Logo

Bài tập trắc nghiệm Sử 10 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn

Tổng hợp bộ bài tập trắc nghiệm Sử 10 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn có đáp án. Nội dung bám sát kiến thức trọng tâm, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh ôn tập hiệu quả.
0.5
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn giải câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) có đáp án chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Bộ 23 trắc nghiệm Sử Bài 25 lớp 10: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

Câu 1. Tên nước Việt Nam có từ bao giờ?

A. Năm 1802

B. Năm 1804

C. Năm 1815

D. Năm 1820

Câu 2. Vua Gia Long đã chia đất nước thành

A. Hai miền: miền Bắc và miền Nam

B. Ba miền: miền Bắc, mâu thuẫn và miền Nam

C. Ba vùng: Bắc thành, Gia Định và Trực Doanh

D. Ba trấn: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ

Câu 3. Vị vua nào dưới triều Nguyễn đã quyết định chia đất nước thành các đơn vị hành chính tỉnh

A. Gia Long

B. Minh Mạng

C. Thiệu Trị

D. Tự Đức

Câu 4. Dưới triều Nguyễn, việc tuyển chọn quan lại được tiến hành theo phương thức nào

A. Từ những người thân cận, trung thành

B. Dựa vào giáo dục, khoa cử

C. Lúc đầu, từ những người thân cận về sau chủ yếu dựa vào giáo dục khoa cử

D. Từ những người thân cận và thông qua khoa cử, kể cả dùng tiền mua

Câu 5. Tên gọi khác của bộ “Hoàng triều luật lệ” là

A. Hình thư

B. Hoàng Việt luật lệ

C. Hình luật

D. Luật Hồng Đức

Câu 6. Ý nào không phản ánh đúng chính sách đối ngoại của triều Nguyễn?

A. Phục tùng nhà Thanh

B. Bắt Lào và Chân Lạp thần phục

C. Chủ trương thiết lập quan hệ giao ban với Mĩ

D. Thực hiện chính sách “đóng cửa” với các nước tư bản châu Âu

Câu 7. Nguyên nhân căn bản làm cho chính sách quân điền của nhà Nguyễn không thể thực hiện rộng rãi là

A. Do nhân dân không ủng hộ

B. Do việc chia ruộng đất không công bằng

C. Do ruộng đất công còn quá ít

D. Do sự chống đối của quan lại địa phương

Câu 8. Nét nổi bật về tình hình thủ công nghiệp dưới triều Nguyễn là

A. Một số nghề thủ công như làm gốm, sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ tiếp tục phát triển

B. Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức quy mô lớn với nhiều ngành nghề

C. Các làng, phường thủ công trong nhân dân vẫn được duy trì nhưng không phát triển

D. Do chính sách của nhà nước và nhu cầu thị trường nên các mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển được

Câu 9. Đến thế kỉ XIX, ở nước ta đã xuất hiện nghề thủ công mới nào?

A. Làm tranh sơn mài

B. In tranh dân gian

C. Làm đường trắng

D. Khai mỏ

Câu 10. Về tổng thể chính sách của nhà Nguyễn về kinh tế là

A. Trọng nông, ức thương

B. Trọng thương, ức nông

C. Hạn chế phát triển các ngành nghề mới

D. Coi trọng thủ công nghiệp và thương nghiệp

Câu 11. Hệ tư tưởng độc tôn dưới triều Nguyễn là

A. Phật giáo

B. Kitô giáo

C. Nho giáo

D. Đạo giáo

Câu 12. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách “cấm đạo” đối với

A. Phật giáo

B. Kitô giáo

C. Hồi giáo

D. Đạo giáo

Câu 13. Dưới thời Nguyễn, khoa thi hội đầu tiên được tổ chức vào năm nào?

A. Năm 1804

B. Năm 1814

C. Năm 1820

D. Năm 1822

Câu 14. Tác phẩm văn học chữ Nôm đặc biệt xuất sắc dưới thời nhà Nguyễn là

A. Truyện Kiều của Nguyễn Du

B. Các bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương

C. Các bài thơ Nôm của Bà Huyện Thanh Quan

D. Các truyện Nôm khuyết danh

Câu 15. Nhiệm vụ sưu tầm, lưu trữ sách cổ và biên soạn các bộ sử chính thống dưới triều Nguyễn thuộc về

A. Quốc sử quán

B. Quốc sử viện

C. Quốc tử giám

D. Văn miếu

Câu 16. Tác phẩm Lịch triều hiến chương loại chí do ai biên soạn?

A. Trịnh Hoài Đức

B. Phan Huy Ích

C. Phan Huy Chú

D. Ngô Cao Lăng

Câu 17. Thành tựu kiến trúc nổi tiếng dưới triều Nguyễn hiện nay được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới là

A. Thành Hà Nội

B. Quân thể cung điện, lăng tẩm ở Huế

C. Hệ thống lăng tâm các vua triều Nguyễn ở Huế

D. Phố cổ Hội An (Quảng Nam)

Câu 18: Tổ chức các đơn vị hành chính: cả nước được chia thành ba vùng: Bắc thành, Gia Định và các trực doanh do triều đình trực tiếp quản lí. Đó là thời của:

A. Nguyễn Ánh.

B. Minh Mạng.

C. Thiệu Trị.

D. Tự Đức.

Câu 19: Đến thời Minh Mạng (1831 - 1832), bộ máy chính quyền chia cả nước thành:

A. các châu, phủ, huyện.

B. 20 tỉnh và 3 phủ.

C. 30 tỉnh và 1 phủ.

D. 34 tỉnh và 4 phủ.

Câu 20: Chính sách ngoại giao tích cực dưới thời nhà Nguyễn là:

A. thân với phương Tây

B. giữ được quan hệ thân thiện với các nước láng giềng nhất là Trung Quốc.

C. mở rộng quan hệ với nhiều nước.

D. giao lưu với các nước tiên tiến đương thời.

Câu 21: Vì sao dưới thời nhà Nguyễn không tiếp cận được với nền công nghiệp cơ khí, dẫn đến tình trạng lạc hậu và bị cô lập?

A. không quan tân đến phát triển các ngành khoa học tự nhiên

B. thực hiện chính sách ngoại giao đóng cửa với phương Tây và các nước tiên tiến.

C. không quan hệ với bên ngoài

D. thực hiện chính sách ngoại giao “khép kín cửa”.

Câu 22: Vương triều Nguyễn tồn tại trong khoảng thời gian nào? Có bao nhiêu đời vua?

A. Từ 1801 đến 1945. Có 13 đời vua.

B. Từ 1802 đến 1858. Có 12 đời vua.

C. Từ 1802 đến 1885. Có 13 đời vua.

D. Từ 1802 đến 1945. Có 13 đời vua.

Câu 23: Tác phẩm sử học nổi tiếng dưới thời nhà Nguyễn “ Lịch triều hiến chương loại chí” của tác giả:

A. Phan Huy Chú.

B. Ngô Cao Bằng.

C. Trịnh Hoài Đức.

D. Lê Văn Hưu.

Đáp án bộ 23 bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

1.b 2.c 3.b 4.c 5.b 6.c 7.c 8.c 9.b 10.a

11.c 12.b 13.d 14.a 15.a 16.c 17.b 18.a 19.c 20.b

21.b 22.d 23.a

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải câu hỏi trắc nghiệm Sử 10 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) có đáp án chi tiết, đầy đủ nhất file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

Đánh giá bài viết
0.5
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status