intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách ứng phó với stress của công nhân tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Lace Việt Nam

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này đề cập đến cách ứng phó với stress của công nhân tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Lace Việt Nam (TNHH HNL Vina). Có 296 công nhân tham gia vào cuộc nghiên cứu. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng chính trong nghiên cứu, nhằm tìm hiểu cách ứng phó với stress của công nhân trong hoạt động nghề nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách ứng phó với stress của công nhân tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Lace Việt Nam

  1. CÁCH ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÀ NỘI LACE VIỆT NAM Trịnh Viết Then1, Nguyễn Thị Minh2 1 Trường Đại học Công nghệ TP. HCM 2 Phân viện Học viện hành chính Quốc gia, cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh TÓM TẮT Bài viết này đề cập đến cách ứng phó với stress của công nhân tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Nội Lace Việt Nam (TNHH HNL Vina). Có 296 công nhân tham gia vào cuộc nghiên cứu. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử d ng chính trong nghiên cứu, nhằm tìm hiểu cách ứng phó với stress của công nhân trong hoạt động nghề nghiệp. Kết quả cho thấy, các cách ứng phó với stress của công nhân bao gồm 3 cách ứng phó: ứng phó tập trung vào vấn đề và tìm kiếm sự trợ giúp; ứng phó lảng tránh; ứng phó tiêu cực. Trong đó cách ứng phó tập trung vào vấn đề và tìm kiếm sự trợ giúp, cách ứng phó lảng tránh được công nhân chú trọng sử d ng nhiều hơn cách ứng phó tiêu cực khi gặp stress. Từ khóa: Stress, ứng phó stress, ứng phó với stress ở công nhân. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi các nguồn tác nhân gây stress tác động đến công nhân, tùy thuộc vào kinh nghiệm stress của mình, mỗi công nhân có cách thức, chiến lược ứng phó với stress khác nhau nhằm giảm stress và giảm thiểu những trải nghiệm stress tiêu cực ở công nhân. Ứng phó là một khái niệm được đề cập rất nhiều trong các nghiên cứu về stress của các tác giả trong nước và trên thế giới. Khái niệm ứng phó xuất phát từ tiếng Anh ―cope‖ có nghĩa là ứng phó đương đầu đối mặt thường là trong tình huống bất thường, tình huống khó khăn và stress. Trong tâm l học khái niệm ứng phó được hiểu theo hai cách. Thư nhất, chỉ quan tâm đến tính chất của hoàn cảnh, chuyển trọng tâm chú ý từ chủ thể sang toàn bộ hoàn cảnh mà trong đó chủ thể tồn tại. Thứ hai quan tâm đến sự khác biệt cá nhân trong ứng phó, không tập trung chú đến cái chung và cái ổn định của cá nhân mà chú đến cái đặc thù và thay đổi của từng con người c thể trong những điều kiện c thể [1, tr.42]. Tác giả Ross và Altmaier (1994) cho rằng ứng phó được hiểu theo ba khía cạnh: ứng phó như là một phản ứng bên trong cá nhân, ứng phó như nguồn lực từ m i trường bên ngoài, và ứng phó như một sự tương tác [6, tr.7-9]. Ứng phó được hiểu như là một phản ứng bên trong cá nhân. Đó chính là sự cảm cảm nhận, suy nghĩ của cá nhân về các tác nhân gây stress để ứng phó với stress con người tìm hiểu tình hình stress là một vấn đề tổng thể. Ứng phó như là nguồn lực từ m i trường bên ngoài. Những căng thẳng và khó khăn có thể được xoa dịu bởi nguồn lực sẵn có trong m i trường. Một nguồn lực có sẵn đó là khả năng hỗ trợ xã hội (Cob 1976). Gia đình và bạn bè đóng một vai trò lớn tác động đến sự thích nghi và điều chỉnh của cá nhân. Ứng phó như một sự tương tác. Đó là những nỗ lực về nhận thức và hành vi của cá nhân đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của các tác nhân gây stress. Những nỗ lực này có thể tập trung vào vấn đề cũng có thể được tập trung vào cảm xúc của cá nhân về vấn đề trong m i trường [3]. 1285
  2. Theo Lazarus và Folkman (1984) ―ứng phó là những nỗ lực không ngừng thay đổi về nhận thức và hành vi của cá nhân để giải quyết các yêu cầu c thể, tồn tại bên trong cá nhân và trong m i trường mà cá nhân nhận định chúng có tính đe dọa, thách thức hoặc vượt quá nguồn lực của họ" [2, tr.15], [4]. Khi đề cập đến cách ứng phó, có thể hiểu là những nỗ lực không ngừng thay đổi nhận thức và hành vi của cá nhân để giải quyết các yêu cầu đặt ra trong hành vi ứng phó được thể hiện thông qua những phản ứng c thể về mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi trước các tình huống. Cách ứng phó đề cập đến phản ứng đáp lại của con người trước những hoàn cảnh khó khăn sự kiện căng thẳng (Taylor, 1991) hay là kỹ thuật ứng phó trong một bối cảnh c thể (Hariharan và Rath, 2008) hoặc là những phương thức c thể trước một tình huống, một hoàn cảnh nhất định. Như vây cách ứng phó là những phản ứng c thể được thực hiện giải quyết các yêu cầu c thể, tồn tại bên trong cá nhân và trong m i trường mà cá nhân nhận định chúng có tính đe dọa, thách thức hoặc vượt qua nguồn lực của họ [2, tr.16]. Ứng phó với stress được các nhà nghiên cứu chia thành nhiều cách khác nhau. Lazarus và Folkman (1984) đã chia ứng phó với stress thành 2 cách bao gồm: cách ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề, và cách ứng phó tập trung vào cảm xúc [4]. Trong nghiên cứu khác Lazarus, Folkman và cộng sự (1986) đã đưa ra 8 chiến lược ứng phó với stress khác nhau như: Sẵn sàng đương đầu; tìm kiếm chỗ dựa xã hội; giải quyết vấn đề có kế hoạch; kiểm soát bản thân; giữa khoảng cách; đánh giá lại những điểm dương tính; chấp nhận trách nhiệm; lảng tránh/ chạy trốn [5]. Như vậy, các tác giả đã chỉ ra rất nhiều chiến lược và cách ứng phó với stress. Vây cách ứng phó với stress ở công nhân tại Công ty TNHH HNL Vina diễn ra như thể nào? Bước đầu trong bài viết này, kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu của các tác giả chúng t i đã thiết kế thang đo có liên quan đến những cách ứng phó với stress ở công nhân nhằm tìm hiểu, nghiên cứu các cách ứng phó với stress ở công nhân. 2. KHÁCH THỂ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khách th nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành phát 350 phiếu khảo sát cho công nhân Công ty TNHH HNL Vina, số phiếu khảo sát thu lại được 311 phiếu, phiếu được làm sạch còn 296 phiếu tương ứng với 296 khách thể trong đó Nam chiếm 25,7%, nữ chiếm 74,3% P ương p p ng ên ứu: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử d ng để tìm hiểu các cách ứng phó với stress ở công nhân. Các số liệu thu được từ khảo sát thực tiễn được xử l theo chương trình SPSS trong m i trường Window, phiên bản 13.0. Ngoài ra chúng tôi còn sử d ng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu thập thông tin bổ sung cho dữ liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Để tìm hiểu các ứng phó với stress ở c ng nhân chúng t i đã xây dựng trong đó thang đo các cách ứng phó với stress bao gồm 33 item là các cách ứng phó của công nhân khi gặp stress. Thang đo mức độ sử d ng các cách ứng phó với stress ở c ng nhân được đánh giá theo 5 phương án trả lời ứng với các điểm số như sau: Kh ng bao giờ sử d ng: 1 điểm; sử d ng nhưng kh ng thấy có hiệu quả: 2 điểm; sử d ng ít có hiệu quả: 3 điểm; hiệu quả vừa phải: 4 điểm; có nhiều hiệu quả: 5 điểm. Để tiện cho việc so sánh thang đo chúng t i phân điểm trung bình (ĐTB) mà khách thể đạt được thành 5 nhóm điểm khác nhau: Không hiệu quả, hiệu quả ít, hiệu quả trung bình, hiệu quả cao và hiệu quả cao. Việc phân chia này chỉ áp d ng cho mẫu khách thể tham gia khảo sát của nghiên cứu này và có sử d ng cách ứng phó. Với thang đo này cách tính điểm chênh lệch của thang đo như sau: Điểm cao nhất của thang đo là 5 trừ đi điểm thấp nhất là 1 và chia cho 5 mức độ của thang đo. Như vậy điểm ở các mức độ c thể như sau: Kh ng sử d ng (ĐTB từ 1 đến 1,80), không hiệu quả (ĐTB từ 1 81 đến 2,60), hiệu quả ít (ĐTB từ 2 61 đến 3,40), hiệu quả trung bình (ĐTB từ 3,41 đến 4,20) và hiệu qủa cao (ĐTB từ 4 21 đến 5). Độ 1286
  3. tin cậy, tính hiệu lực của thang đo (hệ số tải các item của thang đo ≥ 0 50) các cách ứng phó với stress có Cronbach's Alpha = 0,64. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả khảo sát thực trạng và phân tích dữ liệu cho thấy (bảng 1), công nhân ứng phó với stress tập trung vào 3 nhóm cách ứng phó đó là: cách ứng phó tập trung vào vấn đề và tìm kiếm sự trợ giúp, cách ứng phó lảng tránh, cách ứng phó tiêu cực. Trong các nhóm cách ứng phó, công nhân có các cách ứng phó tập trung vào vấn đề và tìm kiếm sự trợ giúp và cách ứng lảng tránh cao hơn so với cách ứng phó tiêu cực. Bảng 1. Nhóm các cách ứng phó với stress của công nhân STT Nhóm các cách ứng phó ĐTB ĐLC 1 Ứng phó tập trung vào vấn đề và tìm kiếm sự trợ giúp 2,02 0,24 2 Ứng phó lảng tránh 2,43 0,34 3 Ứng phó tiêu cực 1,98 0,66 Trung bình chung 2,09 0,22 Như vậy, công nhân ở công ty Công ty TNHH HNL Vina hiện nay đã biết chọn cách ứng phó tích cực trong ứng phó với stress điều này sẽ giúp làm giảm những trải nghiệm stress tiêu cực ở công nhân, và những hệ quả liên quan đến stress, giúp cho hoạt động nghề nghiệp của c ng nhân đạt hiệu quả. Cách ứng phó tập trung vào vấn đề và tìm kiếm sự trợ giúp: Ứng phó tập trung vào vấn đề là những cách công nhân nỗ lực tập trung những nguồn lực vào các tác nhân gây stress đang tác động đến công nhân. Nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sự tác động tiêu cực của các tác nhân, giúp cá nhân thoát khỏi stress. Cách ứng phó tìm kiếm sự trợ giúp đó chính là sự tìm kiếm những nguồn lực bên ngoài như đồng nghiệp, lãnh đạo, bạn bè hay người thân trong gia đình để ứng phó với những tác nhân gây stress, giúp giảm bớt stress ở công nhân trong hoạt động nghề nghiệp. Bảng 2. Các cách ứng phó tập trung vào vấn đề và tìm kiếm sự trợ giúp của công nhân STT C ch ứng phó ĐTB ĐLC 1 Tìm hiểu tại sao chuyện này lại xảy ra vấn đề 1,32 0,56 2 Suy nghĩ nhiều lần về sự việc để tìm hiểu bản chất vấn đề 1,26 0,53 3 Suy nghĩ tích cực lạc quan 2,00 0,54 4 Đặt ra m c tiêu tạo động lực cho bản thân 2,00 0,75 5 Bắt đầu ngày làm việc với tinh thần lạc quan 2,06 0,58 6 Cố gắng kh ng hành động bột phát 2,20 0,77 7 Cố gắng thay đổi một số thứ trong hoàn cảnh này để làm việc tốt hơn 2,12 0,66 8 Có kế hoạch để giải quyết tình huống này 1,83 0,86 9 Tập trung toàn bộ sức lực để thay đổi chuyện này 2,59 0,68 10 Thay đổi bản hân để làm mọi hứ ố hơn 2,72 0,57 11 Làm việc có giới hạn 2,31 0,76 1287
  4. STT C ch ứng phó ĐTB ĐLC 12 Tự an ủi rằng vấn đề đó chẳng có gì quan trọng cả 2,41 0,85 13 Mong muốn hay đổi sự việc, vấn đề 2,64 1,00 14 Nói chuyện với bạn bè người thân trong gia đình về vấn đề của mình 2,32 0,91 15 Nói với bạn bè người thân trong gia đình về nững điều mình lo lắng 2,21 0,93 16 Tìm kiếm sự chia sẻ giúp đỡ từ đồng nghiệp 1,94 0,79 17 Tìm kiếm sự chia sẻ giúp đỡ từ bạn bè 1,32 0,63 18 Gặp gỡ chuyên gia tâm l người có chuyên m n tìm kiếm sự chia sẻ giúp 1,33 0,62 đỡ 19 Tìm kiếm sự đồng cảm và chia sẻ từ người khác 1,90 0,59 Kết quả phân tích bảng 2 cho thấy c ng nhân đã sử d ng hầu hết các cách ứng phó tập trung vào vấn đề và tìm kiếm sự trợ giúp có ĐTB > 1 80 (bảng 1), tuy nhiên, các cách ứng phó này được công nhân sự d ng nhưng kh ng hiệu quả (1 81 < ĐTB < 2 60). Trong các cách ứng phó tập trung vào vấn đề và tìm kiếm sự trợ giúp thì chỉ có cách ứng phó như: mong muốn thay đổi bản thân (ĐTB = 2 64) và thay đổi bản thân để làm việc tốt hơn (ĐTB = 2 72) là có ít hiệu quả. Như vây c ng nhân mới chỉ biết tập trung vào vấn đề thay đổi bản thân để thay đổi vấn đề với m c đích giảm stress. Các cách ứng phó tập trung vào vấn đề và tìm kiếm sự trợ giúp đã được công nhân lựa chọn sử d ng nhưng kh ng có hiệu quả hoặc ít hiệu quả. Công nhân còn tập trung nhiều vào cảm xúc bên trong, chưa hướng vào những hành động c thể tập trung vào các tác nhân gây stress cũng như tìm kiếm sự trợ giúp từ đồng nghiệp và người thân trong gia đình. Điều này cho thầy, cần tổ chức các lớp tập huấn nhằm giúp công nhân có khả năng ứng phó hiệu quả cao tập trung vào vấn đề và tìm kiếm sự trợ giúp khi tác nhân (vấn đề) nảy sinh khiến công nhân gặp stress. Cách ứng phó lảng tránh: Trong hoạt động nghề nghiệp của công nhân, cách ứng phó lảng tránh cũng có thể được coi là một trong những cách ứng phó có hiệu quả với stress. Bởi khi các tác nhân gây stress tác động, bằng các nguồn lực công nhân sử d ng giảm stress nhưng kh ng đạt hiệu quả thì cách ứng phó lảng tránh sẽ phát huy tác ng giúp công nhân giảm nhẹ sự tác động của các tác nhân gây stress, từ đó giúp giảm nhẹ stress ở công nhân. Bảng 3. Các cách ứng phó lảng tránh của công nhân STT C ch ứng phó ĐTB ĐLC 1 Mặc kệ cho mọi chuyện xảy ra thế nào cũng được 2,48 0,82 2 Né tránh tiếp xúc với mọi người 1,33 0,61 3 Tiếp ục mọi việc nhƣ không có chuyện gì xảy ra 2,74 0,53 4 Tập ung vào công việc, iếp ục công việc để cảm hấy luôn bận ộn 2,76 0,65 5 Cân bằng giữa cuộc sống gia đình và công việc 2,71 0,99 6 Nén nước mắt (che giấu cảm xúc) 2,57 0,72 Phân tích kết quả nghiên cứu ở bảng 1 cho thấy, nhìn chung cách ứng phó lảng tránh được công nhân sử d ng nhiều nhất trong các cách ứng phó (ĐTB = 2 43) khi gặp tác nhân gây stress, tuy nhiên cách ứng phó 1288
  5. này cũng chưa đạt hiệu quả (1 81 < ĐTB < 2 60). Trong các cách ứng phó lảng tránh của công nhân (bảng 3), cách ứng phó như: Tiếp t c mọi việc như kh ng có chuyện gì xảy ra (ĐTB = 2 74) Tập trung vào công việc, tiếp t c công việc để cảm thấy luôn bận rộn (ĐTB = 2 76) Cân bằng giữa cuộc sống gia đình và công việc (ĐTB = 2 71) được c ng nhân lựa chọn sử d ng và có ít hiệu quả điều này cho chúng ta thấy cách ứng phó lảng tránh cũng có tác d ng trong ứng phó với stress, bởi khi những tác nhân tác động gây stress có thể vẫn còn tồn tại trong hoạt động nghề nghiệp của công nhân. Các cách ứng phó lảng tránh khác được c ng nhân sử d ng nhưng kh ng có hiệu quả (ĐTB < 2 60). Cách ứng phó tiêu cực: Cách ứng phó tiêu cực của c ng nhân đó chính là những cách thể hiện ở mặt cảm xúc, hành vi tiệu cực trước các tác nhân gây stress tác động, hay nói cách khác công nhân có những đánh gia suy nghĩ hành vi tiêu cực khi huy động những nguồn lực để ứng phó với stress. Bảng 4. Cách ứng phó tiêu cực của công nhân STT C ch ứng phó ĐTB ĐLC 1 Phá phách hoặc đánh nhau với người khác 1,85 0,79 2 Làm thứ gì đó nguy hiểm/ mạo hiểm cho bản thân/ người xung quanh 1,88 0,95 3 Làm tổn thương một người nào đó mà họ kh ng gây nên bất cứ vấn đề gì 1,95 1,00 4 Gây gổ, ú ức giận lên ngƣời kh c 2,14 0,86 5 Thực hiện những hành vi tiêu cực(tra tấn hành hạ bản thân) 1,98 0,95 6 Nói những lời giận giữ mỉa mai châm chọc la mắng người khác 1,85 0,81 7 Kiềm chế mộ hời gian ồi suy sụp 2,15 1,05 8 Bùng nổ, giận giữ nhƣng không khóc 2,11 1,03 Khi sử d ng cách ứng phó này công nhân khó có thể kiểm soát được những hành vi của bản thân trước sự tác động của các tác nhân gây stress. Do vậy, có thể dẫn đến những hệ quả xấu đối với c ng nhân cũng như c ng ty và khiến stress ở công nhân thêm trầm trọng. Theo kết quả khảo sát (bảng 4 ) thì công nhân sử d ng kết quả này để ứng phó với stress và kết quả cho thấy các cách ứng phó này cũng kh ng có hiệu quả (ĐTB < 2 61) khi ứng phó với stress. 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu này đã chỉ ra các cách ứng phó với stress ở công nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 cách ứng phó với stress ở công nhân tại Công ty TNHH HNL Vina bao gồm: ứng phó tập trung vào vấn đề và tìm kiếm sự trợ giúp, ứng phó lảng tránh và ứng phó tiêu cực. Các cách ứng phó với stress được công nhân nhìn chung kh ng đạt hiệu quả. Trong 3 cách ứng phó với stress của công nhân thì cách ứng phó tìm kiếm sự trợ giúp và tập trung vào vấn đề, cách ứng phó lảng tránh được công nhân sử d ng nhiều hơn cách ứng phó tiêu cực với stress điều này cho thấy c ng nhân đã biết lựa chọn cách ứng phó tích cực trong ứng phó với stress. Tuy nhiên, các cách ứng phó với stress của công nhân không có hiệu quả, vì vậy cần có những nghiên cứu phát triển nhằm giúp công nhân biết lựa chọn cách ứng phó tích cực và có hiệu quả cao khi ứng phó với stress trong hoạt động nghề nghiệp. Kết quả nghiên cứu bước đầu đề cập đến các cách ứng phó với stress của công nhân tại Công ty TNHH HNL Vina, vậy mối liên hệ giữa các tác nhân gây stress, những trải nghiệm stress với hệ quả do stress ở công nhân và cách ứng phó với stress ở c ng nhân như thế nào? Trong bài viết này còn chưa được đề cập đến đây chính là hướng nghiên cứu tiếp theo cho các công trình nghiên cứu đề cập đến stress ở công nhân 1289
  6. tại Công ty TNHH HNL Vina nói riêng và ở công nhân trong hoạt động nghề nghiệp nói chung trong giai đoạn hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Thị Mai Hương (chủ biên) (2007), Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.[10] [2] Đinh Thị Hồng Vân (2014), Cách ứng phó với những cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên thành phố Huế, Luận án tiến sĩ Tâm l học, Học viện Khoa học xã hội. [3] Trịnh Viết Then (2016), Stress ở giáo viên mầm non, Luận án tiến sĩ Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội. [4] Lazarus, R.S. & Folkman, S. (1984), Stress, appraisal, and coping, Springer, NY. [5] Lazarus, R.S. (1993a), Coping theory and research: Past, present and future, Journal of Pschosomatic Medicine, Vol 55, p. 232 – 247. [6] Ross, R.R. and Altmaier, E.M. (1994), Intervention in occupational stress, A Handbook of Counselling for stress at work, Sage Publication Ltd. 1290
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1