intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy học tích hợp và dạy học phân hóa môn Ngữ văn ở trường THPT: thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

117
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày thực trạng và giải pháp, đồng thời đưa ra một số biện pháp ứng dụng dạy học tích hợp và dạy họ phân hóa cho học sinh THPT, học sinh viết theo chủ đề, chương trình đọc sách, thiết kế bài học theo hướng đọc hiểu, tích hợp cùng môn, tích hợp liên môn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy học tích hợp và dạy học phân hóa môn Ngữ văn ở trường THPT: thực trạng và giải pháp

  1. DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 Dạy học tích hợp và dạy học phân hóa môn ngữ văn ở truờng THPT: thực trạng và giải pháp ThS. Huỳnh Văn Thế* 1. Thực trạng Dạy học tích hợp (DHTH) và dạy học phân hóa (DHPH) ở trường THPT nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng được xem là xu thế phát triển của giáo dục Việt Nam sau 2015. Tuy nhiên, DHTH và DHPH ở trường THPT vẫn chưa được quan tâm, ứng dụng đúng mức. Cách hiểu phổ biến của cụm từ DHTH là DHTH chung môn và DHTH liên môn. Trước nay, nhiều giáo viên (GV) nghĩ dạy bài A, liên hệ một vài đơn vị kiến thức ở bài B hay C, cùng môn học, là DHTH chung môn. Sách giáo khoa (SGK) Ngữ Văn THPT hiện hành cũng được biên soạn theo kiểu “tích hợp” các phân môn Văn học, Tiếng Việt và Làm Văn. Ở một số bài Tiếng Việt và Làm Văn, các ngữ liệu được trích dẫn từ các bài Văn học. Bên cạnh đó, khi tạo lập một văn bản, đương nhiên học sinh (HS) phải vận dụng kiến thức “tích hợp” của Tiếng Việt và Đọc Văn. DHTH liên môn có thể được hiểu là dạy học có sự kết hợp của nhiều môn học. Nhiều GV nghĩ tích hợp liên môn chính là khi triển khai dạy bài học A, GV liên hệ các kiến thức từ các môn học khác, những vấn đề ngoài nội dung SGK. Chẳng hạn, dạy học Ngữ Văn, GV có thể liên hệ kiến thức lịch sử, địa lí, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ môi trường, dân số…Tuy nhiên, DHTH lâu nay vẫn là sự liên hệ, chắp vá tạm thời. Việc vận dụng DHTH chưa mang lại hiệu quả là do: - Nhiều GV THPT thường biết rất ít về môn Tiếng Việt ở chương trình Tiểu học và môn Ngữ Văn ở THCS. Vì thế, họ không hiểu những kiến thức liên quan và những năng lực cần phát triển ở người học từ Tiểu học, THCS rồi đến THPT. Vì vậy, GV THPT cũng không nắm được nội dung HS đã học phần cơ bản ở bậc học dưới để lên bậc THPT học sâu hơn. Thành ra, nội dung bài học thường bị lặp lại kiến thức cũ, không khơi gợi, liên kết những kiến thức đã học, làm HS cảm giác nặng nề, chán nản. - GV bậc THPT thường chỉ được đào tạo một môn, hoặc hai môn như Toán – Tin, Lí – Tin. Ở bậc THCS, GV có một số môn liên quan như Văn – Sử – Giáo dục công dân, Sinh – Thể dục…Còn ở bậc Tiểu học, GV được đào tạo đa môn hơn để dạy cho một lớp học. Cũng vì thế, DHTH ở bậc Tiểu học có vẻ thuận lợi hơn bậc THPT. * Trường THPT Mang Thít – Vĩnh Long 174
  2. DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 - Các bài học bậc THPT, các môn học được biên soạn riêng lẻ và ở một số môn học, nội dung được biên soạn theo từng bài. Chẳng hạn, ở môn Ngữ Văn, chương trình được biên soạn theo từng bài riêng biệt. Mặc dù, Bộ GD-ĐT đã cho các trường tổ chức dạy học theo chủ đề nhưng ở các trường vẫn chưa mạnh dạn, vẫn dạy theo từng bài. Còn DHTH theo hướng liên môn càng ít được quan tâm. - Lâu nay, quan điểm ra các đề kiểm tra định kì của GV, các bài thi của Sở, Bộ GD- ĐT vẫn là học bài nào thi bài nấy và HS học thuộc bài thì điểm cao. - Môi trường học tập vẫn chưa được chú ý: lớp học đông đúc (trung bình trên 40 HS), phòng học nhỏ, bàn ghế cố định, thư viện thiếu sách cần thiết cho DHTH, quá trình học tập chủ yếu vẫn quanh quẩn trong phòng học… Còn DHPH thiên về phương pháp tổ chức giúp HS chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kĩ năng. Nhìn từ góc độ chiếm lĩnh kiến thức, DHPH giúp cho HS trung bình trong lớp cũng nhận được kiến thức mức độ trung bình. Còn HS khá giỏi sẽ thu nhận nhiều kiến thức hơn. Nhìn từ góc độ kĩ năng, phương pháp, DHPH là các cách thức, con đường để đi đến được kiến thức đó. Tóm lại, DHPH là dạy theo năng lực người học. Có thể lấy ví dụ, để đi từ điểm A đến điểm B, con chim có thể bay trên trời, con cá có thể lội dưới nước, con khỉ có thể chuyền cành. Từ lâu, Bộ GD-ĐT cũng đã định hướng DHPH bằng các loại hình trường: trường THPT chuyên, THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên. Sau, Bộ GD-ĐT phân hóa bằng chương trình phân ban: nâng cao tự nhiên, nâng cao xã hội, cơ bản, tự chọn; là chương trình nâng cao và chương trình chuẩn. HS học chương trình chuẩn thì cộng với những môn “tự chọn – bắt buộc”. Trong lớp học, nhà trường có thể xếp HS từ học lực giỏi đến trung bình yếu hay lớp giỏi, lớp khá, lớp trung bình yếu và nhà trường yêu cầu bài dạy phù hợp với các đối tượng. Cách GV thường làm là sử dụng câu hỏi phân hóa, bài tập phân hóa. Nghĩa là hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài, bài tập rèn luyện sẽ được phân chia từ theo độ khó mức độ thấp đến cao. Việc vận dụng DHPH vẫn còn bị hạn chế bởi: - Một số GV và nhà trường vẫn chưa chấp nhận, con người có một số năng lực, thiên hướng nhất định. GV mong muốn tạo ra một sản phẩm “toàn diện”. Toàn diện ở đây có thể hiểu là giỏi tất cả các môn học. - Nhiều môn phổ thông bắt buộc, thiếu môn năng khiếu để HS phát triển. - Nội dung môn học nhiều, tổng số môn nhiều, GV và HS rất ít có thời gian để tìm hiểu giải quyết vấn đề để hình thành phương pháp, kĩ năng ở người học. - GV nào cũng cho môn học mình quan trọng và muốn rót thật đầy kiến thức vào người học. Theo họ, đó là sự thành công của quá trình đào tạo. Cách thức thường làm là kiểm tra bài cũ. HS trình bày nội dung bài đã học nhưng lại thiếu bài tập, thiếu phương pháp khắc sâu và chưa hình thành kĩ năng giải quyết một vấn đề. Nói chung, GV chưa chú ý đến con đường hình thành kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho người học. 175
  3. DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 - Do ảnh hưởng bởi “lễ giáo phong kiến”, một số GV chưa tôn trọng “tinh thần khoa học”. GV chưa chấp nhận những ý kiến trái chiều, tư duy phản biện của HS. Còn HS không tự tin, sợ nói sai và ỷ lại người thầy. - GV chưa chỉ HS thấy, cùng cách thức, phương pháp, HS có thể vận dụng ở nhiều môn học, kết hợp nhiều môn học để cho ra sản phẩm. - Theo tôi, điều quan trọng của DHPH là năng lực tự học cho người học. Thế nhưng, đa số HS vẫn chưa có phương pháp học tập phù hợp và năng lực tự học suốt đời. 2. Giải pháp Đầu tiên GV phải hiểu đúng quan niệm: “Lấy người học làm trung tâm”. Quan niệm ấy có nguồn gốc từ Deway – nhà sư phạm Mỹ nổi tiếng. Nguyễn Trọng Hoàn hiểu đó là: “Học sinh là mặt trời quy tụ xung quanh nó mọi phương tiện giáo dục”. Nghĩa là GV dùng tất cả các phương pháp, các phương tiện để hướng dẫn HS tự chiếm lĩnh kiến thức, dần hình thành các kĩ năng, hình thành các năng lực cần thiết. Quá trình giáo dục giúp “người học ban đầu” thành “người học có năng lực” để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống. Vậy, sản phẩm của giáo dục là con người. Con người ấy phải có năng lực để tư duy, hành động và sáng tạo. Thế kỉ trước, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: “Cái quan trọng nhất trong giảng dạy nói chung, và giảng dạy văn nói riêng là rèn luyện bộ óc, là rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tìm tòi, phương pháp vận dụng kiến thức” [1,392]. Mà đối tượng người học thì rất đa dạng. Nhiều nhà nghiên cứu tâm lí – giáo dục đưa ra nhiều thuyết để phân hóa đối tượng người học: Vygotsky với thuyết “vùng phát triển gần nhất”, A.Maslow với thuyết nhu cầu, Dewey với thuyết về kinh nghiệm, Anthony Gregore với thuyết về phong cách tư duy. Còn Gardner thì trình bày thuyết đa trí thông minh. Theo ông, có ít nhất 8 kiểu trí thông minh và các kiểu trí thông minh này đều ảnh hưởng đến sự thành công của người học [7,21]. Vậy người GV phải thiết kế các chiến lược dạy học phù hợp nhu cầu, năng lực và phong cách học khác nhau của HS trong lớp học Sau đó, người dạy xây dựng các bài học, các chủ đề tích hợp phù hợp. Hiện nay, GV cần chú ý nhiều đến là các bài học tích hợp. Bởi hiện nay, SGK vẫn được biên soạn theo từng bài riêng lẻ. Và việc xây dựng chủ đề tích hợp không phải một hay một nhóm GV có thể làm được ngay. Khi thiết kế tiến trình dạy học, GV chú ý đến hệ thống kĩ năng cần sử dụng để hình thành những năng lực cho người học: năng lực cá nhân, năng lực chuyên môn, năng lực xã hội. Sở GD-ĐT, nhà trường tạo môi trường học tập tốt nhất có thể: lớp học vừa phải (trung bình 25 đến 30 HS), phòng học rộng rãi, được trang bị các vật dụng, thiết bị, phương tiện kĩ thuật cần thiết, bàn ghế linh hoạt; xây dựng thư viện tiên tiến, nối kết tài liệu mở của các trung tâm học liệu; mạnh dạn tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài trời, tham quan nghiên cứu thực tế. 176
  4. DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 Tóm lại, người GV phải luôn đặt câu hỏi: Đối tượng dạy học của chúng ta là ai? Chúng ta sẽ dạy cái gì cho họ? Chúng ta sẽ dạy như thế nào? Dạy như thế nhằm mục tiêu giáo dục nào? Người học đã hình thành được năng lực ấy chưa? Do đặc thù ở trường học Việt Nam, lớp đông HS, trường có nhiều lớp nên muốn có lớp học lí tưởng: theo năng lực người học, theo môn tự chọn,… là chưa thể. Nên chúng tôi tạm thời chia 2 đối tượng HS giỏi và HS THPT đại trà. 2.1. Dạy học sinh giỏi - Đối tượng này có năng lực: đọc tài liệu, diễn đạt (bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết), năng lực thẩm mĩ. - Xây dựng các chủ đề. - Xác định năng lực cần hình thành ở người học: Kĩ năng đọc đề, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng diễn đạt, kĩ năng sáng tạo… - Xác định phương pháp, cách thức, thời gian thực hiện: HS tài liệu, HS báo cáo thuyết trình, HS thảo luận… Giả sử chủ đề “Đất nước Việt Nam” và vấn đề nhỏ cần tìm hiểu: Lá cờ Việt Nam. Lúc bấy giờ, HS có thể đặt những câu hỏi: Lá cờ có từ bao giờ, gắn bó với danh tướng, chiến công (lịch sử), lá cờ xuất hiện ở đâu, dấu ấn vùng đất (địa lí), lá cờ xuất hiện trong những tác phẩm văn học (văn học), vai trò lá cờ trong cuộc sống con người, những dịp xuất hiện của lá cờ (xã hội)… HS sẽ tìm hiểu ở nhà bảo tàng, sách, tài liệu, mạng internet, hỏi người khác, phát phiếu điều tra… HS tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu, tổng hợp các kiến thức về ngôn ngữ (tiếng Việt…), về quy tắc viết (phương thức biểu đạt…), HS tạo lập văn bản. Sau này, khi gặp vấn đề khác, như Chiếc áo dài, chiếc võng Trường Sơn… HS có thể tự tìm hiểu. 2.2. Một số biện pháp ứng dụng DHTH và DHPH cho học sinh THPT Năng lực của đối tượng này rất đa dạng. Thông thường, lớp học được chia thành HS khá giỏi, HS trung bình yếu. Giải pháp tình thế là khi triển khai, bài học hay các chủ đề, GV chú ý phân hóa câu hỏi, mức độ dễ và khó của bài tập để yêu cầu HS phát biểu phù hợp. HS yếu không cảm giác nặng nề hay bị bỏ rơi. HS khá giỏi vẫn có thể phát huy năng lực bản thân. Một số biện pháp ứng dụng DHTH và DHPH 2.1. HS trình chiếu bài học (Có thể xem đây là một dạng phương pháp thuyết trình) Các bước thực hiện + Bước 1. Giới thiệu chương trình học, mục đích, yêu cầu cần đạt; + Bước 2. Giới thiệu các chủ đề, nội dung cơ bản của môn học và yêu cầu HS chuẩn bị; + Bước 3. Phân nhóm HS thực hiện, thời gian chuẩn bị (quy định về trình chiếu, diễn giảng, thuyết minh…); 177
  5. DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 + Bước 4. Thực hiện. + Bước 5. Nhận xét, đánh giá Chẳng hạn, tại trường THPT Mang Thít, chúng tôi đã thực hiện sử dụng phương pháp này từ năm 2009 đến nay. Nhiều HS nghiên cứu, thuyết minh, giảng giải bằng trình chiếu rất tốt vấn đề. Khi chúng tôi giới thiệu cách thức thực hiện cho nhiều đồng nghiệp, nhiều người vẫn cho rằng, cách thức này chỉ phù hợp với HS giỏi, HS trường chuyên. Hoàn toàn ngược lại, tất cả các HS đều có thể thực hiện. Nhiều HS từng thuyết trình tại lớp, khi bước vào giảng đường cao đẳng, đại học, đã rất tự tin với việc trình chiếu, thuyết giảng vấn đề. 2.3. HS viết theo chủ đề Các bước thực hiện + Bước 1. Xác định đối tượng viết: HS lớp chủ nhiệm, lớp thực dạy, HS giỏi, HS ở câu lạc bộ văn học. + Bước 2. Xác định chủ đề cho từng tháng, từng học kì cho từng loại đối tượng + Bước 3. Học sinh viết và chia sẻ Thông thường, GV chỉ yêu cầu HS viết các bài kiểm tra định kì. Nhưng những đề bài ấy thường mang cảm giác bắt buộc thực hiện. Vì vậy, hướng dẫn HS viết theo chủ đề vừa gợi đề tài gần gũi, vừa gợi nên sở thích, sáng tạo của HS. Năm học 2013-2014, chúng tôi hướng dẫn HS viết theo đề tài: Nói lời yêu thương. Các em có thể trình bày tình cảm của mình dành cho con người và cuộc sống xung quanh theo lối diễn đạt riêng. Hay khi ra đề, GV có thể gợi HS viết từ một bức ảnh ý nghĩa, một câu chuyện “quà tặng cuộc sống”, một bài báo… Ví dụ, Sau khi cho HS xem clip “Hạ thấp tiêu chuẩn” trên trang youtube.com, GV có thể ra đề: Bài học của anh/chị từ câu chuyện “Hạ thấp tiêu chuẩn”. Sau khi HS đọc câu chuyện về Thượng tá Lê Đức Đoàn, GV có thể ra đề: Bài học từ người cảnh sát giao thông ấy. HS vận dụng các kĩ năng để tạo lập văn bản. 2.4. Chương trình đọc sách Các bước thực hiện + Bước 1. Giới thiệu các quyển sách cần đọc trong từng tháng, từng học kì (chủ đề sách, loại sách) + Bước 2. Giới thiệu thư viện, tài nguyên qua mạng, HS mua sách để đọc. + Bước 3. Giới thiệu chủ đề cho từng quyển sách, HS đọc và viết về bài luận + Bước 4. Tổ chức chương trình giới thiệu sách toàn trường, tổ chức buổi chia sẻ sách. 178
  6. DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 Ảnh 1,2. Giờ đọc sách, chia sẻ sách lớp 12.3 năm học 2013-2014 Trường THPT Mang Thít (Vĩnh Long) Yêu cầu khi đọc sách, HS có thể đọc những tác phẩm phù hợp lứa tuổi, những quyển sách giới thiệu về các tác phẩm trong nhà trường…Những quyển sách phát triển năng lực cảm thụ, tư duy, kĩ năng sống luôn cần thiết. Giải quyết vấn đề không đủ sách, không có sách bằng cách đọc sách qua internet, thư viện và mua sách. Năm 2013-2014 và năm nay, chúng tôi đã hướng dẫn HS đọc các quyển: Một lít nước mắt (Kyto Aya), Nhật kí Đặng Thùy Trâm, Mãi mãi tuổi hai mươi, John đi tìm Hùng, Nhật kí Anne Frank, Tôi tài giỏi bạn cũng thế, Những tấm lòng cao cả… 2.5. Thiết kế bài học theo hướng đọc hiểu, tích hợp cùng môn, tích hợp liên môn Các bước thực hiện + Bước 1. Hướng dẫn hệ thống câu hỏi cụ thể, chi tiết cho HS. + Bước 2. Triển khai bài dạy theo hướng đọc hiểu + Bước 3. Luyện tập Dưới đây là tiến trình dạy học bài “Chữ người tử tù” theo hướng đọc hiểu: Giai Nội dung Hệ thống câu hỏi Kĩ năngNăng đoạn chính lực Chuẩn bị Thực hiện Hệ Đọc hiểu Tự thống câu hỏi văn bản học, tự đọc hiểu nghiên cứu Diễn biến Nội dung 1: - Giới thiệu những nét chính về tác giả Tìm hiểu 179
  7. DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 tiết học Đọc hiểu tiểu (phong cách…) một tác giả dẫn - Giới thiệu tác phẩm (xuất xứ, nhan văn học đề…) Nội dung 2. - Kể tên các nhân vật chính trong tác Tìm hiểu Năng Đọc hiểu văn phẩm? nhân vật lực bản “Chữ - Bằng 1 câu/cụm từ, anh/chị thâu tóm khái người tử tù” tính cách/tài năng/số phận… của từng quát nhân vật đó? vấn đề - Mối quan hệ giữa các nhân vật đó? - Chia bố cục văn bản? Lí giải, tại sao chia theo bố cục ấy? - Ông Huấn là người viết chữ “rất nhanh Tìm hiểu Năng và rất đẹp” nhân vật lực sử + Ai nói câu ấy? Nói với ai? dụng + Thái độ? Tình cảm? Quyết tâm của ngôn người nói? (nếu bỏ tính từ chỉ mức độ ngữ “rất”, liên từ “và”) + Trong tác phẩm còn lời đánh giá nào là tương đồng? + Người được đánh giá? + Thái độ của tác giả? - Trước thái độ “xấc xược” của Huấn Tìm hiểu Năng Cao, viên quản ngục nhân vật lực lí + Ra lệnh đánh 100 hèo giải + Bật khóc và lui ra vấn đề + Không đãi rượu thịt nữa + Cách đối xử khác. - Bức ảnh đã gợi được những chi tiết nào Tìm hiểu Năng trong tác phẩm? nhân vật lực liên tưởng tưởng tượng - “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” Tìm hiểu Năng + Ai nói? Nói với ai (người đó có nhân vật lực vị thế như thế nào)? Nói lúc nào (trước liên đó có sự việc gì xảy ra)? Câu nói ấy tưởng, nghĩa là gì? tưởng + Từ hành động cúi đầu của quản tượng ngục, liên tưởng cúi đầu trước hoa mai 180
  8. DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 của của Cao Bá Quát - Viết tiếp câu chuyện: Hôm sau… Nối kết cột A và B sao cho hợp lí: Tìm hiểu Năng nhân vật lực khái quát A B Tính cách/phẩm Biểu hiện chất 1. Tài hoa a. Viết chữ rất nhanh rất đẹp 2. Khí phách của b. Thiếu chút nữa ta đã phụ trang anh hùng một tấm lòng trong thiên hạ dũng liệt 3. Nhân cách cao c. Chữ ông Huấn đẹp lắm, cả, thiên lương vuông lắm trong sáng d. Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây e. Người chọc trời khuấy nước... f. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ g. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi - Thảo luận Tìm hiểu Năng Sự giống và khác nhau giữa nhan đề nhan đề lực “Dòng chữ cuối cùng” và “Chữ người tử giải tù”? Có thể đặt nhan đề: “Người tử tù và quyết người tù chung thân” không? Tại sao? vấn đề Cái đẹp trong tác phẩm “Chữ người tử tù”? Luyện Nội dung 3 Viết đoạn cảm nhận vẻ đẹp Huấn Cao. Viết đoạn Năng tập Viết đoạn cảm nhận về dòng chữ cuối lực sử cùng. dụng ngôn ngữ Dưới đây là hướng triển khai dạy học bài “Đất Nước” theo hướng liên môn: 181
  9. DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm Đơn vị kiến thức Vận dụng kiến thức liên môn - Quê hương của Lịch sử: Cố đô - Huế - mảnh đất cố đô, có bề dày văn hóa dân Nguyễn Khoa Điềm Văn hóa: Bề dày gian Địa lí: Miền - Chất Huế qua bài hát. Trung Âm nhạc: Nhạc về Huế - Hồn thơ Nguyễn Văn hóa: Điệu hò Hồn thơ mang âm hưởng dân ca Khoa Điềm mái nhì mái đẩy - Hoàn cảnh ra đời của Lịch sử: Chiến - Cảnh tỉnh thanh niên ở đô thị tạm chiếm, nhiều “Mặt đường khát khu Bình Trị người muốn quên đi quê hương đất nước, mê vọng” Thiên; thanh niên đắm những đồng đô la xanh đến từ bên kia đại ở đô thị tạm dương chiếm miền Nam; - Khơi lên lòng yêu nước mạnh mẽ và con chống Mĩ đường đấu tranh giải phóng dân tộc - Đề tài Đất Nước Lịch sử - Bài hát “Đất nước” của Phạm Minh Tuấn Âm nhạc - Thời đại Hùng Vương lập quốc đến thời đại Hồ Văn hóa Chí Minh. - Nhiều vần thơ về đất nước: Quê hương – Bài học đầu đời cho em; Đoạn trích “Lòng yêu nước” của E-ren-bua. Đọc hiểu nội dung 1: Lịch sử * “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà Đất nước hình thành từ Văn hóa ăn/ Đất Nước lớn lên khi dân mình bắt đầu trồng những gì gần gũi, Xã hội tre mà đánh giặc” thiêng liêng; từ huyền Văn học dân gian - Lịch sử: Triều đại, chống giặc… thoại cao quý; từ mối Hội họa/nhiếp ảnh - Văn hóa: Miếng trầu đầu câu chuyện, hỏi cưới, quan hệ giữa cá nhân ruộng đồng… và cộng đồng. - Văn học dân gian: truyền thuyết, cổ tích, ca dao… → Diễn đạt: Đất Nước có từ rất lâu đời. Tác giả không diễn đạt bằng cách gợi lên các vương triều Đinh, Lý, Trần Lê như trang sử. Tác giả diễn đạt bằng câu chuyện “miếng trầu”, “trồng tre đánh giặc”. Miếng trầu gợi phong tục “miếng trầu đầu câu chuyện”, còn nhắc đến truyện cổ giàu lòng thương yêu Sự tích Trầu Cau… * “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình/ Phải biết gắn bó và san sẻ…” 182
  10. DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 - Xã hội: Thanh niên sẵn sàng hi sinh vì đất nước → Diễn đạt: Đất nước là máu xương nên chúng ta phải biết gìn giữ. Biết bao người đã “hóa thân” cho đất nước. Đọc hiểu nội dung 2: Lịch sử * “Em ơi hãy nhìn rất xa/ Vào bốn nghìn năm Đất nước của nhân dân Địa lí Đất Nước” Văn hóa - Lịch sử: 4000 năm dựng nước Xã hội → Diễn đạt: Từ thuở Hùng Vương lập quốc đến Văn học dân gian nay là 4000 năm. Con số 4000 gợi niềm tự hào Hội họa/nhiếp ảnh dân tộc. * “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu” - Địa lí: Hòn Vọng Phu,… → Diễn đạt: Câu chuyện kể về người vợ chờ chồng hóa đá không chỉ ở Đồng Đăng, mà còn ở Bình Định… Những ngọn núi chờ dọc chiều dài đất nước… * “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng/ Họ chuyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi” - Văn hóa: phong tục tập quán → Diễn đạt: Họ là tiền nhân. Họ đi mở cõi. Họ lưu truyền văn hóa có bề dày 4000 năm. * “Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi/ Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội” - Văn học dân gian: ca dao “Cầm vàng…” → Diễn đạt: Dân tộc có một lòng yêu thương nồng nàn. Nó phát triển thành tình yêu đất nước. * “Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu…” - Hội họa: Vẻ đẹp đồng quê… → Diễn đạt: Bức tranh về dòng sông bến nước con đò… gợi nên tình yêu quê hương trong lòng dân tộc. Phần kết Âm nhạc Bài hát về đất nước, quê hương… miền Tây → Diễn đạt: Hãy cảm nhận về đất nước, từ một bài hát, từ một làn dân ca, từ câu thơ giản dị… Nhiều năm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đọc hiểu cho môn Ngữ Văn nhưng môn Ngữ Văn vẫn là phân tích, giảng văn mang cái vỏ đọc hiểu. Dưới đây là bảng so sánh tiết học hiện nay và tiết học đọc hiểu 183
  11. DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 Giai đoạn Tiến trình dạy Tiết học hiện nay Tiết học đọc hiểu học Chuẩn bị Ít tốn thời gian Tốn nhiều thời gian Chưa hiểu kiến thức mới Hiểu được kiến thức mới qua hoạt động tìm hiểu Bồi dưỡng năng lực tự học Diễn biến tiết Kiểm tra bài cũ Tái hiện lại kiến thức đã Kiểm tra hệ thống câu hỏi học học buổi trước đọc hiểu, bài tập thực (Thời gian 45 hành, sản phẩm nghiên phút) cứu của người học Bài mới Kết hợp nhiều phương GV-HS cùng chiếm lĩnh pháp để phân tích một kiến thức qua hệ thống bài học câu hỏi, bài tập… để hình thành kĩ năng cho người học Củng cố, dặn dò Tái hiện lại kiến thức vừa Hệ thống bài tập nâng cao, học nghiên cứu cho người học Soạn bài cho tiết học sau (mở rộng vấn đề sang (câu hỏi theo SGK) nhiều lĩnh vực…) Hệ thống câu hỏi đọc hiểu, bài tập thực hành, bài tập nghiên cứu cho người học Thật ra dạy học theo hướng tích hợp cùng môn thì không phải là vấn đề mới, nhưng GV bậc THPT chưa thực hiện, hay chưa thực hiện thấu đáo. Chẳng hạn ở môn Ngữ Văn, khi dạy bài “Vào phủ chúa Trịnh”, thông thường, GV chỉ hỏi thế nào là y đức, có GV còn cho HS viết lên suy nghĩ về y đức ngày nay. Nếu GV có thể gợi các văn bản đã học: Tuệ Tĩnh (Những vì sao đất nước) – Ngữ Văn 6 tập 1, trang 44, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (Hồ Nguyên Trừng) – Ngữ Văn 6, tập 1, trang 162. Hai văn bản này sẽ giúp HS lớp 11 nhanh chóng hình thành nội dung từ “lương y”, “y đức”, điều này giúp các em dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận nhân vật Lê Hữu Trác – Hải Thượng Lãn Ông. Nếu GV gợi thêm văn bản: “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ - Ngữ Văn 9, tập 1, trang 60 thì HS nhanh chóng định hình thể loại: kí (tùy bút, bút kí…) cho văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” (trích “Thượng kinh kí sự”) Còn tích hợp theo hướng liên môn thì trước nay GV cũng chỉ dừng lại ở xem nó như một phương pháp trực quan. Chẳng hạn, khi triển khai dạy học bài “Ai đã đặt tên cho 184
  12. DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 dòng sông?” thì GV cho HS nghe một đoạn nhạc về Huế, bản đồ xứ Huế, về dòng sông Hương, sau đó thì cả thầy và trò cùng tập trung vào bài. Với bài này, GV có thể tích hợp cùng môn như “Ca Huế trên sông Hương”, Ngữ Văn 8, tập 1. Các nhà thơ viết về xứ Huế: Hàn Mặc Tử với “Đây thôn Vĩ Dạ”, Ngữ Văn 11, tập 2. Tích hợp liên môn như lịch sử: Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (Tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân 1975), địa lí: Duyên hải miền Trung, âm nhạc: Nhã nhạc cung đình Huế, nhạc về Huế. 2.5. Xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá năng lực người học. Kiểm tra đánh giá theo năng lực cũng không phải là vấn đề mới. Điều quan trọng là dùng phương thức gì và đánh giá những năng lực gì ở người học. Các năng lực được chú ý trong thời gian gần đây là đọc hiểu, viết. Câu hỏi kiểm tra đánh giá năng lực người học theo hướng liên môn. Tháng 4/2014, PGS Đỗ Ngọc Thống - Phó Vụ trưởng vụ THPT của Bộ GD đã đưa ra đề thi đề nghị, trong đó có nội dung: Cho tình huống sau: Giả sử trong những ngày tháng 5 lịch sử, tại mảnh đất Điện Biên hôm nay anh, chị được gặp một người anh hùng trong chiến dịch Điện Biên năm xưa... Anh, chị và người ấy sẽ nói với nhau chuyện gì? Đi thăm những nơi nào? Hãy ghi lại điều đó và phát biểu những suy nghĩ, cảm xúc của mình sau cuộc gặp gỡ ấy. Điều đầu tiên đối với GV bậc THPT là “sốc”. Cuộc đổi mới vội vàng ở thời điểm cuối năm làm GV lo lắng cho HS của mình. Rõ ràng, với đề văn này, HS không chỉ vận dụng kiến thức và kĩ năng môn Ngữ Văn để làm bài. Muốn làm tốt, người học phải nắm vững kĩ năng làm văn kể chuyện, phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, phát biểu cảm nghĩ. Đồng thời các em phải vận dụng kiến thức lịch sử, địa lí về Tây Bắc, về Điện Biên Phủ. HS phải vận dụng năng lực liên tưởng, tưởng tượng nữa. Thật ra, chương trình Ngữ Văn 9 cũng có một đề văn rèn luyện năng lực kể chuyện, tưởng tượng: “Kể về một cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12). Trong buổi gặp đó, em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc” tập 1, trang 191. 3. Lời kết DHTH và DHPH cần phải được nghiên cứu kĩ, sâu và áp dụng rộng rãi. Điều này cần phải có thời gian, tâm huyết và sự đồng lòng của cả một hệ thống. Khi Bộ GD-ĐT xây dựng khung chương trình linh hoạt, GV chủ động trong việc chọn nội dung, chọn chủ đề phù hợp để dạy cho HS. Bên cạnh đó, một số GV cần thay đổi tư duy: phải có niềm tin vào bản thân mình, dám nghĩ đúng, làm đúng; có năng lực nghiên cứu và trở thành nhà nghiên cứu; không phải chỉ sản phẩm nghiên cứu của ai đó rồi mới thực hiện một cách thụ động. GV có năng lực sáng tạo. Khi dạy học phải sáng tạo, nền giáo dục tạo ra những con người sáng tạo. Tóm lại, GV chuyển từ dạy “cái” sang dạy “cách” cho người học. Khi xác định quá trình dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” thì càng phải đề cao vai trò của người thầy. 185
  13. DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 Chúng ta tự hào về truyền thống hiếu học và nền văn hóa 4000 năm. Và người Việt Nam học rất giỏi. Phải chăng việc làm quan trọng của nền giáo dục Việt Nam là “Xây dựng nền Giáo dục Việt Nam”. Đó phải là nền giáo dục tiên tiến cho con người Việt Nam phát triển. Những gì tiếp thu từ nền giáo dục nước ngoài, những nghiên cứu mới về giáo dục để hoàn thiện hơn nền giáo dục Việt Nam. Nhà giáo dục tránh vội vàng, choáng ngợp mà biến nền giáo dục thành nồi lẩu thập cẩm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Văn Đồng (1996), Tuyển tập văn học, Nxb Văn học. 2. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tiếp cận văn học, Nxb Khoa học xã hội. 3. Nguyễn Kim Hồng, Huỳnh Công Minh Hùng (2013), Dạy học tích hợp trong trường phổ thông Australia, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM, số 43. 4. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo dục. 5. T.A. Ilina (1978), Giáo dục học (tập 1, tập 2), Nxb Giáo dục 6. Phan Trọng Luận (1978), Con đường nâng cao hiệu quả dạy Văn, Nxb Giáo dục. 7. Nguyễn Tuyết Nga, Leen Pil (2011), Mô-đun phương pháp học theo hợp đồng (Tài liệu tập huấn của VVOB, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 186
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
34=>1