« Home « Kết quả tìm kiếm

Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường EU


Tóm tắt Xem thử

- Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường EU.
- Ngành dệt may Việt Nam ra đời từ năm 1958, cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế quốc tế ngành dệt may Việt Nam đã.
- Hàng dệt may đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cùng với gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, v.v.
- Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may không ngừng tăng và hàng năm mang về cho đất nước một nguồn thu ngoại tệ lớn khoảng 1 tỷ USD/năm..
- Tuy nhiên, việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như: hàng dệt may của Việt Nam bị canh tranh quyết liệt bởi hàng dệt may của các nước khác, do chất lượng, mẫu mã, v.v.
- Đặc biệt, việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU, một thị trường truyền thống của Việt Nam cũng đang phải đối đầu với nhiều thách thức và khó khăn.
- Với bài viết này, em muốn trình bày cách nhìn của mình về sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU và một số giải pháp thúc đẩy hơn nữa việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này.
- Do vậy, em chọn đề tàI: Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường EU.
- Yêu cầu của thị trường EU với hàng dệt may..
- Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU trong thời gian qua..
- Một số mục tiêu và giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may..
- YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG EU VỚI HÀNG DỆT MAY.
- 1.1 Đặc điểm của thị trường EU đối với hàng dệt may 1.1.1 EU là một thị trường rộng lớn với nhu cầu đa dạng, phong phú:.
- Đặc biệt là, với mặt hàng dệt may là mặt hàng có tính mùa vụ và thời trang cao thì nhu cầu càng đa dạng.
- Sắp tới khi EU kết nạp thêm 10 thành viên mới, dân số EU sẽ tăng thêm 100 triệu người do đó yêu cầu về sản phẩm dệt may.
- Sản phẩm dệt may tiêu thụ ở thị trường này mang tính thời trang cao, luôn thay đổi mẫu mã kiểu dáng, màu sắc chất liệu để đáp ứng được tâm lý thích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượng của người tiêu dùng.
- 1.1.3 Do mức sống cao nên người dân EU yêu cầu khắt khe về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm dệt may..
- Bên cạnh đó người tiêu dùng EU có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho những mặt hàng dệt may cao cấp với yêu cầu về đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng cao.
- Thị trường Châu Âu.
- 1.1.4 Các hãng, công ty có tên tuổi trong làng dệt may Châu Âu lại là khách hàng của doanh nghiệp dệt may ở nước khác..
- Họ có thể đưa nguyên liêu sang và đặt các doanh nghiệp dệt may ở nước khác gia công chế biến cho họ sau đó sản phẩm được nhập về và dán nhãn mác của họ.
- 1.2 Những yêu cầu đặt ra với sản phẩm dệt may nhập khẩu vào EU.
- 1.2.2 Sản phẩm dệt may khi nhập khẩu vào EU phải dán nhãn môi trường..
- Các nhà sản xuất hàng dệt may từ các nước đang phát triển đang ngày càng đối mặt với yêu cầu dán nhãn môi trường.
- Các sản phẩm dệt may của EU đang bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng dệt may của các nước đang phát triển như Trung Quốc, một số nước ASEAN nhập khẩu vào EU.
- 1.2.3 Sản phẩm dệt may nhập khẩu vào EU phải chú trọng yếu tố thời vụ..
- HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN QUA.
- 1.1 Những cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước với xuất khẩu hàng dệt may..
- Trong thời gian gần đây Đảng và Nhà nước đã tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng trong hoạt động xuất khẩu.
- Trên cở sở nguyên tắc chung là “có đi, có lại” trong buôn bán quốc tế, việc cắt giảm thuế nhập khẩu với hang hoá nước ngoài của Việt Nam tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam và đặc biệt là hàng dệt may có thể dễ dàng xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên của ASEAN và WTO mà không gặp phải trở ngại lớn từ hàng rào thuế quan và phi thuế quan của nước nhập khẩu.
- Để giảm tối đa chi phí cho sản phẩm dệt may xuất khẩu, tạo mọi điều kiện cho sản phẩm dệt may cạnh tranh trên thị trường thế giới, chính sách thuế xuất nhập khẩu nước ta đã có nhiều ưu đãi cho ngành dệt may như: áp dụng thuế suất 0% đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu.
- EU là thị trường mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam, do đó Chính phủ đang xem xét nhượng bộ một số yêu cầu mở cửa thị trường để đổi lấy việc gia tăng hạn ngạch dệt may.
- Thị trường EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may có hạn ngạch chủ yếu của Việt Nam.
- EU được coi là thị trường xuất khẩu trọng điểm của nước ta và đang được các doanh nghiệp dệt may tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng của thị trường này.
- Từ năm 1980, chúng ta đã xuất khẩu hàng dệt may sang một số nước thành viên EU như Đức, Anh, Pháp … nhưng chỉ từ năm 1993 xuất hàng dệt may sang EU mới thực sự khởi sắc..
- Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đặc biệt phát triển mạnh kể từ khi có hiệp định buôn bán hàng dệt may..
- Tuy nhiên nếu nhìn từ phía EU thì Việt Nam chỉ là nhà xuất khẩu lớn thứ 16 và chiếm 0.5% kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của EU.
- Trong số các nước thuộc EU thì Đức là nước nhập khẩu hàng dệt may lớn nhát của Việt Nam chiếm 41% tổng giá trị xuất khẩu, tiếp theo là Pháp 14%, Hà Lan 12%, Italia 9% và các nước khác chiếm 8%.
- Từ 1993 đến năm 1999 xuất khẩu hàng dệt may sang EU đạt gần 700 triệu USD và năm 2000 tăng thêm khoảng 150 triệu USD..
- Hiện nay xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này chiếm 34 – 38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hàng năm của Việt Nam.
- Tháng 3/2000, Việt Nam đàm phán với với EU thay đổi thời hạn điều chỉnh Hiệp định dệt may đến hết năm 2002 thay vì năm 2000.
- Đồng thời tăng hạn hạn hàng dệt may 16 cat của Việt Nam xuất khẩu vào EU: trọng lượng tăng 4324 tấn đạt mức trên 26% so với hạn ngạch cơ sở của 16 cat, đơn vị sản phẩm tăng 15 triệu, đạt mức tăng 25%, trị giá sản phẩm tăng khoảng 120 triệu USD đạt khoảng 20% so với năm 1999.
- Đàm phán tăng hạn ngạch dệt may và mở cửa thị trường giữa Việt Nam và EU được tiến hành gần đây nhất là giữa tháng 2/2003 áp dụng cho giai đoạn .
- Theo bản sửa đổi này, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường cho một số lĩnh vực như bảo hiểm, rượu, xe máy, dược phẩm, dịch vụ vận tải biển cũng như thuế nhập khẩu hàng dệt may và nguyên liệu nhập khẩu từ EU.
- Đổi lại EU sẽ tăng hạn ngạch dệt may cho Việt Nam mỗi năm lên khoảng 20% tức tổng cộng 3 năm tăng khoảng 600 triệu$.
- Nếu Việt Nam sử dụng hết hạn ngạch cho phép thì giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2003 và các năm sau sang EU sẽ tăng lên 800 - 850 triệu$/năm, giải quyết việc làm thêm cho trên 100 ngàn lao động.
- Trong mấy năm vừa qua tỷ trọng kim ngạch hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang EU luôn chiếm xấp xỉ 30% tổng trị giá xuất khẩu ra thế giới của toàn ngành may mặc, có năm cao nhất là 31%.
- g cơ cấu h m xuất khẩu.
- g dệt may.
- Việt Nam.
- so với năm 1993 chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU..
- Theo nguồn tin của Bộ Thương mại trong tháng 1-2/2004 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU tăng rất mạnh từ 28 – 30% so với cùng kỳ năm 2003.
- Hình thức xuất khẩu chủ yếu của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU là hình thức gia công xuất khẩu chiếm tỷ trọng đến trên 80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Vì thế hiệu quả thực của xuất khẩu dệt may là rất nhỏ.
- Hiện có tới 70% hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU thông qua các thị trường Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore.
- và quy định cụ thể để hấp dẫn các nhà đầu tư số yếu kém của hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may..
- Tại thị trường EU thị trường được đánh giá là có nhiều lợi thế nhất trong số các thị trường hạn ngạch, đây là thị trường được đánh giá là Việt Nam có nhiều lợi thế nhất nhưng hàng dệt may Việt Nam lại đang mất dần lợi thế tại thị trường này.
- Không chỉ với Trung Quốc, hàng dệt may của Việt Nam còn phải cạnh tranh với hàng dệt may từ nhiều nước khác nhất là khi EU bỏ hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ các nước thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO..
- Trong cạnh tranh yếu tố trước hết và quyết định nhất là giá nhưng giá thành hàng dệt may của ta lại cao hơn của đối thủ cạnh tranh đặc biệt là Trung Quốc.
- Một số ưu đãi về thuế được Chính phủ áp dụng cho hàng dệt may xuất khẩu để giảm giá thành sản phẩm xuống gần bằng mức giá của các đối thủ.
- Thứ ba là, chi phí vận chuyển các sản phẩm dệt may của Việt Nam sang thị trương EU khá lớn điều đó làm tăng chi phí sản xuất, giảm khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam..
- Nhà xưởng, thiết bị công nghệ của ngành dệt may còn lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu mới..
- 2.3.2 Giá trị hàng dệt may xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của các doanh nghiệp..
- Tác động xấu đến hàng dệt may xuất khẩu còn là do sản xuất nguyên phụ liệu như: xơ, sợi tổng hợp, bông vải thành phẩm, dây khoá kéo, cúc … chỉ mới đáp ứng được 10-15% nhu cầu.
- Nhiều doanh nghiệp chưa áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và ISO 14000 một tiêu chuẩn gần như bắt buộc với tất cả các mặt hàng dệt may nhập khẩu vào EU..
- Vốn đầu tư phát triển ngành dệt may còn thiếu, đặc biệt ở các doanh nghiệp nhà nước.
