« Home « Kết quả tìm kiếm

Bảo Tồn DI Sản Văn Hoá Vì Sự Phát Triển Bền Vững: Trường Hợp Bảo Tồn Và Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Ở Hoàng Thành Huế


Tóm tắt Xem thử

- DOI: 10.26459/hueunijed.v129i5C.6036 BẢO TỒN DI SẢN VĂN HOÁ VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: TRƯỜNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH Ở HOÀNG THÀNH HUẾ Phan Thị Diễm Hương* Trường Du lịch, Đại học Huế, 22 Lâm Hoằng, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Với mục đích khám phá mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hoá với phát triển du lịch vì sự phát triển bền vững ở khu di sản văn hoá Thế giới – Hoàng Thành Huế (Đại Nội), bài viết này phân tích kết quả trùng tu di sản ở khu vực Hoàng Thành Huế qua hai giai đoạn từ năm 1996–2010 và giai đoạn từ năm 2010–2020.
- Từ đây bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo các giá trị di sản văn hoá được bảo tồn toàn vẹn đồng thời thoã mãn được nhu cầu của du khách khi đến tham quan di tích Hoàng Thành Huế .
- Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự mất cân bằng trong bảo tồn và phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch ở Hoàng Thành Huế dẫn đến du khách có cái nhìn thiên lệch, thiếu tính tổng thể về vai trò lịch sử của Hoàng Thành Huế, mới chỉ được quan tâm với tư cách là ngôi nhà của hoàng gia triều Nguyễn mà gần như lãng quên rằng đó là một trung tâm quyền lực của Việt Nam và thế kỷ 19.
- Khi có sự cạnh tranh trong việc lựa chọn giữa các lợi ích kinh tế hay bảo tồn các giá trị văn hoá di sản theo hướng bền vững, các nhà quản lý di sản Huế có xu hướng lựa chọn bảo tồn và phát triển các sản phẩm du lịch di sản theo hướng giải trí nhằm thu hút du khách.
- Từ khoá: phát triển bền vững, bảo tồn di sản văn hoá với phát triển du lịch, Hoàng Thành Huế 1 Đặt vấn đề Chúng ta đều công nhận rằng, các di sản văn hoá liên quan đến chế độ quân chủ đang đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch ở khắp nơi trên thế giới.
- Nước Anh là một trường hợp điển hình cho việc phát triển du lịch dựa vào di sản Hoàng gia.
- Tương tự, hiện tượng này cũng xảy ra ở các quốc gia Quân chủ lập hiến ở khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia… lẫn ở các quốc gia mà chế độ quân chủ đã mất và chỉ để lại di sản của nó như Lào, Việt Nam, Myanmar, Indonesia, Singapore [17, tr.1–19].
- Ở Việt Nam, nguồn lợi mà di sản Hoàng cung mang lại chính là sức hút tạo nên sự tăng nhanh về số lượng khách quốc tế cũng như nội địa.
- Quần thể di tích cố đô Huế mà trung tâm là Hoàng Thành Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá vào năm 1993 đã dẫn đến số lượng du khách đến Huế, đặc biệt là đến Hoàng Thành Huế tăng một cách đột biến, tăng gấp đôi vào năm lượt khách) [27] và con số này tiếp tục tăng nhanh chóng vào những năm sau đó.
- Chính điều này đã làm cho chính phủ Việt Nam cũng như chính quyền địa phương thừa nhận tầm quan trọng kinh tế của ngành du lịch.
- Họ đã kết hợp các dự án bảo tồn di sản văn hoá vào các chiến lược phát triển kinh tế địa phương và quốc gia.
- Đặc biệt, vai trò của du lịch văn hóa và di sản ngày càng có vai trò quan trọng trong các kế hoạch của chính phủ.
- Việc đề ra các dự án bảo tồn di sản nhằm hướng đến phát triển kinh tế du lịch đã dẫn đến hoạt động trùng tu, tôn tạo được tập trung vào các di tích kiến trúc và thực hành di sản (những yếu tố thuộc về tính hữu hình của di sản.
- Tuy nhiên, thực tế là giá trị của di sản nằm ở câu chuyện lịch sử mà nó mang theo và ở cảm xúc về tính “chân xác” mà nó mang lại khi con người có trải nghiệm, tương tác với nó.
- Đây chính là “giá trị lõi” đáp ứng nhu cầu của khách du lịch di sản.
- Rất đáng tiếc là hầu hết nhà quản lý và phát triển sản phẩm du lịch di sản đã bỏ qua yếu tố này.
- Bài viết này sẽ phân tích thực trạng hoạt động bảo tồn di sản trong mối quan hệ với việc phát triển sản phẩm du lịch Hoàng Thành Huế.
- Từ đó đề xuất các định hướng để cân bằng mối quan hệ giữa bảo tồn di sản và phát triển sản phẩm du lịch nhằm hướng tới sự phát triển bền vững di ở khu di sản văn hoá Thế giới – Hoàng Thành Huế.
- 2 Bảo tồn di sản văn hoá vì sự phát triển bền vững Chúng ta không thể phủ nhận rằng, các điểm di sản, đặc biệt tại điểm di sản Thế giới chính là nguồn vốn văn hoá cho sự phát triển kinh tế địa phương.
- Danh hiệu di sản thế giới thực sự ảnh hưởng rất lớn đến ngành công nghiệp du lịch.
- Con số thống kê khách du lịch và doanh thu tăng hàng năm ở Huế cho ta thấy rằng nó giúp ích rất lớn trong sự tăng trưởng kinh tế của địa phương [7].
- Tuy nhiên, việc phát triển ngành công nghiệp du lịch dựa trên tài nguyên di sản văn hoá cũng gây ra một số hệ luỵ đối với bảo tồn di sản.
- Vào năm 1987, sau khi hang đá Dunhuang ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc được công nhận là Di sản thế giới đã thu hút rất nhiều du khách đến 176 jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 5C, 2020 dẫn đến nhiệt độ và độ ẩm trong hang tăng lên làm sập tường của di tích [7].
- Tương tự, trường hợp ở Huế, nhiều chuyên gia cho rằng việc trùng tu các di tích thuộc di sản văn hoá thế giới – Quần thể di tích cố đô Huế nhằm mục đích thu hút và làm hấp dẫn du khách, các nhà quản lý đã tập trung vào việc trùng tu các công trình phụ như điện chiếu sáng, lối đi, vườn cây, công viên, hồ nước …để tạo cảnh quan bắt mắt du khách, thay vì tập trung vào các công trình kiến trúc cổ dẫn đến sự mất mát giá trị của di sản [11,26].
- Như vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để cân bằng giữa hoạt động bảo tồn di sản và phát triển du lịch nhằm đưa lại doanh thu cho địa phương và tái phát triển các điểm di sản văn hoá? Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển có thể đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
- Phát triển bền vững văn hoá nghĩa là thế hệ đương đại có thể sử dụng và thích ứng các hình thái di sản văn hoá của quá khứ mà không ảnh hưởng đến sự hiểu biết của các thế hệ tương lai về “tính chân thực” của di sản.
- Bàn về di sản, Laurajane Smith mở đầu cuốn sách của mình có tựa đề “Sử dụng di sản” bằng một tuyên bố đầy thách thức “không có cái thứ gọi là di sản”.
- Tuy nhiên điều tạo nên ý nghĩa và giá trị thực sự cho những di sản đó là các hoạt động văn hóa đương đại, những 177 Phan Thị Diễm Hương Tập 129, Số 5C, 2020 hoạt động đang diễn ra xung quanh di sản và trở thành một phần của di sản [22, tr.1–7].
- Smith chứng minh rằng di sản không phải là một “thứ”, một hình thái vật thể hoặc thực hành của quá khứ, mà cái làm nên “di sản” chính là tập hợp những ký ức, tri thức và trải nghiệm hay cảm xúc của con người khi thực hiện hành vi trao – nhận giá trị, ý nghĩa của di sản.
- Khoảnh khắc đó mới làm nên bản chất của di sản - là khi mà cảm xúc của con người được kết nối từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
- Di sản tồn tại ở cách mà chúng ta sử dụng nó để ghi nhớ các ký ức và tri thức giúp chúng ta không những biết chúng ta là ai mà còn định hình chúng ta sẽ trở thành như thế nào trong tương lai.
- Như vậy, tính bền vững của di sản nằm ở quá trình trao truyền giá trị, tri thức di sản cho thế hệ tương lai.
- Bàn về sản phẩm du lịch, các nhà marketing cho rằng cấu trúc của sản phẩm bao gồm 4 mức độ đó là: sản phẩm lõi – là lợi ích mà du khách sẽ nhận được khi họ mua dịch vụ du lịch.
- sản phẩm bổ sung và sản phẩm gia tăng – là những sản phẩm nhằm tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm lõi, trong đó sản phẩm lõi giữ vai trò quyết định sự thành công của sản phẩm vì nó chính là lợi ích mà du khách sẽ nhận được khi tiêu thụ sản phẩm du lịch [3].
- Như vậy sản phẩm lõi trong du lịch di sản không phải nằm ở tính hữu hình của di sản vật thể hay thực hành di sản văn hoá mà đó là giá trị của di sản trong quá khứ và cảm xúc của du khách khi họ trải nghiệm di sản.
- Hay nói cách khác, việc ứng dụng khái niệm bốn mức độ của sản phẩm sẽ tạo nhiều cơ hội cho các nhà quảng bá du lịch trong việc thoả mãn nhu cầu đa dạng của du khách.
- Tuy nhiên, khái niệm này không được các nhà quản lý di sản chú ý, họ tập trung vào các giá trị hiện hữu của di sản (tangible and intangible presentation) để thu hút du khách mà quên đi các giá trị cốt lõi của di sản (the intrinsic values of the heritage) [3].
- Vậy, chúng ta có thể kết luận rằng, bảo tồn di sản văn hoá vì sự phát triển du lịch bền vững chính là quá trình trao truyền cho thế hệ sau giá trị cốt lõi của di sản – chính là những giá trị lịch sử chân thực và tạo cho du khách cảm xúc về tính “chân xác” của di sản.
- Cách tiếp cận lý thuyết về bảo tồn di sản văn hoá vì sự phát triển bền vững trên sẽ được áp dụng để phân tích cho trường hợp quản lý - bảo tồn di sản và phát triển du lịch ở Hoàng Thành - Huế nhằm đề xuất một số giải pháp để bảo tồn di sản và phát triển du lịch mang tính bền vững.
- 178 jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 5C, 2020 3 Phương pháp Đối với phần thực trạng trùng tu - bảo tồn di sản và khai thác phát triển sản phẩm du lịch ở Hoàng Thành Huế, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích số liệu thống kê.
- Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu thống kê hoạt động trùng tu – bảo tồn từ năm 1996 đến 2005 do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế công bố trên ấn phẩm “Di sản Huế: 35 năm thành lập Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế” [27, tr.31–34], và số liệu thông kê hoạt động trùng tu bảo tồn từ năm 1996 đến năm 2018 được thu thập trực tiếp từ Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế năm 2019.
- Ngoài ra, các sản phẩm và dịch vụ du lịch hiện có cũng được thu thập, thống kê từ các công bố trên website của Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế.
- Các dịch vụ, sản phẩm du lịch hiện có được xử lý thống kê và phân tích theo chủ đề như sau (1) Sản phẩm liên quan đến hoạt động hành chính của vương triều.
- Từ việc xử lý số liệu thống kê cụ thể về số lượng công trình, chi phí trùng tu tu bổ và các sản phẩm dịch vụ, du lịch hiện có theo các nhóm chức năng đề xuất trên, bài viết sẽ đưa ra nhận định về tỉ trọng trong xu hướng bảo tồn khai thác di sản văn hoá ở Hoàng Thành Huế hiện nay.
- Đối với hướng tiếp cận từ phía du khách, nghiên cứu này phân tích kết quả của một số nghiên cứu khác về sự hài lòng/ trải nghiệm của du khách đối với điểm tham quan di sản Hoàng Thành Huế.
- Từ kết quả của hai hướng tiếp cận trên, nghiên cứu này sẽ so sánh và chỉ ra những điểm khác biệt giữa quan điểm trùng tu và phát huy giá trị di sản với nhu cầu của du khách đối với sản phẩm du lịch di sản.
- Từ đó, bài viết sẽ đề xuất những định hướng nhằm cân bằng mối quan hệ giữa bảo tồn di sản và phát triển du lịch mang tính bền vững.
- 4 Bảo tồn di sản Hoàng cung Huế gắn với phát triển du lịch Cùng với sự sụp đổ của vương triều Nguyễn vào năm 1945, di sản Huế cũng bắt đầu rơi vào tình trạng hoang phế.
- Sau đó, trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cố đô Huế, nơi tập trung mật độ rất cao di sản văn hoá đã bị tàn phá nặng nề.
- Sau ngày đất nước thống nhất vào năm 1975, chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không hào hứng với việc bảo tồn di sản Huế bởi đó chính là tàn dư của chế độ “phong kiến phản động”.
- Tuy nhiên, sau chuyến thăm Huế vào năm 1981, Tổng Giám đốc UNESCO lúc bấy giờ là Amadou-Mahtar M'Bow đã ra lời kêu gọi chính quyền Việt Nam cứu vãn thành phố Huế tại Hà Nội nhằm phát động trên phạm vi quốc tế một cuộc vận động bảo tồn và khôi phục các giá trị di sản văn hoá Huế.
- Cuối cùng, vào ngày 11 tháng 12 năm 1993, trong phiên họp tại Carthegene (Colombia), Hội đồng di sản thế giới đã ghi danh “Quần thể Di tích Cố đô Huế” vào Danh sách Di sản văn hoá Thế giới [15, 25].
- Việc Quần thể di tích cố đô Huế mà trung tâm là Hoàng Thành Huế - biểu trưng quyền lực của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, được UNESCO công nhận là di sản văn hoá đã dẫn đến số lượng du khách đến Huế, đặc biệt là du khách quốc tế đến Hoàng Thành Huế và hệ thống lăng tẩm triều Nguyễn tăng nhanh chóng vào những năm 90.
- Số lượng khách du lịch đến thăm di sản Huế tăng gấp đôi từ 19.000 lượt khách quốc tế và 208.000 lượt nội địa năm 1990 - năm Việt Nam mở cửa đón khách quốc tế, đến 500.
- 000 lượt khách vào năm 1994 – một năm sau khi Huế đón nhận danh hiệu di sản văn hoá thế giới và đạt con số trên 1 triệu lượt khách vào năm 2001.
- Ngoài ra, để thu hút du khách đến với Huế, một lễ hội văn hoá Festival Huế được tổ chức định kỳ 2 năm một lần kể từ năm 2000 và hiện nay nó đã biến Huế trở thành “thành phố Festival”, là một trong những yếu tố trọng yếu cho sự tăng trưởng du lịch ở Huế (Biểu đồ 1).
- Du lịch di sản Hoàng cung trở thành một nguồn thu nhập chủ đạo của địa phương.
- Doanh thu từ phí tham quan tại Quần thể di tích cố đô Huế qua các năm Nguồn: Báo cáo của TTBTDTCĐ Huế [27] Điều này dẫn đến việc chính quyền địa phương và trung ương bắt đầu có những đánh giá lại di tích Hoàng cung Huế từ những năm 1990 bởi những giá trị kinh tế mà chúng mang lại và tiếp tục có các kế hoạch thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch dựa trên việc bảo tồn giá trị di sản.
- Cho đến năm 2013, tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn tiếp tục xác định di sản văn hoá là mũi nhọn chiến lược để thúc đẩy phát triển du lịch, được thể hiện trong đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013–2020.
- 5 Đánh giá hoạt động bảo tồn di sản ở khu vực Hoàng Thành Huế từ sau khi được ghi tên vào danh mục di sản văn hoá Thế giới cho đến nay Giới thiệu về Hoàng Thành Huế Vào năm 1802, sau khi chiến thắng triều Tây Sơn, lập nên vương triều Nguyễn, Gia Long chọn Thuận Hoá (Huế) để định đô và gọi vùng đất này là Kinh Sư.
- Hoàng Thành (Imperial Citadel) và Tử Cấm Thành (Forbidden Purple Citadel).
- Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ tập trung phân tích các vấn đề bảo tồn di sản ở khu vực Hoàng Thành bởi nó được xem là là cái rốn, là trọng địa số một của Kinh đô triều Nguyễn.
- Phân chia các không gian trong Hoàng Thành Huế Không gian thiết triều Không gian làm việc Không gian sinh hoạt, ăn ở Không gian thờ cúng Lối đi, hành lang Nguồn: Xử lý phân chia không gian của tác giả dựa trên bản đồ Đại Nam Nhất thống chí xuất bản năm 1919 Xu hướng bảo tồn và phát triển du lịch di sản ở khu vực Hoàng Thành Huế từ sau khi được UNESCO ghi danh vào danh mục di sản văn hoá thế giới Với hiệu quả kinh tế mà du lịch mang lại, chính quyền trung ương và địa phương đã nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn và trung tu di tích Huế, đặc biệt là khu vực trung tâm, biểu trưng cho quyền lực của vương triều Nguyễn – Hoàng Thành Huế.
- Công cuộc bảo tồn và phục hưng di sản Huế bước sang một giai đoạn mới từ thời điểm này.
- 183 Phan Thị Diễm Hương Tập 129, Số 5C, 2020 Số liệu thống kê về các hạng mục và việc phân bổ kinh phí trùng tu trong 15 năm thực hiện dự án này đối với khu vực Hoàng Thành Huế chỉ ra rằng quá trình bảo tồn di sản có xu hướng chỉ tập trung vào các không gian, hoạt động sinh sống, giải trí và nghi lễ hoàng cung mà gần như bỏ quên các không gian hành chính – vốn là nơi tập trung của bộ máy hành chính trung ương, thể hiện vai trò quyền lực của vương triều Nguyễn (Bảng 1).
- nằm ngoài khu vực Tử Cấm Thành, tiếp theo là nhóm các công trình liên quan đến hoạt động văn hoá nghệ thuật, giáo dục, giải trí và việc chỉnh trang cảnh quan, vườn ngự được các nhà quản lý di sản quan tâm.
- Chính tình trạng trên của hoạt động bảo tồn di sản Huế, giữa tháng 6–2010, Chính phủ đã phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế giai đoạn với mục tiêu hoàn thiện tổng thể di tích Huế, đưa di tích Huế vào thời kỳ ổn định bền vững, trong đó khu Hoàng thành sẽ gần như được phục hồi nguyên trạng [19].
- Ngoài việc tập trung trùng tu, bảo tồn các công trình kiến trúc nhằm mục đích thu hút du khách, việc phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch ở Hoàng Thành Huế cũng được các nhà quản lý di sản chú trọng.
- Sản phẩm và dịch vụ du lịch ở Hoàng Thành Huế Sản phẩm liên quan đến hoạt Sản phẩm liên quan đến Sản phẩm liên quan đến động hành chính của vương triều đời sống và giải trí nghi lễ và thờ cúng 1 Lễ đổi gác Biểu diễn Đại nhạc Lễ dựng nêu ngày Tết 2 Biểu diễn tiểu nhạc Lễ tế Nam Giao 3 Biểu diễn múa cung đình Lễ tế Xã tắc 4 Trò chơi cung đình (Xăm hường, Bài vụ, Đầu hồ) 5 Yến tiệc cung đình 6 Chụp ảnh trang phục cung đình 7 Áo dài cung nữ 8 Chương trình âm sắc cung đình tại Đại Nội về đêm Tổng số 01 08 03 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ website của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, 2019 186 jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 5C, 2020 Như vậy, có thể nhận thấy rằng, có sự mất cân bằng trong việc bảo tồn và phát triển các sản phẩm du lịch ở Hoàng Thành Huế khi các nhà quản lý di sản có xu hướng muốn bảo tồn, trùng tu các công trình kiến trúc và khôi phục các hoạt động văn hoá liên quan đến sinh hoạt giải trí và lễ nghi của Hoàng gia hơn là các không gian hành chính và hoạt động biểu trưng cho quyền lực và hoạt động của bộ máy nhà nước trung ương của vương triều phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
- Nhu cầu và trải nghiệm của du khách khi tham quan khu di sản văn hoá thế giới – Hoàng Thành Huế Ngay từ trong khái niệm về du lịch bền vững, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã nhận định rất rõ rằng “du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch” [6, tr.137].
- Như vậy, có thể nói rằng sự hài lòng của khách du lịch là một yếu tố quan trọng đối với sự bền vững không chỉ của doanh nghiệp du lịch (Louise Twining- Ward) mà còn của một điểm du lịch [6].
- Các nghiên cứu gần đây về sức hấp dẫn của điểm đến chỉ ra rằng cùng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, các di sản vật thể và phi vật thể và các lễ hội là những yếu tố quyết định chính đến sức hấp dẫn du lịch của Huế.
- Điều này giải thích tại sao hơn 80 phần trăm khách du lịch đến thăm Huế vì các điểm tham quan di sản văn hóa .
- Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu Hai và Cheung cho thấy rằng khoảng 66,5% trong số họ có trải nghiệm bề mặt về các di sản Huế, tức là chỉ một phần ba khách du lịch di sản ở Huế có trải nghiệm sâu sắc.
- Những con số này phù hợp với kết quả của một nghiên cứu khác [3], chỉ ra rằng khoảng 36% khách du lịch di sản hài lòng với điểm đến di sản Huế, và 61,7% trong số họ là trung lập, tức là không hài lòng hoặc không hài lòng.
- Nguyên nhân của hiện tượng này được nghiên cứu của Bùi Thị Tám kết luận rằng: “Các yếu tố hữu hình không phải là trải nghiệm cốt lõi duy nhất mà một sản phẩm du lịch di sản cung cấp.
- Khách du lịch đến thăm một địa điểm di sản nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm 187 Phan Thị Diễm Hương Tập 129, Số 5C, 2020 những điều mới mẻ bằng “nhận thức, tình cảm và trải nghiệm”1 của họ.
- Đối với trường hợp sản phẩm du lịch di sản ở Huế thì lợi ích cốt lõi của việc tham quan Quần thể di tích cố đô Huế là tìm hiểu về chế độ quân chủ phong kiến cuối cùng của Việt Nam, các giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc của nó.
- Như vậy, nếu xem khu di sản mà không đi kèm với hiểu biết về lịch sử, sự phát triển và các giá trị nội tại của nó thì du lịch di sản chỉ có thể coi là tham quan và lợi ích cốt lõi không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của du khách.
- Thật không may, những yếu tố này phần lớn bị bỏ qua trong quản lý và phát triển sản phẩm du lịch di sản ở Huế.
- Do đó, các sản phẩm du lịch di sản Huế thường bị chê là quá đơn điệu, kém hấp dẫn” [3].
- Kết quả của những nghiên cứu nêu trên về nhu cầu hoặc trải nghiệm của du khách đối với di sản Huế hoàn toàn khớp với kết quả của nghiên cứu khác cùng chủ đề nhưng tập trung vào phạm vi khu vực Hoàng Thành Huế.
- Khi đánh giá các vấn đề liên quan đến trải nghiệm của du khách, bài viết “Nghiên cứu các chỉ báo phát triển du lịch bền vững tại các điểm tham quan du lịch thuộc quần thể di tích Huế (Việt Nam)” của tác giả Hoàng Thị Diệu Thuý đã khảo sát ý kiến của 534 du khách taị 4 điểm tham quan thuộc Quần thể di tích cố đô Huế, trong đó khoảng 50% số mẫu điều tra tập trung ở điểm tham quan Đại Nội (Hoàng Thành Huế) đã cho ra kết quả “tỷ lệ khách tham quan quay trở lại từ lần 2 trở lên là 27.
- Kết quả này phần nào phản ánh hoạt động du lịch ở các điểm di tích Huế, đặc biệt là ở điểm tham quan Hoàng Thành Huế chưa thực sự hấp dẫn và đáp ứng các nhu cầu của du khách.
- Thêm vào đó, kết quả của nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng: chỉ có 50% khách đến tham quan di tích Huế hài lòng đối với các biển chỉ dẫn thông tin du lịch hỗ trợ cho khách trong quá trình tham quan.
- Trong số những du khách không hài lòng, có 18/62 ý kiến (chiếm tỷ lệ 29%) cho rằng số lượng các biển chỉ dẫn thông tin liên quan đến du lịch cần phải nhiều hơn, nội dung đa dạng hơn [6, tr.138].
- Tuy nhiên, nhu cầu này của du khách chưa được các nhà cung cấp sản phẩm du lịch di sản làm thoã mãn bởi nguyên nhân chủ yếu đó là du khách chưa có được những thông tin diễn giải chi tiết và trải nghiệm sâu về giá trị “cốt lõi” khi tham quan ở các điểm di sản văn hoá Huế.
- 1 Tạm dịch từ nguyên gốc tiếng Anh “head, heart and hand” [3] 188 jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 5C, 2020 6 Kết luận và đề xuất định hướng nhằm đảm bảo bảo tồn di sản văn hoá vì sự phát triển bền vững ở khu di sản Hoàng Thành Huế (Đại Nội) Việc khai thác di sản văn hoá phục vụ phát triển du lịch phần nào đã dẫn đến sự mất cân bằng trong bảo tồn và phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch ở Hoàng Thành Huế.
- Các nhà quản lý di sản có xu hướng muốn bảo tồn, trùng tu các công trình kiến trúc, và khôi phục các hoạt động văn hoá liên quan đến sinh hoạt giải trí và lễ nghi của Hoàng gia hơn là các không gian hành chính và hoạt động biểu trưng cho quyền lực và hoạt động của bộ máy nhà nước trung ương của vương triều phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
- Như vậy, các nhà quản lý di sản Huế có xu hướng lựa chọn bảo tồn và phát triển các sản phẩm du lịch di sản theo hướng giải trí nhằm thu hút du khách.
- Đây chính là “giá trị cốt lõi” mà sản phẩm du lịch ở khu di sản Thế giới – Hoàng Thành Huế (Đại Nội) cần mang lại cho khách du lịch.
- Vì vậy, cách tiếp cận định kiến của các nhà quản lý di sản ở di tích Huế nói chung và ở Hoàng Thành Huế (Đại Nội) nói riêng trong việc phát triển du lịch đã phần nào làm giảm sự hài lòng của du khách đối với điểm tham quan Hoàng Thành Huế.
- Qua kết quả phân tích ở trên, câu hỏi được đặt ra là: làm thế nào để thay đổi cách tiếp cận định kiến về phát triển du lịch di sản nhằm đạt được tính bền vững trong bảo tồn di sản và phát triển du lịch ở Hoàng Thành Huế? Bài viết này đề xuất rằng: các nhà quản lý di sản và ngành công nghiệp du lịch cần chú ý quảng bá “vai trò lịch sử của Huế với tư cách là nơi tồn tại một chính quyền trung ương đầy uy quyền của Việt Nam vào thế kỷ 19 – nơi tập trung quyền lực cao nhất của Hoàng đế triều Nguyễn.
- Làm được điều này, giá trị “chân xác” của di sản Huế sẽ được giới thiệu đến với thế giới, du khách sẽ có cái nhìn đầy đủ về vai trò của vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, 189 Phan Thị Diễm Hương Tập 129, Số 5C, 2020 hay nói cách khác, phần khuyết của hình ảnh về triều Nguyễn sẽ được lấp đầy trong mắt du khách và thế hệ kế thừa di sản Huế.
- Huh Kwon (2017), Bảo tồn và phát triển bền vững các thành phố lịch sử châu Á: Mục tiêu và nhiệm vụ, Hội thảo chuyên đề Huế - Gyeongju: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá thế giới.
- Hàn Quốc: Viện nghiên cứu di sản văn hoá Silla.
- Phan Thanh Hải năm phục hưng di sản văn hoá Cố đô Huế - Từ cứu nguy khẩn cấp đến phát triển bền vững, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, Lần cuối truy cập ngày 8/10/2020,website:http://hueworldheritage.org.vn/TTBTDTCDH.aspx?TieuDeID=127&TinT ucID=2899&l=vn.
- Phan Thuận An (2013), Hoàng cung Huế: bố cục và ý nghĩa, Tạp chí Di sản văn hoá, Số 3.
- Trần Thị Ngọc Liên (2013), Quần thể di tích cố đô Huế trong quá trình phát triển du lịch: cơ hội và thách thức, Tạp chí Nghiên cứu và phát triển .
- Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế (2017), Di sản Huế: Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế Huế: TTBTDTCĐ Huế xuất bản