« Home « Kết quả tìm kiếm

Đầu tư của công ty xuyên quốc gia (TNC) vào xuất khẩu tại Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA (TNC) VÀO XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM.
- Tóm tắt: Từ khi bắt đầu hình thành và trải qua giai đoạn phát triển, các TNC trên thế giới đã có sự lớn mạnh nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới các hoạt động kinh tế quốc tế, thậm chí là các hoạt động chính trị của các quốc gia trên thế giới.
- Từ khi bắt đầu có mặt tại Việt Nam, TNC ngày càng thể hiện rõ vai trò tích cực trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc gia thông qua việc thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm,… Việc nghiên cứu về các TNC tại Việt Nam là cần thiết, nhằm góp phần rút kinh nghiệm để thu hút dạng công ty này trong thời gian tới..
- Từ khóa: TNC, Việt Nam..
- Trong kinh tế quốc tế, có 3 dạng công ty gồm Công ty Quốc tế (IC–Interntional Corporation), Công ty Đa quốc gia (MNC–Multinational Corporation) và Công ty Xuyên quốc gia (TNC–.
- Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động, TNC có thể đóng góp tích cực cho quá trình phát triển kinh tế và nâng cao vị thế chính trị của quốc gia sở tại thông qua đầu tư vốn, kích thích xuất khẩu, mở rộng sản xuất, cải tổ cơ cấu, chuyển giao công nghệ, phát triển kỹ năng quản lý, tạo việc làm,… và duy trì quan hệ ngoại giao tốt đẹp với các quốc gia lớn khác..
- Từ khi Việt Nam tiến hành Đổi mới 1986, đến năm 2006 mới có TNC đầu tiên (Intel–Hoa Kỳ) chính thức đăng ký hoạt động kinh doanh.
- Kể từ đó đến nay, trải qua 15 năm, các TNC lớn từ các quốc gia bắt đầu có mặt tại Việt Nam (GE, LG, Samsung.
- Do đó, bài nghiên cứu sẽ tập trung phân tích tình hình TNC trên thế giới, tình hình thu hút TNC của Việt Nam trong thời gian vừa qua, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong thu hút các TNC khác của thế giới trong thời gian tới, đóng góp hiệu quả vào tăng trưởng kinh tế đất nước..
- 1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Monika, 2016) và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu (Mahapatra và Chahal, 2013).
- Ngày nay, sự gia tăng nhanh chóng số lượng các TNC 3 tạo nguồn vốn đầu tư lớn (Mentor và cộng sự, 2019), gây ảnh hưởng lên nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như các thị trường lớn của thế giới (Lê Văn Hóa, 2008.
- Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, TNC cũng gặp phải nhiều vấn đề khó khăn như phải cạnh tranh với chính các TNC tại quốc gia mình đến đầu tư đặc biệt là trong bối cảnh TNC quốc gia sở tại nhận được những ưu đãi từ Chính phủ để bảo vệ một số ngành kinh tế liên quan an ninh quốc gia (Bogdan và cộng sự, 2011)..
- Ngoài ra, TNC cũng phải đối mặt với các nguy cơ lớn hơn từ suy thoái toàn cầu, sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ, biến đổi môi trường chính trị và pháp lý, sự khác biệt về hình thái kinh doanh và văn hóa xã hội tại quốc gia nhận đầu tư (René, 2008.
- Cũng có nghiên cứu cho rằng TNC được hình thành, phát triển từ các công ty có quy mô lớn tại một quốc gia nhất định và thập kỷ Internet những năm 1990 thúc đẩy quá tình hình thành, phát triển trên diễn ra nhanh chóng hơn (Benjamin và Patricia, 1994).
- Về định nghĩa, Liên Hợp quốc coi TNC là một thực thể có chi nhánh và/hoặc có thêm chi nhánh tại ít nhất hai quốc gia khác, tạo lập được một hệ thống quản trị đảm bảo các chi nhánh hoạt động nhất quán theo một chiến lược và chính sách chung, và có mạng lưới kết nối các chi nhánh (United Nations, 2009).
- Ngoài ra, TNC còn được định nghĩa là một công ty tham gia hoạt động đầu tư FDI và thực hiện các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng ở nhiều hơn một quốc gia (Dunning và Lundan, 2008)..