- Hiện tượng đầu tư dàn trải, manh mún theo hướng tự cân đối khép kín ở nhiều doanh nghiệp làm cho ngành dệt may ở tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa các khâu trong sản xuất..
- Doanh nghiệp Việt Nam chưa biết tận dụng lợi thế của cộng đồng các doanh nghiệp người Việt kinh doanh hàng dệt may tại EU.
- MỘT SỐ MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP CHO HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU TRONG THỜI GIAN TỚI..
- Tiếp tục đàm phán ở cấp nhà nước để tăng lượng hạn ngạch dệt may..
- 3.2 Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU..
- 3.2.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp dệt may.
- Để khắc phục tình trạng lạc hậu của máy móc thiết bị công nghệ phương án tối ưu với các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu máy móc công nghệ dệt may nguồn từ EU.
- Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 càng trở nên quan trọng với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
- Xuất khẩu qua trung gian là con đường mòn mà rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhất là đối với hai ngành dệt may và da giầy đã áp dụng để thâm nhập thị trường EU.
- Xuất khẩu trực tiếp là con đường chính, lâu dài để các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU hiện nay..
- Hiện nay hàng dệt may Việt Nam chưa có danh tiếng, năng lực cạnh tranh còn yếu nên khó thâm nhập vào EU nếu liên doanh dưới hình thức sử dụng giấy phép nhãn hiệu hàng hoá tên thương phẩm có thể là biện pháp trung gian để các nhà xuất khẩu thâm nhập vào thị trường này.
- Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất hàng dệt may xuất khẩu.
- Cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại EU rất lớn, các doanh nghiệp cần quan tâm hợp tác với những ông chủ dệt may lớn người Việt ở đây để hợp tác tạo thành hệ thống kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm hữu hiệu.
- Phát huy vai trò của tích cực của các cơ quan thương vụ, tham tán thương mại ở các Đại sứ quán Việt Nam tại các nước trong việc tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu cho ngành dệt may nước ta trong thời gian tới.
- Các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài nói chung và ở các nước thành viên EU nói riêng tận dụng trang web này giớithiệu về thị trường Việt Nam về sản phẩm dệt may của Việt Nam.
- Thành lập câu lạc bộ 100 doanh nghiệp hàng dệt may xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam để cổ vũ tập hợp những điển hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam từ đó giới thiệu với khách hàng trong và ngoài nước.
- Thành lập trung tâm xúc tiến xuất khẩu hàng dệt may đảm nhiệm chức năng môi giới giúp cho doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu, đầu tư với các doanh nghiệp EU, thu thập xử lý thông tin về thị trường, khách hàng EU, khảo sát thị trường thực tế.
- Hơn 10 năm qua kể từ năm 1993, năm đầu tiên thực hiện Hiệp định về buôn bán hàng dệt may với EU đến nay, ngành dệt may Việt Nam mà chủ yếu là ngành may mặc xuất khẩu đã có những bước phát triển mạnh mẽ.
- Mức tăng bình quân của ngành dệt may là trên 13,5%/ năm, nhiều năm liên tục đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu chỉ sau dầu thô..
- Tuy được coi là một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu trọng điểm và mũi nhọn nhưng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của ngành trong thời gian vữa qua gặp không ít khó khăn, đặc biệt là ở thị trường EU.
- Khi hạn ngạch dệt may được loại bỏ hoàn toàn để có thể “ sống sót” và “ tồn tại” được tại thị trường EU thì chúng ta phải cố gắng nỗ lực hết mức ngay từ bây giờ..
- Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế - Đan Tuấn Anh (Đại học thương mại), Tạp chí Kinh tế và phát triển..
- Dệt may vào EU sụt giảm- Cần hay không một trung tâm giao dịch hạn ngạch.
- Trùng Dương, Tạp chí Dệt may Việt Nam 8/2003..
- Cơ hội hay thách thức khi EU mở rộng – Trùng Dương, Tạp chí Dệt may Việt Nam 11/2003..
- Ngành dệt Italia sau năm 2005 – Tạp chí Dệt may Việt Nam 11/2003..
- Đẩy mạnh XK sang Đức và Châu Âu – Trùng Dương, Tạp chí Dệt may Việt Nam 2/2004..
- Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam – Mai Hương, Báo Tài chính tháng 9/2001..
- Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU - Ts Nguyễn Thị Hường (Đại học Kinh tế quốc dân), Kinh tế và Dự báo 2/2002..
- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU – PGS.
- Ngành dệt may và cơ hội phát triển – Bích Thuỷ, Tạp chí Chính sách và sự kiện 1,2/2002..
- Cần thông thoáng hơn cho Xuất khẩu hàng dệt may – Tố Uyên, Báo Thương mại 23/2001..
- EU – thị trường chiến lược quan trọng hàng đầu – Nhà Xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Sách Dệt may Việt Nam cơ hội và thách thức 2003..
- Hàng dệt may khẳng định chỗ đứng trên thị trường thế giới – Nhà Xuất bản Chính trị Quốc Gia, Sách Dệt may Việt Nam cơ hội và thách thức 2003.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt