« Home « Kết quả tìm kiếm

Hướng dẫn lập ý bài văn nghị luận bằng bản đồ tư duy


Tóm tắt Xem thử

- LẬP Ý BÀI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN BẰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY Tác giả: ThS.
- Để tạo lập một bài văn hoàn chỉnh, người viết cần được rèn luyện nhiều kiểu kĩ năng khác nhau.
- Trong đó, lập ý được xem là một trong những khâu then chốt và có quan hệ chặt chẽ với việc phát triển năng lực tư duy của học sinh.
- Sử dụng bản đồ tư duy là giải pháp có thể đáp ứng yêu cầu này.
- Một mặt, nó giúp rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm văn cơ bản.
- Mặt khác, tạo điều kiện để học sinh được hoàn thiện các kĩ năng tư duy logic như phân tích – tổng hợp, so sánh đối chiếu, hệ thống hóa, khái quát hóa….
- Mối quan hệ giữa lập ý và xây dựng bản đồ tư duy.
- Bước Lập ý Xây dựng bản đồ tư duy.
- 1 Phân tích đề bài, tìm chủ đề cho bài viết.
- Xác định từ khóa/ hình ảnh thể hiện ý tưởng trung tâm của bản đồ.
- Tìm ý, xác định các nội dung có liên quan đến chủ đề bài viết.
- Mỗi nhánh thể hiện một khía cạnh, vấn đề cụ thể hóa cho trung tâm điểm..
- Lựa chọn và sắp xếp ý tìm được theo một trật tự logic nhất định.
- Tổ chức lại bản đồ tư duy bằng cách lược bỏ bớt những yếu tố không cần thiết, đánh dấu thứ tự các nhánh theo logic nhất định.
- Hoàn thiện bản đồ tư duy.
- Các bước xây dựng bản đồ tư duy Bước 1.
- Phân tích đề bài.
- Dựa theo những kiến thức đã học về kiểu bài nghị luận, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích yêu cầu của đề bài trên hai tiêu chí: nội dung và hình thức.
- Trong đó, trả lời các câu hỏi cụ thể như đây là kiểu bài gì? Vấn đề cơ bản của bài viết? Bài viết cần đáp ứng những yêu cầu gì về cách thức sử dụng ngôn ngữ và tổ chức văn bản? có thể áp dụng những thao tác lập luận nào để bài viết sinh động, thuyết phục.
- Theo đó, bước Phân tích đề bài giúp người viết có cái nhìn khái quát về các yêu cầu cần thực hiện..
- Về bản chất, tìm ý gắn liền với việc người viết xác định những luận đề, luận điểm cho bài viết của mình.
- Ở đây, mới dừng lại ở hoạt động “tìm” chứ chưa đòi hỏi người viết phải sắp xếp thành trật tự..
- Trong bước này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm ý thông qua các thao tác nhỏ cụ thể như sau:.
- Nêu vấn đề Nội dung cần đạt Xây dựng bản đồ Minh họa Chủ đề bài viết.
- Những vấn đề nào có thể triển khai xung quanh khái niệm “sống đẹp?”.
- à Gợi ý học sinh tự liệt kê trong tư duy..
- Khuyến khích học sinh ghi ra tối đa các từ khóa xuất hiện trong suy nghĩ..
- Có thể vẽ theo một chiều trái – phải hoặc phải – trái..
- Liệt kê tất cả các nội dung cụ thể minh họa cho vấn đề ở mỗi nhánh..
- Trong bước này, có thể nhận thấy bản đồ tư duy khắc phục nhược điểm tuyến tính và hạn chế về độ mở của kiểu liệt kê tuyến tính.
- Với mỗi một ý tưởng nảy sinh, người viết đưa nó thành một nhánh của bản đồ, minh họa bằng hình ảnh sinh động nếu muốn.
- mở rộng bản đồ tư duy từ khái quát đến cụ thể đến khi có thể.
- Hiểu biết và năng lực phát hiện của người viết về vấn đề càng phong phú, sâu sắc bao nhiêu thì càng có thể làm nảy sinh nhiều ý tưởng bấy nhiêu..
- Lựa chọn và sắp xếp ý theo trật tự logic.
- Khi đã liệt kê được các ý tưởng nảy sinh trong đầu óc, người viết phải sắp xếp chúng theo một trình tự hợp lí, theo quy luật của tư duy logic.
- Với việc triển khai nội dung cho một đề làm văn trong nhà trường phổ thông, người viết không thể và cũng không cần thiết phải đưa vào tất cả những hiểu biết của.
- Mỗi đề bài thường có yêu cầu riêng đòi hỏi người viết phải huy động lĩnh vực kiến thức nhất định và vận dụng tới những kĩ năng chuyên biệt.
- Từ sơ đồ đã có sau bước hai, giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn các ý phù hợp cho bài viết của mình, đảm bảo lấy những ý quan trọng nhất, làm bật được nội dung tư tưởng của bài cũng như phù hợp với dung lượng, thời gian yêu cầu.
- Để làm được việc đó, học sinh không cần thiết vẽ lại sơ đồ theo trật tự mà có thể sử dụng con số, mũi tên, các kí hiệu riêng.
- Hình 2 – Sản phẩm thao tác lựa chọn và sắp xếp ý theo trật tự logic.
- Với bản đồ tư duy đã có này, có thể thấy sản phẩm của thao tác lập ý không còn ở dạng tuyến tính theo kiểu truyền thống mà được “mã hóa lại” dưới dạng hình ảnh.
- Mỗi học sinh khác nhau có thể tạo ra một kiểu hình ảnh khác nhau.
- Vì thế, so với cách làm trước đây, lập ý bằng bản đồ tư duy cho phép giáo viên đánh giá chuẩn xác hơn năng lực học sinh