intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện công tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch – tỉnh Quảng Bình, từ đó đề xuất các khuyến nghị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện công tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHAN VIỆT PHƢƠNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 8.34.02.01 Đà Nẵng - 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Đinh Bảo Ngọc Phản biện 1: TS. Đặng Hữu Mẫn Phản biện 2: TS. Tống Thiện Phước Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 18 tháng 10 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế vừa là một nguồn thu quan trọng, vừa là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế và đời sống xã hội của Nhà nước. Từ số liệu trong “Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác thuế năm 2018; Nhiệm vụ và giải pháp công tác thuế năm 2019” của tổng cục thuế cho thấy, trong tất cả các sắc thuế áp dụng tại Việt Nam hiện nay, thuế TNDN là một trong những sắc thuế có đóng góp rất lớn cho nguồn thu ngân sách nhà nước và khá phức tạp trong công tác quản lý. Riêng trong năm 2019, ngành Thuế huyện Bố Trạch đã thực hiện vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra. Tuy nhiên, con số này vẫn còn rất nhỏ, chỉ chiếm 10,52% so với tổng thu của toàn tỉnh là 4.000 tỷ đồng trong năm 2019. Mặt khác, chỉ tinh riêng tỷ trọng của thuế TNDN trong tổng thu các loại thuế, thì tỷ lệ thuế TNDN chỉ là 4,9%, trong khi tỷ trọng của thuế GTGT là 23,3%; thuế trước bạ là 22,5%, và thuế TNCN là 6,7%. Việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp mới nhằm tăng nguồn thu NSNN là một đòi hỏi cấp thiết và là một nhiệm vụ trọng tâm của Chi cục Thuế huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay. Do đó, đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận lẫn thực tiễn. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch – tỉnh Quảng Bình, từ đó đề xuất các khuyến nghị.
  4. 2 2.2. Câu hỏi nghiên cứu - Công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi cục Thuế gồm những nội dung nào? - Tiêu chí nào được sử dụng để đánh giá hiệu quả của công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp? - Thực trạng về công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019 như thế nào? - Trong công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi cục Thuế huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình gặp những khó khăn gì? - Cần có giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng được nghiên cứu là công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình - Đối tượng khảo sát: Gồm 6 đội tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình và các doanh nghiệp đăng ký kê khai, nộp thuế tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình. + Phạm vi không gian: Chi cục Thuế huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình. + Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng trong luận văn được thu
  5. 3 thập, xử lý, phân tích, đánh giá trong giai đoạn từ năm 2017-2019 và đề xuất giải pháp trong thời gian tới. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra khảo sát. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu  Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần hệ thống hóa các cơ sở lý luận về mặt khoa học liên quan đến công tác quản lý thuế TNDN.  Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình, luận văn đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN trong thời gian tới, phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước cũng như của địa phương. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục sơ đồ, bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, phần phụ lục thì luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại cơ quan thuế. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Khuyến nghị hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình.
  6. 4 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu  Một số bài báo đăng trên tạp chí khoa học  Một số luận văn thạc sĩ Những khoảng trống nghiên cứu:  Nội dung Những khuyến nghị của một số tác giả còn chung chung, chưa cụ thể, một số thì không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay khi mà quy mô của các doanh nghiệp ngày càng lớn hơn, với hình thức kinh doanh phức tạp hơn và các cơ quan thuế ngày càng phải quản lý nhiều doanh nghiệp hơn mỗi năm, cộng với áp lực ngày càng tăng trước yêu cầu phải cải cách hành chính ngày càng mạnh mẽ.  Không gian Chưa có đề tài nào nghiên cứu đến công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong thời gian gần đây.  Thời gian - Trong khoảng thời gian từ năm 2017-2019, tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình chưa có bài nghiên cứu nào liên quan đến đề tài hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp.
  7. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CƠ QUAN THUẾ 1.1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp 1.1.2. Đặc điểm thuế TNDN 1.1.3. Vai trò của thuế TNDN 1.1.4. Những yếu tố cơ bản về thuế TNDN a. Đối tượng nộp thuế TNDN b. Phương pháp tính thuế TNDN Thuế TNDN Thu nhập Thuế suất = x phải nộp tính thuế thuế TNDN c. Căn cứ tính thuế Thu nhập doanh nghiệp Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập tính thuế và thuế suất. d. Nơi nộp thuế 1.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CƠ QUAN THUẾ 1.2.1. Khái niệm công tác quản lý thuế TNDN 1.2.2. Mục tiêu quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 1.2.3. Nguyên tắc quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 1.2.4. Nội dung quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại cơ quan thuế a. Lập dự toán thu thuế Tổng cục Thuế dựa trên điều kiện kinh tế-xã hội của từng địa phương, đề ra kế hoạch dự toán thu thuế rồi giao cho các Cục Thuế thực hiện. Các Chi cục thuế tổ chức thực hiện dự toán theo nhiệm vụ của Cục thuế giao.
  8. 6 b. Nội dung quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế - Đăng ký thuế - Khai thuế, tính thuế, nộp thuế c. Kiểm tra thuế Kiểm tra là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm. Ngoài ra, công tác kiểm tra còn phát hiện những nội dung không phù hợp trong các văn bản pháp qui về thuế với thực tiễn đời sống, kinh tế, xã hội của đất nước, những điểm không phù hợp về công tác tổ chức hệ thống bộ máy ngành thuế, về các vấn đề nghiệp vụ của công tác hành thu, từ đó kiến nghị các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung kịp thời để không ngừng hoàn thiện hệ thống thuế. d. Quản lý nợ thuế - Việc quản lý nợ đọng thuế là một khâu trong hệ thống quản lý thuế; Thực hiện công bằng xã hội thông qua việc cơ quan thuế có tác động can thiệp kịp thời và xử lý nghiêm túc các trường hợp có hành vi vi phạm về chậm nộp thuế nhằm nâng cao ý thức tuân thủ của NNT; Là một phần thước đo để đánh giá và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế của ngành thuế. e. Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế  Tuyên truyền  Hỗ trợ ngƣời nộp thuế 1.2.5. Các tiêu chí phản ánh kết quả công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại cơ quan thuế a. Số thu thuế và thực hiện dự toán thuế TNDN b. Số trƣờng hợp vi phạm kê khai thuế TNDN c. Kết quả công tác kiểm tra d. Nợ thuế TNDN e. Công tác tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nộp thuế
  9. 7 f. Chất lƣợng dịch vụ cung cấp cho ngƣời nộp thuế 1.3. CÁC NHÂN TÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.3.1. Nhân tố bên trong a. Tổ chức bộ máy b. Hệ thống chính sách thuế c. Công chức quản lý thuế d. Điều kiện vật chất của cơ quan quản lý thuế 1.3.2. Nhân tố bên ngoài a. Chính sách thuế TNDN b. Người nộp thuế c. Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng d. Kinh tế, chính trị
  10. 8 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN BỐ TRẠCH – TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. TỔNG QUAN VỀ CHI CỤC THUẾ HUYỆN BỐ TRẠCH – TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Thuế huyện Bố Trạch 2.1.2. Đặc điểm môi trƣờng ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch a. Môi trường bên ngoài  Chính sách thuế TNDN  Đặc điểm kinh tế- xã hội và đặc điểm hoạt động của các DN trên địa bàn  Ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT b. Môi trường bên trong  Bộ máy quản lý của Chi cục thuế huyện Bố Trạch  Trình độ chuyên môn của cán bộ thuế  Cơ sở vật chất, hệ thống thông tin quản lý của cơ quan thuế 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNDN TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN BỐ TRẠCH – TỈNH QUẢNG BÌNH 2.2.1. Mục tiêu quản lý thuế TNDN của Chi cục Thuế huyện Bố Trạch 2.2.2. Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch
  11. 9 a. Lập dự toán thu thuế thu nhập doanh nghiệp  Quy trình lập dự toán:  Đánh giá quy trình lập dự toán: Quy trình đã chủ động, bám sát tình hình thực tế trong thực hiện dự toán thu NSNN trên địa bàn. Dự toán có căn cứ thực tiễn, có tính tích cực và khả năng thực hiện cao. Tuy nhiên, những doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh thay đổi nhiều trong năm kế hoạch thì dự toán thuế TNDN chưa bao quát được. Phương pháp phân tích và lập dự toán thu còn khá thủ công, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế hiện đại. Ngoài ra việc phối hợp giữa các cấp, các ngành, đơn vị trong công tác trao đổi thông tin, dự báo và lập dự toán thu NSNN còn chưa đạt hiệu quả cao. b. Quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế  Quy trình  Đánh giá về quy trình đăng ký, kê khai, nộp thuế Quy trình Đăng ký thuế có sự phối hợp giữa CQT và CQĐKKD đảm bảo việc cấp MST được thực hiện hiệu quả hơn. Toàn bộ thông tin về tình trạng NNT được hệ thống cập nhật tự động, kịp thời lên trang thông tin điện tử ngành thuế đảm bảo công khai thông tin, tình hình hoạt động DN. Việc khai thác thông tin NNT trên các chương trình ứng dụng được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng. Việc triển khai thành công Hệ thống Thông tin đăng ký DN quốc gia đã khắc phục được những tồn tại gần như không thể xử lý được trong suốt nhiều năm qua như việc trùng tên, DN không đăng ký MST, DN thành lập rồi biến mất mà không ai biết. Việc tra cứu thông tin DN trên hệ thống đã giúp ích rất nhiều cho cả cơ quan quản lý Nhà nước và NNT.
  12. 10 Về kê khai thuế điện tử có nhiều tiện ích cả về thủ tục hành chính và kinh tế. Người nộp thuế có thể nộp hồ sơ khai thuế 24/24 giờ trong ngày, 7/7 ngày trong tuần mà không lệ thuộc giờ làm việc hành chính của cơ quan thuế. Hồ sơ khai thuế qua mạng có tính pháp lý cao, dễ tổ chức lưu trữ lâu dài, giảm chi phí giấy tờ, in ấn, giảm chi phí thời gian nộp hồ sơ cho người nộp thuế. Khi thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan thuế, người nộp thuế có thể được cung cấp thêm những tiện ích khác thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế. Trong trường hợp bị mất dữ liệu hồ sơ khai thuế, người nộp thuế có thể đề nghị cơ quan thuế hỗ trợ cung cấp ngược lại hồ sơ mà mình đã gửi trước đây. Khi nộp hồ sơ khai thuế qua mạng, cơ quan thuế sẽ xử lý cập nhật dữ liệu tự động, tránh được sai sót trong khâu nhập tin, tạo điều kiện cho cơ quan thuế lưu trữ hồ sơ dạng điện tử, tiết kiệm được NSNN trong công tác luân chuyển, lưu trữ hồ sơ. c. Công tác kiểm tra thuế  Quy trình  Đánh giá quy trình kiểm tra thuế: Có thể phát hiện kịp thời các sai phạm và nếu nghi ngờ về các sai phạm nghiêm trọng sẽ tiến hành kiểm tra tại trụ sở các DN; đảm bảo công tác kiểm tra được thực hiện hiệu quả, chất lượng và công khai, minh bạch. Tuy nhiên, thực tế hệ thống cơ sở dữ liệu chưa đầy đủ, chưa xây dựng hệ thống chỉ tiêu cho việc phân tích hồ sơ khai thuế để lựa chọn đơn vị có rủi ro cao; việc kiểm tra hồ sơ khai thuế chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và khả năng của cán bộ thuế, trình độ cán bộ kiểm tra còn hạn chế so với mức độ gian lận thuế ngày càng tinh vi của
