« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hưng Yên


Tóm tắt Xem thử

- NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG:.
- Tóm tắt: Nhìn lại quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sau hơn 30 năm (1998–.
- Tuy nhiên, chất lượng dòng vốn FDI vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển đất nước.
- Với việc phân tích khá chi tiết thực trạng chất lượng dòng vốn theo hai nội dung là cấu trúc dòng vốn và tác động của dòng vốn FDI đến phát triển kinh tế – xã hội – kỹ thuật của tỉnh Hưng Yên, tác giả phát hiện được những bất cập liên quan đến chất luợng dòng vốn FDI vào Hưng Yên.
- Từ đó tác giả đưa ra một số khuyến nghị định hướng “mở” để thu hút dòng vốn FDI có chất lượng trong thời gian tới đối với địa phương có định hướng phát triển theo hướng bền vững như Hưng Yên..
- Từ khoá: đầu tư trực tiếp nước ngoài, chất lượng dòng vốn, phát triển bền vững, Hưng Yên..
- Thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment–FDI) đã trở thành xu thế khách quan trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều quốc gia và FDI được nhìn nhận như là một trong những nhân tố quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững.
- Tất cả các nước trên thế giới đều cạnh tranh để thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách không ngừng cải thiện môi trường đầu tư quốc gia, tạo lập một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư.
- Trong bối cảnh đó, việc Việt nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đàm phán, ký kết các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) đã tạo ra làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào Việt nam.
- Nhiều quốc gia và các nhà đầu tư quan tâm đến Việt nam và đã đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế.
- Sau hơn 30 năm tiếp nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ năm 1998 đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội (KTXH) của Việt Nam..
- Dòng vốn FDI không chỉ có những đóng góp trực tiếp, mà còn có tác động lan tỏa đến các yếu tố khác của nền kinh tế, như kích thích thu hút nguồn lực đầu tư trong nước, tăng sức cạnh tranh, đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát ra khỏi suy thoái, chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid–19, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0) và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của các nước có xu thế gia tăng đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến các dòng vốn đầu tư vào Việt nam..
- Giai đoạn phát triển kinh tế trước đây, chúng ta tìm mọi cách để thu hút vốn FDI càng nhiều càng tốt, thu hút bằng mọi giá và như vậy mục tiêu thu hút đó chỉ nhấn mạnh đến sự gia tăng về số lượng các dự án, về vốn đăng ký, vốn thực hiện, đối tác đầu tư…mà chưa chú trọng đến chất lượng, hiệu quả của vốn FDI.
- Chuyển sang giai đoạn mới, việc tiếp tục tìm các biện pháp thu hút vốn FDI để phát triển vẫn là điều tất yếu và đóng vai trò hết sức quan trọng trong tổng vốn cho đầu tư phát triển.
- Tuy nhiên, việc thu hút dòng vốn FDI cần có cách tiếp cận mới, phù hợp với sự phát triển kinh tế, quan trọng về số lượng nhưng phải chú trọng đến chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn FDI.
- Xuất phát từ những vấn đề nêu trên cho thấy cần có sự điều chỉnh về chính sách nhằm thu hút dòng vốn FDI có chất lượng với mục tiêu nâng cao chất lượng dòng vốn FDI, nhằm phát huy hiệu quả đóng góp của FDI đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững..
- CHẤT LƯỢNG DÒNG VỐN FDI.
- Có nhiều định nghĩa khác nhau về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Có thể hiểu “dòng vốn FDI vào địa phương là dòng vốn mà nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển tiền, công nghệ… vào địa phương, đồng thời nằm quyền quản lý, điều hành với mục đích thu được lợi ích kinh tế từ địa phương tiếp nhận đầu tư.
- Dòng vốn FDI được thể hiện dưới dạng các dự án do nhà đầu tư nước ngoài chuyển đến được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép” (Bùi Huy Cường, 2019).
- Có thể xem xét dòng vốn FDI được đánh giá trên hai mặt số lượng và chất lượng:.
- Mặt số lượng: là biểu hiện bề ngoài của dòng vốn FDI, thể hiện quy mô và tốc độ tăng của đầu vào và đầu ra của dòng vốn FDI..
- Quy mô và tốc độ tăng đầu vào của dòng vốn vào địa phương được thể hiện cụ thể ở sự gia tăng (quy mô và tốc độ) của số lượng dự án, số nhà đầu tư, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào địa phương.
- sự gia tăng tỷ trọng vốn FDI so với tổng vốn đầu tư của địa phương trong một thời kỳ nhất định..
