh chung LHQ”. Ước tính hiện nay cho thấy trong 10 năm đầu tiên, tiết kiệm chi phí vận hành sẽ lên đến khoảng một triệu đô la mỹ mỗi năm. cán bộ của LHQ sẽ làm việc tại cùng một trụ sở theo các nhóm liên cơ quan cùng chủ đề chương trình và vận hành nhằm tăng sự phối hợp và hiệu quả. ngôi nhà xanh chung LHQ được xem là chất xúc tác quan trọng để tăng cường hơn nữa Dao, và sáng kiến độc đáo này là kết quả của sự phối hợp ba bên chặt chẽ với sự hỗ trợ quan trọng của một số đối tác tài trợ và chính phủ Việt nam. nguồn vốn cho các can thiệp phát triển của LHQ tại Việt nam. tỷ trọng ngân sách Kế hoạch chung được cấp thông qua opF tăng từ 17% năm 2008 lên 25% năm 2009, 34% năm 2010 và xuống còn 24% năm 2011. Ban tư vấn độc lập đã xem xét tất cả các đề xuất đề nghị cấp vốn opF cho năm 2011, dựa trên các chỉ tiêu phân bổ đã được điều chỉnh so với lần phân bổ trước, trong đó nhấn mạnh hơn đến các chỉ số thực hiện về kết quả thực hiện chương trình và mức độ giải ngân tài chính. trong năm 2011, Kế hoạch chung 2012-2016 của LHQ đã được xây dựng thông qua quá trình tham vấn ba bên rộng rãi với sự tham gia tích cực của chính phủ, các nhà tài trợ và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và đoàn thể. Kế hoạch chung mới là một khung chương trình chiến lược với các vấn đề ưu tiên đã được xác định để hỗ trợ các ưu tiên quốc gia và dựa trên lợi thế so sánh của 17 cơ quan LHQ tham gia, trong đó có sự tham gia của các cơ quan không thường trú. Để chuẩn bị cho cán bộ chuyển sang ngôi nhà xanh chung của LHQ, LHQ tại Việt nam đã khởi xướng “chiến dịch làm xanh hóa LHQ” nhằm giảm tác động từ các hoạt động của LHQ đối với môi trường và thúc đẩy hành vi xanh trong nhân viên LHQ. mặc dù chiến dịch mới đi được nửa chặng đường nhưng kết quả đạt được rất đáng khích lệ, một số chỉ tiêu đã đạt được hoặc vượt so với kế hoạch. Ví dụ, tiêu thụ điện đã giảm 14% trong năm 2011 so với năm trước. Với những kết quả đạt được đến nay, LHQ đã chính thức được “chương trình Văn phòng xanh” của Quỹ Động vật hoang dã (WWF) chứng nhận vào tháng 2 năm 2012. Kế hoạch chung 2012-2016 là bước tiến quan trọng so với Kế hoạch chung trước đây, do bản kế hoạch này mang tính chiến lược hơn, tập trung vào các kết quả phát triển có thể đo lường và tăng cường cách tiếp cận Dao. Văn kiện chương trình của tất cả các cơ quan LHQ tham gia đã được xây dựng dựa trên Kế hoạch chung. Điều quan trọng là, Kế hoạch chung cho thấy LHQ tiếp tục chuyển đổi tích cực sang tư vấn và vận động chính sách nhằm hỗ trợ chính phủ và người dân Việt nam. Kế hoạch chung mới cũng tập trung vào cung cấp hỗ trợ kỹ thuật chất lượng cao, phát triển năng lực ở cấp trung ương và địa phương, và đồng thời tận dụng vai trò của LHQ trong việc triệu tập các bên liên quan và mở rộng quan hệ đối tác. trong giai đoạn từ 2012 đến 2016, LHQ sẽ cộng tác với các đối tác quốc gia và quốc tế để đảm bảo sự cân bằng giữa các mục tiêu phát triển kinh tế, phát triển con người và phát triển bền vững, hỗ trợ Việt nam đạt tăng trưởng công bằng, bền vững và dành cho tất cả mọi người, tiếp cận các dịch vụ thiết yếu có chất lượng và an sinh xã hội, tăng cường quản trị nhà nước và sự tham gia. như trình bày trong phần tổng quan tài chính (chương 6), Quỹ Kế hoạch chung (opF) vẫn là một hợp phần quan trọng để huy động Về phương hướng trong thời gian tới, năm 2012 sẽ là một năm quan trọng đánh dấu sự khởi đầu quá trình thực hiện Kế hoạch chung 32 BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 mới, bao gồm cả một số sáng kiến mới nhằm hỗ trợ các ưu tiên chính của quốc gia. Ban chỉ đạo Kế hoạch chung ba bên sẽ hướng dẫn và giám sát chung đối với việc thực hiện Kế hoạch, trong khi đó các nhóm điều phối chương trình sẽ đảm bảo cách tiếp cận có sự điều phối giữa các cơ quan LHQ, các đối tác phát triển quốc gia và quốc tế. Về sáng kiến thống nhất hành động, Đánh giá độc lập sẽ cung cấp thông tin cho Đánh giá chính sách toàn diện 4 năm một lần của Đại Hội đồng LHQ (QcpR) về các hoạt động vận hành cho phát triển, dự kiến sẽ được tổ chức vào 6 tháng cuối năm 2012. Đây sẽ là một cột mốc quan trọng trong việc đánh giá giá trị của cách tiếp cận Dao và rút ra bài học cũng như nêu ra các khuyến nghị để tiếp tục cải cách hơn nữa toàn bộ hệ thống LHQ. “ Việc thực hiện sáng kiến Thống nhất hành động trên thực tế đã mang lại nhiều tác động tích cực. Quá trình thực hiện sáng kiến càng khẳng định vai trò lãnh đạo của Chính phủ, giúp cho các nỗ lực của LHQ phù hợp hơn với các ưu tiên quốc gia và tăng hiệu quả hỗ trợ của LHQ trên mọi mặt. Kinh nghiệm từ quá trình Thống nhất hành động đã góp phần nâng cao tính thống nhất, mang lại sự hài hòa hóa và triển khai hiệu quả hướng tới đạt được các kết “ quả phát triển tốt hơn. Tuyên bố trong Tài liệu Kết quả Hội nghị liên chính phủ cấp cao về Thống nhất hành động, Montevideo, tháng 11/2011 UNiteD NAtioNs ANNUAl RepoRt 20102011 BÁo cÁo tHƯỜnG niÊnViet LiÊnNAm HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 33 33 34 BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 CHƯƠNG 6 TổNG QUAN VỀ TàI CHíNH Chi tiêu của Kế hoạch chung trong năm 2011 phần này bao gồm những dữ liệu tài chính chính về chi tiêu của Kế hoạch chung trong năm 2011 phân theo kết quả, nguồn ngân sách và cơ quan LHQ. các số liệu dựa vào báo cáo tài chính của các cơ quan LHQ tham gia tại Việt nam. Do làm tròn, nên tổng các số trong bảng có thể không hoàn toàn giống nhau. Dữ liệu tài chính liên quan tới Quỹ Kế hoạch chung (opF) i và ii do Văn phòng Quỹ tín thác đa biên (mptF o) - đại diện hành chính của opFs và dựa trên báo cáo do các trụ sở chính của tổ chức LHQ tham gia nộp trực tiếp cho mptF thông qua cổng báo cáo tài chính unEX của mptF. trong một số trường hợp, có thể có những khác biệt nhỏ giữa số liệu opF do trụ sở chính và do văn phòng tại quốc gia nộp lên, tuy nhiên tất cả những sai biệt nhỏ này sẽ được chỉnh sửa trong báo cáo tài chính năm 2012. tất cả các thông tin tài chính liên quan tới opF cũng được đưa ra trong nhiều bảng khác nhau trên cổng thông tin điện tử của mptF (http://mptf.undp.org). Bảng 1: Chi tiêu của Kế hoạch chung theo từng Mục tiêu trong năm 2011 (đô la Mỹ) Mục tiêu Kế hoạch chung mục tiêu 1: các chính sách, kế hoạch, và luật pháp kinh tế và xã hội công bằng và dành cho tất cả mọi người mục tiêu 2: các dịch vụ xã hội và bảo trợ có chất lượng mục tiêu 3: Bảo vệ môi trường và quản lý hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên mục tiêu 4: Quản trị có trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và sự tham gia mục tiêu 5: Giảm tính dễ bị tổn thương trước thảm họa thiên nhiên, các bệnh tật truyền nhiễm và các trường hợp khẩn cấp khác Tổng Chi tiêu từ nguồn ngân sách thường xuyên (Ngân sách chính) năm 2011 6.665.915 Chi tiêu từ Chi tiêu các nguồn từ Quỹ Kế khác năm hoạch chung 2011 năm 2011 Tổng chi tiêu năm 2011 16.017.626 4.980.352 27.663.893 8.890.423 11.139.653 8.039.368 28.069.444 1.034.962 6.233.483 1.030.061 8.298.506 4.944.276 3.249.304 3.988.290 12.181.870 1.511.518 5.470.806 2.958.248 9.940.572 23.047.094 42.110.872 20.996.320 86.154.285 Nguồn: Các tổ chức LHQ tham gia Kế hoạch chung ở cấp quốc gia tại Việt Nam BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 35 Bảng 2: Chi tiêu của Kế hoạch chung theo nguồn tài trợ 2008-2011 (đô la Mỹ) Chi tiêu trong Kế hoạch chung theo nguồn tài trợ (đô la Mỹ) 2008 2009 2010 2011 nguồn thường xuyên các nguồn khác 17.229.489 41.917.953 20.412.511 38.266.561 19.354.464 43.017.956 23.047.094 Quỹ Kế hoạch chung 12.360.608 19.651.628 32.639.557 42.110.872 20.996.320 Tổng 71.508.050 78.330.700 95.011.977 86.154.285 Nguồn: Các tổ chức LHQ tham gia Kế hoạch chung ở cấp quốc gia tại Việt Nam Bảng 3: Chi tiêu trong Kế hoạch chung phân theo từng cơ quan LHQ và nguồn tài trợ trong năm 2011 (đô la Mỹ) Cơ quan LHQ Chi tiêu từ nguồn thường xuyên năm (Nguồn chính) năm 2011 Chi tiêu từ các nguồn khác năm 2011 Chi tiêu từ Quỹ Kế hoạch chung năm 2011 Tổng chi năm 2011 490.341 5.763.922 762.061 7.016.324 577.209 117.225 8.975.510 489.763 4.319.087 709.662 4.169.946 28.806 7.782.906 924.848 5.339.224 486.770 1.126.989 15.000 5.818.503 5.988.467 1.705.662 244.378 4.893.451 530.485 1.762.972 261.741 6.635.501 1.209.748 10.065.777 1.286.451 19.208.185 1.507.018 7.209.048 986.403 16.623.950 7.227.021 84.342 1.254.401 1.125.082 2.463.825 unV 200.858 - 88.203 289.061 un Women 463.725 368.535 525.033 1.357.293 WHo 2.420.620 7.241.306 1.252.002 10.913.927 Total 23,047,094 42,110,872 20,996,320 86,154,285 Fao ilo unaiDS unDp unESco unFpa un-HaBitat unicEF uniDo unoDc Nguồn: Các tổ chức LHQ tham gia Kế hoạch chung tại quốc gia, Việt Nam thông tin chi tiết về chi tiêu trong Kế hoạch chung phân theo Đầu ra được nêu trong phụ lục 1 cũng như trên website của LHQ tại Việt nam. 36 BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 Quỹ Kế hoạch chung năm 2011 Sau khi ký Kế hoạch chung i năm 2007, Quỹ Kế hoạch chung (opF) i được xây dựng để huy động và phân bổ nguồn tài chính theo cách thức chiến lược hơn. Sau khi ký kết Kế hoạch chung ii giữa chính phủ Việt nam và 14 tổ chức LHQ tham gia vào tháng 6 năm 2008, opF ii được thành lập để huy động tiền tài trợ cho Kế hoạch chung ii mà không cam kết dành cho dự án hay lĩnh vực cụ thể nào. Bảng 4 và 5 dưới đây trình bày con số phân tách theo các nhà tài trợ. năm 2011, năm cuối cùng của Kế hoạch chung ii, LHQ đã nhận được tổng số 15.253.903 đô la mỹ từ các nhà tài trợ khác nhau. tất cả những đóng góp của các nhà tài trợ trong năm 2011 đều được đóng góp vào Quỹ opF ii. tổng cộng tính tới ngày 31/12/2011, đóng góp của nhà tài trợ cho opF i and ii lên tới 95.388.702 đô la mỹ. Sau khi Ủy ban Vận động và phân bổ Quỹ Kế hoạch chung (opFmac) thống nhất và được các nhà tài trợ Quỹ chính thức thông qua, mptF đã chuyển số tiền kết dư còn lại của opF i nhập sang opF ii vào tháng 8 năm 2011. Số tiền đã chuyển là 403.101 đô la mỹ bao gồm đóng góp của nhà tài trợ cho opF i cộng thêm lãi suất cộng dồn và các nhà tài trợ ghi nhận tương đương với tổng số tiền đóng góp tích lũy cho opF i. tất cả các thông tin tài chính liên quan tới opF được trình bày trong các bảng khác nhau trên cổng điện tử của mptF (http://mptf.undp.org). Bảng 4: Đóng góp của nhà tài trợ cho Quỹ Kế hoạch chung tính tới 31/12/2011 (đô la Mỹ) Nhà tài trợ Các năm trước tính tới 31/12/ 2010 2.023.882 Tháng 1-12 năm 2011 Tổng - 2.023.882 pháp ireland Luxembourg Hà Lan new Zealand norway tây Ban nha thụy Sỹ 1.000.000 1.000.000 5.176.500 2.500.000 2.000.000 6.407.909 4.000.000 1.680.000 - 1.000.000 1.000.000 5.176.500 2.500.000 2.000.000 6.407.909 4.000.000 1.680.000 anh 5.125.500 - 5.125.500 30.913.791 - 30.913.791 canada Tổng Nguồn: Văn phòng MPTF, UNDP (http://mptf.undp.org) BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 37 Bảng 5: Đóng góp của nhà tài trợ cho OPF II tính tới 31/12/2011 (đô la Mỹ) Nhà tài trợ Các năm trước tính tới 31/12/ 2010 1,667,000 Tháng 1-12/ 2011 Tổng 2,012,000 3,679,000 15,099,000 1,577,394 3,030,000 1,577,394 18,129,000 3,662,095 3,950,950 500,000 4,083,600 2,000,000 1,513,490 13,040 1,707,560 567,499 32,599 1,095,019 5,175,585 13,040 5,658,510 1,067,499 4,116,199 3,095,019 na uy* 3,809,013 1,481,405 5,290,419 tây Ban nha* 8,000,000 52,158 8,052,158 thụy Điển 1,269,500 - 1,269,500 560,000 21,906 581,906 anh* 4,619,850 2,149,834 6,769,684 Total 49,221,008 15,253,903 64,474,911 australia canada* cửa sổ tài trợ mở rộng Dao (EFW) Finland pháp* ailen* Luxembourg* Hà Lan* new Zealand* thụy Sỹ* Nguồn: Văn phòng MPTF, UNDP (http://mptf.undp.org) * Với các nhà tài trợ đánh dấu sao (*) đóng góp cho OPF II năm 2011 bao gồm số tiền (đóng góp cho OPF I và lãi cộng dồn) đã được chuyển từ OPF I sang OPF II bởi văn phòng MPTF vào ngày 22/8/2011 sau khi được sự thống nhất của OPFMAC và sự chấp thuận của các nhà tài trợ chính thức. 38 BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 Bảng 6 và 7 dưới đây đưa ra con số tài chính tổng quan tương ứng của opF i và ii, tính đến 31/12/2011, trình bày các số liệu chính cũng như số dư cuối cùng. ngoài đóng góp của nhà tài trợ, lãi ngân hàng từ các khoản đóng góp này cũng được tính vào opF. Hai nguồn thu chính do lãi suất mang lại là (1) Lãi do mptF nhận được từ khoản đóng góp đã chuyển về tài khoản của Đại diện hành chính; và (2) Lãi từ các cơ quan tham gia - khoản tiền lãi mà các cơ quan tham gia được hưởng từ số tiền đóng góp cho opF chưa giải ngân trong tài khoản. phí của Đại diện hành chính là 1% tổng số tiền đóng góp cho opF. Bảng 6: Báo cáo tài chính về OPFI theo nguồn tài trợ và sử dụng nguồn tài trợ tính tới 31/12/2011 (đô la Mỹ) Các năm trước tính tới 31/12/2010 Tháng 1-12 năm 2011 Tổng 30.913.791 - 30.913.791 899.312 2.019 901.331 169.037 58.889 227.926 - (403.101) (403.101) 31.982.140 (342.193) 31.639.947 31.107.401 - 31.107.401 31.107.401 - 31.107.401 phí cho Đại diện hành chính 309.138 - 309.138 chi phí trực tiếp (Ban chỉ đạo) 162.500 - 162.500 phí ngân hàng - 14 14 các chi phí khác - - - Tổng - Sử dụng theo nguồn 31.579.039 14 31.579.053 Tiền còn lại hiện có tại Đại diện hành chính 403.101 (342.206) 60.895 Nguồn tài trợ tổng đóng góp của nhà tài trợ Lãi từ nguồn đóng góp của nhà tài trợ Lãi từ nguồn tiền mà các cơ quan tham gia nhận được nguồn tiền Đại diện hành chính trả lại (Lãi/Khác) các nguồn khác Tổng - các nguồn tài trợ Sử dụng nguồn tài trợ chuyển cho các cơ quan tham gia tiền các cơ quan tham gia trả lại tổng tiền chuyển cho các cơ quan tham gia Nguồn: Văn phòng MPTF, UNDP (http://mptf.undp.org) BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 39 Bảng 7: Báo cáo tài chính về OPFII theo nguồn và sử dụng vốn tính tới 31/12/2011 (đô la Mỹ) Các năm trước tính tới 31/12/2010 Tháng 1-12 năm 2011 Tổng 49.221.008 15.253.903 64.474.911 322.754 18.417 341.170 6.013 21.622 27.635 - - - 49.549.774 15.293.942 64.843.716 41.800.304 20.689.120 62.489.424 41.800.304 20.689.120 62.489.424 phí cho Đại diện hành chính 492.210 152.539 644.749 chi phí trực tiếp (Ban chỉ đạo) 137.500 - 137.500 132 125 257 - - - Tổng - Sử dụng theo nguồn 42.430.146 20.841.784 63.271.930 Tiền còn lại hiện có tại Đại diện hành chính 7.119.629 (5.547.842) 1.571.786 Nguồn tài trợ tổng đóng góp của nhà tài trợ Lãi từ nguồn đóng góp của nhà tài trợ Lãi từ nguồn tiền mà các cơ quan tham gia nhận được nguồn tiền Đại diện hành chính trả lại (Lãi/Khác) các nguồn khác Tổng - các nguồn tài trợ Sử dụng nguồn tài trợ chuyển cho các cơ quan tham gia tiền các cơ quan tham gia trả lại tổng tiền chuyển cho các cơ quan tham gia phí ngân hàng các chi phí khác Nguồn: Văn phòng MPTF, UNDP (http://mptf.undp.org) 40 BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 Chức năng của Đại diện hành chính Quỹ Kế hoạch chung (opF) i và ii do Văn phòng mptF của unDp quản lý tại new York. Ra đời vào năm 2006, văn phòng mptF là cơ quan quản lý quỹ cho hệ thống LHQ và unDp được chọn quản lý các nguồn vốn của nhà tài trợ dành cho các hoạt động của các cơ quan trong lĩnh vực nhân đạo, chuyển giao, tái thiết và các chương trình phát triển. cơ chế quản lý tiền thông qua chuyển thẳng đã được áp dụng trong chuyển tiền nhằm tăng tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của LHQ, áp dụng trực tiếp chương trình nghị sự về hiệu quả viện trợ và sáng kiến cải cách LHQ “thống nhất hành động” cũng như thống nhất với các nguyên tắc của tuyên bố paris về hiệu quả viện trợ và chương trình hành động accra, bao gồm tính sở hữu quốc gia và thống nhất với các ưu tiên của quốc gia, hài hòa hóa và điều phối, quan hệ đối