  13. 11 DN, lực lượng kiểm tra còn ít so với yêu cầu quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp và khối lượng DN cần kiểm tra quá lớn. d. Quản lý nợ thuế TNDN  Quy trình  Đánh giá quy trình: Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, công tác đôn đốc thu nợ được thực hiện thường xuyên đảm bảo nguồn thu cho NSNN. Bất cập hiện nay là việc phát sinh nợ ảo khi hệ thống TMS tự động ghi nhận, tạo áp lực rất lớn cho ngành trong việc thực hiện chỉ tiêu giảm nợ. Mặt khác nhiều DN ý thức chấp hành pháp luật kém, chây ỳ trong việc nộp thuế, một số DN thì gặp khó khăn trong SXKD, nên rất khó để hoàn thành kế hoạch thu nợ. e. Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế  Quy trình  Đánh giá về công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT Công tác tuyên truyền-hổ trợ NNT tại Chi cục thuế Bố Trạch đã được thực hiện một cách chủ động, dưới nhiều hình thức đa dạng. Do đó, NNT có nhiều cơ hội hơn để nắm bắt kịp thời các quy định và tuân thủ các chính sách pháp luật thuế, tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế. 2.2.3. Kết quả công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch a. Số thu thuế và thực hiện dự toán thuế TNDN
  14. 12 Bảng 2.2: Kết quả thực hiện dự toán thu thuế trên địa bàn huyện Bố Trạch từ năm 2017 – 2019 (Đơn vị: triệu đồng) Tổng thu thuế TNDN tại Tổng thu tại Chi cục Chi cục Năm % đạt so % đạt so Thực Dự Thực Dự toán với dự với dự hiện toán hiện toán toán 2017 159.750 203.545 127,4 3.000 2.949,5 98,3 2018 166.470 304.247 182,8 3.000 4.836,0 161,2 2019 197.300 420.788 213,3 3.500 5.238,4 149,6 Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách luôn hoàn thành và vượt chỉ tiêu đề ra. Phản ánh công tác thực hiện dự toán thu và Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khá tốt. b. Công tác đăng ký, kê khai, kế toán thuế Bảng 2.3: Tình hình DN khai thuế so với DN đăng ký thuế So sánh Năm Năm Năm Chỉ tiêu ĐVT 2019/20 2017 2018 2019 17 (%) Số lƣợng DN đã cấp DN 443 498 502 113,3 MST Số lƣợng DN kê khai DN 258 295 337 130,6 thuế Tỷ lệ DN kê khai/DN % 58 59 67 cấp MST Tỷ lệ DN kê khai thuế, nộp thuế so với số DN được cấp mã số
  15. 13 thuế có xu hướng tăng dần qua các năm. Chi cục Thuế đã không ngừng tăng cường công tác tuyên truyền, đôn đốc các doanh nghiệp kê khai thuế, đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắn thời gian tiếp nhận tờ khai. Đồng thời tiến hành lập biên bản và xử phạt hành chính nghiêm đối với các trường hợp doanh nghiệp vi phạm quy định về kê khai thuế. Bảng 2.4: Tình hình kê khai thuế giai đoạn 2017-2019 Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Số tờ khai thuế phải nộp 1904 2149 3210 Số tờ khai thuế đã nộp 1888 2134 3195 Tỷ lệ Số tờ khai đã nộp/ Số tờ khai phải 99,2% 99,3% 99,5% nộp Số tờ khai thuế chậm nộp 151 96 115 Tỷ lệ Số tờ khai chậm nộp/ Số tờ khai 7,9% 4,5% 3,6% đã nộp Tỷ lệ Số tờ khai đúng hạn/ Số tờ khai 92,1% 95,5% 96,4% đã nộp Tỷ lệ DN khai thuế qua mạng 96,8% 96,8% 100% Tình hình nộp tờ khai thuế của các DN đã có sự cải thiện đáng kể. Chi cục thuế đã có những bước tiến vượt bậc trong việc đôn đốc, quản lý các thủ tục kê khai thuế. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng DN nộp hồ sơ khai thuế không đúng hạn. Tuy vậy, việc theo dõi tình hình nộp hồ sơ khai thuế trên chương trình ứng dụng quản lý kê khai thuế, cập nhật đầy đủ NNT đã nộp, chưa nộp hồ sơ khai thuế để lập biên bản và ra quyết định xử phạt đối với các DN chậm nộp hồ sơ khai thuế, đã ngày càng có hiệu quả và đang giảm thiểu dần số lượng chậm nộp tờ
  16. 14 khai. c. Kết quả công tác kiểm tra Bảng 2.5: Kết quả công tác kiểm tra thuế 2017-2019 (Đơn vị: triệu đồng) STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 1 Số DN đã kiểm tra 47 53 59 Số DN kiểm tra theo kế hoạch 48 55 60 Tỷ lệ DN đã kiểm tra 97,91% 96,36% 98,33% 2 Số DN phát hiện có sai phạm 44 50 55 Tỷ lệ % DN kiểm tra có sai 93,61% 94,33% 93,22% phạm Số thuế tăng thêm qua kiểm tra 3 (triệu đồng) 800,502 692,539 509,612 Trong đó thuế TNDN 211,411 215,888 130,513 Tỷ lệ số thuế TNDN truy thu qua 4 kiểm tra (%) 26,4 31,2 25,6 Công tác kiểm tra tại Chi cục ngày càng được quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Việc không hoàn thành kế hoạch chủ yếu do số cán bộ thuộc đội kiểm tra tại đơn vị còn thấp, trong khi tỷ lệ theo yêu cầu cải cách ngành thuế là 25-30%. Tỷ lệ DN phát hiện vi phạm qua các cuộc kiểm tra thuế tại cơ sở NNT luôn đạt tỷ lệ mục tiêu đề ra là tối thiểu 90%. Cùng với đó, tổng số thuế tăng thêm hằng năm qua kiểm tra rất lớn và đang có xu hướng giảm dần qua các năm. d. Nợ thuế TNDN Nguyên nhân chủ yếu của xu hướng tăng lên là do trên địa bàn có nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, chưa ổn định được tình hình kinh doanh hoặc giải thể nên số nợ được chuyển từ các năm
  17. 15 trước sang và tích lũy, dẫn đến số tiền chậm nộp ngày càng gia tăng. Ngoài ra còn do tình hình nợ ảo phát sinh khi áp dụng hệ thống TMS vào công tác quản lý nợ. Bảng 2.6: Tình hình nợ thuế qua các năm 2017 -2019 (ĐVT: Triệu đồng) STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 1 Tổng nợ thuế 15.299 15.715,8 16.833,6 Trong đó nợ thuế TNDN 445,37 273,29 304,16 2 Nợ thuế TNDN/tổng số nợ thuế 3% 2% 2% Thuế TNDN luôn được kiểm soát tốt dù tổng nợ tồn đọng đang có xu hướng tăng. Chi cục đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế phù hợp, hiệu quả, thực hiện kiểm tra các đơn vị có nợ đọng cao để đôn đốc nộp thuế vào NSNN. Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ thuế TNDN trên tổng thu NSNN Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 1 Tổng thu NSNN 203.545,3 304.247,3 420.788,2 Trong đó tổng thu thuế TNDN 2.949,5 4.836 5.238,4 2 Tổng nợ thuế 15.299 15.715,8 16.833,6 Trong đó nợ thuế TNDN 445,37 273,29 304,16 Nợ thuế TNDN/tổng số nợ thuế 3% 2% 2% 3 Nợ thuế/Tổng thu thuế 8% 5% 4% Nợ thuế TNDN/Tổng thu thuế TNDN 15% 6% 6%
  18. 16 Tỷ lệ nợ thuế của Chi cục có xu hướng giảm, thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của Chi cục trong công tác quản lý nợ. Xét về tỷ lệ nợ thuế TNDN trên tổng thu thuế TNDN: năm 2017 là 15%, qua năm 2018 và năm 2019 giảm mạnh còn 6%. Điều này lại lần nữa cho thấy một xu hướng tích cực đang diễn ra trong công tác quản lý nợ thuế TNDN. e. Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế Bảng 2.8: Số cuộc đối thoại và tập huấn tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch Tập huấn Đối thoại Số bài Năm Số Số ngƣời Số cuộc Số ngƣời báo lớp tham dự đối thoại tham dự 2017 1 250 1 250 26 2018 2 360 1 250 21 2019 1 350 1 350 19 Bảng 2.9: Số lƣợng giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp So sánh So sánh Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2019/2017 2019/2018 (%) (%) Trả lời trực 365 250 310 84,9 124 tiếp tại CQT Trả lời qua 80 60 115 143,8 191.6 điện thoại Trả lời bằng 2 4 2 100,0 50 văn bản Nguồn: Chi cục Thuế huyện Bố Trạch Công tác tuyên truyền luôn được quan tâm chú trọng. Chi cục sử dụng ngày càng nhiều kênh trả lời qua điện thoại, số nhằm giảm
  19. 17 thiểu thời gian và chi phí đi lại cho các doanh nghiệp. f. Chất lượng dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế Với sự hỗ trợ từ Chi cục thuế huyện Bố Trạch, tác giả thực hiện phát phiếu điều tra mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ cung cấp của CQT năm 2019. Qua kết quả trên có thể thấy, công tác quản lý thuế của Chi cục được NNT đánh giá tốt. Tuy nhiên kết quả này chỉ mang tính tham khảo, do những hạn chế trong việc điều tra. 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNDN TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN BÓ TRẠCH – TỈNH QUẢNG BÌNH 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc - Chi cục Thuế Bố Trạch đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được HĐND huyện đề ra, đảm bảo số thu, hoàn thành vượt mực dự toán thu ngân sách hàng năm - Thực hiện tốt các chức năng quản lý thuế + Công tác Tuyên truyền Hỗ trợ NNT: công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT đã được đẩy mạnh, triển khai thông suốt, sâu rộng trên địa bàn huyện Bố Trạch. + Công tác đăng ký, kê khai, nộp thuế: Đã thực hiện đúng quy trình của Tổng cục Thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh; tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp trên tờ khai thuế phải nộp đạt trên 99 % trong cả 3 năm. + Công tác quản lý nợ thuế: Chi cục đã cơ bản hoàn thành tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao. Triển khai chương trình ứng dụng tin học vào quản lý nợ thuế để hiện đại hoá công tác quản lý nợ thuế. + Công tác kiểm tra: đã chấn chỉnh kịp thời việc thực hiện ghi chép chứng từ, sổ sách không đúng quy định; chấn chỉnh sửa chữa kịp thời những sai sót, vi phạm, đồng thời động viên đôn đốc các DN
  20. 18 kê khai chính xác, nộp thuế đầy đủ và kịp thời, phát hiện và truy thu trốn thuế, đảm bảo đóng góp công bằng giữa các tổ chức nộp thuế. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân a. Hạn chế - Về công tác đăng ký, kê khai, nộp thuế: Số lượng mã số thuế trong hệ thống nhiều hơn số lượng thực tế, gây ra khó khăn trong công tác quản lý. - Về công tác kiểm tra thuế: Công tác kiểm tra thuế tại doanh nghiệp chưa hiệu quả và chưa đạt số lượng theo kế hoạch Cục thuế giao hàng năm; Việc xử lý kết quả sau kiểm tra còn chậm so với thời gian quy định; Rất ít trường hợp phát hiện sai sót yêu cầu giải trình bổ sung hồ sơ khai thuế. - Về công tác quản lý nợ: Mặc dù có sự nỗ lực trong công tác đôn đốc thu hồi nợ, nhưng tình hình nợ đọng vẫn còn tồn tại và đang có xu hướng tăng. - Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT: Công tác tuyên truyền chưa phân loại từng nhóm đối tượng nộp thuế để áp dụng hình thức tuyên truyền phù hợp và có phương pháp hổ trợ hiệu quả. Hình thức tuyên truyền chưa phong phú. - Một số những hạn chế liên quan khác: b. Nguyên nhân của hạn chế - Về hệ thống pháp luật về thuế - Cơ quan quản lý thuế - Người nộp thuế - Các cơ quan và tổ chức có liên quan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2