- Mục tiêu của các TNC là thiết lập chi nhánh ở các quốc gia khác và nắm quyền sở hữu các tài sản tại các quốc gia đó nhằm tối đa hóa lợi nhuận và thu lợi lâu dài (Roger, 1983.
- Thông thường, để thực hiện mục tiêu trên, các TNC nhắm vào các thị trường mới nổi hoặc/và các quốc gia kém phát triển để tận dụng lợi thế chi phí sản xuất thấp (Asean Secretariat, 2014.
- Alina–Petronela, 2016) và tránh các quốc gia có tỷ lệ tham nhũng cao (Marlene và Aurora, 2012.
- Trên thế giới hiện đã có các nghiên cứu về các TNC hoạt động tại một số quốc gia như Úc (Greg, 1980), Hungary (Csaba và Péter, 1995), Áo (Jörg và cộng sự, 2001), Hà Lan (Jörg và cộng sự, 2001;.
- Ngoài ra, có những nghiên cứu về các TNC của các quốc gia như Hoa Kỳ (Raymond, 1995;.
- Agnieszka và cộng sự, 2018), Bồ Đào Nha (Marlene và Aurora, 2012), Ghana (Martin, 2016), các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (Nguyễn Văn Quân, 2017), Liên Bang Nga (Aigul và cộng sự, 2020) và Kazackhstan (Aigul và cộng sự, 2020)..
- Chủ đề nghiên cứu về các TNC cũng rất đa dạng gồm các vấn đề xử lý mối quan hệ giữa các nhân viên trong TNC (Csaba và Péter, 1995), áp dụng hệ thống ERP 4 trong TNC (John và Jean–Paul, 2002), mối quan hệ giữa lợi nhuận của TNC với thị trường lao động quốc gia nhận đầu tư (Jansen và Stokman, 2002), bất đồng ngôn ngữ trong TNC (Alan và Anne, 2002.
- Shuo Wang, 2017), chiến lược thâm nhập thị trường của TNC (Elizabeth, 2012), đánh giá nguồn lực chính trị quốc gia trong sự phát triển các TNC quốc gia đó (Karina và cộng sự, 2013), động lực thúc đẩy tiềm năng sáng tạo của nhân viên làm việc trong TNC (Eka, 2014), quy định về thuế và báo cáo tài chính của nước chủ nhà và hoạt động của TNC ở quốc gia khác (Michelle, 2014 5.
- Thông qua việc thiết lập các chi nhánh mới tại các quốc gia và thực hiện các hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A), TNC thúc đẩy kinh tế toàn cầu phát triển, tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ và đẩy mạnh sâu hơn quá trình toàn cầu hóa (Gábor, 2012.
- Các TNC có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế của các quốc gia nhận đầu tư, đặc biệt là các quốc gia có quy mô nền kinh tế nhỏ.
- Một số lợi ích mà các TNC có thể đem lại cho các quốc gia nhận đầu tư bao gồm tạo cơ hội việc làm, thúc đẩy tăng trưởng các chỉ số kinh tế vĩ mô, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, hỗ trợ phát triển con người, nâng cao chất lượng hàng hóa,… (Walter, 1984.
- Do đó, việc thu hút FDI từ các TNC là hiện một mục tiêu quan trọng của các quốc gia đang phát triển (Ugwu, 2016.
- Đặc biệt, nếu quốc gia nhận đầu tư nằm trong một khu vực thương mại tự do thì sẽ thúc đẩy TNC sản xuất và xuất khẩu hơn so với một quốc gia không nằm trong một khu vực thương mại tự do nào (Birgitta, 1990).
- Tại Việt Nam, sau hơn 30 năm thu hút FDI từ các TNC với công nghệ mới và phương thức quản lý tân tiến, thực tế chứng minh TNC góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế đất nước nói riêng (Trần Thị Lan Hương, 2016) và địa phương nói riêng (Nguyễn Phương Bắc, 2016) phát triển.
- Hiện tại, Việt Nam đang là điểm dừng chân của các TNC đến từ các nền kinh tế lớn của thế giới như Hoa Kỳ (Phan Thế Công và Tạ Quang Bình, 2016), Nhật Bản (Đinh Trung Thành, 2009) và Hàn Quốc (Hoàng Xuân Long và Hoàng Lan Chi, 2019)..
- Trong một số trường hợp, TNC có quyền kiện Chính phủ quốc gia nhận đầu tư vì gây bất lợi tới khả năng sinh lời của các TNC khi làm việc tại quốc gia đó theo các hiệp ước đầu tư song phương giữa hai quốc gia (Roos và Roeline, 2011)..
- Ngoài ra, TNC có thể chuyển lợi nhuận ra khỏi quốc gia đang phát triển bằng cách chuyển lợi nhuân sang các chi nhánh tại các quốc gia có mức thuế thấp (Caroline, 2018)..
- Đây là thực trạng đáng báo động trong bối cảnh ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn yếu kém, làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu.
- Điều này đồng nghĩa với việc nền kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc vào các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, sản phẩm sản xuất ra trong nước nhưng không phải do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất mà do các TNC đến đầu tư và xuất khẩu.
- Đặc biệt, trong bối cảnh hầu hết các TNC khi vươn ra ngoài đều mong muốn tìm được quốc gia có thể đáp ứng nhu cầu cần thiết về nguồn nguyên liệu, nhân lực thì các TNC tại Việt Nam đang tìm kiếm nguồn nguyên liệu bên ngoài (Trần Hồng Nhạn, 2016)..
- Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh và đây cũng là động lực để các TNC có các hoạt động gian lận tinh vi để trốn thuế thông qua chuyển giá và chuẩn mực kiểm toán số 550 “Các bên liên quan” do Bộ Tài chính ban hành năm 2012 theo Thông tư 214/2012–BCT được cho là còn nhiều kẽ hở (Trần Trung Vinh, 2015)..
- Để thu hút hiệu quả TNC, một số quốc gia đã có những biện pháp chính sách cụ thể.
- Các quốc gia có thể kể tới là Singapore, Malaysia và Đài Loan..
- Chính phủ Malaysia tiến hành xây dựng Chiến lược Quốc gia về Internet kết nối vạn vật (IoT) từ năm 2014.
- Đài Loan tập trung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), thiết lập quan hệ với các TNC, không dựa vào TNC để học hỏi công nghệ mà hình thành những viện nghiên cứu để phát triển công nghệ mới dành riêng cho Đài Loan, gửi kỹ sư sang các quốc gia có công nghệ cao để học tập (Hoàng Văn Tuyên, 2017.
- “Năng lực công nghệ ngoại nhập” là năng lực công nghệ được thu hút từ bên ngoài (từ các TNC, thu hút các chuyên gia giỏi từ các quốc gia khác, cả những quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia,…)..
- Đối với Việt Nam, Việt Nam cần tạo ra những sản phẩm linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm đạt tiêu chuẩn đáp ứng được đa dạng nhu cầu của các TNC, nhằm giữ chân các TNC và thu hút nhiều hơn các TNC đến Việt Nam (Trần Hồng Nhạn, 2016).
- Ngoài ra, Việt Nam cần kiên quyết định hướng thu hút FDI từ các TNC nắm công nghệ cao, công nghệ nguồn (Ngô Thắng Lợi và Nguyễn Tiến Dũng, 2016)..
- TÌNH HÌNH THU HÚT TNC VÀO VIỆT NAM.
- Về cơ cấu các TNC Việt Nam thu hút được trong thời gian vừa qua.
- Tính đến thời điểm năm 2020, các TNC lớn vào Việt Nam chủ yếu đến từ các quốc gia công nghiệp phát triển như Anh và Hà Lan (Unilever), Hoa kỳ (Procter&.
- Các quốc gia trên cũng là các quốc gia đứng đầu trong danh sách các quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất của Việt Nam..
- Tính đến ngày các nhà đầu tư FDI đã đầu tư vào Việt Nam trong 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,3 tỷ USD, chiếm 20,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
- Ngoài ra, đó có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Na, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 6,77 tỷ USD, chiếm 32% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
- Một số MNC đang hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu.
- Trong các TNC đến từ các quốc gia thì các TNC đến từ Hoa Kỳ và Hàn Quốc đang đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả Việt Nam.
