intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT Vũ Duy Thanh

Chia sẻ: Chubongungoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

40
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là dạy học tích hợp giúp thiết lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học trong cùng một môn học và giữa các môn khác nhau. Đồng thời dạy tích hợp tránh những kiến thức, kĩ năng, nội dung trùng lặp khi nghiên cứu riêng rẽ từng môn học, nhưng lại có những nội dung và kĩ năng mà nếu theo môn học riêng rẽ sẽ không có được. Do đó vừa tiết kiệm thời gian vừa có thể phát triển kĩ năng, năng lực xuyên môn cho học sinh thông qua giải quyết các vấn đề phức tạp. Thực hiện dạy học tích hợp giúp xác định rõ mục tiêu, phân biệt các cốt yếu, cái ít quan trọng hơn khi lựa chọn nội dung. Cần tránh những nội dung học tập ngang bằng nhau, bởi có những nội dung quan trọng hơn bởi chúng cần thiết cho cuộc sống hơn và vì chúng là cơ sở cho quá trình học tập tiết theo. Thực tiễn ở nhiều nước đã chúng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT Vũ Duy Thanh

  1. DANH MỤC VIẾT TẮT THPT: Trung học phổ thông CTNX: Chiếc thuyền ngoài xa GV: Giáo viên KG1: Khán giả 1 SGK: Sách giáo khoa KG2: Khán giả 2. BGH: Ban giám hiệu HSĐVTG: Học sinh đóng vai tác giả GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo DCT: Dẫn chương trình KT – XH: Kinh tế - Xã hội HS – HS: Học sinh – Học sinh GDCD: Giáo dục công dân THCS: Trung học cơ sở HS: Học sinh 1
  2. SÁNG KIẾN I. Cơ sở công nhận sáng kiến: Sở Giáo d ục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình II. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Nguyễn Văn Tuy Chức vụ: Hiệu trưởng Học vị: Thạc sĩ Quản lí giáo dục Địa chỉ: Trường THPT Vũ Duy Thanh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Email: nguyenvantuy61@gmail.com Số điện thoại: 0912932096 Họ và tên: Tạ Thị Mai Liên Chức vụ: Giáo viên – Tổ trưởng chuyên môn Địa chỉ: Trường THPT Vũ Duy Thanh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Email: Bongbon170311@gmail.com Số điện thoại: 01247263910 Họ và tên: Đinh Thị Tuyết Lan Chức vụ: Giáo viên – Tổ trưởng chuyên môn Địa chỉ: Trường THPT Vũ Duy Thanh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Email: dinhtuyetlan0778@gmail.com Số điện thoại: 0916386396 III.Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng: 3.1. Tên sáng kiến: “Đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT Vũ Duy Thanh” 3.2. Lĩnh vực áp dụng: - Lĩnh vực áp dụng: Trong công tác Quản lí giáo dục. - Vấn đề sáng kiến giải quyết: Đưa ra các biện pháp đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn nhằm phát huy vai trò của tổ chuyên môn, năng lực của giáo viên và học sinh để đạt hiệu quả cao nhất. IV NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Những giải pháp cũ thường làm. Trường THPT Vũ Duy Thanh thành lập được 16 năm, đội ngũ giáo viên hầu hết là mới ra trường. Kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều. Đứng trước yêu cầu yêu cầu đổi mới giáo dục chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Để thực hiện được nhiệm vụ trên đòi hỏi mỗi nhà trường cần có sự đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc trong công tác quản lý, chỉ đạo, trong đó có đổi mới hoạt động tổ chuyên môn. Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn là việc làm thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Hoạt động tổ, nhóm chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng dạy, học trong các nhà trường. Qua thời gian dài phụ trách tổ chuyên môn, chúng tôi mới thấy các biện pháp pháp cũ thường làm trong hoạt động của tổ chuyên môn có những ưu điểm xong còn nhiều điểm tồn tại cần phải cải tiến đột phá. Cụ thể những giải pháp cũ thường làm là: 2
  3. 1.1. Gải pháp 1: Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong nhà trường 1.1.1. Công tác quản lý của Hiệu trưởng - Hằng năm, hiệu trưởng thông qua kế hoạch, nhiệm vụ năm học, yêu cầu các tổ chuyên môn làm kế hoạch năm học, duyệt kế hoạch và theo dõi việc thực hiện kế hoạch của các tổ. - Quản lý việc sinh hoạt chuyên môn mang tính hành chính, sự vụ: các tổ có sinh hoạt chuyên môn theo quy định không, số lượng có đủ không, thời lượng sinh hoạt có đảm bảo không - Hiệu trưởng, Ban giám hiệu ít tham dự các buổi sinh hoạt, thảo luận của các tổ, nếu tham gia cũng ít góp ý kiến hay bày tỏ quan điểm, ít quan tâm để hiểu biết những tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của giáo viên trong quá trình dạy học. 1.1.2. Vai trò tổ trưởng chuyên môn. - Mặc dù được trao rất nhiều quyền hạn theo quy định của điều lệ trường phổ thông về chức năng, nhiệm vụ của tổ trưởng nhưng các tổ trưởng thường cũng chỉ quản lý các tổ viên giống như quản lý hành chính. - Tổ trưởng thường cố gắng làm tốt nhiệm vụ là một tấm gương chuẩn chỉ: làm hồ sơ sổ sách sạch đẹp, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, phổ biến kịp thời những công văn, nghị quyết hay những thông báo thường nhật. 1.1.3. Vai trò của giáo viên trong hoạt động của tổ chuyên môn. Các thành viên trong tổ luôn xác định nhiệm vụ chính trị là giảng dạy, thực hiện các quy chế chuyên môn như lên lớp đúng giờ, kí soạn giáo án đầy đủ, dự giờ theo quy định. Chưa dành nhiều thời gian, tâm huyết cho hoạt động của tổ. Chưa hiểu được mức độ cần thiết, tầm quan trọng việc sinh hoạt tổ chuyên môn nên còn thờ ơ. - Trong giảng dạy, nặng tính truyền đạt, chưa tích cực đổi mới phương pháp hoặc đổi mới không thường xuyên chỉ trình diễn khi có hội giảng hoặc các cuộc thi giáo viên giỏi, chưa tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. - Nặng về thực hiện phân phối chương trình mà không phát huy tính sách tạo, ít sắp xếp lại các nội dung bài học trong sách giáo khoa cho hợp lý, phù hợp với những đối tượng học sinh khác nhau. Giáo viên thiết kế bài soạn theo mẫu chung, bám sát sách giáo khoa, sách giáo viên… Ít quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém, đặt sự thành công của tiết dạy chủ yếu vào đối tượng học sinh khá giỏi. - Hồ sơ chuyên môn đầy đủ theo quy định của ngành nhưng nội dung ghi chép mang tính chiếu lệ, kế hoạch cá nhân thường chỉ dừng lại ở việc dạy học theo kế hoạch và phân phối chương trình. - Thực hiện chuyên ngại tham gia, tham gia lấy lệ không đưa ra được những ý kiến có giá trị. Ỷ lại vào đồng nghiệp. - Dự giờ đủ số tiết theo quy định nhưng thường không góp ý hết những khuyết điểm của đồng nghiệp hoặc nhận xét mang tính hà khắc, châm biếm, chê bai không muốn người khác tiến bộ hơn mình. * Ưu điểm: - Công tác quản lý đúng lý thuyết, đúng quy định. - Tổ trưởng quản lý tốt tổ của mình về mặt hành chính và thời gian. * Tồn tại: 3
  4. - Hiệu trưởng chưa thực sự đi sâu, hòa mình vào hoạt động của các tổ, nhóm chuyên môn nên việc điều chỉnh kế hoạch chưa kịp thời, dẫn đến tình trạng máy mọc thực hiện kế hoạch. Chưa phát huy được trí tuệ tập thể, năng lực của giáo viên. - Tổ trưởng chuyên môn chưa có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn cho thành viên của tổ mình. Tổ chuyên môn chưa mạnh dạn tổ chức những chuyên đề về chuyên môn. Xử lý công việc còn nể nang, né tránh, ngại góp ý…tinh thần dân chủ chưa phát huy cao độ. - Giáo viên thường ngại tâm sự, chia sẻ với hiệu trưởng. Do đó, hiệu trưởng không phát hiện được những điểm yếu, điểm mạnh của từng giáo viên để hỗ trợ. Trong công việc của tổ làm qua loa chiếu lệ mang tính đối phó. 1. 2. Giải pháp 2. Hoạt động của tổ chuyên môn khi chưa tiến hành đổi mới 1.2.1. Nguyên tắc hoạt động tổ chuyên môn. - Hoạt động của tổ chuyên môn luôn tuân thủ lãnh đạo của Đảng trong quản lý tổ chuyên môn. Các thành viên của tổ chuyên môn thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác giáo dục. - Hoạt động của tổ chuyên môn mang tính hành chính công vụ, các thành viên phụ thuộc nhiều vào tổ trưởng. Tổ trưởng chuyên môn triển khai kế hoạch các thành viên ghi chép nội dung và thực hiện ít bàn bạc. Vì vậy, chưa chưa thật dân chủ, chưa đề cao trách nhiệm, làm rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể trong từng công việc cụ thể. - Trong điều hành tổ chưa khoa học còn mang nhiều cảm tính thể hiện trong xây dựng kế hoạch, phân công, giao việc, đánh giá… tính thiết thực thể hiện trong lựa chọn mục tiêu, xây dựng kế hoạch triển khai, luôn bám sát các điều kiện cụ thể của tổ, của trường và gắn với yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, đất nước. 1.2.2. Nội dung hoạt động tổ chuyên môn. * Nội dung hoạt động 1: Công tác tham mưu của tổ chuyên môn cho hiệu trưởng. Tổ chuyên môn chủ yếu làm theo kế hoách mà nhà trường đề ra, triển khai kế hoạch nghiêm túc đôi khi thực hiện máy móc nên hiệu qủa công việc chưa cao. Tổ chuyên môn ít hoặc không tham gia công tác tham mưu với Ban giám hiệu, với hiệu trưởng. * Nội dung hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn Việc xây dựng kế hoạch công tác của tổ, của nhóm và cá nhân luôn đầy đủ. Nội dung kế hoạch không có sự gắn kết với kế hoạch của nhà trường, của tổ chuyên môn. Mạnh ai người đó làm thậm chí còn mượn kế hoạch của đồng nghiệp để chép. Nội dung kế hoạch không gắn thực tế, không cụ thể, không sáng tạo mang tính hình thức. * Nội dung động 3: Đổi mới công tác quản lý của tổ trưởng chuyên môn - Việc quản lý hồ sơ: Giáo viên phải có đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định điều lệ trường trung học, các hồ sơ khác theo quy định của hiệu trưởng như sau: Bài soạn, kế hoạch giảng dạy theo tuần, sổ dự giờ thăm lớp, sổ nghị quyết… Tuy nhiên, một thực tế dễ nhận thấy là giáo viên hầu hết đều làm đủ các loại hồ sơ theo quy định nhưng nặng về tính hành chính, có đủ để kiểm tra, không bị phê bình còn không coi trọng nội dung, chất lượng, ghi chép sơ sài, chiếu lệ. - Ký duyệt giáo án và kiểm tra đánh giá học sinh. 4
  5. + Ký duyệt giáo án: Tổ trưởng chuyên môn ký duyệt giáo án vào thứ hai hàng tuần. Việc ký duyệt chỉ mang tính hình thức. + Ít tham gia quản lý việc kiểm tra đánh giá học sinh, chấm trả bài của giáo viên theo quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học vì nhiều người cho rằng đó là công việc của cá nhân mỗi giáo viên. - Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu: Việc dạy học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém thường được giao cụ thể cho một số giáo viên. Các giáo viên này phần lớn “tự thân vận động” vừa vật lộn với học sinh vừa phải tự tìm ra phương pháp để nâng cao chất lượng, ít có sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, thậm chí nhiều khi không nhận được sự cảm thông cần thiết. Và khi đã có một số kinh nghiệm và tài liệu dạy học hiệu quả người dạy tất nhiên coi đó là tài sản chỉ của riêng mình vì vậy không muốn chia sẻ với người khác. - Quản lý thanh tra nội bộ trường học: + Kiểm tra hồ sơ: Việc thanh tra, kiểm tra hồ sơ diễn ra theo định kì hoặc đột suất theo chỉ đạo của ban giám hiệu, chủ yếu tập chung kiểm tra thể thức, cách trình bày, mức độ sạch đẹp, đủ thủ tục hành chính chưa đi sâu vào chất lượng nội dung hồ sơ. Vì vậy, giáo viên thường làm cho có, cho đủ chưa phát huy hết được tầm quan trọng của những loại hồ sơ trên. Sổ sinh hoạt chuyên môn chủ yếu dùng để ghi nội dung công việc trong tuần hoặc những nhắc nhở của cán bộ quản lý, không chú trọng ghi chép phần thảo luận về chuyên môn. Sổ dự giờ ghi đủ số tiết dự theo quy định nhưng không có nhận xét, không rút ra được các kinh nghiệm cho bản thân hay góp ý cho đồng nghiệp sau tiết dạy. Sổ kế hoạch cá nhân thường chỉ mang tính sự vụ: dạy tiết bao nhiêu trong phân phối chương trình, trong tuần làm những gì mà chưa bổ sung được kế hoạch bồi dững thường xuyên, nội dung bồi dưỡng… Giáo viên được đánh giá là có hồ sơ đạt tiêu chuẩn khi có đủ các loại hồ sơ và hình thức sạch đẹp. + Kiểm tra toàn diện: Công tác thanh tra toàn diện của giáo viên của tổ, nhóm chuyên môn theo kế hoạch của nhà trường. Trong quá trình thanh gia, dự giờ người thanh tra dùng suy nghĩ chủ quan của mình để nhận xét và đánh giá người dạy. Người dạy thường thụ động tiếp nhận những ý kiến khen chê mà không có cơ hội để đề đạt ý kiến. Kết quả của quá trình đó là tạo ra một đội ngũ giáo viên quen khép mình trong những khuôn khổ nhất định, không giám vượt ra ngoài, không bao giờ phá vỡ những quy tắc, họ trở thành những “cỗ máy giáo dục” chỉ “phát”những thông tin, làm những công việc được coi là “chuẩn” soạn giáo án theo mẫu đã quy định trước, lên lớp theo các bước đã định từ trước… * Nội dung hoạt động 4: Bồi dưỡng đội ngũ. - Tổ chuyên môn không có kế hoách bồi dưỡng đội ngũ theo từng năm, từng giai đoạn. Hầu hết chỉ cử giáo viên tham gia đợt tập huấn do Sở tổ chức, tham dự các chuyên đề của trường bạn. - Việc tự học tự bồi dưỡng chủ yếu phụ thuộc vào ý thức cá nhân của mỗi giáo viên nên việc nâng cao trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế thậm chí nhiều giáo viên có biểu hiện thụt lùi, “ cùn” kiến thức. * Nội dung hoạt động 5 : Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. 5
  6. Việc dạy học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém thường được giao cụ thể cho một số giáo viên. Các giáo viên này phần lớn “tự thân vận động” vừa vật lộn với học sinh vừa phải tự tìm ra phương pháp để nâng cao chất lượng, ít có sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, thậm chí nhiều khi không nhận được sự cảm thông cần thiết. Và khi đã có một số kinh nghiệm và tài liệu dạy học hiệu quả người dạy tất nhiên coi đó là tài sản chỉ của riêng mình vì vậy không muốn chia sẻ với người khác. * Nội dung hoạt động 6: Dự giờ thăm lớp. Xuất phát từ mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy, dự giờ thăm lớp rất được các trường phổ thông coi trọng. Đây được coi như một buổi để trao đổi kinh nghiệm chuyên môn giữa các thành viên trong tổ nhóm và giữa các tổ với nhau. Nhưng do sự phân khối, phân môn nên các nhà trường thường tổ chức theo hình thức tổ riêng biệt ví dụ các môn xã hội thì giáo viên thuộc tổ xã hội đi dự giờ, rút kinh nghiệm; các môn tự nhiên thì các giáo viên tổ tự nhiên dự giờ, rút kinh nghiệm. Vì vây, vô hình chung đã tạo nên một bức tường ngăn cách giữa giáo viên trong trường. Việc xây dựng mối quan hệ giữa các giáo viên trong trường trở nên khó khăn hình thành cho giáo viên tư tưởng cục bộ, chỉ quan tâm đến bộ môn, hạn chế khả năng học hỏi. Theo quy định một giáo viên thường phải dự ít nhất 18 tiết trong năm học, đối với tổ trưởng chuyên môn ít nhất phải dự mỗi tổ viên một tiết. Tuy nhiên chủ yếu dự giờ là nhằm mục đích đủ số tiết theo quy định. Người dự gời: Khi tiến hành dự các giờ dạy mẫu hoặc thao giảng, giáo viên dự giờ chủ yếu tiến hành ghi chép trung thành những hoạt động trên lớp của giáo viên. Người dự giờ tiến hành ghi chép lại các hành động, cử chỉ, thao tác lên lớp của giáo viên, theo dõi thời gian của từng hoạt động xem đã hợp lý chưa mà ít chú ý đến học sinh làm việc như thế nào, thái độ của học sinh ra sao, học sinh có hiểu bài không… Đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêu chí từ các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Vì thế, người dự giờ thường ngồi ở cuối lớp để quan sát và đối tượng quan sát là giáo viên dạy. Người dạy thường chỉ lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, đôi khi có cả những chỉ trích nặng nề vì vậy người dạy thường nảy sinh tâm lý ngại dạy minh họa vì họ cảm thấy áp lực, sợ bị coi thường, sợ sài. Do đó, để đảm bảo an toàn người dạy thường lựa chọn cách là dạy trước, chỉ định học sinh khá giỏi chuẩn bị những câu hỏi mang tính định hướng, ít quan tâm đến những học sinh yếu kém, thậm chí không cho các em cơ hội được tham gia phát biểu ý kiến. Khi có những tình huống bất ngờ xảy ra, giáo viên thường tỏ ra lúng túng, không biết xử lý như thế nào. Các phương pháp dạy học được sử dụng thường chỉ mang tính hình thức, không phù hợp với tất cả đối tượng học sinh. Khi kết quả bài học không được như dự kiến,giáo viên quay sang đổ lỗi cho học sinh để tránh sự không đồng tình của đồng nghiệp và cán bộ quản lý. Giữa giáo viên và giáo viên thường thiếu tinh thần học hỏi, sự cảm thông và chia sẻ lẫn nhau, không công nhận những cố gắng của nhau. Cán bộ quản lý chuyên môn thường áp đặt, cứng nhắc không dám công nhận những ý tưởng mới của giáo viên dẫn đến giáo viên dạy học một cách thụ động, theo khuôn mẫu đã có sẵn, ngại sáng tạo, ngại đổi mới. 6
  7. * Nội dung hoạt động 7: Tổ chuyên môn cần phối kết hợp với tổ chức và giáo viên trong hội đồng sư phạm đề thực hiện nhiệm vụ. Sự phối kết hợp giữa các tổ chuyên môn, đoàn thể nhà trường với giáo viên còn chưa thường xuyên. Do có suy nghĩ chỉ có giáo viên dạy môn tự nhiên học hỏi giáo viên môn tự nhiên, giáo viên dạy môn xã hội với các môn xã hội là học tập được nhau nên ít quan tâm các môn khác. * Nội dung hoạt động 8: Sơ kết, tổng kết, điều chỉnh. Cuối đợt kiểm tra, cuối kỳ có sơ kết, tổng kết nhưng coi đó là việc làm của hiệu trưởng, những con số trong bản báo cáo giáo viên ít quan tâm nên ít có giá trị thúc đẩy. * Ưu điểm: - Tổ chuyên môn thực hiện theo đúng quy định. Khi kiểm tra hồ sơ chuyên môn đầy đủ, sạch đẹp, đúng quy định. - Chương trình thực hiện đúng tiến độ. * Tồn tại: - Việc quản lý sinh hoạt chuyên môn còn mang tính hình thức. Giữa cán bộ quản lý và tổ trưởng chuyên môn chưa có sự phân cấp quản lý, phân quyền cho giáo viên chưa rõ ràng làm hạn chế khả năng sáng tạo của giáo viên. Mối quan hệ giữa giáo viên và cán bộ quả lý còn lỏng lẻo mang tính công vụ hành chính. - Tổ chuyên môn chưa tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy. Không phát huy trí tuệ tập thể . - Chất lượng giáo dục chưa cao: Đội tuyển học sinh giỏi chưa đạt nhiều giải và chưa thường xuyên. Giáo viên tham dự các cuộc thi mang tính chiều lệ nên chưa đạt giải. - Dự giờ chủ yếu nhằm mục đích đánh giá giáo viên, tìm ra những khuyết điểm của giáo viên trong quá trình tổ chức giờ dạy vì vậy dẫn dến tâm lý người dạy phải trình diễn hết những gì mình có để dạy xuôn xẻ một tiết dạy gói gọn trong vòng 45 phút sao cho ít lỗi nhất. Học sinh lẽ ra là “trung tâm của quá trình nhận thức” thì đôi khi lại trở thành “nạn nhân” của sự nhồi nhét, mớm trước câu trả lời. Dẫn đến, giờ học trở thành một vở kịch mà người dự giờ là những khán giả khó tính. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế do tâm lý ngại khó, ngại khổ, ngại đổi mới… 1.3. Giải pháp 3: Sinh hoạt tổ chuyên môn. 1.3.1.Đối với sinh hoạt định kì: Sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường được tổ chức dưới 2 hình thức khác nhau: - Sinh hoạt chuyên môn theo định kì: thường tổ chức ít nhất 2 tuần/ lần. Trong quá trình sinh hoạt chuyên môn tổ trưởng giữ vai trò trung tâm, nhận xét những kết quả đã làm được trong tuần trước, nêu lên những vấn đề còn tồn tại, cần rút kinh nghiệm đồng thời đưa ra những biện pháp khắc phục và yêu cầu các thành viên trong tổ thực hiện. Các thành viên ít có ý kiến, ngại đổi chuyên môn vì góp ý sợ mất lòng, có người “giấu bài” làm của riêng ngại chia sẻ. Buổi họp chuyên môn thường ký duyệt giáo án, thống nhất chương trình nhanh chóng và hết giờ thì về. 7
  8. Chính điều này đã làm cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy thiếu đồng bộ không mang lại hiệu quả như ý muốn. Do nội dung sinh hoạt chuyên môn chưa phong phú, nên khả năng thu hút cũng như mức độ tăng cường hứng thú đối với các thành viên trong tổ nhóm là rất ít. 1.3.2. Đối với sinh hoạt theo chuyên đề: Các chuyên đề thường mang tính hàn lâm, nặng về nghiên cứu lý thuyết, ít có tính ứng dụng. Bên cạnh một số giáo viên tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức hoàn thành nhiệm vụ thì vẫn còn một số giáo viên được phân công làm chuyên đề thường có tâm lý làm cho xong, ngại khó, ngại khổ không đi sâu đi sát vào vấn đề. Vì vậy, sau khi tổ chức chuyên đề xong thì các chuyên đề cũng thường chịu chung số phận là được nhập vào thư viện để làm minh chứng sức sống không dài lâu, sau một thời gian sẽ bị lãng quên. Người đi dự chuyên đề mang theo hai tâm lý: một là chú ý đến mọi vấn đề đặt ra trong chuyên đề để tìm ra cái còn hạn chế, cái chưa đạt được của những người làm chuyên đề để nhận xét, bới móc thể hiện tầm học sâu hiểu rộng của mình. Hai là im lặng lắng nghe rút ra những cái hay, đáng học tập làm vốn riêng cho mình và không góp ý gì về những thiếu sót của người thực hiện. * Ưu điểm: - Sinh hoạt của tổ chuyên môn thực hiện đúng quy định điều lệ trường trung học phổ thông và quy định của nhà trường về mặt hành chính công vụ. - Không khí làm việc của các thành viên hài hòa, đoàn kết “Dĩ hòa vi quý” * Tồn tại: - Tổ trưởng chuyên môn chưa phát huy hết vai trò của mình, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn hay có tâm lý ngại nói, coi mình như giáo viên bình thường hoặc chủ yếu thông báo những nội dung mang tính hành chính, công vụ. Chưa mạnh dạn phân công nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên hay đề xuất những ý kiến nâng cao chất lượng giáo dục. - Nội dung sinh hoạt chuyên môn thường chủ yếu chỉ dừng lại ở việc bàn bạc về phân phối chương trình, chưa phong phú, chưa đi sâu vào phân tích nội dung các bài học hay trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, cùng nhau tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy. Chưa quan tâm đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phát huy được tính chủ động của giáo viên. (Đánh giá về hoạt động của tổ chuyên môn chưa đổi mới - Phụ lục ) 2. Gải pháp mới cải tiến 2. 1. Giải pháp 1. Hiệu trưởng, giáo viên cần đánh giá đúng vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường học. Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở trực tiếp nhất đối với các hoạt động của giáo viên, là nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và hiệu quả. Tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, là “trung tâm” bồi dưỡng giáo viên nhằm giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn nói chung và thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá nói riêng. Đồng thời, tổ chuyên môn là nơi quản lý trực tiếp bồi dưỡng giáo viên về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ; phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn của từng giáo viên trong quá trình giảng dạy và giáo dục. Là một bộ phận chủ 8
  9. yếu, giữ vai trò quyết định trong công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Chỉ có ở tổ chuyên môn, giáo viên mới có điều kiện trực tiếp và thuận lợi nhất để rèn luyện và từng bước nâng cao trình độ tay nghề của mình. Chúng tôi nhận thấy những tồn tại trong nhận thức của một bộ phân giáo viên về vai trò của tổ chuyên môn nên trong buổi họp chuyên môn chúng tôi có lồng ghép, tuyên truyền, phổ biến điều lệ trường THPT để giáo viên hiểu rõ, hiểu đúng tổ chuyên môn. Trong năm học các tổ chuyên môn có tổ chức cuộc thi xử lý tình huống sư phạm, tìm hiểu kiến thức về giáo dục về tổ chuyên môn như. * Vị trí của tổ chuyên môn Theo Điều lệ trường trung học phổ thông ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ - BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ GD&ĐT “Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường THCS, THPT. Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục”. * Chức năng tổ chuyên môn - Tổ chuyên môn có chức năng giúp hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học; - Tổ chuyên môn có chức năng trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định. - Tổ chuyên môn là đầu mối để hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong trường. - Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch; điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lý. * Nhiệm vụ tổ chuyên môn Nhiệm vụ của tổ chuyên môn quy định theo Điều lệ trường THCS, THPT ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Điều 16: Tổ chuyên môn: Tổ chuyên môn của trường chuyên được thành lập và thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường trung học, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ sau: - Xây dựng chương trình, tài liệu dạy học môn chuyên; nghiên cứu, áp dụng các phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra - đánh giá tiên tiến vào giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của học sinh; - Phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; bồi dưỡng học sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi và các cuộc thi về năng khiếu khác liên quan đến chuyên môn của tổ; - Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; tổng kết, áp dụng sáng kiến - kinh nghiệm, tự làm thiết bị dạy học 9
  10. hàng năm của giáo viên, nhân viên và hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật của học sinh; hướng dẫn học sinh làm quen với nghiên cứu khoa học; - Tổ chức việc bồi dưỡng phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các thành viên trong tổ. - Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên… Từ đó mọi thành viên trong trường có nhận thức đúng về vị trí, chức năng của tổ chuyên môn. Hiểu được tâm quan trọng của việc sinh hoạt chuyên môn nên đã tạo sự đồng thuận nhất trí cao. Không khí sinh hoạt chuyên môn cởi mở, sáng tạo và dân chủ. Không ỷ nại vào tổ trưởng chuyên môn. 2. 2. Giải pháp 2: Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong nhà trường “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân….Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn” (Trích Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo). Một trong những cơ sở, nền tảng quan trọng nhất để thực hiện đổi mới giáo dục đó là nguồn lực con người. 2.2.1. Đổi mới công tác của hiệu trưởng trong việc quản lý, chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn. * Tăng cường sự quản lý của hiệu trưởng đối với tổ chuyên môn. - Đổi mới trong việc lập và triển khai kế hoạch: Thực hiện kế hoạch năm học của Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình, căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, căn cứ chức năng lãnh đạo - người đứng đầu đơn vị, ngay từ đầu năm học hiệu trưởng là người trực tiếp xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động của nhà trường mà trọng tâm là hoạt động của tổ chuyên môn. Kế hoạch thực hiện trong cả năm học nên xây dựng với nội dung cụ thể định hướng mục tiêu, nội dung, phương pháp cho từng mặt hoạt động. Kế hoạch được xây dựng theo mốc thời gian cụ thể: Từng tháng, từng tuần. Đồng thời mỗi hoạt động, mỗi công việc đều phân công người phụ trách cụ thể. Công bố và triển khai kế hoạch đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên đảm bảo tính công khai dân chủ và phát huy trí tuệ tập thể trong buổi họp hội đồng Trong các tháng tiếp tục triển khai kế hoạch tổng thể từng tháng vào buổi giao ban lãnh đạo mở rộng, họp hội đồng vào tuần 1 của tháng. Nội dung được xác định tới từng tuần. Tất cả kế hoạch của trường đều được gửi đến các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn bằng văn bản và đưa lên cổng thông tin của trường. Trong quá trình thực hiện, hiệu trưởng sử dụng các thanh tra chuyên môn thực hiện kiểm tra đánh giá khối lượng chất lượng công việc của tổ chuyên môn và báo cáo thông tin. Trong những hoạt động kéo dài thời gian, không hoàn thành tiến độ, những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai hiệu trưởng sẽ tham gia trực tiếp thu nhận và xử lý thông tin, sau đó ra các quyết định quản lý kịp thời. - Đổi mới tổ chức các hoạt động: Hiệu trưởng là người trực tiếp tổ chức các hoạt động sư phạm cho giáo viên bằng các hình thức cơ bản như: Thông qua phong trào sáng kiến trong dạy học, thi đua “ dạy tốt, học tốt”, chỉ đạo tổ chuyên môn tổ 10
  11. chức các chuyên đề, hội học hội giảng, cử giáo viên tham gia các khoá bồi dưỡng, khuyến khích giáo viên tự học tự bồi dưỡng bảng nhiều hình thức khác nhau. * Tăng cường công tác chỉ đạo của hiệu trưởng đối với hoạt động của tổ chuyên môn. - Đổi mới việc chọn và bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn: + Chọn tổ trưởng tổ chuyên môn: Tổ trưởng chuyên môn là người có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành tốt chủ chương chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước. Chấp hành tốt các quy định của ngành, cơ quan. Tổ trưởng chuyên môn là người có chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm giảng dạy, am hiểu công việc, dám chịu trách nhiệm với công việc đồng thời có nhiều đóng góp trong việc xây dựng tập thể vững mạnh. Tổ trưởng chuyên môn là người nhiệt tình trong công tác, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, tâm huyết với nghề, gắn bó với trường lớp, gương mẫu trong mọi hoạt động, làm việc luôn có kế hoạch, sáng tạo Tổ trưởng chuyên môn là người bạn đồng hành, đồng chí chân thành, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về tinh thần lẫn vật chất và điều cốt lõi là phải biết động viên tinh thần, khích lệ sự cố gắng phấn đấu của mọi thành viên trong tổ. + Bồi dưỡng tổ trưởng tổ chuyên môn: Ban giám hiệu trưởng, bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn hình thành kĩ năng: kĩ năng điều hành các hoạt động của tổ chuyên môn, kĩ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ theo năm học, bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra nội bộ... Bồi dưỡng những kĩ năng tổ chức, sắp xếp nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cho cả năm học, cho từng buổi cụ thể. Biết phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ đúng người, đúng việc; kiểm tra, đôn đốc để điều chỉnh và giúp đỡ giáo viên một cách kịp thời, bồi dưỡng kĩ năng đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT… - Xây dựng nhóm giải pháp hỗ trợ hoạt động cho đơn vị tổ chuyên môn. + Ngay khi các tổ trường chuyên môn, nhóm trưởng được bổ nhiệm, hiệu trưởng xây dựng chương trình tập huấn lý luận tại chỗ, bằng nhiều hình thức; trao đổi cụ thể công việc kết hợp với hướng dẫn các nội dung, phương pháp điều hành tổ chức, đánh giá nhận xét, từng công việc cụ thể trong quá trình tổ trưởng thực thi nhiệm vụ. + Tạo điều kiện cho các tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng họ tập nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề theo chuẩn nghề nghiệp của giáo viên. + Liên kết sinh hoạt chuyên môn với nguồn ngoài và giải pháp xử lý nhóm chuyên môn dưới 3 người. + Phối hợp nhịp nhàng giữa hiệu trưởng, ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn: Hiệu trưởng triển khai công việc trong hội nghị giao ban lãnh đạo mở rộng vào sáng thứ hai hàng tuần. + Hiệu trưởng và ban giám hiệu trao quyền cho tổ trưởng theo quy định: tạo mọi cơ hội và điều kiện phát huy tính sáng tạo, dân chủ, chủ động của của các thành viên trong tổ. + Hiệu trưởng quan tâm xây đầu tư cơ sở vật chất tạo điều kiện và môi trường giảng dạy và học tập tốt nhất cho giáo viên và học sinh: máy tính, máy chiều, bảng 11
  12. phụ, bảng thông minh...Hỗ trợ các hoạt động sinh hoạt chuyên môn: Hoạt động chuyên đề, hoạt động trải nghiệm... + Phát huy hiệu quả của công tác thi đua. Thực hiện nguyên tắc thi đua công bằng, dân chủ, không thiên vị, ưu tiên người lao động trực tiếp chứ không ưu tiên hết cán bộ quản lý mới đến giáo viên và nhân viên. Đồng thời làm tốt việc đề bạt khen thưởng, nâng bậc lương sớm theo quy định. 2.2.2.Phát huy vai trò của tổ trưởng chuyên môn: Tổ trưởng chuyên môn: là người đứng đầu tổ chuyên môn, do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về phân phối nguồn lực của tổ, chất lượng giảng dạy và lao động sư phạm của giáo viên trong phạm vi các môn học của tổ chuyên môn được phân công đảm trách, hướng dẫn, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ theo qui định, góp phần đưa nhà trường đạt đến các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch. * Để thực hiện tốt nhiệm vụ, mỗi tổ trưởng chuyên môn cần đảm bảo các yêu cầu, các tiêu chí và kỹ năng nhất định: - Về lập trường tư tưởng và phẩm chất đạo đức: Chấp hành tốt chủ chương chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, quy chế của ngành, nội quy cơ quan. Lập trường tư tưởng vững vàng, không dao dộng trước khó khăn, không chia bè phái. Có tinh phần phê và tự phê nghiêm túc. Có uy tín với đồng nghiệp và học sinh. Đoàn kết và hợp tác với đồng nghiệp. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Công bằng, trung thực. - Về năng lực: Đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, giảng dạy đạt từ khá trở lên. Có kinh nghiệm công tác và giảng dạy. Có năng lực lãnh đạo, quản lý: khả năng tập hợp giáo viên, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử; Có năng lực kiểm tra, đánh giá chuyên môn; Có năng lực tư vấn chuyên môn cho lãnh đạo trường… * Phát huy quyền hạn của tổ trưởng chuyên môn. - Tổ trưởng chuyên môn có quyền được tham dự các cuộc họp, hội nghị chuyên môn có liên quan đến chương trình của các môn của tổ khi cấp trên tổ chức. Tư vấn, đề xuất với hiệu trưởng những vấn đề về chuyên môn… - Tổ trưởng chuyên môn có quyền quản lý, điều hành các hoạt động của tổ: lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, triệu tập, hội ý, họp tổ. Quyền quyết định các nội dung sinh hoạt tổ trên cơ sở các kế hoạch. Quyền theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ của các thành viên trong tổ. - Tổ trưởng chuyên môn có quyền được tạo điều kiện bồi dưỡng về chuyên môn do Sở giáo dụ và đào tạo tổ chức, được hưởng các chế độ chính sách về mặt vật chất và tinh thần theo các văn bản pháp luật hiện hành. - Tổ trưởng chuyên môn có quyền tham gia vào hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường, là một trong những thành viên chính thức của hội đồng. * Xác định rõ trách nhiệm của tổ trưởng chuyên môn: - Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm chấp hành tốt luật giáo dục; Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ - BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quy định của ngành, quy chế chuyên môn. 12
  13. - Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm thực hiện các quy định của Ban giám hiệu trường. + Trách nhiệm trước hiệu trưởng, ban giám hiệu: Phản ánh với Ban giám hiệu về hoạt động chuyên môn của tổ, giúp Ban giám hiệu điều hành tốt hoạt động chuyên môn; + Trách nhiệm với các thành viên trong tổ: Chuyển tải đầy đủ, chính xác nội dung chỉ đạo của Ban giám hiệu về công tác chuyên môn đến các tổ viên; phân công các thành viên trong tổ và lập kế hoạch giảng dạy của năm học; lập kế hoạch công tác hàng tháng của tổ chuyên môn mình phụ trách, thông qua kế hoạch để mọi người trong tổ được biết và thực hiện; tập trung chỉ đạo các thành viên trong tổ về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, công tác động viên và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công tác nâng cao chất lượng giảng dạy và luyện tập cho học sinh thi đại học, cao đẳng. * Linh hoạt xử lý tình huống sư phạm của tổ trưởng chuyên môn trong hoạt động quản lý tổ chuyên môn. - Tạo mối quan hệ hòa đồng với đồng nghiệp, giao tiếp mang tính chân, thiện, mỹ nghĩa là thật sự chân thành, trung thực, cầu thị, không ác ý mà luôn cởi mở, gương mẫu, ứng xử văn hoá với đồng nghiệp. - Khi có ý kiến bất đồng, cần bình tĩnh không nóng vội lắng nghe, học hỏi và khi cần thiết phân tích bảo vệ ý kiến của đúng của mình.Tuy nhiên cũng cần có quan điểm, có chính kiến không bè phái, không được gió thổi chiều nào xoay chiều đấy, phải công tâm không thiên vị. - Tổ trưởng chuyên môn không được lợi dụng vị trí đùn đẩy công việc khó khăn cho người khác, biết sinh lợi ích cá nhân, gương mẫu trong công việc, sắc xảo trong chuyên môn, hóm hỉnh trong giao tiếp. - Bản thân không được tự kiêu, ngạo mạn mà phải luôn khiêm tốn, thể hiện đức tính cầu thị rèn luyện kỹ năng quản lý, học hỏi đồng nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ, tạo sự đồng thuận cao trong việc tiếp cận và giao tiếp với đồng nghiệp. - Tính khoa học trong mọi hoạt động quản lý tổ chuyên môn: Tổ trưởng chuyên môn cần soạn thảo chương trình làm việc, chương trình hội nghị tổ trước khi họp tổ chuyên môn định kỳ tháng, học kỳ, năm học và thông báo ở phòng tổ chuyên môn để mọi thành viên trong tổ tham khảo nhằm tiết kiệm thời gian hội họp. Trao đổi công việc dân chủ, cởi mở mang tính xây dựng. - Công tác thi đua vô cùng nhạy cảm, dễ làm nhiều người tổn thương thậm chí cay cú, mất đoàn kết. Tổ trưởng chuyên môn cần khách quan công bằng để khuyến khích đồng nghiệp cống hiến nhiều hơn, những đồng nghiệp chưa cố gắng có động lực phấn đấu. 2.2.3. Phát huy vai trò của tổ phó - nhóm trưởng chuyên môn Theo quy định về chuyên môn, các trường phổ thông có một chức danh đó là tổ phó chuyên môn, nhóm trưởng chuyên môn (thông thường tổ phó kiêm nhóm trưởng). Tổ phó chuyên môn, nhóm trưởng chuyên môn có trách nhiệm là hỗ trợ, giúp đỡ cho các tổ trưởng về chuyên môn trong tổ. Sinh hoạt nhóm chuyên môn là một hoạt động không thể thiếu được của một nhóm chuyên môn. * Yêu cầu, các tiêu chí và kỹ năng của tổ phó - nhóm trưởng chuyên môn - Về lập trường tư tưởng vững vàng và phẩm chất đạo đức tốt. 13
  14. - Về năng lực: Đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, giảng dạy đạt từ khá trở lên. Có kinh nghiệm công tác và giảng dạy… * Quyền hạn và trách nhiệm của tổ phó - trưởng chuyên môn. - Tổ phó - trưởng chuyên môn có trách nhiệm thực hiện các quy định của Ban giám hiệu, kế hoạch của trường, của tổ chuyên môn.Trách nhiệm trước hiệu trưởng về hoạt động chuyên môn của nhóm về nội dung chương trình lên lớp, chất lượng bộ môn được phân công phụ trách . - Điều hành hoạt động chuyên môn của nhóm: Tổ phó - nhóm trưởng phải dựa trên kế hoạch của tổ để xây dựng kế hoạch của nhóm. 2.2.4 Phát huy vai trò, trách nhiệm của giáo viên – các thành viên của tổ chuyên môn - A. Đixtecvec nhận định: “Chính giáo viên là những người gieo hạt giống, không có giáo viên thì thế giới sẽ lùi lại chỗ dã man”. K.Đ. Usinxki cũng khẳng định “ Sự nghiệp dạy học trông bề ngoài thì bình thường, nhưng đó lài sự nghiệp vĩ đại nhất của lịch sử loài người”. Từ những nhận định trên chúng ta có thể khẳng định chính giáo viên là nhân tố quan trong trong sự nghiệp giáo dục, trong công cuộc đổi mới giáo dục cũng như hoạt động của tổ chuyên môn. Tất cả những đường lối lãnh đạo của các ban ngành, kế hoạch của nhà trường, của tổ chuyên môn đều được giáo viên thực thi, biến lý thuyết thành thực hành, áp dụng trong thực tế. - Ban giám hiệu, tổ chuyên môn cần quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của giáo viên, chia sẻ động viên kịp thời và đảm bảo về mặt quyền lợi của họ như Điều 30: Nhiệm vụ của giáo viên - Điều lệ trường THPT/ 2007. Như vậy, sẽ tạo môi trường công tác tốt để giáo viên yên tâm công tác và cống hiến, sáng tạo. * Đề cao trách nhiệm của giáo viên trong tổ chuyên môn. - Bên cạnh việc thực hiện các quyền của người giáo viên thì nhà trường và tổ chuyên môn cũng cần quy định rõ trách nhiệm của họ đối với công việc được phân công đảm nhiệm - Điều 29: Nhiệm vụ của giáo viên điều lệ trường THPT/ 2007 - Trách nhiệm của giáo viên trong hoạt động chung của tổ: + Chủ động sáng tạo, tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học từ định hướng đầu vào sang phát triển năng lực người học. Vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ năng phát triển năng lực học sinh. + Tự nhận ra hạn chế của bản thân để điều chỉnh kịp thời. + Quan tâm đến những khó khăn của học sinh, đặc biệt là học sinh yếu, kém. Bồi dưỡng học sinh giỏi. + Quan hệ giữa đồng nghiệp trở nên gần gũi, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Có thái độ cầu thị tiến bộ, chân thực sự hợp tác + Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tích cực tự học từ bồi dưỡng. Tham gia nghiêm túc các buổi tập huấn chuyên môn, tham dự chuyên đề… Việc đánh giá đúng vai trò, nhiệm vụ của các bộ phân trong trường đã giúp các thành viên có tinh thần trách nhiệm cao với công việc của mình. Bên cạnh đó còn có sự tương trợ giúp đỡ, phối kết hợp nhịp nhàng. Mọi hoạt động của tổ chuyên môn trôi chảy, đúng tiến độ. 14
  15. 2. 3. Giải pháp 3: Đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn . Tổ chuyên môn là một bộ phận trong bộ máy chủa trường học dưới sự quản lý của hiệu trưởng, ban giám hiệu không phải vì thế mà thụ động chờ đợi cấp trên “cầm tay chỉ việc” mà phải chủ động sáng tạo. Hoạt động của tổ chuyên môn cũng có những nguyên tắc riêng, đặc thù riêng. Trong quá trình công tác chúng tôi đã đúc rút được những kinh nghiệm đổi mới hoạt động tổ chuyên môn như sau: 2.3.1. Nguyên tắc hoạt động tổ chuyên môn. - Nguyên tắc thứ nhất: Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý tổ chuyên môn. - Nguyên tắc thứ 2: Tập trung dân chủ: Tăng cường kỉ luật, mở rộng dân chủ, đề cao trách nhiệm, làm rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể trong từng công việc cụ thể. Tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho tập thể, tránh độc đoán chuyên quyền, gia trưởng, xa rời quần chúng, quan liêu, mất dân chủ; - Nguyên tắc thứ ba: Bảo đảm tính khoa học, cụ thể và thiết thực. Các hoạt động của mình phải có căn cứ khoa học, biết sử dụng các kiến thức khoa học trong điều hành tổ. Tính cụ thể được thể thể hiện trong xây dựng kế hoạch, phân công, giao việc, đánh giá… Tính thiết thực thể hiện trong lựa chọn mục tiêu, xây dựng kế hoạch triển khai, luôn bám sát các điều kiện cụ thể của tổ, của trường và gắn với yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, đất nước. - Nguyên tắc thứ tư: Phải đưa mọi hoạt động của tổ vào kế hoạch để tăng tính chủ động và khả năng phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận khi thực thi nhiệm vụ. - Nguyên tắc thứ năm: Coi trọng công tác giáo dục, thuyết phục kết hợp với việc động viên khuyến khích về mặt tinh thần. 2.3.2. Đổi mới nội dung hoạt động của tổ chuyên môn * Nội dung hoạt động 1: Công tác tham mưu của tổ chuyên môn cho hiệu trưởng - Tham mưu về các hoạt động giáo dục và dạy học: Tổ chuyên môn căn cứ và kết quả hoạt động của năm trước, tình hình thực tế của trường, của tổ bàn bạc thống nhất ý kiến sau đó có thể trực tiếp trao đổi trực tiếp hoặc gửi bằng văn bản cho hiệu trưởng đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch nhà trường, xây dựng các hoạt động của tổ chuyên môn phù hợp với kế hoạch và hoạt động chung của nhà trường. Các nội dung tham mưu tập chung vào vấn đề cụ thể góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhà trường: + Tham mưu việc xây dựng kế hoạch năm học + Tham gia góp ý xây dựng các nội dung, biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm đảm bảo tính khoa học, dân chủ và công bằng. + Tham gia góp ý xây dựng lề lối làm việc, các nội quy, quy chế hoạt động của đơn vị + Tham mưu với lãnh đạo mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sách tham khảo, phục vụ hoạt động dạy học; hoặc điều chỉnh kế hoạch phân công khi cần thiết. - Tham mưu hiệu quả về việc phân công chuyên: + Căn cứ kết quả quá trình công tác của giáo viên, năng lực chuyên môn, tinh thần thái độ công tác, khả năng phát triển cũng như hoàn cảnh gia đình, sức khỏe có thể tác động tích cực và ảnh hưởng đến công việc của từng thành viên trong tổ chuyên môn để phân. 15
  16. + Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm tình hình của nhà trường và quyền lợi học tập của học, nguyện vọng, hoàn cảnh của giáo viên để đề xuất phương án phân công nhằm tạo ra sự hợp lý, hợp tình, tạo ra tâm lý thoải mái để giáo viên an tâm cống hiến tốt nhất. - Đề xuất những phương án cụ thể, khả thi trong sử dụng đội ngũ đề xuất, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục. * Nội dung hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn. Xây dựng kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là xây dựng kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Xây dựng kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với tổ chuyên môn bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, tổ chuyên môn xác định được các chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra. - Các bước xây dựng kế hoạch + Bước 1 : Lập dự thảo sinh hoạt chuyên môn. + Bước 2 : Thông qua, lấy ý kiến đóng góp của tập thể. + Bước 3 : Điểu chỉnh, hoàn thiện chỉnh lý dự thảo kế hoạch. + Bước 4: Gửi dự thảo kế hoạch cho hiệu trưởng phê duyệt. + Bước 5: Công bố và thực hiện. - Nguyên tắc xây dựng kế hoạch: + Nguyên tắc tính Đảng: + Nguyên tắc tập trung dân chủ: + Nguyên tắc tính khoa học: + Nguyên tắc tính pháp lệnh: * Nội dung động 3: Đổi mới công tác quản lý của tổ trưởng chuyên môn Tổ trưởng chuyên môn có các chức năng quản lý như một người đứng đầu một đơn vị sản xuất, được hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ đầu năm học. Một trong những công việc quan trọng của tổ trưởng chuyên môn là quản lý mọi hoạt động của tổ. - Việc quản lý hồ sơ: Trước đây, việc quản lý hồ sơ tổ chuyên môn luôn đúng quy đinh nhưng mang tính hình thức. Nhận thức rõ điều đó chúng tôi quyết tâm đổi mới hình thức quản lý về hồ sơ vừa là “con số biết nói” vừa lưu giữ khoa học. Để làm được điều đó chúng tôi có những quy định rõ ràng, phổ biến nghiêm túc tới các thành viên trong tổ để mọi người cùng hiểu và đồng lòng sáng tạo. Còn hồ sơ chung tổ trưởng chuyên môn không ôm đồm làm hết mà phân công cho các thành viên của tổ thống kê, ghi chép, theo dõi từng mặt, sang năm học sau lại đổi nhiệm vụ. Từ đó tạo điều kiện cho các thành viên nắm vững các công việc của tổ. Tổ trưởng chuyên môn quản lý hồ sơ sổ sách theo dõi các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn các thành viên trong tổ chuyên môn. + Quản lý hồ sơ chuyên môn. Quản lý hồ sơ theo điều 27 - điều lệ trường trung học, tổ trưởng chuyên môn tham gia quản lý sổ gọi tên - ghi điểm; sổ đầu bài; học bạ học sinh thuộc hệ thống hồ sơ của nhà trường. Quản lý nội dung hồ sơ: Trong sổ sinh hoạt chuyên môn đặc biệt lưu ý nội dung không ghi chiếu lệ mà thống kê ghi chép nghiêm túc những con số, những nội 16
  17. dung “biết nói” thực sự có giá trị thúc đẩy chuyên môn của tổ, khuyến khích giáo viên sáng tạo, hoàn thành nhiệm vụ. Phân tích tình hình kết quả từng lớp tăng hay giảm tìm nguyên nhân để khắc phục khó khăn; theo dõi kết quả thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi, sáng kiến kinh nghiệm, các cuộc thi của giáo viên học sinh… làm căn cứ để xây dựng kế hoạch cho năm học tiếp theo. Tổ trưởng chuyên môn tham gia quản lý các kế hoạch dạy học và giáo dục (Thời khoá biểu) của các tổ viên theo quyết định số 80/2008/ QĐ - BGDĐT ngày 30/12/2008. - Ký duyệt giáo án và kiểm tra đánh giá học sinh: Tổ trưởng chuyên môn ký giáo án cho các thành viên trước một tuần. Khi ký giáo án nghiêm túc chỉ duyệt những giáo án đúng theo quy chế chuyên môn có đổi mới phương pháp không soạn theo giáo án dạy học truyền thống – quy định đầu vào. Giáo án không cùng môn với tổ trưởng thì nhóm trưởng, tổ phó cùng môn ký duyệt chiuh trách nhiệm về nội dung sau đó tổ trưởng chuyên môn ký duyệt giáo án. - Tham gia quản lý việc kiểm tra đánh giá học sinh, chấm trả bài của giáo viên theo quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học ban hành kèm theo quyết định số 40/2006/QĐ - BGDĐT ngày 5/10/2006. - Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu: Tổ trưởng chuyên môn quản lý giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên tham gia ôn thi tuyển sinh đại học và cao đẳng và phụ đạo học sinh yếu trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường và của tổ chuyên môn. - Quản lý thanh tra nội bộ trường học: Tổ trưởng chuyên môn tham gia quản lý thanh tra chuyên môn đối với các thành viên trong tổ theo kế hoạch chung của nhà trường, theo đó thanh tra toàn diện (hồ sơ chuyên môn và giảng dạy), thanh tra chuyên đề (hồ sơ chuyên môn hoặc giảng dạy), báo cáo kết quả thanh tra giáo viên của tổ chuyên môn với hiệu trưởng vào cuối kỳ học, năm học và ghi kết quả thanh tra giáo viên vào hồ sơ thanh tra. Một trong những hoạt động vừa mang tính pháp chế vừa mang tính thúc đẩy mà chúng tôi rất coi trọng đó là thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của giáo viên. + Xây dựng kế hoạch kiểm tra. Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra phải phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của tổ chuyên môn, của nhà trường và có tính khả thi. + Lập kế hoạch kiểm tra một cách chi tiết cho từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học. Kế hoạch kiểm tra ghi rõ: mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, thời gian được kiểm tra và lực lượng kiểm tra, hình thức kiểm tra, bộ môn và cá nhân được kiểm tra mang tính luân phiên công bằng + Công bố kế hoạch kiểm tra cho các thành viên trong tổ chuyên môn được biết để cùng thực hiện. Kế hoạch kiểm tra trong cả năm. Kế hoạch kiểm tra tháng. Kế hoạch kiểm tra trong tuần + Tổ chức kiểm tra Tổ trưởng chuyên môn là người kiểm tra hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn theo kế hoạch và sự phân công của Hiệu trưởng. Tổ trưởng chuyên môn phải xây dựng được lực lượng kiểm tra. Lực lượng này thường bao gồm nhóm trưởng bộ môn trong tổ ghép, giáo viên bộ môn có năng 17
  18. lực và uy tín đối với giáo viên trong tổ chuyên môn, giáo viên giỏi được mời từ trường bạn (nếu cần)… + Hình thức kiểm tra: Báo trước theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất chỉ báo trước thời gian 5 – 10 phút. Như vậy, sẽ tạo tâm thế cho giáo viên nghiêm túc trong công việc. + Nội dung kiểm tra: Nội dung kiểm tra là những hoạt động của nhà giáo: Kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên, kiểm tra công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, kiểm tra chế độ điểm việc chấm trả bài cho học sinh. + Kết quả thành tra, kiểm tra: Biểu dương những giáo viên có kết quả thanh tra tốt, nhắc nhở phê bình những giáo viên còn vi phạm. Cần lưu ý khi phê bình cũng phải khéo léo , mềm mỏng trao đổi tránh làm tổn thương đồng nghiệp mà mang tính thúc đẩy. Phát huy tinh thần dân chủ, phê và tự phê nghiêm túc. * Nội dung hoạt động 4: Bồi dưỡng đội ngũ. Nhà giáo giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo vì chính họ là những người thực thi công cuộc đổi mới. Nếu họ không có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ thì vô tình họ sẽ trở thành lực cản cho công cuộc đổi mới. Trong khi đó, phát triển một đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn chất lượng, đủ về số lượng và đồng bộ về trình độ cho các cấp học, bậc học là một việc rất khó khăn. Vì vậy, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn vững vàng về nghiệp vụ tay nghề có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách sư phạm đẹp, là điều kiện tiên quyết, là khâu đột phá, cần làm ngay để chuẩn bị cho việc thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo - Bồi dưỡng lập trường tư tưởng: Tham mưu cho ban giám hiệu tổ chức cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập quán triệt và thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, các qui định của ngành, các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính quyền, ngành các cấp về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03/CT-TW của Bộ Chính trị, chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cùng với các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo. Để giáo viên thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo, xác định lập trường tư tưởng không giao động trước khó khăn. - Bồi dưỡng thường xuyên: Nhà trường, tổ chuyên môn tăng cường bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ với nhiều hình thức như sau: dự giờ thăm lớp để cho tất cả các giáo viên học tập rút kinh nghiệm. Tạo mọi điều kiện cho giáo viên được đi tham quan học tập, tham gia dự giờ học tập, rút kinh nghiệm ở các trường bạn trong và ngoài tỉnh. Tiếp tục thực hiện kế hoạch cử giáo viên, nhân viên tham gia các khóa học nâng chuẩn, các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ: Học cao học, trung cấp chính trị. - Bồi dưỡng qua phong trào thi đua: Một trong những phương pháp bồi dưỡng đội ngũ hiệu quả nhất là tổ chức các phong trào thi đua hội học hội giảng: Chào mừng các ngày lễ lớn: 20 /10, 20/11, 22/12, 3/2, 8/3… thi đua làm đồ dùng học tập, thi đấu thể thao. 18
  19. - Bồi dưỡng chuyên môn qua việc tổ chức chuyên đề; tập huấn chuyên môn; khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng; phong trào nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm - Khuyến Khích tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến Hình thức học tập đa dạng: sách báo, mạng Internet, đồng nghiệp… Đánh giá sáng kiến phải theo đúng hướng dẫn của Hội đồng khoa học giáo dục nhà trường và nộp đúng thời gian quy định. Những sáng kiếm phù hợp, có hiệu quả và có khả năng phát triển, áp dụng được rộng rãi nhà trường sẽ có những hình thức khen thưởng thích hợp.Tuyệt đối không sao chép công trình nghiên cứu khoa học của người khác làm sáng kiến kinh nghiệm bản thân. - Chăm lo đời sống cho đội ngũ: Tổ chuyên môn phối hợp với hiệu trưởng, ban chấp hành công đoàn thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định hiện hành của Nhà nước, chăm lo quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động. Do đặc thù của ngành giáo dục đa phần là nữ nên tổ chuyên môn luôn quan đến vấn đề bình giới, quan tâm đến các chế dộ chính sách dành riêng cho nữ giáo viên, nhân viên. Đồng thời quan tâm đến để họ coi nhà trường, tổ chuyên môn là mái ấm, yên tâm công tác, công hiến. * Nội dung hoạt động 5 : Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. - Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. + Về giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi. Cần phải phân công chuyên môn một cách hợp lý, lựa chọn giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân công theo hướng ổn định để phát huy kinh nghiệm của giáo viên.Bản thân giáo viên phải tâm huyết nghề. + Về chương trình bồi dưỡng: Tổ chuyên môn thống nhất biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng khối, lớp, về từng mảng kiến thức, rèn luyện các kỹ năng. Thống nhất số tiết tối thiểu cho từng phần, từng chuyên đề. Bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em học sinh bắt nhịp dần. Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp để tránh trùng lặp. Xác định phương pháp và mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi: Không dạy nhồi nhét thụ động mà dạy sáng tạo: Phát triển phương pháp suy nghĩ ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của học sinh. Bồi dưỡng năng lực lao động, làm việc sáng tạo. Phát triển các kĩ năng, phương pháp và thái độ tự học suốt đời + Về thời gian bồi dưỡng: Để chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả thì nhà trường cần có kế hoạch ngay trong hè, liên tục và đều đặn, không dồn ép ở tháng cuối trước khi thi. + Sự phối hợp giữa các tổ chức trong trường và khen thưởng: Để hỗ trợ cho công tác dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, Ban giám hiệu cũng cần quan tâm đặc biệt và có những biện pháp hỗ trợ đúng mức như: tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng: bớt công tác kiêm nhiệm, chi trả công bồi dưỡng đội tuyển thỏa đáng cho giáo viên, có chế độ ưu tiên khuyến khích đối với học sinh đạt giải; tuyên dương khen thưởng kịp thời đối với các giáo viên và học sinh đạt thành tích. - Công tác phụ đạo học sinh yếu – kém. 19
  20. + Phân loại học sinh: Qua kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm, phân loại HS, soạn chương trình phụ đạo học sinh yếu, kém cho phù hợp với từng đối: học sinh mất căn bản hoàn toàn và học sinh có khả năng học được nhưng lười học… không để xảy ra tình trạng để “học sinh không tìm được chỗ của mình trong lớp học” làm tăng nguy cơ bỏ học, để thuận lợi cho quá trình phụ đạo. Với quan điểm “Hãy phụ đạo ngay khi học sinh mới chỉ là yếu – kém về học lực chưa kịp mất hẳn động cơ học tập + Việc chọn giáo viên phụ đạo rất quan trọng vì giáo viên là yếu tố quyết định về kết quả phụ đạo học sinh yếu, kém. Phân công giáo viên có kinh nghiệm, giáo viên giỏi phụ đạo học sinh yếu, kém + Kết hợp với gia đình: giải thích và động viên để cha mẹ học sinh hiểu được sức học của con em họ để có sự phối hợp, tạo điều kiện cho học sinh đi học đầy đủ. Làm thế nào để cha mẹ học sinh thấy rằng việc phụ đạo là nhằm để giúp đỡ những học sinh yếu, kém có cơ hội tiến bộ trong học tập. + Hàng tuần tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm; tổng hợp kết quả, tham mưu với Ban giám hiệu có những chỉ đạo kịp thời nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh. + Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phụ đạo. Tăng cường giám sát việc chuyên cần học tập của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên theo dõi sổ đầu bài, sổ gọi tên ghi điểm để nắm tình hình học tập, hoạt động của lớp. + Tổ chức các nhóm bạn giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện. Phân công học sinh giỏi giúp đỡ những bạn học yếu, hoàn cảnh khó khăn, không chăm học... + Thực hiện khen thưởng kịp thời đối với đơn vị, cá nhân thực hiện tốt, sáng tạo, đạt hiệu quả trong các đợt huy động học sinh đến trường, vận động học sinh yếu kém học tập tiến bộ; khen thưởng học sinh yếu đi học chuyên cần, kết quả học tập nâng lên trung bình, khá. * Nội dung hoạt động 6: Dự giờ thăm lớp. - Hoạt động của tổ chuyên môn trong công tác dự giờ, thăm lớp: Khác với cách làm trước đây, các giáo viên hầu như chỉ được tham gia dự giờ nhân dịp các ngày lễ mang tính chất thao giảng của mỗi giáo viên do đó việc tổ chức rút kinh nghiệm cho mỗi tiết dạy còn rất hạn chế, phần lớn các giáo viên chỉ dự giờ chứ ít khi rút kinh nghiệm vì cho rằng đó là tiết dạy chào mừng. Hiện nay các tổ chuyên môn căn cứ vào thời khoá biểu trên lớp của mỗi giáo viên, các tổ trưởng chuyên môn lên lịch dự giờ cụ thể cho mỗi giáo viên, lịch dự giừ đột xuất chỉ báo trước giờ lên lớp 5 phút. Trước đây các giờ trống, mọi người thường không biết làm gì thì nay đã có lịch cụ thể để giáo viên đến dự giờ các đồng nghiệp. Việc làm này đã giúp giáo viên tự giác, tích cực hơn rất nhiều trong hoạt động dự giờ. Nếu như trước đây giáo viên e ngại không đến dự giờ đồng nghiệp vì làm họ mất tự nhiên thì nay giáo viên đã chủ động hơn vì có lịch cụ thể. Hoạt động dự giờ giúp cán bộ quản lí chuyên môn đi sâu sát hơn trong việc nắm bắt tình hình hoạt động chuyên môn của mỗi tổ. + Người dạy: Điều chỉnh các ngữ liệu dạy học phù hợp với nhu cầu học của học sinh. Thực hiện tiến trình dạy học linh hoạt, sáng tạo dựa trên khả năng của học sinh. Vận dụng sáng tạo các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát huy năng lực người học. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2