tác hiệu quả và bao quát và đạt được các kết quả phát triển và chịu trách nhiệm về các kết quả phát triển. Văn phòng mptF đã sử dụng nguyên tắc này trong quan hệ đối tác giữa chính phủ, nhà tài trợ và các cơ quan LHQ. theo mou giữa các cơ quan tham gia và Đại diện hành chính (aa) cũng như thỏa thuận tiêu chuẩn về hành chính giữa nhà tài trợ và aa, trách nhiệm của aa bao gồm tiếp nhận, quản trị và quản lý nguồn đóng góp của nhà tài trợ, giải ngân các nguồn vốn cho các cơ quan LHQ tham gia theo những tài liệu chương trình đã được phê duyệt, và cung cấp báo cáo tổng hợp, dựa trên các báo cáo do các cơ quan LHQ tham gia nộp lên. Tính minh giải trình bạch và trách nhiệm cách thức chính để tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của opF i và ii là cổng thông tin điện tử của văn phòng mptF (http:// mptf.undp.org). cổng thông tin điện tử của văn phòng mptF bắt đầu hoạt động từ năm 2010 và cung cấp dữ liệu theo thời gian thực từ hệ thống kế toán (atlas) của văn phòng mptF về những thông tin tài chính liên quan tới đóng góp của nhà tài trợ, ngân sách chương trình và chuyển tiền cho các cơ quan tham gia (pos). Hiện nay, con số về chi tiêu hàng năm của các cơ quan đã được đưa lên trên cổng thông tin điện tử của mptF và văn phòng mptF đang làm việc với các cơ quan tham gia để đảm bảo báo cáo định kỳ (hàng quý hoặc 2 năm một lần). cổng thông tin được thiết kế để cung cấp các dịch vụ quản lý vốn minh bạch và có trách nhiệm cho hệ thống LHQ và nhằm tăng cường tính thống nhất, tính hiệu quả, và hiệu suất. mỗi Quỹ tín thác đa biên và chương trình chung (Jp) do văn phòng mptF quản lý đều có website riêng trên cổng thông tin điện tử của văn phòng mptF với rất nhiều thông tin mô tả và các thông tin tài chính về mptF/Jp bao gồm các khung chiến lược, cơ chế quản trị, tính phù hợp và các tiêu chí phân bổ. Báo cáo tiến độ cả về phần mô tả và thông tin tài chính và cập nhật nửa năm/ hàng quý về các kết quả đạt được cũng được đưa ra. ngoài ra, từng chương trình cũng có tờ thông tin chương trình với những con số và cập nhật cụ thể về chương trình. cổng thông tin điện tử của mptF giúp tiếp cận dễ dàng với hơn 5,000 báo cáo và tài liệu về mptFs/Jps và các chương trình riêng, với các công cụ và các bảng biểu trình bày các thông tin tài chính liên quan. Qua việc cho phép người sử dụng dễ dàng tiếp cận để cập nhật các báo cáo tiến độ và các tài liệu liên quan, cổng thông tin điện tử đã hỗ trợ việc chia sẻ kiến thức và quản lý giữa các cơ quan LHQ. cổng thông tin của văn phòng mptF đã được các đối tác và các cơ quan công nhận là một cổng thông tin chuẩn mực. BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 41 42 BÁo cÁo tHƯỜnG niÊn LiÊn HỢp QuỐc tẠi ViỆt nam 2011 Trang web của LHQ tại Việt Nam: • ma trận kết quả của các nhóm điều phối chương trình 2011 • phụ lục 1: chi tiêu phân theo từng Đầu ra của Kế hoạch chung trong năm 2011 UNITEd NATIONS VIET NAM add: no. 25 - 29, phan Boi chau, Hoan Kiem, Ha noi tel: +84 4 39421495 | Fax: +84 4 3942 2267 Website: www.un.org.vn © un Viet nam may 2012 44 unitED nationS ViEt nam annuaL REpoRt 2009