« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng hệ thống chuyên đề nâng cao dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi khối 4 và khối 5


Tóm tắt Xem thử

- Tên sáng kiến: Xây dựng hệ thống chuyên đề nâng cao dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi khối 4 và khối 5..
- Tác giả sáng kiến: Trần Thị Hiền Chức vụ công tác: Giáo viên tiếng Anh.
- Là một giáo viên Tiếng Anh đứng lớp giảng dạy nhiều năm và đã tham gia bồi dưỡng học sinh năng khiếu một số năm học tôi băn khoăn trăn trở: Học như thế nào cho tốt? Dạy như thế nào cho thật sự có hiệu quả? Một tiết dạy bình thường trên lớp cũng cần phải chuẩn bị bài kỹ lưỡng mới có thể dạy tốt được và mang lại hiệu quả.
- Nhưng một tiết dạy bồi dưỡng học sinh năng khiếu còn có yêu cầu cao hơn rất nhiều.
- Câu hỏi mà bất cứ ai tham gia bồi dưỡng học sinh năng khiếu cũng luôn đặt ra: làm thế nào để đạt kết quả tốt trong khoảng thời gian ngắn? Làm sao để các em phát huy hết năng lực của mình trong một thời gian làm bài ấn định? Bằng tất cả mọi nỗ lực của mình trong suy nghĩ, tìm tòi, trao đổi, thảo luận với các đồng nghiệp khác trong trường cùng với việc cọ xát thực tiễn trải nghiệm công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu Tiếng Anh ở bậc Tiểu học qua một số năm, tôi mạnh dạn chia sẻ một số ý kiến, suy nghĩ của mình qua sáng kiến: “Xây dựng hệ thống chuyên đề nâng cao dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi khối 4 và khối 5.”.
- Điều đó đặt ra cho giáo dục hiện nay phải có sự đổi mới cách dạy của người thày,người cô,phương pháp học của trò để giúp các em nắm được ngôn ngữ tiếng Anh một cách vững chắc và sử dụng nó trong các hoạt động học tập..
- được điều đó, chúng ta, những giáo viên đồng thời cũng là những người đứng ra tổ chức, điều khiển việc học, phải rèn cho học sinh đầy đủ bốn kỹ năng nghe - nói - đọc - viết.
- Muốn giao tiếp được bằng Tiếng Anh đòi hỏi học sinh song song với việc rèn luyện các kĩ năng là học ngữ pháp để áp dụng vào thực thế giao tiếp.
- Đối với học sinh ở bậc tiểu học, nội dung kiến thức và mẫu câu không nhiều, nhưng đòi hỏi các em phải có một lượng ngữ pháp nhất định để thực hành và tham gia vào các cuộc thi..
- “Xây dựng hệ thống chuyên đề nâng cao dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi khối 4 và khối 5.” với hy vọng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh cho các em học sinh tiểu học..
- Trong việc dạy Tiếng Anh, giúp học sinh học được, học tốt một ngoại ngữ, là một vấn đề luôn băn khoăn, trăn trở của các giáo viên dạy Tiếng Anh.
- Việc học không chỉ đơn thuần là việc giúp học sinh một cách chung chung mà còn là việc giúp các em làm bài tập chính xác và áp dụng trong thực tế bằng Tiếng Anh..
- Vì vậy, việc tìm ra những cách thức giúp các em học tốt ngữ pháp là nhiệm vụ của mỗi giáo viên với mục đích giúp học sinh hiểu, nắm vững kiến thức.
- Việc dạy và học môn tiếng Anh tuy không còn mới mẻ nhưng khó đối với tất cả giáo viên và học sinh vùng khó khăn,vùng sâu vùng xa.
- Theo Bộ giáo dục,năm 2015-2016 cả nước có hơn 1,8 triệu học sinh học theo chương trình đề án tiếng Anh.
- Tuy đạt được một số kết quả nhưng Bộ giáo dục cũng thừa nhận rằng việc triển khai chương trinh ngoại ngữ mới ở giáo dục phổ thông còn lung túng,số lượng học sinh được học theo chương trình ngoại ngữ mới còn thấp so với mục tiêu giai đoạn.
- Việc dạy tiếng Anh tăng cường trong các cơ sở đào tạo cũng chưa tốt dẫn đến nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp cấp Tiểu học chưa đáp ứng được yêu cầu và năng lực ngoại ngữ.
- Môi trường học tiếng Anh của học sinh cũng đang được nâng cao với sự quan tâm cả vật chất và tinh thần của nhà.
- Hơn nữa hiện nay tình trạng dạy và học tiêng Anh vẫn chưa được đảm bảo vì phụ thuộc vào việc chủ động vào tính tích cực học tập của các em học sinh? Làm thế nào để thu hút các em học sinh chú ý và các việc học ngoại ngữ là vấn đề đòi hỏi người làm giáo dục các thầy cô tâm huyết với nghề luôn nõ lực đề ra kế hoạch,chương trình và cái tiến phương pháp để dậy và học tốt hơn,nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập..
- Học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn học này..
- Có được sự hợp tác tốt giữa giáo viên và học sinh..
- Có nhiều sự quan tâm từ phía phụ huynh học sinh..
- Hầu hết học sinh tại trường đều là con em nông dân hoặc công nhân nên điều kiện đầu tư cho các con còn hạn chế..
- Học sinh tiểu học chưa có điều kiện,thói quen để tìm hiểu kiến thức mở rộng trên mạng internet và các kênh thông tin phục vụ cho việc học..
- Trước khi thực hiện sáng kiến: Đầu năm học 2020-2021 Lớp Số học sinh Số học sinh làm được.
- kiến thức nâng cao.
- Số học sinh làm và chưa làm được kiến thức cơ.
- Chúng ta có thể thấy, mặc dù chất lượng bài làm không thấp nhưng tỷ lệ học sinh làm được các dạng bài tập nâng cao là rất thấp.
- Điều này chứng tỏ là các em có sự yêu thích môn học nhưng chưa được nâng cao về mặt kiến thức mở rộng,chưa biết vận dụng để làm các dạng bài tập.
- Để giải quyết những khó khăn trăn trở trong công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu tôi đã tập trung vào một số vấn đề sau:.
- Hướng dẫn học sinh nắm kiến thức..
- Một số dạng bài tập nâng cao cho học sinh..
- dưỡng học sinh năng khiếu như sau:.
- Sau khi nhận lớp trực tiếp giảng dạy tôi đã tiến hành cho học sinh tự đăng kí tham gia bồi dưỡng năng khiếu Tiếng Anh và tạo địa chỉ mail của cá nhân cho học sinh..
- Xếp lịch bồi dưỡng cho học sinh cụ thể như sau:.
- Lập kế hoạch cụ thể về việc đăng kí và bồi dưỡng học sinh năng khiếu từ đầu năm học và xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu..
- Kế hoạch còn phải dự nguồn học sinh năng khiếu của năm học sau.
- Giáo viên Tiếng Anh cần liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lập danh sách học sinh năng khiếu để bồi dưỡng trong hè..
- Trước và sau giờ học 15 phút: giải đáp và đưa ra bài tập tự luyện tại nhà cho học sinh..
- Chú ý học sinh có năng khiếu Tiếng Anh, đưa ra các bài tập hổ trợ nhằm giúp các em phát triển các kỹ năng trong Tiếng Anh như nghe, nói, đọc, viết..
- Bản thân tôi đã thiết kế các dạng bài tập trên máy cho học sinh, nhằm giúp học sinh tự học trên mạng để chuẩn bị tốt cho các em tham gia các kì thi qua mạng, giao lưu trực tuyến..
- Tạo các địa chỉ mail để chia sẻ bài tập và làm bài trực tuyến với các em thông qua mạng Internet.
- Tôi đã cung cấp cho học sinh những tên sách cần thiết để học sinh tìm đọc.
- Tranh ảnh minh họa từ vựng cho học sinh giúp các em hứng thú tìm tòi học hỏi đồng thời tăng thêm vốn từ vựng cho học sinh..
- Hướng dẫn học sinh nắm kiến thức:.
- Chương trình học Tiếng Anh Tiểu học không yêu cầu giáo viên dạy ngữ pháp tuy nhiên học sinh năng khiếu cần nhiều kiến thức về ngữ pháp giúp các em hệ thống toàn bộ những gì đã học.
- Ngoài ra điều này còn giải đáp những thắc mắc của học sinh cụ thể như sau: “Tại sao chúng ta viết I get up at six o’clock nhưng She gets up at six o’clock”.
- Cần cung cấp cho học sinh Tiểu học những chủ điểm ngữ pháp như: Present Simple tense, Present Proggressive Tense, Past Simple Tense, Future Simple Tense, Intension Future with “be going to”, Modal Verb,….
- Nắm cách chia các dạng động từ trong câu.Tôi đã tiến hành như sau cho các em quan sát:.
- Hay chúng ta có thể cho các em đặt câu hỏi cho câu trả lời:.
- Chúng ta có thể cho các em nhìn tranh và hoàn thành câu : Ví dụ: This is my.
- Để các em khắc sâu nội dung phần ngữ pháp tôi đã cho các em thực hành theo nhóm học tập qua các phiếu bài tập tại lớp và bài tập về nhà để các em có thể ghi nhớ và vận dụng ngữ pháp vào thực tế..
- Nắm lại các từ chỉ đồ dùng học tập để các em ghi nhớ và vận dụng vào các năm học sau..
- Để các em khắc sâu từ vựng tại lớp và nâng cao vốn từ vựng ngoài việc cho các em đọc đồng thanh, nhóm, cá nhân.
- Tôi đã vận dụng một số trò chơi vào việc học từ vựng giúp các em “chơi mà học, học mà chơi”..
- Ở phần từ vựng giáo viên có thể cho học sinh làm cá nhân một số dạng bài sau:.
- Giáo viên cần phổ biến các dạng bài nghe, hướng dẫn kĩ năng nghe cho học sinh nghe ba lần ( lần 1: lắng nghe.
- Sử dụng phần mềm Balabolka, Talk- itwindows-malavida thiết lập các bài tập nghe cho học sinh như Listen and number, Listen and check, Fill in the missing words,….
- Gợi ý cho học sinh những chủ đề nói đơn giản, gần gũi với thực tế và theo những chủ điểm trong chương trình sách giáo khoa như về cá nhân, trường lớp, bạn bè, thế giới xung quanh,….
- Đặt câu hỏi theo từng chủ đề giúp học sinh thảo luận dễ dàng hơn.
- Theo sát sửa lỗi cho học sinh, đặc biệt quan tâm phát âm của học sinh..
- Tạo điều kiện cho học sinh hùng biện trước lớp, thành viên trước lớp dặt câu hỏi tranh luận.
- Để phát triển kĩ năng nói cho học sinh tôi đã chú ý đến một số vấn đề sau:.
- luyện tập cho các em cách phát âm chuẩn của từ có các âm cuối.Tổ chức cho các em quan sát từ và tập phát âm theo nhóm đôi..
- Cung các dạng bài đọc hiểu như Read answer, Read and complete, Read and choose the correct answer, True or false,… Nội dung bài đọc cần đa dạng giúp học sinh làm quen nhiều từ mới..
- Hướng dẫn học sinh cách đọc như thế nào để tránh mất thời gian mà vẫn hiểu nội dung chính và hoàn thành các bài tập.
- Giáo viên sử dụng tranh ảnh để thu hút sự chú ý của học sinh về chủ điểm của bài học và tạo không khí cho lớp học..
- Giải thích từ mới cho học sinh trước khi đọc hiểu là rất cần thiết.
- Điều đó làm cho học sinh thấy dễ dàng tiếp cận bài hơn..
- Đọc thầm giúp học sinh tự diễn đạt khả năng phát âm tự mình diễn đạt có thể tự đọc đi, đọc lại.
- Kiểm tra độ hiểu bài của học sinh bằng cách yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh có thể làm việc theo cặp, theo nhóm (Hỏi- Đáp).
- Yêu cầu học sinh viết câu, đoạn văn ngắn, hội thoại theo chủ đề trong phần kĩ năng nói trên lớp hoặc về nhà.
- Giáo viên sửa sai cho học sinh viết lại hoàn chỉnh..
- Cung cấp giới thiệu các bài viết mẫu cho học sinh năm trước, bài mẫu của giáo viên, bài viết từ sách hay, phù hợp cho học sinh tham khảo thêm..
- Cho học sinh quan sát tranh liên quan đến chủ đề chuẩn bị viết.
- Yêu cầu học sinh miêu tả về nội dung bức tranh.
- Học sinh dựa vào nội dung bức tranh và từ gợi ý để viết thành đoạn văn.
- Học sinh có thể thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng nhóm.
- Khi viết xong các em có thể trao đổi bàiviết cho nhau để góp ý và cùng nhận xét..
- Nói tóm lại, chúng ta cần cho các em nhiều dạng đề càng tốt để khi các em tham gia thi không gặp trở ngại..
- Vận dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi nhận thấy học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời các em nhiệt tình tham gia vào cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên Internet các cấp và đạt nhiều hiệu quả cao.
- Số học sinh làm được kiến thức nâng cao(trước.
- Số học sinh làm được kiến thức nâng cao(sau.
- trình bồi dưỡng..
- Ngoài ra phát sinh thêm khoản chi phí in các tài liệu,bài tập cho học sinh khoảng 250.0000đ cho một năm học 2020-2021 trên 1 lớp 4D..
- Để giúp học sinh rèn kĩ năng đọc và viết một cách chắc chắn, giáo viên cần dành thời gian để luyện đọc củng cố nâng cao..
- Để giúp các em phát triển kĩ năng nghe, nói giáo viên chú trọng đến việc phát âm đúng, đọc đúng, viết đúng ngay từ đầu..
- Trong phần luyện các kĩ năng giáo viên cần chú ý tới việc giúp đỡ các em, giáo viên cần động viên kịp thờ để khích lệ các em..
- Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo, phải đưa ra các tình huống có thể xảy ra khi hướng dẫn học sinh bồi dưỡng cho đúng cho hay.
- Muốn vậy giáo viên phải nắm chắc kiến thức phải quan tâm đến học sinh trong quá trình học tại lớp cũng như tại nhà..
- Tôi đã thường xuyên áp dụng biện pháp trên trong bồi dưỡng học sinh năng khiếu lớp Bốn, Năm của trường Tiểu học Thị Trấn Tân An năm học .
- Đặc biệt quan tâm đến các em chưa có điều kiện tiếp cận Internet tại nhà tạo điều kiện cho các em các em hoàn thành bài tập trên mạng tại trường qua các buổi bồi dưỡng..
- Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã rút ngắn được nhiều thời gian trong bồi dưỡng mà vẫn đảm bảo được kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các em tham gia kỳ thi học sinh giỏi.
- Riêng các em học sinh có hứng thú tích cực học tập, tìm tòi kiến thức mới hơn..
- Qua quá trình nghiên cứu sang kiến kinh nghiệm này tôi xin đề xuất một vài ý kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng môn tiếng Anh cho học sinh Tiểu học như sau:.
- Phòng giáo dục nên thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên môn theo từng cụm trường cho giáo viên tiếng Anh trên toàn huyện để chúng tôi có điều kiện trao đổi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi..
- Nên có chương trình cụ thể cho việc bồi dưỡng học sinh của từng khối..
- Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh tiểu học và cũng đã đạt được những thành công nhất định.
- Tôi mạnh dạn nêu ra để hội đồng khoa học xem xét, bổ sung, góp ý kiến để tôi có thêm những kinh nghiệm trong giảng dạy nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt