intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các tác nhân gây stress ở công nhân tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Lace Việt Nam

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

29
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này đề cập đến các tác nhân gây stress ở công nhân tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Lace Việt Nam (TNHH HNL VINA), 296 công nhân tham gia vào cuộc nghiên cứu. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng chính trong nghiên cứu thang đo đánh giá gồm các câu hỏi liên quan đến các tác nhân gây stress trong hoạt động nghề nghiệp của công nhân. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các tác nhân gây stress ở công nhân tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Lace Việt Nam

  1. CÁC TÁC NHÂN GÂY STRESS Ở CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÀ NỘI LACE VIỆT NAM Trịnh Viết Then1, Nguyễn Thị Minh2, Trần Văn Thảo1 1 Trường Đại học Công nghệ TP. HCM 2 Phân viện Học viện hành chính Quốc gia, cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh TÓM TẮT Bài viết này đề cập đến các tác nhân gây stress ở công nhân tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Lace Việt Nam (TNHH HNL VINA), 296 công nhân tham gia vào cuộc nghiên cứu. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử d ng chính trong nghiên cứu thang đo đánh giá gồm các câu hỏi liên quan đến các tác nhân gây stress trong hoạt động nghề nghiệp của công nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các tác nhân gây stress ở công nhân bao gồm các nhóm: nhóm tác nhân có liên quan đến công việc và m i trường làm việc; liên quan đến gia đình; liên quan sự ổn định và phát triển cá nhân trong công việc; liên quan đến mối quan hệ với đồng nghiệp. Nhóm tác nhân liên quan đến gia đình và nhóm tác nhân liên quan đến mối quan hệ với đồng nghiệp có mức độ tác động từ hiếm khi đến thi thoảng gây stress cho công nhân. Keyword: Stress, tác nhân, tác nhân gây stress, tác nhân gây stress ở công nhân. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới đề cấp đến vấn đề stress và nghiên cứu tìm hiểu nguồn gây stress cho con người trong cuộc sống. Cohen và Herbert (1996) và Lazarus (1993) đã đưa ra định nghĩa về stress ―là một trạng thái cảm xúc tiêu cực xuất hiện nhằm phản ứng lại các sự kiện đòi hỏi sự cố gắng hoặc vượt quá các nguồn lực hay khả năng ứng phó của mỗi người‖. Các tác giả này đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhận thức và khả năng đánh giá của một người về các sự kiện gây ra stress. Một sự kiện có thể làm cho một người hay một số người bị stress nhưng người khác thì không. [4, tr.37 - 38]. Các sự kiện hay tình huống gây stress được gọi là các tác nhân gây stress. Tác giả Trịnh Viết Then (2016) cho rằng ―Stress là phản ứng của chủ thể được thể hiện qua sự trải nghiệm về thể chất và tâm lý dưới tác động của các tá nhân vượt quá khả năng ứng phó bình thường của chủ thể” [6]. Các nhà Tâm lý học đã xác định được các tác nhân gây stress chính chẳng hạn như các sự kiện trong cuộc sống hàng ngày xung đột, các yếu tố xã hội và văn hóa ngoài ra stress còn có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác. Tác nhân gây stress là một sự kiện kích thích yêu cầu cơ thể phải đưa ra một số kiểu phản ứng mang tính thích nghi [3, tr.445]. Tác nhân gây stress là những tình huống tạo ra mối đe dọa đối với sự khỏe mạnh của chúng ta [2, tr.646]. TN gây stress chứa đựng những tình huống hay sự kiện tác động đến con người, cùng một TN tác có thể tác động gây stress cho người này nhưng cũng có thể kh ng gây stress cho người kia, ở thời điểm này có thể gây stress nhưng ở thời điểm khác lại không tạo ra phản ứng stress nào. Các TN gây stress được các nhà nghiên cứu phân chia thành 3 loại là: TN gây stress biến động, TN gây stress cá nhân và TN gây stress nền tảng (Gatchel & Baum, 1983; Lazarus & Cohen, 1977). TN gây stress biến động là TN gây stress mạnh nhất đột ngột xảy ra và tác động đến nhiều người cùng lúc, ví d như thảm họa rơi 1275
  2. may bay hay động đất, sóng thần.., một số nạn nhân trong các đại họa có thể trải qua rối loạn stress hậu chấn thương. TN gây stress cá nhân bao gồm những sự kiện quan trọng trong đời sống như cái chết của bố mẹ hay vợ chồng, mất việc, thất bại cá nhân nghiêm trọng, hay chẩn đoán căn bệnh đe dọa đến tính mạng. Th ng thường, TN gây stress cá nhân tạo ra phản ứng quan trọng ngay lập tức nhưng sau đó giảm dần. TN gây stress nền tảng là những rắc rối hàng ngày chẳng hạn như bị kẹt xe, có quá nhiều việc để làm, không đủ thời gian, quá nhiều trách nhiệm.., gây ra những khó chịu kh ng đáng kể nhưng kh ng có tác d ng xấu về lâu dài trừ trừ phi chúng cứ tiếp t c hay kết hợp với các sự kiện gây căng thẳng khác. Tác giả Amod và Feldman (1986) đã chỉ ra các nguồn chính của công việc có nguy cơ gây stress cho con người bao gồm 3 nguồn chính: (1) vai trò theo tải trọng, vai trò quá tải xung đột vai trò, vai trò không rõ ràng và đặc điểm công việc; (2) đối phó với đồng nghiệp trong tổ chức và bầu kh ng khí tâm l nơi làm việc, số lượng tiếp xúc với các đối tượng khác nhau và mối quan hệ giữa các cá nhân; (3) tốc độ thay đổi cuộc sống tính di động của địa lý, mối quan tâm nghề nghiệp, và các yếu tố cá nhân [1]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu các tác nhân gây stress cho công nhân ở Công ty TNHH HNL Vina trong hoạt động nghề nghiệp, đồng thời xác định mức độ tác động của các tác nhân gây stress ở công nhân. 2. KHÁCH THỂ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khách thể nghiên cứu Chúng tôi tiến hành phát 350 phiếu khảo sát cho công nhân Công ty TNHH HNL Vina, số phiếu khảo sát thu lại được 311 phiếu, phiếu được làm sạch còn 296 phiếu tương ứng với 296 khách thể. 2.2. Phƣơng ph p nghiên cứu Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử d ng để tìm hiểu các tác nhân gây stress ở công nhân. Các số liệu thu được từ khảo sát thực tiễn được xử lý theo phần mềm SPSS trong m i trường Window, phiên bản 22.0. Nhằm tìm hiểu các tác nhân gây stress chúng tôi sử d ng câu hỏi “Anh/Chị hãy cho biết, trong thời gian qua, những vấn đề/sự kiện được liệt kê dưới đây khiến cho Anh/Chị cảm thấy khó chịu đến mức độ nào?”, mức độ tác động của các tác nhân gây stress càng lớn thì mức độ stress ở công nhân càng cao. Có 5 mức độ tác động của các tác nhân đến công nhân khiến công nhân cảm thấy stress, bao gồm: Không tác động = 1 điểm, hiếm khi tác động = 2 điểm, thi thoảng tác động = 3 điểm thường xuyên tác động = 4 điểm, rất thường xuyên tác động = 5 điểm. Dữ liệu thu được từ khảo sát thực tiễn đã được phân tích để xác định độ tin cậy của thang đo mức độ stress ở c ng nhân. Thang đo gồm 31 item, với độ tin cậy Cronbach's Alpha = 0,68, hệ số tải các item của thang đo ≥ 0 5. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua khảo sát và phân tích nhân tố cho thấy có 31 tác nhân gây stress và được chia thành các nhóm tác nhân gồm (bảng 1): nhóm các tác nhân liên quan đến đến công việc và m i trường làm việc, nhóm các tác nhân liên quan đến gia đình nhóm các tác nhân liên quan đến sự ổn định và phát triển cá nhân trong công việc, nhóm các tác nhân liên quan đến mối quan hệ với đồng nghiệp. 1276
  3. Bảng 1. Các nhóm tác nhân gây stress ở công nhân (N=296) Nhóm nhóm các tác nhân ĐTB ĐLC Liên quan đến công việc và m i trường làm việc 1,98 0,42 Liên quan đến sự ổn định và phát triển cá nhân trong công việc 1,95 0,33 Liên quan đến gia đình 2,24 0,40 Liên quan đến mối quan hệ với đồng nghiệp 2,14 0,36 Điểm chung bình chung 2,06 0,20 Kết quả phân tích cho thấy (bảng 1), nhìn chung tất cả các tác nhân tác động gây stress cho công nhân ở mức độ hiếm khi cho đến thỉnh thoảng tác động (ĐTB = 2 06). Trong các nhóm tác nhân gây stress cho c ng nhân nhóm tác nhân liên quan đến gia đình (ĐTB = 2 24) và nhóm tác nhân liên quan đến mối quan hệ với đồng nghiệp (ĐTB = 2 14) là có tác động gây stress cho c ng nhân cao hơn các nhóm tác nhân khác, Tuy nhiên, mức đột tác động gây stress cho c ng nhân cũng ở mức độ hiếm khi cho đến thỉnh thoảng tác động. Các nhóm tác nhân có liên quan đến công việc và m i trường làm việc (ĐTB = 1,98), nhóm tác nhân có liên quan đến sự ổn định và phát triển cá nhân trong công việc (ĐTB = 1 95) có mức độ từ kh ng tác động đến hiếm khi tác động gây stress cho công nhân. Các nhà nghiên về stress trong hoạt động nghề nghiệp cho rằng, mức độ stress cao hay thấp có thể là do tính chất của tác nhân gây stress, không phải là do cương độ của các tác nhân gây stress, nếu biết được các tác nhân, nguồn gây stress chúng ta có thể tác động giúp phòng ngừa và giảm stress trong hoạt động nghề nghiệp. Vậy các tác nhân gây stress ở công nhân là tác nhân nào? Bảng 2. Các tác nhân gây stress ở công nhân (N=296) Nhóm tác Tác nhân gây stress ĐTB ĐLC nhân Thời gian làm việc nhiều ( ăng ca) 2,48 1,28 Không nghỉ giải lao giữa giờ làm 2,02 1,99 Thiếu phương tiện, máy móc, d ng c làm việc 1,90 0,67 Phương tiện, máy móc, d ng c làm việc cũ lạc hậu 1,97 0,52 Ồn ào do máy móc hoạt động 1,94 0,47 Thiếu ánh sáng nơi làm việc 1,95 0,59 Liên quan đến công việc và Không gian làm việc chật chội, bức bí 1,97 0,55 m i trường làm việc Bố trí không gian làm việc không hợp lý 1,96 0,53 Không khí nóng nực, không thoáng mát 2,01 0,61 M i trường làm việc nguy hiểm độc hại, ô nhiễm 1,93 0,59 Tư thế, chỗ ngồi làm việc gò bó 1,97 0,63 Tiền lương thưởng thấp 1,96 0,66 Chính sách tiền lương tiền c ng tăng lương thưởng… không rõ 1,71 0,78 ràng 1277
  4. Nhóm tác Tác nhân gây stress ĐTB ĐLC nhân Chỗ ở cách xa với c ng ty đi lại mất nhiều thời gian 2,12 0,73 Hay bị kẹt xe dọc đường 2,16 0,70 Liên quan đến Cuộc sống gia đình kh ng được hạnh phúc 2,22 0,63 gia đình Kinh tế thiếu thốn 2,20 0,64 Phải làm nhiều công việc ở nhà 2,37 0,57 Lo nhiều việc của gia đình 2,38 0,58 Ít có cơ hội thăng tiến, phát triển cá nhân 1,98 0,50 Vị trị làm việc không ổn định 1,95 0,54 Liên quan đến sự ổn định và Yêu cầu cao trong công việc (tăng năng suất…) 1,82 0,55 phát triển cá nhân trong công Công việc gây nhàm chán 1,97 0,62 việc Đặc điểm công việc ít giao tiếp với mọi người 1,98 0,59 Cộng đồng không đ nh gi cao công việc của mình 2,04 0,62 Trách nhiệm cao trong công việc 2,05 0,55 Cấp trên phân biệ đối xử không công bằng 2,18 0,65 Liên quan đến Cấp ên đòi hỏi những yêu cầu bất hợp lý 2,21 0,62 mối quan hệ với đồng nghiệp Thiếu sự hỗ ơ ừ đồng nghiệp 2,16 0,64 Rắc rối trong chuyện tình cảm 2,21 0,57 Bất đồng với đồng nghiệp liên quan đến công việc 2,04 0,57 Kết quả nghiên cứu bảng 2 cho thấy: – Đối với nhóm tác nhân gây stress cho c ng nhân có liên quan đến công việc và m i trường làm việc thì tác nhân tác động gây stress như: Thời gian làm việc nhiều (tăng ca) (ĐTB = 2 48) kh ng nghỉ giải lao giữa giờ làm (ĐTB = 2 02 ) kh ng khí nóng lực kh ng thoáng mát (ĐTB = 2 01) đây là những tác nhân tác động nhiều nhất so với các tác nhân khác gây stress cho công nhân, tuy nhiên, mức độ tác động chỉ từ hiếm khi cho đến thi thoảng. – Nhóm các tác nhân liên quan đến sự ổn định và phát triển cá nhân trong công việc trong đó có tác nhân như: c ng đồng kh ng đánh giá cao c ng việc của mình (ĐTB = 2 04) có tác động gây stress cho công nhân nhiều hơn các tác nhân khác. – Đối với nhóm tác nhân liên quan đến mối quan hệ với đồng nghiệp, cho thấy, tất cả tác tác nhân trong nhóm này đều có tác động với mức độ từ hiếm khi cho đến thỉnh thoảng gây stress cho công nhân. Trong đó tác nhân được công nhân cảm nhận gây stress nhiều hơn các tác nhân khác như: Cấp trên đòi hỏi những yêu cầu bất hợp l (ĐTB = 2 21) Rắc đối trong chuyện tình cảm (ĐTB = 2,21), cấp trên phân biệt đối xử không công bằng (ĐTB = 2 18) Thiếu sự hỗ trợ từ đồng nghiệp (ĐTB = 2 16). 1278
  5. – Các tác nhân có liên quan đến gia đình đều có mức độ tác động từ hiếm khi đến thỉnh thoảng gây stress cho c ng nhân. Trong đó tác nhân như: lo nhiều việc gia đình (ĐTB = 2 38) Phải làm nhiều công việc ở nhà (ĐTB = 2 37) là những tác nhân có mức độ tác động gây stress cho công nhân nhiều hơn các tác nhân khác. Từ phân tích các nhóm tác nhân và tác nhân gây stress cho công nhân cho thấy, trong hoạt động nghề nghiệp công nhân tại Công ty TNHH HNL Vina, công nhân chịu sự tác động từ nhiều tác nhân khác nhau, các tác nhân này tùy thuộc vào mức độ và tính chất có thể gây ra các mức độ stress khác nhau ở công nhân và kèm theo những trải nghiệm stress khác nhau. Như vây nhằm giúp công nhân kiểm soát stress, các nhà nghiên cứu cần tìm ra biện pháp tác động đến công nhân giúp c ng nhân có được nhân thức đầy đủ về các tác nhân gây stress, từ đó giúp c ng nhân có thể nhận diện phân tích đánh giá và hạn chế những tác động tiêu cực từ các tác nhân gây stress, giúp cho công nhân có hoạt động và lao động sản xuất hiệu quả. 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu này đã chỉ ra được các tác nhân gây stress ở công nhân tại Công ty TNHH HNL Vina. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhóm tác nhân gây stress ở công nhân bao gồm: nhóm tác nhân có liên quan đến công việc và m i trường làm việc; liên quan đến gia đình; liên quan sự ổn định và phát triển cá nhân trong công việc; liên quan đến mối quan hệ với đồng nghiệp. Trong 4 nhóm tác nhân thì nhóm tác nhân liên quan đến gia đình và nhóm tác nhân liên quan đến mối quan hệ với đồng nghiệp là có tác động gây stress cho c ng nhân cao hơn các nhóm tác nhân khác. Nghiên cứu này bước đầu mới chỉ khảo sát 296 khách thể là công nhân thuộc Công ty TNHH HNL Vina, do đó kết quả nghiên cứu chỉ đại diện cho khách thể nghiên cứu. Đây là một trong những hạn chế của nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu bước đầu mới chỉ đề cập đến các tác nhân gây stress ở công nhân, vậy trải nghiệm stress, những hệ quả do stress ở công nhân và cách ứng phó với stress ở công nhân như thế nào? Những nghiên cứu tiếp theo về stress ở công nhân có thể tìm hiểu sâu thêm về những vấn đề này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chaudhry, A.Q. (2013), Analysis of occupational stress ò univestity faculty to improve the quality of their work, Journal of Quality and Technology Management Volume IX, Issue I, June 2013, Page 12 – 29. [2] Feldman, R.S. (2003), Những điểm trọng yếu trong tâm lý học, NXB thống kế. [3] Gerrig, R.J. và Zimbardo, P.G. (2013), Tâm lý học và đời sống NXB lao động. [4] Lê Thị Hương (2013) Stress trong công việc của GVMN hiện nay, Luận văn thạc sỹ, Đại học khoa học xã hội và nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội. [5] Trịnh Viết Then (2016), Stress ở giáo viên mầm non, Luận án tiến sĩ Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội. 1279
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2