- Quy mô và tốc độ tăng đầu ra của dòng vốn FDI vào địa phương, bao gồm: sự gia tăng và tốc độ tăng của lực lượng lao động được làm việc trong doanh nghiệp FDI.
- Chất lượng dòng vốn FDI: theo quan điểm triết học và của kinh tế học phát triển, đó là thuộc tính bên trong của dòng vốn, được thể hiện ở cấu trúc dòng vốn, tính hiệu quả của dòng vốn và tác động tan tỏa của nó đến các đối tượng hưởng lợi..
- Như vậy, nếu như mặt số lượng dòng vốn FDI phản ánh qua các câu hỏi: dòng FDI vào địa phương tăng lên hay giảm đi cả về đầu vào và đầu ra thì câu hỏi chất lượng FDI lại là dòng vốn FDI đầu tư vào địa phương có cấu trúc như thế nào, hiệu quả cao hay thấp và sự lan tỏa của dòng vốn này vào các đối tượng hưởng lợi ích (kinh tế, xã hội, môi trường) nhiều hay ít, tốt hay xấu.
- Có thể hiểu chất lượng dòng vốn FDI vào địa phương là: thuộc tính bên trong của dòng vốn FDI, nó thể hiện ở cấu trúc dòng vốn, hiệu quả dòng vốn và tác động của nó đến phát triển kinh tế – xã hội của địa phương thu hút.
- Đặc điểm của dòng vốn FDI có chất lượng.
- Thứ nhất, dòng vốn FDI có chất lượng theo khái niệm trên mang tính chủ quan của con người, nó là một khái niệm động.
- FDI chất lượng là phải đáp ứng tốt mục tiêu phát triển của nước nhận đầu tư trong điều kiện và hoàn cảnh nhất định.
- Ở thời điểm này, hoạt động đầu tư này có chất lượng nhưng có thể không chất lượng ở thời điểm khác.
- Thứ hai, dòng vốn FDI có chất lượng thuộc về hình thức đầu tư mới vì hoạt động đầu tư mới thường tạo ra năng lực sản xuất mới.
- Dòng vốn FDI có chất lượng thường có sự lan tỏa tích cực lớn..
- Thứ ba, về nguyên tắc, dòng vốn FDI có chất lượng không kể xuất phát từ những nhà đầu tư lớn hay nhỏ, từ nước phát triển hay không phát triển, nhưng thông thường những nhà đầu tư lớn từ các nước phát triển, châu Âu và Bắc Mỹ có trình độ công nghệ và quản lý cao hơn và vì thế dễ đưa đến FDI có chất lượng hơn..
- Thứ tư, dòng vốn FDI có chất lượng thường là những dự án sử dụng vốn lớn, ít rơi vào những dự án sử dụng nhiều lao động hay khai thác tài nguyên khoáng sản.
- Vì những dự án sử dụng vốn lớn thường là những dự án lớn đầu tư vào các ngành sản xuất chế tạo, đặc biệt những ngành công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn.
- Đầu tư và những ngành này thường tạo ra năng lực sản xuất mới và có tác động lan tỏa mạnh đến toàn bộ nền kinh tế..
- Các yếu tố cấu thành chất lượng dòng vốn FDI:.
- Một là, cấu trúc dòng vốn FDI, bao gồm:.
- Cấu trúc dòng vốn FDI theo góc độ nhà đầu tư: là tỷ lệ các nhà đầu tư lớn so với tổng số các nhà đầu tư từ nước ngoài vào địa phương.
- Cấu trúc dòng vốn FDI theo tính chất sản xuất: bao gồm tỷ trọng các FDI sản xuất, chế tạo (chuyển giao công nghệ) và tỷ trọng FDI gia công (tận dụng lao động) hay khai thác tài nguyên khoán sản (tận dụng tài nguyên)..
- Cấu trúc dòng vốn FDI theo tính chất công nghệ: bao gồm tỷ trọng FDI ở các cấp độ công nghệ khác nhau (thấp, trung bình, cao), FDI dựa trên công nghệ sạch (không gây ô nhiễm, công nghệ tiêu tôn ít năng lượng) hay công nghệ bẩn (gây ô nhiễm môi trường lớn và tiêu tốn nhiều năng lượng)..
- Thứ hai là xét hiệu quả kinh tế của dòng vốn FDI.
- Thứ ba là tác động của dòng vốn FDI đến kinh tế, xã hội và môi trường địa phương.
- Chúng ta thực hiện khuyến khích thu hút vốn FDI với việc bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư nước ngoài bằng hệ thống luật pháp phù hợp với các thông lệ quốc tế nhưng cần nâng cao hiệu quả điều tiết của nhà nước và hiệu quả sử dụng vốn FDI.
- Bảng 1: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá chất lượng dòng vốn (Bùi Huy Cường, 2019).
- Tiêu chí phản ánh cấu trúc dòng vốn FDI.
- Cấu trúc vốn FDI tính theo vốn đầu tư.
- Cấu trúc vốn FDI theo nhà đầu tư.
- Tiêu chí này phản ánh số lượng dự án đến từ các nhà đầu tư khác nhau so với tổng số các dự án FDI trên địa bàn.
- Cấu trúc vốn FDI theo ngành, lĩnh vực đầu tư.
- Tiêu chí phản ánh tác động của dòng vốn FDI đến phát triển Kinh tế – xã hội – môi trường của địa phương.
- ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG DÒNG VỐN FDI – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH HƯNG YÊN.
- Hưng Yên với diện tích tự nhiên 926 km2, dân số 1,3 triệu người là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng Châu thổ sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh là cửa ngõ phía Đông của thủ đô Hà Nội, Hưng Yên có vị trí địa lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài..
- Cấu trúc dòng vốn FDI tính theo quy mô vốn đầu tư: từ năm 2006 đến hết năm 2019, tỉnh Hưng Yên thu hút được 423 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 4,3 tỷ USD, trong đó các dự án quy mô lớn (trên 5.000.000 USD) chiếm tỷ trọng cao 32,4%.
- Các dự án có quy mô nhỏ và vừa (dự án có tổng mức đầu tư dưới 500.000 USD) chiếm tỷ lệ khiêm tốn 12,76%.
- Các đối tác đầu tư cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực từ những dự án có quy mô vốn nhỏ sang dự án có quy mô vốn lớn (Sở Kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên .
- Cấu trúc dòng vốn FDI theo nhà đầu tư: Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2006 đến năm 2019, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có các công ty và nhà đầu tư của 20 quốc gia và vùng lãnh thổ tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Quốc gia tiến hành đầu tư trực tiếp vào Hưng Yên nhiều nhất là nhà đầu tư đến từ Nhật Bản với 166 dự án FDI (chiếm 39,24% về số dự án).
- Xét về tổng vốn đầu tư đăng ký thì các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản chiếm vị trí cao nhất với trên 2,76 tỷ USD (chiếm 63,82% về tổng vốn đầu tư đăng ký), suất đầu tư trung bình đạt 18 triệu USD/dự án FDI.
- Đây là một suất đầu tư khá cao so với các dự án khác trong tỉnh và trong khu vực..
- Tác động của dòng vốn FDI đến phát triển kinh tế – xã hội – môi trường của tỉnh Hưng Yên.
- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào quy mô GRDP của tỉnh: tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GRDP toàn tỉnh cũng tăng dần qua các năm: năm 2006 là 9,72%.
- Tác động của dòng vốn FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trong giai đoạn cơ cấu kinh tế của tỉnh Hưng Yên có sự thay đổi theo quy luật, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng có xu hướng tăng nhanh, trong khi đó tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp có xu hướng giảm dần cơ cấu qua các năm.
- Sở dĩ ngành công nghiệp – xây dựng có xu hướng tăng nhành vì tỉnh Hưng Yên đề ra mục tiêu chú trọng phát triển tỉnh theo hướng công nghiệp, trong đó lấy mục tiêu thu hút vốn FDI để đầu tư phát triển..
- Từ chỗ có mức đóng góp khiêm tốn: chiếm 8,69% trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh vào năm 2006, đến năm 2019 khu vực FDI đã chiếm tỷ trọng lớn 33% trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh, tăng nhanh qua các năm.
- Dòng vốn FDI đầu tư vào địa bàn tỉnh Hưng Yên chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, chế biến chế tạo.
- Ngoài tác động của các nhân tố khác thì dòng vốn FDI đã tác động mạnh tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế của lĩnh vực công nghiệp, xây dựng (đóng góp thấp nhất là 1,92% vào năm 2013 và cao nhất là 17,95% vào năm 2010), góp phần vào quá trình chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh.
- Tác động của dòng vốn FDI đến phát triển các lĩnh vực xã hội: Theo số liệu của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2011, tổng số lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn là 673.662 người, năm 2019 tăng lên là 758.280 người.
- Trong đó các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 24.556 người năm 2011 lên 77.345 người năm 2019, tăng 140%.
- Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, đa số các doanh nghiệp FDI đều lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi cấp phép đầu tư và xây dựng hệ thống xử lý chất thải trước khi đưa dự án vào hoạt động, nhưng khi hoạt động thì chỉ có khoảng 60% các doanh nghiệp vận hành hệ thống xử lý chất thải trước khi xả vào hệ thống chung.
- Đồng thời, dòng vốn FDI đã có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác thông qua sự liên kết giữa khu vực này với các khu vực khác trong tỉnh, công nghệ và năng lực kinh doanh cũng được chuyển giao theo..
- Tuy nhiên, dòng vốn FDI cũng bộc lộ một số hạn chế như việc mất cân đối trong cấu trúc dòng vốn theo ngành và theo địa bàn, một số dự án FDI có hiệu quả đầu tư thấp, sử dụng nhiều lao động phổ thông và chưa tạo ra giá trị gia tăng ca,, hạn chế về công nghệ và vai trò chuyển giao công nghệ, chủ yếu là các dự án gia công, lắp ráp, vì vậy không chuyển giao công nghệ nguồn vào Việt Nam.
- Đồng thời, dòng vốn FDI cũng làm xuất hiện những biểu hiện không tích cực về xã hội cũng như tác động xấu đến môi trường..
- Mỗi địa phương, trong đó có tỉnh Hưng Yên cần có những định hướng “mở” để nâng cao chất lượng dòng vốn FDI.
- Thứ nhất, tập trung vào thực hiện định hướng thu hút dòng vốn có hàm lượng công nghệ cao: Ưu tiên cho phát triển công nghiệp sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tập trung phát triển và thu hút đầu tư vào các ngành, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao.
- Các dự án thu hút đầu tư luôn đặt yếu tố công nghệ cao là tiêu chí thu hút hàng đầu, cùng với đó thực hiện các cơ chế chính sách ưu đãi cao nhất đối với loại dự án này như quy định của pháp luật về công nghệ cao..
- Thứ hai, Tập trung vào các đối tác có dòng vốn FDI đáp ứng được yêu cầu địa phương: Đối tác có khả năng đem theo công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, hệ thống quản lý hiện đại, tạo tác động lan toả tích cực tới sự phát triển của khu vực kinh tế trong nước.
- Đối tác có năng lực tài chính lớn, có bề dầy kinh nghiệm có khả năng đầu tư ổn định, lâu dài.
- Các nhà đầu tư đến từ các nước có nền kinh tế phát triển, các nước sở hữu công nghệ nguồn thuộc nhóm G7..
- Thông thường, các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến lợi nhuận của dự án dựa trên phân tích hiệu quả tài chính.
- Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý nhà nước, một trong những mục tiêu quan trọng của thu hút đầu tư là mục tiêu đem lại hiệu quả và lợi ích kinh tế xã hội.
- Trong thời gian tới, công tác thu hút vốn đầu tư cần được chú trọng vào hiệu quả kinh tế xã hội của các dự án đầu tư..
- Có thể thấy rằng, việc thu hút dòng vốn FDI rất quan trọng với quá trình phát triển của mỗi quốc gia.
- Qua nghiên cứu ở trên chúng ta một lần nữa có thể khẳng định được vai trò quan trọng của dòng vốn FDI vào quá trình phát triển kinh tế– xã hội của tỉnh Hưng Yên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước về FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cần nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dòng vốn FDI trong quá trình thu hút các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh, chuyển hướng từ thụ động đón các nhà đầu tư nước ngoài sang chủ động xúc tiến đầu tư, vận động các nhà đầu tư nước ngoài lớn về đầu tư vào địa bàn tỉnh..
- Bộ Kế hoạch và đầu tư (2018), Kỷ yếu Hội nghị 30 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội..
- Bùi Huy Cường (2017), Bàn về giải pháp tăng cường thu hút đầu tư tại tỉnh Hưng Yên, Tạp chí Kinh tế và dự báo’ số 23..
- Bùi Huy Cường (2017), Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào tỉnh Hưng Yên, Tạp chí Kinh tế châu Á, thái bình dương, số 498..
- Quốc hội (2005), Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày Hà Nội..
- Sở Kế hoạch và Đầu tư Báo cáo về công tác đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên..
- Bảng 1: Quy mô các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài 2006–2019.
- STT Vốn đầu tư đăng ký (USD) Số dự án Tỷ lệ.
- Đầu tư tỉnh Hưng Yên.
- Bảng 2: Cấu trúc dòng vốn FDI tại Hưng Yên phân theo quốc gia đầu tư STT Quốc gia đầu tư.
- Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban QL Các Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên Hình 3: Cấu trúc dòng vốn FDI phân theo lĩnh vực đầu tư.
- Bảng 6: Tác động của dòng vốn FDI đến cơ cấu kinh tế tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2006–2019.
- Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Lao động Tỷ lệ% Lao động Tỷ lệ% Lao động Tỷ lệ%

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt