« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng kênh phân phối sản phẩm chè của các doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên


Tóm tắt Xem thử

- THỰC TRẠNG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CHÈ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN.
- Tuy nhiên, việc sản xuất kinh doanh chè của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn nhiều tồn tại, hạn chế trong phát triển các kênh phân phối sản phẩm.
- Bài viết này đi sâu phân tích thực trạng phát triển kênh phân phối sản phẩm chè, tìm ra những nguyên nhân, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong phân phối, tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp chè tỉnh Thái Nguyên..
- Thái Nguyên là tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu, rất phù hợp sản xuất sản phẩm chè.
- Thái Nguyên có nhiều thành phần tham gia vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè xanh như: doanh nghiệp (DN) quốc doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh… Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tự do hóa thương mại trong nước cũng như quốc tế, sản phẩm chè Thái Nguyên đã được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường và góp phần không nhỏ vào sự phát triển ngành chè Việt Nam..
- Đối với các DN sản xuất kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp chè nói riêng, phát triển kênh phân phối sản phẩm có vai trò quan trọng, tạo nền tảng vững chắc, tạo định hướng chiến lược về thị trường tiêu thụ.
- Các doanh nghiệp nếu tổ chức quản lý trong sản xuất và phân phối tốt thì giá bán và giá trị hàng hóa cao, gia tăng năng lực cạnh tranh về chủng loại, mẫu mã, sản phẩm cao cấp, giá trị sản xuất cao… Vì vậy, trong xu thế hội nhập quốc tế và cách mạng công nghệ như hiện nay, việc tìm giải pháp phát triển hệ thống phân phối sản phẩm đóng góp vào nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN chè và thúc đẩy ngành chè tại Thái Nguyên ngày càng phát triển là thực sự cần thiết..
- Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy sản phẩm từ người sản xuất đến người mua cuối cùng..
- Nhà bán buôn: Là các trung gian phân phối mua sản phẩm của nhà sản xuất và bán cho các trung gian khác..
- Nhà bán lẻ: Là các trung gian phân phối mua sản phẩm từ nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn và bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng..
- Đại lý và môi giới: Là các trung gian phân phối có quyền thay mặt cho nhà sản xuất để bán sản phẩm.
- Các đại lý và môi giới không có quyền sở hữu sản phẩm..
- Các nhân tố ảnh hưởng đến kênh phân phối sản phẩm.
- Doanh nghiệp phải nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu, cách thức khách hàng mua sản phẩm..
- Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây chè, sản phẩm chè Thái Nguyên nổi tiếng Việt Nam và đang khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế.
- Vị trí giao thông thuận lợi cho việc phân phối các sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu..
- Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại với mạng lưới giao thông đối ngoại đồng bộ và hiện đại… Để thực hiện mục tiêu cụ thể, tỉnh Thái Nguyên đề ra những nhiệm vụ trọng tâm như: Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng nhất là tái cơ cấu đầu tư công.
- Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là sản phẩm nổi tiếng trong cả nước Việt Nam đã từ lâu.
- và các quy định pháp luật khác có liên quan, khi thực hiện hoạt động đầu tư phát triển sản phẩm chè trên địa bàn..
- chế biến đa dạng các sản phẩm chè.
- Trong đó, phát triển kênh phân phối sản phẩm chè đóng góp vai trò quan trọng để cung cấp sản phẩm chè đặc sản có chất lượng cao cho thị trường chè trong nước và sản phẩm chè xanh chất lượng cao có thể cung cấp cho thị trường nước ngoài như Đài Loan, Nhật Bản..
- Thực trạng phát triển kênh phân phối sản phẩm chè tỉnh Thái Nguyên Tình hình sản xuất kinh doanh chè của Thái Nguyên.
- Sản phẩm chè Thái Nguyên tiêu thụ trên thị trường ngày càng có uy tín về chất lượng và đa dạng về mẫu mã, chủng loại.
- Các DN chè đã sản xuất một số sản phẩm cao cấp mang lại giá trị cao với mức giá từ 1 triệu đến 5 triệu đồng/kg, có thương hiệu, thị trường tiêu thụ tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Thực trạng các kênh phân phối sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Sự đòi hỏi của thị trường ngày càng cao đối với sản phẩm chè của mình được thị trường chấp nhận đã có những thay đổi nhất định.
- Bất cứ sản phẩm nào cũng vậy, được sản xuất dù chất lượng tốt, giá cả phù hợp.
- Các doanh nghiệp chè ở Thái Nguyên rất ít đầu tư xây dựng kênh phân phối sản phẩm.
- Khi điều tra các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm qua các kênh chủ yếu:.
- Kênh 1: Nhà sản xuất phân phối sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
- Nhà sản xuất và doanh nghiệp trực tiếp mua bán với nhau không qua khâu trung gian, chất lượng sản phẩm được đảm bảo.
- Kênh 2: Nhà sản xuất phân phối sản phẩm xuống đại lý bán lẻ và các địa điểm tiêu thụ sản phẩm (siêu thị, nhà hàng, khách sạn…) với số lượng nhiều và ổn định, các đại lý bán lẻ phân phối sản.
- Nhà sản xuất.
- Nhà sản xuất vừa giảm được chi phí quản lý, vừa tiêu thụ và quảng cáo sản phẩm của mình..
- Kênh 3: Nhà sản xuất phân phối sản phẩm cho các đại lý bán buôn, các đại lý bán buôn phân phối sản phẩm xuống các đại lý bán lẻ, các đại lý bán lẻ phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng..
- Phần lớn các doanh nghiệp chè ở Thái Nguyên tiêu thụ sản phẩm tới tay người tiêu dùng thông qua kênh tiêu thụ này..
- Kênh 4: Nhà sản xuất thông qua các trung gian phân phối là các công ty ủy thác xuất khẩu để đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
- Ở Thái Nguyên, hầu hết các doanh nghiệp đều chọn cả 4 kênh phân phối để tiêu thụ sản phẩm..
- Các yếu tố ảnh hưởng đến kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp chè tỉnh Thái Nguyên.
- Chât lượng và giá cả sản phẩm chè.
- Trong những năm qua, do tăng cường đầu tư sản xuất, chế biến theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm, chất lượng chè Thái Nguyên được nâng lên rõ rệt đã khẳng định được uy tín sản phẩm chè của tỉnh.
- Từ hạn chế này, kênh phân phối của sản phẩm chè Thái Nguyên chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường nội địa, năm 2017, sản lượng tiêu thụ nội địa đạt gần 40.000 tấn chè thành phầm, chiếm khoảng 90% sản lượng chè chế biến tiêu thụ..
- Giá bán sản phẩm chè Thái Nguyên tiêu thụ trong nước luôn cao hơn các vùng chè khác và tương đối ổn định, sản phẩm chè loại trung bình hiện đang ở mức đồng/kg chè thành phẩm, chè xanh đặc sản khoảng đồng/kg, chè đặc sản cao cấp có giá đồng/kg.
- Giá cả sản phẩm chè xuất khẩu hiện dao động 1,7 - 2,0 USD/kg tùy chủng loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 12,6 triệu USD nhưng lượng chè xuất khẩu không nhiều và có xu hướng giảm dần.
- Mặc dù tổng sản lượng chè xuất khẩu giảm nhưng sản phẩm chè xanh chất lượng cao đang là xu hướng và tiềm năng lớn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Ba Lan, Đức, Mĩ, Nhật….
- Bao bì, nhãn hiệu sản phẩm.
- Các sản phẩm chè chế biến tại Thái Nguyên ngày càng có uy tín và đa dạng về mẫu mã, chủng loại.
- Nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm chè chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
- Sản phẩm chè chế biến tại các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã đều có bao bì, nhãn mác, tên cho từng loại.
- sản phẩm của mình như: Ngân long trà, Phúc lộc trà, Tri âm trà, Queenli trà của Công ty Hoàng Bình;.
- một số sản phẩm trà hữu cơ của công ty cổ phần NTea Việt Nam được chế biến từ nguyên liệu chè Thái Nguyên.
- sản phẩm chè Đinh của Công ty cổ phần chè Hà Thái đạt giải Nhì (đứng thứ hai trong số trên 100 mẫu chè của Việt Nam tham gia) cuộc thi “Cạnh tranh chè huy chương vàng” do Ủy ban chè Thế giới tổ chức tại Bắc Mỹ, hiện tại Công ty đang bán loại chè này với giá 5 triệu đồng/kg, xuất bản khoảng 02 tấn/năm..
- Tiếp theo phải kể đến là các Công ty TNHH Bắc Kinh Đô, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trung Nguyên… bao bì sản phẩm của DN cũng khá đẹp.
- Các DN còn lại đều ở mức trung bình, thậm chí còn yếu, không có khả năng cạnh tranh bằng bao bì được, do đó đòi hỏi cần phải có sự thay đổi hơn nữa để bao bì sản phẩm chè có thể cạnh tranh được trên thị trường..
- Việc ghi nhãn hàng hóa đối với sản phẩm cũng chưa đầy đủ và theo một chuẩn mực thống nhất.
- Các hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ và thương mại hóa sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức…”.
- các loại hình chế biến khác (xưởng mini, các xưởng sản xuất nhỏ, các lò chế biến thủ công) rất khó kiểm soát, dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa đồng đều.
- Công nghệ chế biến không đồng bộ, tiêu chuẩn nguyên liệu chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng hóa sản phẩm.
- Tại Thái Nguyên chỉ có khoảng 15% các doanh nghiệp sản xuất chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó chỉ có 10% các DN là xuất khẩu sản phẩm chè.
- Đây là một trong những khó khăn của các DN chè Thái Nguyên khi muốn phát triển kênh phân phối sản phẩm chè và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình..
- Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc khó có sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và có năng suất hiệu quả cao.
- Các DN và các hộ sản xuất kinh doanh chè ở Thái Nguyên muốn phát triển bền vững thì cần liên kết, hợp tác với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè.
- Có liên kết, hợp tác giúp các doanh nghiệp chủ động về nguyên liệu chè, các hộ trồng chè có được sự giúp đỡ về kỹ thuật, vật tư và đảm bảo sản phẩm làm ra được tiêu thụ mạnh.
- Số lượng các doanh nghiệp hợp tác với các hộ nông dân trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm chè là rất ít và ngày càng giảm.
- Việc thu mua sản phẩm cơ bản thu mua trực tiếp không qua hợp đồng.
- Người trồng chè có thể tự quyết định tiêu thụ sản phẩm không cần thiết bán cho doanh nghiệp.
- Quảng bá, xúc tiến sản phẩm chè.
- Đây là cơ hội kết nối người trồng chè, nhà sản xuất, DN và người tiêu dùng sản phẩm chè.
- Đây là những công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp có thông tin về thị trường, khách hàng cũng như giới thiệu, quảng bá sản phẩm trên môi trường trực tuyến..
- Qua khảo sát cho thấy, hầu như các DN sản xuất, kinh doanh sản phẩm chè Thái Nguyên hầu như chưa có đội ngũ marketing chuyên nghiệp, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm..
- Điều này cho thấy, các hoạt động xúc tiến bán hàng của doanh nghiệp sản xuất chè Thái Nguyên ở mức thấp, gây khó khăn trong quá trình phân phối tiêu thụ sản phẩm.
- Vì vậy, cần phải có các giải pháp hợp lý để nâng cao hơn nữa hoạt động này để phát triển các kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm chè, đông thời nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất chè cũng như sản phẩm chè Thái Nguyên..
- Khó khăn trong việc phát triển kênh phân phối sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chè tỉnh Thái Nguyên.
- Đối với mặt hàng nông sản nói chung và mặt hàng chè nói riêng, các DN phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo uy tín khi tham gia vào.
- Tuy nhiên, nguyên liệu chè búp tươi chủ yếu thực hiện ở quy mô hộ, diện tích nhỏ (trung bình chỉ đạt 0,11 ha/hộ) với hiệu quả chưa cao do chưa có hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, thiếu liên kết, đầu tư về vốn còn hạn chế, quy mô diện tích nhỏ hẹp, chất lượng sản phẩm không đồng đều, khó quản lý… Mặc dù phần lớn diện tích sản xuất theo hướng an toàn, nhưng tỷ lệ chứng nhận Vietgap còn thấp, cơ sở hạ tầng vùng sản xuất còn nhiều hạn chế..
- Thương hiệu đóng vai trò quan trọng giúp khách hàng xác định rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, thể hiện đặc điểm và thuộc tính của sản phẩm tới người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia vào các kênh phân phối.
- Kênh phân phối là cả một chuỗi liên kết tham gia vào quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
- Để nâng cao chất lượng sản xuất và hiệu quả kinh doanh mặt hàng nông sản, các doanh nghiệp chè Thái Nguyên cần hoàn thiện, khép kín chuỗi sản xuất - cung ứng - cất trữ - vận chuyển và kênh phân phối để gia tăng lợi thế cạnh tranh, tạo tác động tích cực đến tâm lý người tiêu dùng và hình thành dòng chảy sản phẩm cho hàng Việt đến người tiêu dùng một cách dễ dàng nhất..
- Để có mặt trong các kênh phân phối hiện đại qua hệ thống siêu thị như Big C, Lotte Mart, Metro… chè Thái Nguyên cần đáp ứng được những quy chuẩn cụ thể về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng sản phẩm… để nâng cao chất lượng hàng Việt.
- Tuy nhiên, đặc thù vùng sản xuất chè Thái Nguyên có tính chất phân tán cao theo địa hình, nhận thức của người dân về các tiêu chuẩn sản xuất như tiêu chuẩn Vietgap còn chưa đồng bộ, chế biến phần nhiều theo quy mô hộ gia đình và chưa hình thành được nhiều vùng chè tập trung để sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, sự chuẩn bị đồng bộ của các doanh nghiệp chè Thái Nguyên về các khâu giới thiệu hàng mẫu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm còn nhiều hạn chế… Những điều này đều là những rào cản của sản phẩm chè Thái Nguyên khi tham gia vào các kênh phân phối hiện đại và giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè..
- Giải pháp phát triển kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp chè Thái Nguyên Một là, hoàn thiện kênh phấn phối, tiêu thụ sản phẩm chè..
- Đồng thời có cơ chế chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, đặc biệt là các sản phẩm đã được cấp các chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng nhằm ổn định đầu ra cho người sản xuất..
- Đồng thời, thiết lập hệ thống kênh phân phối sản phẩm thông qua hình thức liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm bằng các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tình trạng “phân khúc chuỗi”, hình thành hệ thống giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm có sự hỗ trợ của Nhà nước như không gian văn hóa chè, trung tâm giới thiệu sản phẩm chè, phố ẩm thực chè, chợ đầu mối tiêu thụ chè….
- Hai là, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng, mẫu mã, chủng loại sản phẩm chè đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế..
- Chú trọng phát triển từ các sản phẩm đơn giản đến sản phẩm chế biến cao cấp, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, bao bì đóng gói đa dạng, dễ vận chuyển và sử dụng thuận tiện..
- Nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm chè về tầm quan trọng trong việc sử dụng nhãn hiệu chè Thái Nguyên đã được bảo hộ như một lợi thế trong việc mở rộng đầu tư và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- hình thành hệ thống giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm có sự hỗ trợ của Nhà nước.
- tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để đẩy mạnh việc xuất khẩu đối với các sản phẩm chè trên địa bàn… Tăng cường đào tạo, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học.
- chứng nhận sản phẩm….
- Bốn là, xây dựng kế hoạch quảng bá, khuyếch trương sản phẩm chè.
- Tham gia các hội nghị, hội chợ trong nước và ngoài nước để đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại cho sản phẩm chè đặc sản ứng dụng công nghệ cao (CNC) tỉnh Thái Nguyên.
- Xây dựng hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm và quảng bá sản phẩm chè sản xuất theo quy trình CNC tại vùng đất Tân Cương, Trại Cài, La Bằng….
- Năm là, cần có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho các doanh nghiệp chè trong việc phân phối sản phẩm chè..
- tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư ngành chè Thái Nguyên để các nhà đầu tư nắm bắt và hiểu rõ thông tin về định hướng, chính sách phát triển chè của tỉnh để đưa ra quyết định tiết kiệm nguyên vật liệu và thân thiện với môi trường, sử dụng nhiều lao động, đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh và có sản phẩm xuất khẩu.
- Các chính sách cụ thể trong việc hỗ trợ vốn đầu tư cho các doanh nghiệp chè trong phân phối sản phẩm chè cần thiết thực hiện như: Hỗ trợ kinh phí đào tạo tập huấn về xây dựng phát triển thương hiệu chè nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng về công tác thiết kế bao bì, mẫu mã, tem nhãn sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường.
- Hỗ trợ kinh phí tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm chè và các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức sự kiện.
- Sáu là, tăng cường liên kết hợp tác giữa Nhà nước, nhà doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng để phát triển kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm chè..
- Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các mối liên kết tự nguyện giữa các nông hộ với các doanh nghiệp, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng trong tổ chức sản xuất, dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, thực hiện tốt việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng.
- xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm chè nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm đặc thù của tỉnh..
- Đối với thị trường ngoài nước: Có thể nghiên cứu công thức sản xuất, tiêu thụ của nước ngoài để khảo sát, học tập bởi công tác giống, biện pháp canh tác, tưới nước tiết kiệm và tập quán trồng chè, tiêu dùng sản phẩm chè...

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt