« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho nông sản Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- GIẢI PHÁP THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CHO NÔNG SẢN VIỆT NAM.
- Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại những cơ hôi to lớn cho Việt Nam trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng giá trị cho hàng nông sản, song chính những cơ hội đó lại hàm chứa những thách thức gay gắt, nhất là khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường trong nước và thế giới.
- Từ việc cung cấp bức tranh toàn cảnh về kết quả tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của một số mặt hàng nông sản, đánh giá những cơ hội và thách thức, bài viết đưa ra những giải pháp về khoa học – công nghệ, về tổ chức sản xuất, về tổ chức kinh doanh nông sản, về xây dựng và quảng bá thương hiệu nhằm thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu cho hàng nông sản Việt Nam..
- Từ khóa: Chuỗi giá trị toàn cầu.
- Nông sản..
- Bên cạnh đó, còn có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền để tổ chức cho nông dân liên kết với các doanh nghiệp xây dựng những vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn, gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản để đủ sức cạnh tranh quốc tế trong chuỗi giá trị toàn cầu..
- Tuy nhiên, hàng nông sản Việt Nam cũng còn nhiều tồn tại và phải đối mặt với rất nhiều thách thức.
- Theo đánh giá của các chuyên gia, có đến 90% nông sản của Việt Nam vẫn xuất khẩu dưới dạng thô hoặc với hàm lượng chế biến còn hạn chế, chất lượng và giá trị xuất khẩu thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác.
- Đây là một bất lợi lớn, ảnh hưởng đến tiến trình tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của nông sản Việt Nam.
- Vì vậy, việc đánh giá những cơ hội và thách thức, đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu cho nông sản Việt Nam là vấn đề có tính cấp thiết..
- Chuỗi giá trị nông sản toàn cầu 2.1.
- Chuỗi giá trị toàn cầu.
- Chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
- Về cơ bản sự hình thành và phát triển các chuỗi giá trị nông sản toàn cầu cũng giống như sự hình thành và phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm phi nông sản như đã trình bày trên đây.
- Tuy nhiên do những đặc thù rất riêng của sản xuất hàng hóa nông sản từ khâu canh tác tới chế biến và tiêu thụ mà chuỗi giá trị nông sản có những đặc thù và tính chất riêng cần lưu ý, nghiên cứu để tham gia thành công và có hiệu quả vào các chuỗi giá trị này.
- Những đặc điểm riêng của chuỗi giá trị nông sản toàn cầu được khái quát như sau.
- Do đối tượng cây trồng của sản xuất nông nghiệp luôn mang tính mùa vụ nên sản phẩm nông sản làm ra cũng mang tính mùa vụ theo, làm cho chuỗi giá trị sản phẩm nông sản thường mang đặc điểm không liên tục và có sự thay đổi rất nhanh khối lượng, chất lượng trong quá trình cung ứng ra thị trường.
- Thể hiện: vào vụ thu hoạch, khối lượng hàng hóa nông sản tăng nhanh, chất lượng cao và nhu cầu bán ra thị trường rất lớn, làm cho giá nông sản trên thị trường giảm, ngược lại khi hết vụ thu hoạch thì lượng hàng hóa giảm rất nhanh, chất lượng thấp, nhưng giá bán trên thị trường lại cao.
- Nông sản là hàng hóa sinh vật tươi sống, dễ bị hỏng, nhanh giảm phẩm chất sau khi thu hoạch, việc vận chuyển đi xa khó khăn nếu không được chế biến, bảo quản tốt trước khi vận chuyển, điều này đồng nghĩa với giá thành sản xuất sẽ tăng lên nếu sản phẩm được trải qua các công đoạn chế biến, chọn lọc và bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Và cũng vì vậy, tính toàn cầu hóa các hàng hóa nông sản trở nên rất hạn chế, muốn phát triển được các chuỗi giá trị toàn cầu các sản phẩm này tới nhiều quốc gia và với không gian mở rộng, đòi hỏi các nhà sản xuất, kinh doanh phải có công nghệ công nghệ cao, thích hợp về chế biến và bảo quản đồng thời giá cả tiêu thụ phải tăng lên nhiều lần so với giá bán sản phẩm tại nơi sản xuất..
- Sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên đã làm cho sản xuất nông nghiệp bị hạn chế mạnh bởi những điều kiện tự nhiên không phù hợp và sản phẩm nông sản bị “khu vực hóa” mạnh mẽ, tập trung nhiều ở một số vùng, trong khi những vùng khác không thể phát triển được.
- Chính vì vậy chuỗi giá trị nông sản thường mang tính vùng rất cao.
- Cộng thêm khả năng vận chuyển khó khăn, chi phí tốn kém đã hạn chế mạnh khả năng phát triển các kênh tiêu thụ của chuỗi nông sản đến các vùng xa nơi sản xuất và tính toàn cầu bị hạn chế hơn nhiều so với hàng hóa phi nông sản..
- Vấn đề dịch bệnh, đòi hỏi về an toàn thực phẩm, đồ uống cũng là những cản trở lớn đến sự phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản trên phạm vi toàn cầu bởi những hàng hóa này ảnh hưởng trực tiếp.
- Chính phủ các nước thường đặt ra những hàng rào kiểm soát chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản nhập khẩu và không cho phép nhập khẩu những lô hàng kém phẩm chất, có mầm bệnh hoặc có chứa hóa chất độc hại quá mức cho phép..
- Do tính truyền thống và tính sinh học của cây trồng, quy định nên tổ chức sản xuất nông nghiệp cũng mang những đặc thù khác hẳn với tổ chức sản xuất của hàng hóa phi nông sản..
- Quá trình sản xuất nông nghiệp thường có sự tham gia của số lượng rất đông các hộ nông dân với trình độ sản xuất, ý thức kinh doanh và nhận biết về thị trường nông sản rất khác nhau.
- Đặc điểm số lượng nông dân đông trong sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp để thu hút hữu hiệu nông dân cùng sản xuất ra sản phẩm cùng chất lượng, cùng mẫu mã và đưa ra thị trường khối lượng sản phẩm theo đúng nhu cầu thị trường, giảm thiểu tình trạng bất cập giữ cung và cầu trên thị trường về sản phẩm nông sản nào đó.
- Đây là vấn đề nan giải của chuỗi giá trị nông sản toàn cầu và đang là những thách thức lớn đối với các nhà sản xuất, chế biến trong các chuỗi giá trị nông sản nói chung và chuỗi giá trị nông sản toàn cầu nói riêng..
- Chính vì vậy mà công nghiệp chế biến nông sản đã phát triển đa dạng với nhiều thành tựu to lớn về kỹ thuật và các bí quyết công nghệ cao trong những năm vừa qua, nhưng vẫn chưa tháo gỡ hết mọi vấn đề của chuỗi giá trị nông sản toàn cầu..
- Thường những công nghệ chế biến cao cấp thì chí phí đầu tư sẽ rất lớn và từ đó giá thành sản phẩm nông sản đã qua chế biến sẽ rất cao, làm cho hiệu quả của chuỗi giá trị có thể giảm, lợi ích của các tác nhân, nhất là những nông dân tham gia chuỗi bị ảnh hưởng tiêu cực và động lực tham gia có thể sẽ mất đi.
- Khi đó chuỗi giá trị có thể sẽ bị phá sản.
- Đặc điểm này thường là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu thừa lẫn lộn trên thị trường nông sản toàn cầu, tạo ra sự chênh lệnh về giá tiêu thụ rất lớn giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ tùy theo khoảng cách, điều kiện vận chuyển và hiện là thách thức lớn đối với các biện pháp mở rộng các chuỗi giá trị nông sản nói chung và chuỗi giá trị những nông sản mau hỏng, khó bảo quản… Những người nông dân tham gia sản xuất ở những chuỗi nông sản này thường chịu rủi ro và thua thiệt lớn khi thị trường biến động..
- Các khả năng tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu - Tham gia trực tiếp.
- Theo đó, trong chuỗi giá trị nông sản, sự tham gia trực tiếp vào chuỗi có thể ở công đoạn sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm thô, hoặc công đoạn chế biến bao gồm sơ chế và tinh chế các nông sản thô..
- Tham gia vào công đoạn chế biến nông sản có thể bao gồm nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn chế biến thủ công, chế biến cơ giới, chế biến tự động hóa và kết hợp giữa thủ công với tự động hóa..
- Sự chia sẻ lợi ích giữa hai công đoạn sản xuất nông nghiệp với chế biến công nghiệp là rất khó khăn và luôn mang những mâu thuẫn, đôi khi là đối kháng, bất hợp tác kéo dài từ năm này qua năm khác và phổ biến ở hầu hết các chuỗi giá trị nông sản..
- Sự hợp nhất giữa hai nhóm chủ thể ở hai công đoạn nói trên là con đường tạo ra mối liên kết dọc và là điều kiện tiên quyết của sự hình thành và phát triển chuỗi giá trị nông sản.
- Trong trường hợp là chuỗi giá trị nông sản toàn cầu thì hai công đoạn này phải được tổ chức rất chặt chẽ để tạo nên mối liên kết dọc bền vững giữa sản xuất nông nghiệp với chế biến công nghiệp, điều này là vô cùng khó vì nhà chế biến nông sản thường không quan tâm sự hài lòng hay không hài lòng của người nông dân đã cung cấp nguyên liệu cho họ, hơn nữa họ ít khi gắn trực tiếp với nông dân mà thường thông qua các.
- Chính vì vậy sự tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị nông sản ở công đoạn sản xuất nông nghiệp tuy không khó khăn, thậm chí là dễ dàng vì không đòi hỏi người tham gia phải có nhiều vốn và kỹ thuật, không chịu sự kiểm soát của những tác nhân kế tiếp.
- Tham gia gián tiếp vào chuỗi giá trị nông sản là sự tham gia vào phân phối các sản phẩm của chuỗi tại những thị trường mà chuỗi vươn tới.
- Trong sự phát triển của chuỗi giá trị nông sản các kênh phân phối cũng phát triển theo và thu hút sự tham gia của nhiều tác nhân tại địa bàn tiêu thụ..
- Nhìn chung, bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc tham gia gián tiếp vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu là không dễ dàng do các công ty đa quốc gia có thương hiệu lớn đã nắm giữ hầu như toàn bộ khâu này, các tác nhân ở một quốc gia nào đó muốn tham gia chuỗi thì họ buộc phải đương đầu cạnh trạnh với các công ty này.
- Đây là vấn đề cần được nghiên cứu sâu đối với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu ở nước ngoài và những chuỗi đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam để tìm ra những ngách thị trường mà các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế Việt Nam có đủ sức tham gia lâu dài..
- Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
- Trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, đặc biệt là tham gia và thực hiện cam kết của các hiệp định thương mại song phương, đa phương thế hệ mới, tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hàng hóa của Việt Nam nói chung, hàng nông sản nói riêng sẽ có nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức..
- Với cơ hội mang lại từ thị trường quốc tế, cộng với những thuận lợi mang tính nền tảng mà nền nông nghiệp Việt Nam hiện đang sở hữu sẽ tạo thêm sực mạnh cho hàng nông sản cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài khi hội nhập..
- Những lợi thế mà nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và nông sản Việt Nam có thể kể đến như: Cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa ngày càng được bổ sung, hoàn chỉnh phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi, minh bạch và ổn định dài hạn để thu hút đầu tư, thúc đẩy các doanh nghiệp có sức cạnh tranh liên kết với nông dân theo chuỗi giá trị.
- Việc đổi mới, hoàn thiện thể chế, môi trường kinh doanh đã bước đầu góp phần tạo lập năng lực tham gia của hàng nông sản Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu.
- Việc gia nhập WTO, hội nhập kinh tế đa phương và song phương đã và sẽ tiếp tục mở đường cho hàng nông sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới.
- được ban hành và thực hiện đã góp phần vào nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị chế biến và tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản.
- Vị thế của nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đã được nâng lên một bước so với hàng nông sản của các nước..
- Một số mặt hàng nông sản của Việt Nam và một số chuỗi giá trị riêng biệt của doanh nghiệp đã tham gia được vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.
- đã đưa hàng nông sản gắn xuất xứ Việt Nam đến hệ thống bán lẻ ở nước ngoài.
- Nông sản Việt Nam cũng còn nhiều tồn tại và phải đối mặt với rất nhiều thách thức.