- Intel có thể nói là TNC đầu tiên vào Việt Nam (từ năm 2006) từ sau khi Việt Nam tiến hành Đổi mới vào năm 1986, đánh giấu bước đi bình thường hóa quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ sau nhiều năm cấm vận sau chiến tranh..
- Bảng 1: Những cột mốc sản xuất của Intel tại Việt Nam.
- 3 2010 Những sản phẩm Intel gắn mác “Made in Vietnam) được xuất xưởng tại IPV 4 2016 IPV cán mốc 600 triệu sản phẩm được xuất xưởng tại Việt Nam.
- Tính đến thời điểm tháng 7/2020, hiện diện tại Việt Nam từ trước khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận, 27 năm qua GE gắn liền với quá trình mở cửa hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam.
- dựng hạ tầng thiết yếu quốc gia, góp phần nhỏ vào hành trình đổi mới và phát triển kinh tế Việt Nam;.
- tạo dựng vị thế cho sản phẩm và giải pháp GE, làm tiền đề cho sự phát triển lâu dài tại Việt Nam.
- Hiện 30% nhà máy điện Việt Nam đang sử dụng các thiết bị chính của GE..
- Bảng 2: Những cột mốc sản xuất của GE tại Việt Nam.
- Tổng thống Mỹ George Bush lần đàu tiên cho phép các công ty Hoa Kỳ có thể mở văn phòng đại diện tại Việt Nam.
- Sáu tháng sau, GE trở thành một trong số ít các công ty Hoa Kỳ lần đầu tiên quay trở lại Việt Nam..
- Tổng thống Bill Clinton thông báo quyết định bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam.
- Sự kiện này đã mở ra một hành trình mới cho riêng GE và quan hệ kinh doanh song phương nói chung của các doanh nghiệp giữa hai nền kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ..
- GE thành lập trung tâm Thiết kế Kỹ thuật Việt Nam (GE VEC) đầu tiên với khoảng 40 kỹ sư, cung cấp các thiết kế sản phẩm và dịch vụ ứng dụng tập trung vào lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt tại Việt Nam và các khu vực lân cận..
- 7 2015 GE cung cấp hai lò tầng sôi tuần hoàn (CFB) lớn nhất Việt Nam để cung cấp năng lượng than sạch cho lưới điện quốc gia tại Nhiệt điện Thăng Long.
- 8 2016 GE Power tiếp tục mua nhà máy sản xuất lò hơi thu hồi nhiệt (HRSG) Doosan E&C tại Dung Quất, mở rộng chuỗi sản xuất của GE trên bản đồ công nghiệp Việt Nam..
- GE Renewable Energy cung cấp 1 GW điện gió với các dự án quan trọng và đang tiếp tục nâng công suất khi lĩnh vực điện gió Việt Nam đang trở nên sôi động..
- Samsung hoạt động tại Việt Nam từ năm 1995 như một nhà khai thác thị trường nhà máy lắp ráp thô sơ tại Thủ Đức.
- Tính đến tháng 7/2020, Việt Nam là cứ địa sản xuất lớn nhất của Samsung ở nước ngoài, đồng thời Samsung trở thành nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn công bố 17,3 tỷ USD.
- Hàng tỷ thiết bị xuất khẩu ra thị trường toàn cầu từ sáu nhà máy tại Việt Nam, năm 2019 mang lại doanh số xuất khẩu 59 tỷ USD, tương đương 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam..
- Hình 1: Tăng trưởng xuất khẩu của Samsung trong cán cân xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2010–2019 Đơn vị: Tỷ USD.
- Tính đến tháng năm kể từ khi Samsung nhận giấy phép đầu tư 670 triệu USD vào nhà máy điện thoại đầu tiên tại Việt Nam, vốn đầu tư Hàn Quốc tăng lên 26 lần doanh số xuất khẩu chiếm tỷ trọng trung bình 20–25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam.
- Samsung tại Việt Nam có 06 nhà máy và trung tâm R&D, trong đó SEV và SEVT là hai nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của hãng trên toàn cầu, Samsung Electrics Ho Chi Minh Complex (SEHC) là nhà máy điện tử gia dụng và SVMC là trung tâm R&D lớn nhất của Samsung tại khu vực Đông Nam Á..
- Bảng 3: Những cột mốc sản xuất của Samsung tại Việt Nam.
- 10 6/2018 SEV và SEVT cán mốc 1 tỷ thiết bị thông minh sản xuất tại Việt Nam và sản phẩm điện thoại thứ 600 triệu..
- Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam giai đoạn 2009–2020 Đơn vị: Tỷ USD.
- Có thể thấy từ trước khi Samsung vào Việt Nam, Việt Nam chưa có hàng xuất khẩu thuộc nhóm hàng điện thoại và linh kiện.
- Samsung tại Việt Nam tạo ra nhóm hàng xuất khẩu chủ lực mới mà vừa đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước..
- TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CÁC TNC TẠI VIỆT NAM.
- Việc gia tăng các TNC tại Việt Nam tạo ra nhiều áp lực cạnh tranh các công ty trong nước vốn đã phải cạnh tranh gay gắt.
- Chuyển giá trong giao dịch quốc tế có đặc trưng là thường xuyên thu hút được sự quan tâm của ít nhất ba nhóm lợi ích gồm TNC, cơ quan tài chính và cơ quan thuế của các quốc gia có liên quan (Phạm Hùng Tiến, 2012)..
- Các MNC đang hoạt động hiệu quả và đóng góp tích cực cho tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam thông qua hoạt động sản xuất, phân phối sản phẩm và xuất khẩu.
- Kinh nghiệm của hai quốc gia trên là đáng để Việt Nam nghiên cứu, bổ sung kinh nghiệm trong quá trình thu hút các MNC lớn.
- Các MNC đang hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa xuất khẩu nổi bật hiện nay của Việt Nam có Samsung (Hàn Quốc) và Intel (Hoa Kỳ).
- Thời gian tới, Việt Nam cần tích cực tìm kiếm và thu hút các MNC có quy mô tương tự, tập trung vào những ngành nghề và lĩnh vực mà Việt Nam đặt làm trọng tâm phát triển..
- Tuy nhiên, ngoài những tác động tiêu cực đã đề cập ở trên, do có tiềm lực mạnh, các TNC hoạt động trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế và nắm phần lớn thị phần tại các quốc gia và do đó tạo áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp của quốc gia sở tại.
- Ngoài ra, Việt Nam cần thận trọng với các TNC có các đơn vị lập ra với mục đích đặc biệt (mua đi bán lại) để tránh trường hợp như Enron..
- Hoàng Khắc Nam (2008), Công ty Xuyên quốc gia – chủ thể quan hệ quốc tế, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn tr.
- Ngô Thắng Lợi và Nguyễn Tiến Dũng (2016), Những bất cấp đối với động lực tăng trưởng kinh tế hiện nay ở Việt Nam và đề xuất điều chỉnh, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về Động lực phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn tầm nhìn đến 2035, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr.
- Ngô Thị Phương Thảo và Bùi Thị Việt Anh (2016), Thúc đẩy đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong phát triển nông nghiệp nông thôn – động lực phát triển kinh tế xã hội bền vững, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về Động lực phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn tầm nhìn đến 2035, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr.
- Nguyễn Năng Nam (2016), Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại quốc phòng đa phương của quân đội nhân dân Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Tạp chí Khoa học Đại học Mở Tp.HCM, 4(49), tr.
- Nguyễn Ngọc Sơn (2016), Động lực để Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về Động lực phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn tầm nhìn đến 2035, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr.
- Nguyễn Phương Bắc (2016), Tăng trưởng kinh tế Bắc Ninh nghiên cứu tác động từ các dự án FDI lớn, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về Động lực phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016–.
- 2020, tầm nhìn đến 2035, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr.
- Phan Thế Công và Tạ Quang Bình (2016), Nghiên cứu sự dịch chuyển dòng vốn FDI từ các nước TPP vào Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về Động lực phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn tầm nhìn đến 2035, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr.
- Trần Hồng Nhạn (2016), Tác động của công nghiệp hỗ trợ tới tăng trưởng kinh tế, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về Động lực phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn tầm nhìn đến 2035, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr.
- Trần Thị Lan Hương (2016), Luận bàn về động lực phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về Động lực phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn tầm nhìn đến 2035, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt