intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Lồng ghép kiến thức biển đảo trong dạy học môn Văn nhằm nâng cao nhận thức cho học viên TTGDNN-GDTX về chủ quyền biển đảo Việt Nam trong tình hình mới

Chia sẻ: Chubongungoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

27
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là xác định được bài học nào có thể tích hợp thì việc lựa chọn nội dung về biển đảo nào để đưa vào tích hợp trong bài giảng là điều quan trong nhất. Vấn đề biển đảo của Tổ quốc rất rộng do đó giáo viên nên chọn những nội dung vừa tầm với trình độ nhận thức của các em để tích hợp. Điều lưu ý là vẫn phải đảm bảo truyền đạt đủ kiến thức trọng tâm, nội dung bài học. Giáo viên không nên đưa quá nhiều chi tiết lan man, dẫn đến xa rời bài học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Lồng ghép kiến thức biển đảo trong dạy học môn Văn nhằm nâng cao nhận thức cho học viên TTGDNN-GDTX về chủ quyền biển đảo Việt Nam trong tình hình mới

  1. 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP- TỰ DO – HẠNH PHÚC ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến thị xã Bình Long Tôi tên : Tỷ lệ Trình độ Số Ngày, tháng, (%) Họ và tên Nơi công tác Chức danh chuyên TT năm sinh đóng môn góp Trung tâm TRIỆU Đại học 1 QUANG 15/10/1978 GDNN-GDTX Giáo viên 100% sư phạm PHỤC Bình Long Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Lồng ghép kiến thức biển đảo trong dạy học môn Văn nhằm nâng cao nhận thức cho học viên TTGDNN-GDTX về chủ quyền biển đảo Việt Nam trong tình hình mới” Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Người viết sáng kiến cũng là chủ đầu tư. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo. Sáng kiến được áp dụng thử ngày 20/9/2020 PHẦN 1: MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN I. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn “các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. Nhận thức được tầm quan trọng của biển đảo Việt Nam, năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 373/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam”. Thực hiện Quyết định số 373/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 1461/QĐ-BGDĐT về việc giao nhiệm vụ “Xây dựng và thực hiện đề án tăng
  2. 2 cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục các cấp học và các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Góp phần thực hiện nhiệm vụ trên, từ năm 2010 đến nay, Bộ GD&ĐT đã biên soạn tài liệu về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho giáo viên và học sinh. Đồng thời triển khai tập huấn cho giáo viên về tài liệu này để giảng dạy trong nhà trường phổ thông ngay từ cấp tiểu học. Trong kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi tuyển sinh Đại học- Cao đẳng năm học 2013-2014 vấn đề biển đảo đã được đưa vào nội dung thi môn Văn, Địa. Thế kỉ XXI được các nhà chiến lược xem là “thế kỷ đại dương” bởi cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền sẽ bị cạn kiệt sau vài ba thập kỉ tới vì thế các nước có biển đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển. Việt Nam là một quốc gia biển, biển Việt Nam không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn và là cửa ngõ để chúng ta mở rộng quan hệ với quốc tế; Biển còn là địa bàn chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Biển cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc ta. Thế nhưng trong nhiều năm nay, đặc biệt thời gian vừa qua, tình hình trên biển Đông diễn biến phức tạp và căng thẳng, lợi dụng tình hình đó, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã tiến hành xuyên tạc, kích động nhằm chống đối cách mạng nước ta, làm mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đối với học sinh là lực lượng đông đảo và có vai trò to lớn trong đời sống xã hội; là bộ phận năng động, nhạy bén, có khả năng thích nghi cái mới nhanh, nhiệt tình nhưng vốn sống và kinh nghiệm ít, mức độ kiềm chế và năng lực đề kháng trước những cám dỗ còn thấp, dễ bị lôi kéo bởi những nguồn thông tin sai lệch. Vì vậy việc giáo dục về biển đảo Tổ quốc cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ cần thiết và có ý nghĩa chiến lược. Nhận thức được tầm quan trong ấy, những năm qua ngành giáo dục tỉnh Bình Phước đã yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh tăng cường công tác giáo dục về biển đảo cho học sinh, trong đó phải mở rộng giáo dục chính khóa và tuyên truyền ngoại khóa cho học sinh về tiềm năng biển đảo và nhiệm vụ của các thế hệ công dân Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền biển đảo đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Tổ quốc. Đồng thời, cử giáo viên cốt cán ở các trường THCS và THPT tham gia tập huấn chương trình lồng ghép nội dung biển đảo vào các môn Sử, Địa, GDCD, Ngữ văn do Bộ GD&ĐT tổ chức. Trong kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi tuyển
  3. 3 sinh Đại học- Cao đẳng năm học 2013-2014 vấn đề biển đảo đã được đưa vào nội dung thi môn Văn, Địa. Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông có nhiều tiềm năng, cơ hội để xây dựng các nội dung, chủ đề tích hợp trong các phân môn ( đọc văn - tiếng Việt- làm văn) hoặc tích hợp liên môn với các môn học khác như: Sử, Địa, Giáo dục công dân hay các vấn đề của đời sống như tích hợp giáo dục môi trường, tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, kỹ năng sống, sức khỏe sinh sản, pháp luật, biển đảo. Từ thực tế trên, cùng với tình cảm của một người con đất Việt trong những ngày biển Đông “dậy sóng” đã khiến tôi trăn trở rất nhiều về trách nhiệm của bản thân đối với nghề nghiệp và đối với đất nước, là người trực tiếp giáo dục các em, tôi thấy mình không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn phải truyền lại cho thế hệ sau tình yêu thắm thiết đối với những vùng biển đảo của Tổ quốc thân yêu. Cần giúp cho các em ý thức được rằng các em học không chỉ để lập thân, lập nghiệp mà còn vì tình yêu quê hương, đất nước thôi thúc trong lòng. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Lồng ghép kiến thức biển đảo trong giảng dạy môn Văn nhằm phát huy tính tích cực của học viên ở trung tâm GDNN - GDTX” II. TÍNH MỚI CỦA SÁNG KIẾN Những năm gần đây, cùng với quá trình tuyên truyền rộng rãi của Đảng, Nhà nước, đoàn TNCS Hồ Chí Minh...về chủ quyền biển đảo Việt Nam, đã có nhiều giáo viên nghiên cứu tích hợp nội dung giáo dục về biển đảo Tổ quốc trong giảng dạy, song đối với môn Văn ở trường THPT thì chưa được nhiều người nghiên cứu. Hơn nữa một số tác giả khi nghiên cứu tích hợp nội dung biển đảo trong giảng dạy môn Văn thường là hướng dẫn địa chỉ tích hợp, nội dung biển đảo cần tích hợp còn cách tích hợp như thế nào thì chưa một tác giả nào đề cập đến. Do đó điểm mới của đề tài là hướng dẫn một cách cụ thể, dễ hiểu các hình thức tích hợp nội dung giáo dục về biển đảo Tổ quốc nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho giờ dạy học. III. NỘI DUNG CỦA GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN LÀ SÁNG KIẾN 1. Các bước lồng ghép kiến thức biển đảo trong giảng dạy môn Văn. 1.1. Thu thập và phân loại tư liệu. Đây là bước vô cùng quan trọng, để đưa nội dung giáo dục về biển đảo Tổ quốc
  4. 4 vào bài giảng một cách sống động, hợp lí giáo viên cần phải có vốn kiến thức phong phú. Muốn được như vậy phải chịu khó thu thập tư liệu (bài viết, phóng sự, tranh ảnh...). Sau đó, giáo viên phải biết chắt lọc và phân loại tài liệu theo từng nhóm hình ảnh, tư liệu, video, tấm gương điển hình, câu chuyện…để dễ dàng khi sử dụng. 1.2. Nghiên cứu kỹ bài giảng. Văn học bắt nguồn từ đời sống do đó có liên quan chặt chẽ tới các vấn đề xã hội trong đó có biển đảo tuy nhiên không phải bất kì bài dạy nào cũng có thể tích hợp được nội dung này. Chính vì vậy giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ nội dung bài giảng để xác định xem bài học nào có nội dung có thể tích hợp vấn đề biển đảo và mức độ tích hợp từng phần (dạng lồng ghép) hoặc toàn phần (có chủ đề riêng) và cân nhắc để đưa kiến thức về biển đảo vào bài giảng một cách phù hợp, sống động. Bởi vì nếu không nghiên cứu kĩ bài giảng thì nội dung đưa vào tích hợp có khi trở nên khiên cưỡng, áp đặt do đó nội dung truyền tải sẽ sáo rỗng, mất giá trị, không còn khoa học. Một bài giảng gồm nhiều phần, nhiều mục, một tiết dạy gồm nhiều bước, tuỳ theo từng nội dung cụ thể mà có thể lồng ghép giáo dục về biển đảo bằng nhiều hình thức khác nhau. Căn cứ vào nội dung chương trình môn văn ở trường THPT và qua thực tế giảng dạy của bản thân đề, tôi đã hệ thống được một số bài học có thể tích hợp nội dung giáo dục về biển đảo Tổ quốc như sau: Khối Tên bài Địa chỉ lồng ghép Nội dung kiến thức cần ồng ghép Giới thiệu văn bản Công ước Phần II. Các loại văn Văn bản Liên hợp quốc về Luật biển bản. năm 1982. Phần IV. Luyện tập, Bảo vệ môi trường biển đảo. Trình bày một vấn đề 10 bài tập 2. Lập dàn ý bài văn Vai trò của biển đối với cuộc Phần III. Luyện tập thuyết minh. sống của người Việt Nam. Lễ khao lề thế lính Hoàng Các hình thức kết Bước củng cố Sa- bằng chứng lịch sử cấu của văn bản khẳng định chủ quyền của thuyết minh Việt Nam trên quần đảo này. Vai trò sông Bạch Đằng nói Bạch Đằng giang Phần tiểu dẫn giới riêng, biển Việt Nam nói phú- Trương Hán thiệu về sông Bạch chung trong sự nghiệp dựng Siêu Đằng nước và giữ nước. Bài viết giữa kỳ (Văn Giới thiệu về một địa danh thuyết minh) bãi biển Việt Nam
  5. 5 Phần tiểu dẫn giới Quá trình khai khẩn, chinh Bài ca ngất ngưởng - thiệu về cuộc đời và sự phục biển cả của nhân dân Nguyễn Công Trứ nghiệp của Nguyễn ta. Công Trứ. Tìm hiểu hình tượng Nguồn tài nguyên khoáng Sa hành đoản ca- “con đường” trong 4 sản của biển miền Trung Cao Bá Quát câu thơ đầu. nước ta. Mục I. Mục đích, yêu Những thông tin thời sự liên cầu của bản tin (khi quan đến biển đảo Tổ quốc. 11 Bản tin giới thiệu về các loại bản tin) Phân tích 2 câu thơ Giới thiệu về biển Đông cuối: Xuất Dương lưu biệt- Muốn vượt biển Đông Phan Bội Châu theo cánh gió/ Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi. Khẳng định ý chí quyết tâm Tuyên ngôn độc lập - Đoạn 3. Lời tuyên bố bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ- Hồ Chí Minh độc lập chủ quyền của dân tộc Phong trào góp đá xây 12 Trường Sa do Trung ương Bài viết giữa kỳ Đoàn TNCSHCM và báo Tuổi trẻ phát động. Phát biểu theo chủ Trách nhiệm của học sinh Phần II. Luyện tập đề. với biển đảo quê hương. Mục I. Văn bản khoa Giới thiệu về quần đảo Phong cách ngôn ngữ học và ngôn ngữ khoa Hoàng Sa. khoa học học Đất nước (trích Các câu thơ nói đến “Trường ca mặt các địa danh: Hòn Giới thiệu về tiềm năng du đường khát vọng”)- Trống Mái, Vịnh Hạ lịch của biển Việt Nam Nguyễn Khoa Điềm Long Giới thiệu về quần đảo Kiểm tra 15 phút số 3 Trường Sa. Phần I. Tiểu dẫn, mục Giới thiệu về bãi biển Diêm Sóng- Xuân Quỳnh hoàn cảnh sáng tác. Điền. Phần II. Đọc hiểu, khi Đời sống của ngư dân các Chiếc thuyền ngoài tìm hiểu về cuộc đời, làng chài ven biển. xa - Nguyễn Minh số phận người đàn bà Châu hàng chài. Tình hình biển đảo Việt Phát biểu tự do Phần II. Luyện tập Nam trong giai đoạn hiện nay .
  6. 6 1.3. Lựa chọn kiến thức biển đảo để lồng ghép vào bài giảng. Sau khi đã thu thập được tư liệu, xác định được bài học nào có thể tích hợp thì việc lựa chọn nội dung về biển đảo nào để đưa vào tích hợp trong bài giảng là điều quan trong nhất. Vấn đề biển đảo của Tổ quốc rất rộng do đó giáo viên nên chọn những nội dung vừa tầm với trình độ nhận thức của các em để tích hợp. Điều lưu ý là vẫn phải đảm bảo truyền đạt đủ kiến thức trọng tâm, nội dung bài học. Giáo viên không nên đưa quá nhiều chi tiết lan man, dẫn đến xa rời bài học. 1.4. Các nguyên tắc khi lồng ghép kiến thức biển đảo trong giảng dạy môn Văn. Căn cứ vào từng đơn vị kiến thức cụ thể của mỗi bài học mà đưa vào nội dung và hình thức tích hợp về biển đảo cho phù hợp. Không tích hợp giáo dục về biển đảo 2 lần trong một bài học, tránh gây ra tình trạng “quá tải” mà không đi đúng trọng tâm, mục tiêu bài học. Nội dung tích hợp phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý của học sinh... 2. Các hình thức lồng ghép kiến thức biển đảo trong giảng dạy môn Văn ở trung tâm GDNN-GDTX Có thể có nhiều hình thức khác nhau để truyền tải nội dung giáo dục về biển đảo một cách hiệu quả đến học sinh tùy thuộc vào nội dung bài dạy, mục tiêu cần đạt đến, sau đây là một số hình thức chủ yếu: 2.1. Vận dụng kiến thức trong nội dung bài học để liên hệ thực tế có liên quan đến biển đảo Tổ quốc. Văn chương bắt nguồn từ đời sống thực tiễn, phản ánh đời sống thực tiễn và nhờ đó mà cùng tồn tại cùng phát triển với con người và xã hội, “Văn học là nhân học”- M. Gorki đã quan niệm như thế, từ trong những bài học của môn Văn, học sinh có thể học cách sống cách làm, để tồn tại và phát triển để khẳng định giá trị của mình trước xã hội. Bản thân môn Văn đã có mối quan hệ biện chứng sâu sắc với đời sống thực tế. Như vậy dạy Văn là không để nội dung môn học xa rời thực tại bởi lẽ nếu giáo viên truyền thụ kiến thức sách vở mà không liên hệ những vấn đề thực tế sẽ làm bài giảng kém sinh động khiến các em không hứng thú học tập. Học sinh sẽ thấy thích thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy học giáo viên luôn có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức trong sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hằng ngày. Vấn đề biển đảo Tổ quốc đang là vấn đề “nóng” hiện nay nên trong quá trình dạy học nếu giáo
  7. 7 viên biết vận dụng kiến thức trong nội dung bài học để liên hệ thực tế có liên quan đến biển đảo Tổ quốc không những giúp các em thấy được sự gần gũi giữa Văn học với đời sống hiện thực đang xảy ra mà còn góp phần quan trọng vào việc vun đắp, nuôi dưỡng tình yêu biển đảo quê hương cho thế hệ trẻ ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Qua đó, các em có được những hiểu biết, nhận thức đúng đắn, phấn đấu học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức để đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ví dụ 1: Địa chỉ lồng ghép: Bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu- Ngữ văn 10, tập 2. Mục tiêu lồng ghép: Giáo dục về vai trò của biển đảo trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Thời gian tích hợp: 2 phút. Cách thức lồng ghép: Khi dạy phần tiểu dẫn, đoạn giới thiệu về sông Bạch Đằng (trang 3), giáo viên liên hệ thực tế như sau: Bạch Đằng là một nhánh sông Kinh Thầy đổ ra biển nằm ở giữa tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng. Nơi đây đã ghi dấu những chiến thắng lừng lẫy: Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán (938), Lê Hoàn chiến thắng quân Tống (981), Hưng Đạo Vương đánh tan quân Nguyên- Mông (1288). Đây là những minh chứng cho sông Bạch Đằng nói riêng, biển Việt Nam nói chung có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Biển nước ta được ví như mặt tiền, cửa ngõ quốc gia; biển đảo và đất liền đã bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn để bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có tới 2/3 cuộc chiến tranh, kẻ thù đã sử dụng đường biển để tấn công xâm lược nước ta. Do đó mọi người dân Việt Nam cần phải có những kiến thức cơ bản về biển đảo để góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước.
  8. 8 Một Bãi cọc Bạch Đằng giáp đê sông Chanh, thuộc Yên Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh Ví dụ 2: Địa chỉ tích hợp: Bài “Bản tin”- Ngữ văn 11, tập 1. Mục tiêu tích hợp: Giới thiệu một số thông tin thời sự về biển đảo. Thời gian tích hợp 5 phút. Cách thức tiến hành: Khi dạy Phần I. Mục đích, yêu cầu của bản tin (trang 160), sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngữ liệu trong sách giáo khoa để hình thành khái niệm về bản tin giáo viên có thể chiếu cung cấp cho học sinh xem thêm một số bản tin trên báo chí hoặc trên truyền hình. Cụ thể tôi chiếu thêm 2 bản tin sau: BẢN TIN 1 Tại họp báo thường kỳ chiều nay (3/12) của Bộ Ngoại giao, phóng viên đặt câu hỏi về phản ứng trước việc Đài Loan (Trung Quốc) tập trận bắn đạn thật tại khu vực xung quanh đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 24/11/2020. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Như đã nhiều lần khẳng định, việc Đài Loan tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng, làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông".
  9. 9 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời báo chí. Ảnh: Phạm Hải Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan (Trung Quốc) không được tiến hành các hoạt động diễn tập trái phép nêu trên cũng như lặp lại các vi phạm trong tương lai. Phóng viên tiếp tục đặt câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước những động thái gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông như tỉnh Hải Nam thông báo sẽ khôi phục lại các chuyến du lịch tàu biển ra quần đảo Hoàng Sa kể từ đầu tháng 12/2020 và Hải quân Trung Quốc tổ chức Lễ tiếp nhận tàu bệnh viện “Nam Y 13” tại bến cảng trên đá “Vĩnh Thử, Nam Sa” (đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa). Bà Hằng tái khẳng định: "Mọi hoạt động ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nếu không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và không có giá trị pháp lý". Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hủy bỏ và chấm dứt việc tổ chức các chuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cũng như các hành động có thể gia tăng căng thẳng làm phức tạp tình hình, đi ngược lại tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC, không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, cũng như những nỗ lực của các nước trong việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và quan hệ hai nước. "Một lần nữa, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế", người phát ngôn nhấn mạnh. báo vietnamnet 03/12/2020 17:02 GMT+7 Thành Nam BẢN TIN 2
  10. 10 Việt Nam phản đối bản đồ Trung Quốc nuốt gọn Biển Đông Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, hôm nay (26/6/2014) khẳng định việc phát hành tấm bản đồ với "đường lưỡi bò" khoanh hầu như toàn bộ Biển Đông về Trung Quốc là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Ông Bình tuyên bố Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này của Trung Quốc. Thời gian qua, Trung Quốc tiến hành một loạt các hoạt động như phát hành bản đồ địa hình Trung Quốc và bản đồ quốc gia khổ dọc, trong đó thể hiện “đường lưỡi bò” hay còn gọi là đường 9 đoạn bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông; đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới của Trung Quốc; khởi công xây dựng dự án trường học và hoàn thiện dự án nhà ở công cộng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tiếp tục mở rộng, xây dựng và thay đổi nguyên trạng trái phép trên một số điểm tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm đóng từ năm 1988. "Chúng tôi đã nhiều lần khẳng định lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động sai trái nói trên, tôn trọng luật pháp quốc tế và nghiêm túc tuân thủ DOC và không có những hành động tương tự trong thời gian tới", ông Hải Bình nói. Đường yêu sách 9 đoạn đứt khúc (đường lưỡi bò) Đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ (gồm 9 đoạn thẳng màu đỏ bao bọc gần trọn biển Đông) Trọng Giáp - Việt Anh, báo pháp luật và đời sống, ngày 26/06/2014 . Vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, trong vụ kiện chủ quyền của Philippines, Tòa án Trọng tài thường trực theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 bác bỏ với lý do "không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Quốc nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong Đường chín đoạn".[1][2]
  11. 11 Sau khi học sinh xem xong giáo viên mở rộng nội dung bài học và liên hệ thực tế về biển đảo. Thông thường bản tin có 3 loại: - Tin vắn: Không có nhan đề, dung lượng ngắn, thông báo vắn tắt về các sự kiện (bản tin 1) - Tin thường: Thông báo ngắn gọn nhưng đầy đủ một sự kiện đây là loại tin chiếm tỉ lệ cao nhất (bản tin 1) - Tin tường thuật: Phản ánh từ đầu đến cuối sự kiện một cách chi tiết, cụ thể. Giáo viên giáo dục học sinh ngoài kiến thức sách vở trong trường học các em cũng cần xem thông tin thời sự để nắm bắt tình hình chung của đất nước, hai bản tin trên đã đề cập đến những sự kiện khiến biển Đông “dậy sóng” trong thời gian qua. Biển đảo chúng ta đang bị Trung Quốc tiếp tục có âm mưu thôn tính do đó chúng ta phải có ý thức giữ gìn biển đảo quê hương. Ví dụ 3: Địa chỉ tích hợp: Bài “Xuất dương lưu biệt” - Phan Bội Châu, Ngữ văn 11, tập 2. Mục tiêu tích hợp: Giới thiệu khái quát về biển Đông. Thời gian tích hợp 3 phút. Cách thức tích hợp: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu hai câu thơ cuối: Muốn vượt bể Đông theo cánh gió/ Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi (trang 4), giáo viên phân tích, liên hệ thực tế: Nhà thơ lấy hình ảnh hùng vĩ, mạnh mẽ của sóng biển để nói lên nhiệt huyết, khát vọng lớn lao của mình. “Vượt bể Đông” là vượt biển Đông để sang Nhật tìm đường cứu nước. Biển Đông là biển nửa kín, nằm ở rìa Tây Thái Bình Dương, với diện tích khoảng 3,5 triệu km 2. Biển Đông tiếp giáp với 9 nước là Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Bruney, Malayxia, Singapore, Thái Lan, Camphuchia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có bờ biển dài, thềm lục địa rộng lớn trên một triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền; có hơn 3.000 hòn đảo. Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Biển nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên, là nơi nương tựa của hàng chục triệu người dân đất Việt, là huyết mạch
  12. 12 của tuyến hàng hải và hàng không có giá trị như những cánh cửa rộng mở để chủ động hội nhập kinh tế với thế giới, là địa bàn chiến lược trong bảo vệ và phát triển đất nước. Do vậy bảo vệ chủ quyền và phát huy tiềm năng biển đảo là mệnh lệnh của Tổ quốc giao cho mỗi người Việt Nam… Qua các tiết học có liên hệ thực tế liên quan đến biển đảo Tổ quốc đã trở nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho các em. Do đó tùy thuộc vào từng bài học mà giáo viên tích hợp bằng cách liên hệ thực tế sẽ góp phần làm cho học sinh yêu thích môn Văn hơn. 2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài kiểm tra liên quan đến kiến thức biển đảo. Trong quá trình giảng dạy, căn cứ vào những yêu cầu của bài học, giáo viên đưa ra những câu hỏi, bài kiểm tra có liên quan đến kiến thức biển đảo mà học sinh có thể vận dụng được những kiến thức lý thuyết đã học hoặc vốn hiểu biết của mình để giải quyết điều này có tác dụng tích cực hóa người học, tạo ra tình huống khác nhau buộc học sinh phải tư duy, muốn giải quyết vấn đề học sinh phải biết thu thập kiến thức, thông tin, xử lí thông tin và vận dụng kiến thức để giải quyết. Từ đó từng bước hình thành cho học sinh những kĩ năng tự học, tự giải quyết các vấn đề được đặt ra. Khắc phục được tình trạng học tập thụ động nhờ đó có thể khắc sâu trong tư tưởng của các em về vấn đề biển đảo mà giáo viên tích hợp. Ví dụ 1: Địa chỉ lồng ghép: “Bài viết giữa kỳ” (Văn thuyết minh) trang 53 - Ngữ văn 10, tập 2. Mục tiêu lồng ghép: Tìm hiểu về địa danh bãi biển Việt Nam. Thời gian tích hợp: 20 phút . Cách thức tiến hành: Giáo viên ra đề văn cho học sinh làm như sau: Hãy viết một bài văn thuyết minh giới thiệu về một địa danh bãi biển Việt Nam mà em biết?, sau đó giáo viên gia hạn thời gian (90 phút làm bài) để học sinh nộp bài. Với những câu hỏi này tôi không chỉ đánh giá được kỹ năng làm bài văn thuyết minh, kỹ năng làm bài nghị luận xã hội của học sinh mà thông qua việc đã được chuẩn bị trước ở nhà tôi còn giáo dục cho các em tự tìm hiểu về các địa danh bãi biển Việt Nam, đó là tiềm năng du lịch mà thiên nhiên đã ban tặng cho biển nước ta; giáo dục
  13. 13 cho các em về tình thần trách nhiệm đối với Tổ quốc qua phong trào góp đã xây Trường Sa… Ví dụ 2: Địa chỉ lồng ghép: Bài “Sa hành đoản ca”- Cao Bá Quát- Ngữ văn 11, tập 1. Mục tiêu lồng ghép: Giới thiệu về tiềm năng kinh tế biển. Thời gian lồng ghép 3 phút. Cách thức tích hợp: Khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu 4 câu thơ (trang 41) Bãi cát lại bãi cát dài, Đi một bước như lùi một bước. Mặt trời đã lặn, chưa dừng được, Lữ khách trên đường nước mắt rơi. Giáo viên có thể đặt câu hỏi như sau: Có ý kiến cho rằng trong 4 câu thơ đầu là cảnh trong tưởng tượng chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Lại có ý kiến khác đây là hình ảnh thực chỉ có ý nghĩa tả thực và ý kiến thứ 3: đây là hình ảnh vừa có ý nghĩa thực vừa có ý nghĩa tượng trưng. Ý kiến của em như thế nào? Học sinh: Thảo luận, phát biểu. Giáo viên nhận xét, giảng bình: Trước hết đây là cảnh thực, việc người đi trên cát cũng là thực, chính tác giả đã nhiều lần đi qua những bãi cát trắng mênh mông dọc bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị để vào Huế thi Hội. Hình ảnh bãi cát mênh mông dường như bất tận, nóng bỏng, trắng xóa là hình ảnh thiên nhiên đẹp mà dữ dội, khắc nghiệt của biển miền Trung nước ta. Đó là tài nguyên khoáng sản có giá trị kinh tế cao dùng để sản xuất thủy tinh, pha lê, chất bán dẫn… Cảnh còn có ý nghĩa tượng trưng: hình ảnh bãi cát dài tượng trưng cho con đường công danh, rộng hơn là con đường đời đầy chông gai nhọc nhằn mà người đi trên cát- người tri thức thời phong kiến buộc phải dấn thân để mưu cầu sự nghiệp, công danh cho bản thân, gia đình, dòng họ…
  14. 14 Những cồn cát trắng ở bãi biển miền Trung Việt Nam Ví dụ 3: Địa chỉ lồng ghép: Bài “Phong cách ngôn ngữ khoa học”- Ngữ văn 12, tập 1. Mục tiêu lồng ghép: Giới thiệu khái quát về quần đảo Hoàng Sa. Thời gian lồng ghép 5 phút. Cách thức lồng ghép: Khi dạy mục 1- Văn bản khoa học (trang 71), tôi đã chiếu cho học sinh xem văn bản a, b trong sách giáo khoa và văn bản giới thiệu về quần đảo Hoàng Sa (lấy từ nguồn Vnsea.net). Cụ thể: Vài nét về quần đảo Hoàng Sa Quần đảo Hoàng Sa là một trong hai quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời. Trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa còn có tên là “Bãi cát vàng” là tên người Việt đặt cho quần đảo này. Tên quốc tế thường được thể hiện trên các hải đồ là Paracels . Về khoảng cách với đất liền, quần đảo Hoàng Sa cách Cù Lao Ré tỉnh Quảng Ngãi 123 hải lý (1 hải lý =1.852 km). Tổng diện tích phần nổi của quần đảo Hoàng Sa khoảng 10km2. Quần đảo gồm 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm. Hoàng Sa có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, thường có sương mù và nhiều giông bão. Trên một số đảo có nguồn nước ngọt, cây cối um tùm, vô số chim, nhiều rùa biển sinh sống và đặc biệt có nhiều tiềm năng về dầu lửa và khí đốt. Dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam. Năm 1982 chính phủ ta quyết định thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Nay trở thành huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng. Năm 1956 Trung Quốc chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Tháng 1/1974, trong lúc quân và dân ta đang tập trung sức tiến hành cuộc kháng chiến chống
  15. 15 Mỹ, cứu nước, Trung Quốc đã đem quân ra đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo trái phép - Ảnh: SCMP Sau khi học sinh xem xong, giáo viên yêu cầu nhận xét nội dung đề cập của từng văn bản, mức độ và phạm vi sử dụng và đặt câu hỏi: Qua việc tìm hiểu các văn bản trên em hãy cho biết văn bản khoa học thường có mấy loại? Học sinh: Dựa vào sách giáo khoa trả lời. Giáo viên nhận xét chốt ý: Văn bản khoa học thường có 3 loại: Các văn bản khoa học chuyên sâu (văn bản a tr.72), các văn bản khoa học giáo khoa (văn bản b trong sách giáo khoa tr.72), các văn bản khoa học phổ cập (văn bản giáo viên cung cấp). Qua ví dụ giáo viên tích hợp trong bài học không những giúp học sinh dễ nắm bắt nội dung bài học mà còn được biết rõ hơn về quần đảo Hoàng Sa. Hay trong bài kiểm tra 15 phút số 3 của khối 12 tôi đã ra đề như sau: Hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi ở dưới: Tôi đã gặp Trường Sa giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Trong cái tấp nập, bon chen chốn thị thành vẫn đau đáu, da diết một nỗi niềm trăn trở với Trường Sa. Người lính đảo ấy là thầy giáo dạy tôi trong học kỳ Giáo dục Quốc phòng. Thầy đã kể cho chúng tôi về những đảo nổi, đảo chìm. Người về từ Trường Sa, mỗi lần nhắc đến quần đảo ấy lại thấy nghèn nghẹn, tự hào. Thầy nói rằng nhớ đảo, nhớ đồng đội, nhớ cái vị mặn mòi của
  16. 16 biển vô cùng. Càng nhớ lại càng thương anh em ngoài đó, không biết bữa cơm có đủ rau xanh, có đủ nước ngọt? Thầy nói rằng Trường Sa thuở ban đầu còn rất hoang sơ, chỉ có mênh mông nắng gió và những cánh chim biển, cây cối trên đảo rất ít, lưa thưa bóng dừa trên đảo Nam Yết và một vài gốc bàng vuông cổ thụ trên các đảo nổi. Trong điều kiện khó khăn, gian khổ đến vậy nhưng các cán bộ, chiến sỹ vẫn kiên cường bám đảo, giữ vững chủ quyền. Trường Sa đã đổi thay rất nhiều, tất cả đều nhờ vào ý chí, quyết tâm bảo vệ, bàn tay dựng xây của Đảng, Nhà nước, cán bộ, chiến sỹ và nhân dân. Dẫu vậy, chưa bao giờ quần đảo bão tố ấy vơi bớt sóng gió, bão giông và hiểm nguy rình rập. Những hòn đảo giữa mênh mông biển cả, bốn phía là sóng gió bủa vây. Nhìn hình ảnh người lính chắc tay súng đứng gác biển mà bỗng thấy lòng nao nao. Thương làn da anh sạm đen, mái tóc đỏ quạch vì nắng cháy thiêu đốt. "Lính biển không trắng nổi, yêu hay đừng em ơi?", yêu nhiều lắm, tại sao lại là không? (Trích bài dự thi tìm hiểu pháp luật về Biển, đảo Việt Nam của Đoàn Thị Ngọc, sinh viên lớp DH12A2 khoa Thiết kế nội thất - Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? Câu 2. Cảm xúc của người trở về từ Trường Sa được thể hiện như thế nào trong đoạn trích? Tại sao người trở về lại có cảm xúc ấy? Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu sau: "Lính biển không trắng nổi, yêu hay đừng em ơi?", yêu nhiều lắm, tại sao lại là không? Câu 4. Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc? (Trình bày trong khoảng 5 đến 7 dòng)
  17. 17 Lá cờ Tổ quốc bằng gốm được dựng trên đảo Trường Sa Với cách này tôi không chỉ ôn luyện cho các em phần đọc hiểu trong cấu trúc đề thi mà còn giúp các em có thêm vốn hiểu biết về quần đảo Trường Sa. Như vậy việc tích hợp các câu hỏi các bài tập liên quan đến vấn đề biển đảo vào trong quá trình dạy và học, trước hết tạo điều kiện cho việc học gắn liền với thực tế, tạo cho học sinh sự hứng thú, hăng say trong học tập ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo. 2.3. Lồng ghép kiến thức biển đảo thông qua minh họa bằng hình ảnh thực tế: “Trăm nghe không bằng một thấy”. Thật vậy, lời nói của giáo viên dù có thu hút, thuyết phục đến bao nhiêu cũng không bằng những hình ảnh thật, sinh động mà học sinh thấy được. Giáo viên có thể sưu tầm và đưa vào những hình ảnh bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, băng hình….cụ thể để minh hoạ cho nội dung giáo dục về biển đảo, đó là biện pháp tốt vừa bổ sung tài liệu học tập cho bộ môn, vừa gây hứng thú học tập cho học sinh. Hiệu quả của hình thức này phụ thuộc vào mục đích và chức năng sử dụng của giáo viên trong quá trình dạy học. Ví dụ 1: Địa chỉ lồng ghép: Bài “Trình bày một vấn đề”- Ngữ văn 10, tập 1. Mục tiêu lồng ghép: Bảo vệ môi trường biển đảo. Thời gian lồng ghép 5 phút. Cách thức lồng ghép: Khi dạy bài tập 2 (trang 151) của phần IV. Luyện tập, giáo viên chia nhóm, cho học sinh thảo luận trình bày vấn đề: Làm gì để bảo vệ môi trường
  18. 18 biển đảo? Trong khi học sinh thảo luận, giáo viên chiếu một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường biển: Hình ảnh ô nhiễm môi trường biển
  19. 19 Những hành động góp phần bảo vệ môi trường biển Học sinh làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. Giáo viên nhận xét, chốt ý chính: - Các bước khi trình bày 1 vấn đề: + Chọn vấn đề trình bày + Lập dàn ý cho bài trình bày + Chào hỏi và tự giới thiệu + Trình bày nội dung chính + Kết thúc và cảm ơn - Nội dung chính của vấn đề: Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, hủy hoại các giống loài và làm cạn kiệt tài nguyên do đó mỗi chúng ta phải biết bảo vệ môi trường biển đảo bằng các hình thức: + Không xả rác, xả nước thải ra sông và biển khi chưa được xử lý. + Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn. + Nghiêm ngặt trong giao thông thủy, tránh tai nạn và tràn dầu. + Khai thác thủy hải sản hợp lý . + Khai thác du lịch biển đảo hợp lý. + Vận động mọi người có ý thức bảo vệ môi trường biển đảo… Ví dụ 2:
  20. 20 Địa chỉ lồng ghép: bài “Phong cách ngôn ngữ báo chí” (tiếp theo), Ngữ văn 11. Mục tiêu lồng ghép: Cung cấp bằng chứng lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Thời gian lồng ghép 15 phút. Như chúng ta đã biết, mục tiêu chủ yếu của giờ luyện tập là củng cố, nâng cao những kiến thức đã học. Vì thế, ở các tiết này thời gian để học sinh thực hành nhiều. Giáo viên có thể đưa những kiến thức sâu hơn, rộng hơn về biển đảo Tổ quốc để học sinh thảo luận. Cách thức lồng ghép: Khi dạy bài tập 2 (trang 145) phần luyện tập bài “Phong cách ngôn ngữ báo chí” - Ngữ văn 11, tập 1. tôi đã chiếu bài phóng sự cung cấp bằng chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do giáo viên biên soạn dựa vào nguồn tài liệu của ban tuyên giáo Trung ương cho học sinh xem. Cụ thể như sau: Bằng chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, đó là một chân lý không thể chỗi cãi. Vấn đề về chủ quyền hai quần đảo này đã được các nhà khoa học trên thế giới công nhận, đã có rất nhiều căn cứ xác định chủ quyền hai quần đảo này là của Việt Nam, dưới đây là một số căn cứ cơ bản. * Theo tài liệu lịch sử VN Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tiến hành chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: + Đầu thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn tổ chức đội “Hoàng Sa” ra quần đảo Hoàng Sa để thu lượm hàng hóa của tàu đắm, đánh bắt hải sản, đo vẽ và trồng cây trên đảo. Đầu thế kỷ XVIII, Chúa Nguyễn tổ chức thêm đội “Bắc Hải” ra quần đảo Trường Sa làm nhiệm vụ như đội Hoàng Sa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2