- Theo đánh giá của các chuyên gia, có tới trên 80% lượng hàng nông sản của nước ta ra thị trường thế giới phải thông qua trung gian bằng các “thương hiệu” nước ngoài.
- Năng lực tham gia của các tác nhân vào chuỗi giá trị toàn cầu còn nhiều hạn chế.
- Nông sản của Việt Nam mới chỉ tham gia được vào các khâu: Trồng trọt, thu gom, sơ chế và xuất khẩu sản phẩm thô, là những khâu có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị nông sản.
- Các khâu thu gom, chế biến, tiêu thụ nông sản chưa hoàn chỉnh và thiếu bền vững, nhiều cấp trung gian.
- Nông dân chủ yếu bán nông sản cho các thương lái, đại lý thu mua.
- Mặt khác, do khâu thu gom và chế biến chưa được thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật khiến chất lượng nông sản chưa cao nên giá nông sản thấp..
- Trong khâu tiêu thụ (xuất khẩu và phân phối bán lẻ), việc xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản của Việt Nam còn nhiều hạn chế.
- Bên cạnh đó, việc duy trì, phát triển và bảo vệ thương hiệu nông sản Việt Nam gặp không ít khó khăn do tình trạng ăn cắp thương hiệu hay bị các doanh nghiệp đăng ký thương hiệu sản phẩm nông sản của Việt Nam ở thị trường nước ngoài (Thí dụ: Cà phê Trung Nguyên ở một số bang của Hoa Kỳ hay cà phê Tây Nguyên ở Trung Quốc)..
- Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vẫn chủ yếu là xuất khẩu theo giá FOB, bằng cách tìm kiếm các hợp đồng thương mại và thực hiện theo mô hình trừ lùi (tức là nhận tiền đặt cọc trước rồi mua gom hàng và giao hàng rồi mới chốt giá), bạn hàng xuất khẩu không ổn định và hầu như không có các hợp đồng kỳ hạn.
- Chính vì vậy, hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu trên 20 tỷ USD/năm, có một số mặt hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới nhưng do có hàng trăm doanh nghiệp cùng xuất khẩu cạnh tranh với nhau nên chúng ta không có vai trò trong việc chi phối thị trường và giá cả..
- Một số giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho nông sản Việt Nam 4.1.
- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng trọt và chế biến nông sản.
- Giá trị nông sản hiện nay không chỉ do người lao động tạo ra mà phần lớn bị chi phối bởi hàm lượng khoa học – công nghệ (KHCN) trong nông sản.
- Xây dựng và triển khai thực hiện những chính sách ưu đãi các thành phần kinh tế đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hợp tác xã, các thương lái thu mua đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch với qui mô nhỏ, tại chỗ để làm vệ tinh cung ứng nguyên liệu, bán thành phẩm cho các nhà máy chế biến trên địa bàn..
- Khuyến khích, hỗ trợ cho các loại hình doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản phát triển trở thành các đầu tàu, có thương hiệu mạnh trên thị trường và là trung tâm trong chuỗi liên kết giữa các khâu, các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản Việt Nam..
- Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ nông dân tuân thủ quy hoạch sản xuất, đất đai, hình thành vùng sản xuất tập trung để thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, KHCN cho sản xuất nông sản quy mô lớn.
- cải cách thủ tục cho vay vốn sao cho thuận lợi hơn, thời hạn cho vay đủ dài, phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh nông sản..
- Xây dựng các cơ sở chế biến nông sản.
- Tăng cường đầu tư hạ tầng nông thôn, nhất là hệ thống điện sản xuất, giao thông, thông tin liên lạc, cấp thoát nước để khuyến khích doanh nghiệp chế biến nông sản đặt cơ sở chế biến tại địa phương, hỗ trợ nông dân vào mùa thu hoạch..
- Khuyến khích nông dân phối hợp đầu tư mua các dây chuyền sơ chế nông sản hiện đại, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa sau sơ chế.
- Về lâu dài, Nhà nước cần quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng sơ chế và bảo quản nông sản để nông dân thuê làm kho chứa tạm thời hoặc thuê địa điểm sơ chế..
- Giải pháp cải tiến thương mại và xuất khẩu nông sản.
- Tăng cường đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường, bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời cho các tác nhân cũng như cho các khâu trong chuỗi giá trị từng loại nông sản..
- Kiểm soát đầu mối sản xuất xuất khẩu nông sản, nhất là các doanh nghiệp ít vốn, thiếu kinh nghiệm trong xuất khẩu nông sản, không có nhà máy chế biến và kho chứa đủ lớn, thiếu thông tin về thị trường nông sản..
- Đầu tư xây dựng và hỗ trợ hoạt động cho các sàn giao dịch: hình thành hệ thống sàn giao dịch nông sản kết nối trực tiếp các vùng chuyên canh nông sản chiến lược (lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, cà phê ở Tây Nguyên.
- Khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu theo hướng từ thấp đến cao, từ việc tham gia thông qua trung gian đến tham gia trực tiếp, phấn đấu vươn lên các nấc thang cao trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu..
- Phát triển nhanh hệ thống phân phối, hệ thống logistic, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh hàng nông sản..
- cần tập trung đầu tư để sớm khai trương một số sàn giao dịch hàng nông sản như gạo, cà phê, hạt tiêu, điều.
- Khi sàn giao dịch đi vào hoạt động sẽ có các hợp đồng kỳ hạn được ký kết và sẽ nâng cao được năng lực tham gia của hàng nông sản của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu.
- Giải pháp về tạo mối liên giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị.
- Trong chuỗi giá trị nông sản hiện đại, các thành quả và lợi ích thu được từ bán sản phẩm cuối cùng được phân chia một cách hợp lý, công bằng giữa các tác nhân..
- Tạo mối liên kết khăng khít giữa các thành phần tham gia chương trình xây dựng thương hiệu cho nông sản xuất khẩu: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, thương lái, nhà máy chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản..
- Sự hợp nhất giữa hai nhóm chủ thể ở hai công đoạn: sản xuất nông nghiệp và chế biến công nghiệp là con đường tạo ra mối liên kết dọc và là điều kiện tiên quyết của sự hình thành và phát triển chuỗi giá trị nông sản.
- Trong trường hợp là chuỗi giá trị nông sản toàn cầu thì hai công đoạn này phải được tổ chức rất chặt chẽ để tạo nên mối liên kết dọc bền vững giữa sản xuất nông nghiệp với chế biến công nghiệp..
- Bên cạnh đó, Nhà nước cần đẩy mạnh công tác quy hoạch, hình thành vùng sản xuất nông sản tập trung, chuyên canh, gắn sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến và thị trường.
- Về phía các nhà khoa học, cần nghiên cứu, cung cấp giống tốt, sạch bệnh và hướng dẫn nông dân gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản đúng cách để tạo ra nông sản có chất lượng..
- Về phía các nhà máy chế biến, phải thu mua nông sản hoặc cung cấp dịch vụ bảo quản sau thu hoạch cho nông dân, hợp tác xã..
- Giải pháp về xây dựng và quảng bá thương hiệu nông sản.
- Xây dựng và quảng bá thương hiệu nông sản đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ định hướng, chính sách cho đến sự nỗ lực của các tác nhân trong chuỗi giá trị..
- Về phía các nhà khoa học, cần nghiên cứu, cung cấp giống tốt, sạch bệnh và hướng dẫn nông dân gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản đúng cách để tạo ra nông sản chất lượng..
- Về phía hộ nông dân (thông qua hợp tác xã), sản xuất có định hướng và tuân thủ theo chỉ dẫn của nhà khoa học trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản và thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết với các nhà máy chế biến để đảm bảo chất lượng nông sản..
- Về phía doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản, đăng ký thương hiệu nông sản với các cơ quan quản lý trong nước và quốc tế, tích cực tuyên truyền, quảng bá thương hiệu và tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản thương hiệu, nhất là đối với thị trường đòi hỏi nông sản chất lượng cao như Nhật, Đức, Mỹ, Bỉ, Italia và Tây Ban Nha.
- Đinh Văn Thành (2010), Tăng cường năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, Đề tài cấp Nhà nước;.
- Lê Thị Vân, Một số giải pháp phát triển chuỗi giá trị nông sản chủ lực ở Tây Nguyên, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên” lần 2 năm 2018, tr 222-226;

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt