intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hợp tác giáo dục Việt Nam - Thái Lan giai đoạn 2013 – 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

63
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết phân tích thực trạng các hoạt động hợp tác giáo dục đào tạo giữa Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2013 -2020 thông qua các văn bản đã được hai nước ký kết, và quá trình triển khai hoạt động hợp tác giữa Bộ giáo dục và các trường Đại học, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo ngôn ngữ và đào tạo nghề. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hợp tác giáo dục Việt Nam - Thái Lan giai đoạn 2013 – 2020

  1. 74 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI HỢP TÁC GIÁO DỤC VIỆT NAM - THÁI LAN GIAI ĐOẠN 2013 – 2020 Pisit Amnuayngerntra, Nguyễn Hồng Quang Đại học Kasetsart, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Tóm tắt: Bài viết phân tích về lĩnh vực hợp tác giáo dục, đào tào giữa Việt Nam và Thái Lan, từ khi hai nước ký kết Đối tác chiến lược năm 2013 đến năm 2020. Tác giả nhận diện một số nhân tố chủ yếu tác động đến hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Thái Lan. Bài viết phân tích thực trạng các hoạt động hợp tác giáo dục đào tạo giữa Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2013 -2020 thông qua các văn bản đã được hai nước ký kết, và quá trình triển khai hoạt động hợp tác giữa Bộ giáo dục và các trường Đại học, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo ngôn ngữ và đào tạo nghề. Tác giả đưa ra một số đề xuất thúc đẩy hợp tác giáo dục, đào tạo giữa Việt Nam và Thái Lan trong thời gian tới. Từ khoá: Hợp tác giáo dục, Hợp tác đào tạo, Quan hệ Việt Nam - Thái Lan Nhận bài ngày 3.10.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 26.10.2020 Liên hệ tác giả: Nguyễn Hồng Quang; Email: nghquang2002@yahoo.com 1. MỞ ĐẦU Sự kiện quan trọng trong lịch sử ngoại giao giữa Việt Nam và Thái Lan, đó là hai nước chính thức ký kết thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 6/8/1976. Đỉnh cao của mối quan hệ là hai nước đã nâng tầm ngoại giao lên thành “Đối tác chiến lược” vào tháng 6 năm 2013, từ đó đến nay hai nước đã hợp tác phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục - đào tạo. Giai đoạn cuối năm 2013 đầu năm 2014, Thái Lan gặp vấn đề khủng hoảng chính trị trong nước, mọi hoạt động đối ngoại nói chung của Thái Lan bị đình trệ, do chính quyền quân sự phải tập trung vào bầu ra chính phủ mới. Từ cuối năm 2014 đến nay, quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan được tăng cường, mở rộng trên nhiều lĩnh vực từ cấp độ trung ương đến địa phương. Việt Nam và Thái Lan đã triển khai nhiều các chương trình hợp tác trong đó có giáo dục đào tạo và đạt được nhiều thành tựu đáng kể về trao đổi giáo viên sinh viên, đào tạo ngôn ngữ, nghề nghiệp... Hiện nay Việt Nam và Thái Lan đang tiếp tục triển khai hợp tác giáo dục đã được hai quốc gia ký kết trong Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục từ năm 2004 tại Bangkok, Thái Lan. Tại cuộc họp Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương Việt Nam - Thái Lan lần thứ ba tại Bangkok tháng 1 năm 2019, hai nước đã nhất trí nâng cấp từ quan hệ “Đối tác chiến lược” lên thành quan hệ
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 45/2020 75 “Đối tác chiến lược tăng cường”, trong đó giáo dục và đào tạo tiếp tục được coi là một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng. Việt Nam và Thái Lan tiếp tục chuẩn bị Bản ghi nhớ hợp tác giáo dục tiếp theo dự kiến được ký kết trong năm 2020. 2 NỘI DUNG 2.1. Một số nhân tố tác động đến hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Thái Lan Cuộc họp Thượng đỉnh chung lần đầu tiên giữa hai nước diễn ra vào năm 2004 đã đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan khi hai quốc gia cùng khuyến khích thúc đẩy xây dựng quan hệ “giao lưu nhân dân”, tăng cường giao lưu văn hoá, thúc đẩy hợp tác giáo dục đào tạo và kinh tế. Sau khi Việt Nam và Thái Lan ký Biên bản hợp tác giáo dục, số lượng học sinh, sinh viên Thái Lan học tiếng Việt và văn hoá Việt Nam đã tăng lên. Chính phủ Thái Lan đã tài trợ cho một số trường Đại học Việt Nam mở các Trung tâm đào tạo ngôn ngữ văn hoá Thái Lan, nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và phục vụ cho mục đích đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư Thái Lan tại Việt Nam. Việt Nam và Thái Lan có sự tương đồng về về văn hóa; một số nhóm tộc người có mối liên hệ về nguồn gốc và ngôn ngữ tương đồng, đây cũng là yếu tố thuận lợi để Việt Nam và Thái Lan tăng cường hợp tác. Đặc biệt là vùng văn hoá Đông Bắc của Thái Lan và vùng văn hoá người Thái ở Tây Bắc Việt Nam có lối sống, văn hoá, phong tục và ngôn ngữ khá tương đồng. Bên cạnh đó, khoảng cách về địa lý cũng là lợi thế để phát triển hợp tác giáo dục đào tạo, văn hoá, du lịch, kinh tế giữa hai quốc gia. Khu vực Đông Bắc Thái Lan là nơi tập trung đông đảo người Thái gốc Việt (Việt kiều) đang sinh sống, đây là nhóm có tiềm năng về hợp tác giáo dục, học tập và đào tạo nghề. Từ sau những năm 2000 đến nay, địa vị của Cộng đồng người Việt ở Thái Lan đã được khẳng định, sau khi người Việt được mang quốc tịch Thái và trở thành công dân Thái Lan. Hiện nay Cộng đồng Việt kiều đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngoại giao nhân dân, tăng cường hiểu biết về văn hóa, con người giữa Việt Nam và Thái Lan. Vì vậy, Việt kiều là nhân tố quan trọng và là cầu nối thúc đẩy hợp tác giáo dục đào tạo, văn hoá, du lịch giữa Việt Nam và Thái Lan. Đây cũng là nhóm có tiềm lực kinh tế, thúc đẩy mối quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam ngày càng gần nhau hơn ở cấp độ nhân dân, địa phương và quốc gia. Sau khi Việt Nam và Thái Lan nâng cấp ngoại giao lên thành Đối tác chiến lược, năm 2013, cùng với các lợi thế khác như: Việt Nam và Thái Lan đều là thành viên quan trọng trong ASEAN, có lợi thế giao thông thuận tiện thông qua kết nối đường bộ, đường hàng không và đường biển. Sự phát triển du lịch cũng như nhu cầu đi lại của nhân dân giữa hai nước liên tục tăng, các đường bay kết nối các thành phố giữa hai nước được mở mới, nên việc di chuyển thực thi các điều khoản hợp tác, hay vận chuyển hàng hoá thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam và Thái Lan cùng là thành viên của nhiều cơ chế hợp tác và tham gia tích cực trong các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong, hợp tác ASEAN. Đối với Thái Lan, giai đoạn này đang thực hiện Kế hoạch cơ bản quốc gia 10 năm về khoa học và công nghệ (2012 - 2021). Thái Lan đã đưa ra nhiều chiến lược và biện pháp phát triển con người, trong đó có chương trình phát triển nguồn nhân lực, cải thiện kỹ năng nghề thông qua việc học lý
  3. 76 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI thuyết kết hợp với thực hành, tăng cường hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu1. Trong chương trình “Phát triển nguồn nhân lực của thế kỷ 21” chính phủ Thái Lan phê chuẩn ngày 30/11/2017, đã đưa ra định hướng giáo dục nhằm theo đuổi phù hợp với Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột chính. Bộ Giáo dục và cơ quan liên quan đến các tổ chức giáo dục Đại học Thái Lan đưa ra chính sách và kế hoạch chiến lược hỗ trợ giáo dục đại học hội nhập Cộng đồng ASEAN. Đối với Việt Nam, mục tiêu thúc đẩy hợp tác giáo dục đào tạo giữa Việt Nam và Thái Lan giai đoạn này song song với thực hiện đường lối đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế… Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực2. Trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã nêu ra một số quan điểm: “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế…hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập...”3. Ở Thái Lan, các trường đại học ở khu vực Đông Bắc được đánh giá là có nhiều tiềm năng kết nối với các trường đại học ở Việt Nam, đặc biệt khi giáo dục đại học của Thái Lan đạt được nhiều tiến bộ trong các lĩnh vực mà Việt Nam muốn phát triển như: Du lịch, nông nghiệp, y học và giáo dục sức khỏe cộng đồng, Quản trị kinh doanh, ngân hàng, tài chính và đáp ứng các tiêu chuẩn khoa học công nghệ. Thêm vào đó, Thái Lan có môi trường học tập chất lượng với chi phí hấp dẫn và hợp lý, giao thông thuận tiện, đã thu hút sinh viên Việt Nam đặc biệt là khu vực miền Trung Việt Nam, trong những năm qua đã quan tâm nhiều đến du học Thái Lan4. 2.2. Thực trạng hợp tác giáo dục đào tạo Việt Nam Thái Lan giai đoạn 2013 -2020 Tại cuộc họp Nội các chung giữa hai nước năm 2004, Bộ Giáo dục - đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Thái Lan đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục. Việt Nam và Thái Lan đẩy mạnh giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học, tăng cường mở rộng và chính thức hóa các hoạt động hợp tác, trao đổi giảng viên, sinh viên giữa các trường đại học, phát triển hoạt động liên doanh, liên kết trong việc tuyển sinh, đào tạo đại học. Trong Tuyên bố chung cuộc họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ hai vào tháng 10 năm 2012, hai bên tiếp tục nhất trí phát huy hiệu quả các lĩnh vực hợp tác giáo dục, thúc đẩy hợp tác giáo dục đào tạo, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giao lưu các đoàn học sinh, sinh viên, giáo viên; khuyến khích việc dạy tiếng Việt và tiếng Thái tại các trường học của mỗi nước5. Năm 2013, được 1 “Chính sách mới trong khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Thái Lan” trên trang http://www.vista.gov.vn truy cập ngày 12/8/2020 2 “Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” trên trang http://www.mofahcm.gov.vn truy cập ngày 5/12/2019 3 “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020: Hướng tới tầm cao mới” trên trang http://www/giaoduc.edu.vn/ truy cập ngày 7/11/2019 4 แนวทางการเสริ มสร้างความร่ วมมือด้านการศึกษาระดับทวิภาคีไทย – เวียดนาม, “Proposed guidelines for Thailand and Vietnam bilateral education cooperation” truy cập ngày 16/6/2020 5 “Tuyên bố chung Cuộc họp Nội các Việt Nam - Thái Lan lần thứ hai” trên trang http://dangcongsan.vn/ truy
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 45/2020 77 coi là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam và Thái Lan, quan hệ Đối tác chiến lược đã khẳng định dựa trên trên cơ sở quan hệ hữu nghị, tin cậy, hiểu biết lẫn nhau. Thông qua đó, Thái Lan khẳng định hỗ trợ tăng cường năng lực đào tạo và giảng dạy tiếng Thái tại một số trường Đại học và thực hiện các chương trình đào tạo ngắn hạn cho cán bộ Việt Nam; Ủng hộ đề án thành lập Trung tâm ngôn ngữ và giáo dục Việt Nam tại Thái Lan và đề xuất thành lập Trung tâm nghiên cứu Thái Lan trong các trường đại học tại Việt Nam. Trong năm 2014, Việt Nam và Thái Lan đã diễn ra nhiều hoạt động hợp tác giáo dục. Vào tháng 3 năm 2014, Bộ giáo dục của hai nước có cuộc họp tại Việt Nam nhằm mục đích tăng cường giới thiệu về văn hóa và ngôn ngữ, trong cuộc họp này Thái Lan đã mời cán bộ, giảng viên của Việt Nam đến trao đổi tìm hiểu về ngôn ngữ và văn hóa Thái Lan; thông báo chương trình học bổng dành cho cán bộ, giảng viên; tổ chức các chương trình giao lưu học sinh, sinh viên; phối hợp chương trình bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên Thái Lan, và người Việt Nam tại Thái Lan đang dạy tiếng Việt trong các trường của Thái Lan. Thông qua Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam, Thái Lan luôn quan tâm đến hợp tác văn hoá giáo dục và đào tạo. Năm 2014, Đại sứ Thái Lan và phu nhân của thủ tướng Thái Lan Naraporn Chan o-cha cùng đoàn đại biểu cấp cao đến thăm Trường Đại học Hà Nội, trao tặng tài liệu và công cụ giảng dạy tiếng Thái cho nhà trường6. Năm 2015, Đại sứ quán Thái Lan tại Hà nội phối hợp với Trường Đại học KHXH&NV- Đại học Quốc gia Hà Nội đồng tổ chức kì thi hùng biện tiếng Thái lần thứ tư, với sự tham gia của sinh viên học tiếng Thái từ 5 trường Đại học trên toàn quốc. Đây là hoạt động được thường xuyên tổ chức nhằm đẩy mạnh việc dạy và học tiếng Thái, tạo cơ hội cho sinh viên học tiếng Thái được gặp gỡ, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm. Tháng 1 năm 2016, kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan - Việt Nam, hai nước phối hợp tổ chức hội thảo về giáo dục nhằm thúc đẩy quan hệ Thái Lan - Việt Nam trong lĩnh vực học thuật do Viện nghiên cứu châu Á, Đại học Chulalongkorn là điều phối viên chính7. Tháng 2 năm 2017, Đại sứ Thái Lan tại Hà Nội tiếp tục thăm Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS), trong cuộc họp hai bên thảo luận về tăng cường mở rộng hợp tác với các trường đại học ở các tỉnh của Thái Lan và có mối quan hệ chặt chẽ với Việt Nam như Ubon Ratchathani, Nakhon Phanom và Sakon Nakhon8… Cũng trong tháng 2 năm 2017, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan đã có cuộc họp với đại diện Bộ Giáo dục Thái Lan, trao đổi về biện pháp đẩy mạnh hợp tác giáo dục, đặc biệt là đào tạo ngôn ngữ, đề xuất nâng cao chất lượng giáo trình cũng như giáo viên dạy tiếng Việt tại các trường phổ thông Thái Lan thông qua hợp tác chuyên môn, đào tạo ngắn hạn... Phía Thái Lan cam kết sớm trao đổi với các cơ quan liên quan trong nước để hỗ trợ sinh viên Việt Nam tốt nghiệp các trường đại học tại cập ngày 4/7/2019 6 http://web.hanu.vn truy cập ngày 7/6/2019 7 “Kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thái Lan” trên trang https://vnembassy- bangkok.mofa.gov.vn truy cập ngày 10/8/2019 8 http://web.hanu.vn truy cập ngày 7/6/2019
  5. 78 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Thái Lan tham gia giảng dạy tiếng Việt theo yêu cầu của các cơ sở giáo dục của Thái Lan; tiếp tục tạo thuận lợi cho các trường, lớp dạy tiếng Việt do Việt kiều tổ chức tại các tỉnh Đông Bắc Thái Lan; thúc đẩy để sớm hoàn tất việc cấp chứng chỉ dạy học cho giáo viên và hướng tới ký thỏa thuận về công nhận chứng chỉ lẫn nhau giữa hai nước. Hiện nay, nhiều trường đại học và 47 trường phổ thông trung học Thái Lan đã đưa tiếng Việt thành một môn chính khóa9. Trong những năm gần đây, Đại sứ quán Thái Lan tại Hà Nội quan tâm nhiều đến lĩnh vực hợp tác giáo dục thông qua các chuyến thăm đến các Trường Đại học, các Trung tâm, Viện nghiên cứu có nghiên cứu về ngôn ngữ văn hoá, chính trị tại Việt Nam. Tháng 11 năm 2018, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Thái Lan tại Hà Nội bà Wanthanee Viputwongsakul đã đến thăm trường Đại học Hà nội và tham dự lễ khánh thành phòng Không gian văn hóa Thái Lan10. Tiếp theo tháng 12 năm 2018, Đại sứ Thái Lan tại Hà Nội đến thăm trường Đại học Đà Nẵng, nơi có các giáo viên tình nguyện Thái Lan đến tham gia giảng dạy theo dự án hỗ trợ của Bộ Ngoại giao Thái Lan. Tại trường Đại học Đà Nẵng, tiếng Thái là 1 trong 8 ngoại ngữ được đào tạo ở bậc cử nhân được nhiều sinh viên Việt Nam quan tâm đăng kí theo học11. Tháng 2 năm 2019, Đại sứ Thái Lan tại Hà Nội tiếp tục có cuộc làm việc với trường Đại học Hà Nội, mục đích thúc đẩy mối quan hệ theo hình thức giao lưu nhân dân, đồng thời đề cập đến vai trò của thanh niên và nhóm thế hệ trẻ vốn là nền tảng quan trọng trong việc thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước trong tương lai12. Tính đến năm 2019, Thái Lan đã và đang hỗ trợ Việt Nam thực hiện một số hoạt động về đào tạo như: Dạy tiếng Thái, tổ chức các chương trình giao lưu thanh niên Việt Nam - Thái Lan. Việt Nam và Thái Lan cũng đang triển khai thực hiện dự án “Nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em và thanh niên ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, dự án do Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn tài trợ cho một số trường phổ thông nằm trong các huyện khó khăn của Việt Nam. Hiện nay, Thái Lan đang hỗ trợ 5 trường đại học của Việt Nam dạy tiếng Thái, bao gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội (Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn), Trường Đại học Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) và Đại học Đà Nẵng. Tại kỳ họp thứ 3 Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác song phương Việt Nam - Thái Lan từ ngày 24 - 25/1/2019 tại Thái Lan, Hai nước đã thảo luận tình hình hợp tác song phương trên các lĩnh vực trong đó có giáo dục - đào tạo, lao động,… Việt Nam và Thái Lan đã trao đổi về các biện pháp thúc đẩy hợp tác lao động, cam kết tiếp tục thúc đẩy hợp tác văn hoá, giáo dục, giao lưu nhân dân, trong đó có việc tăng cường hợp tác giảng dạy tiếng Việt và tiếng Thái tại mỗi nước, ủng hộ hoạt động của các Hội Hữu nghị của hai nước13. Hàng năm chính phủ 9 “Tưng bừng Ngày hội tiếng Thái – ULIS Thailand Day 2020” trên trang http://ulis.vnu.edu.vn/ truy cập ngày 20/8/2019. 10 “Hỗ trợ đẩy mạnh việc giảng dạy tiếng Việt tại Thái Lan” trên trang http://vtv.vn/ truy cập ngày 5/3/2020. 11 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tiếp Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam truy cập ngày 7/6/2020 12 https://moet.gov.vn 13 “Kỳ họp lần thứ ba Uỷ ban hỗn hợp về hợp tác song phương giữa Việt Nam và Thái Lan” trên trang
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 45/2020 79 Thái Lan cung cấp khoảng 100 học bổng đại học, thạc sĩ cho sinh viên Việt Nam và hỗ trợ một số trường Đại học Việt Nam dạy tiếng Thái, tổ chức dạy tiếng Việt tại các cơ sở giáo dục của Thái Lan14… Năm 2020, Việt Nam và Thái Lan tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các chương trình giáo dục và đào tạo hướng nghiệp, trao đổi giáo viên giữa các cơ sở giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng của các nguồn lực lao động, đáp ứng cho thị trường ASEAN và giúp giải quyết tình trạng thiếu lao động lành nghề trong tương lai. Một số Trung tâm đào tạo nghề Việt Nam - Thái Lan đã được thành lập tại Việt Nam trong khuôn khổ dự án này như: Trường Trung cấp nghề Quảng Trị, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, và Trường Cao đẳng nghề Nawamindharachini, tỉnh Mukdahan, Thái Lan. Các trung tâm giáo dục hướng nghiệp này hỗ trợ quản lý dạy nghề ở Việt Nam và Thái Lan, đồng thời nghiên cứu để đưa ra các chương trình dạy nghề theo hệ cao đẳng, các khóa đào tạo ngắn hạn bằng tiếng Thái và tiếng Việt và các ngành nghề khác nhau15. Ngày 16/01/2020, Đại sứ quán Thái Lan tại Hà nội, phối hợp với Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS) tổ chức Ngày hội tiếng Thái - ULIS Thailand Day 2020, với mục đích quảng bá, giới thiệu giảng dạy tiếng Thái tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội16. Cũng trong năm 2020, Việt Nam và Thái Lan thảo luận hợp tác quan trọng về giáo dục đào tạo bao gồm các nội dung chủ yếu: Thái Lan tiếp tục hỗ trợ các dự án, chương trình đang được triển khai tại Việt Nam như chương trình giảng dạy tiếng Thái tại các trường Đại học của Việt Nam, hỗ trợ đẩy mạnh việc giảng dạy tiếng Việt tại Thái Lan; Thúc đẩy thành lập Trung tâm ngôn ngữ và giáo dục Việt Nam tại Thái Lan; đồng thời, kết nối các trường học của Việt Nam với các trường học của Thái Lan nhằm tăng cường các hoạt động giao lưu học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cấp cơ sở; Việt Nam và Thái Lan tiếp tục đề cập đến các nội dung hợp tác như đào tạo giáo viên, giảng dạy tiếng Thái17... Hiện nay, Thái Lan mong muốn phát triển quan hệ hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, và tiếp tục duy trì cấp học bổng cho Việt Nam. Bên cạnh đó, cơ quan Hợp tác quốc tế Thái Lan (TICA) phối hợp cùng với các trường Đại học, viện nghiên cứu ASEAN thông qua chương trình cấp học bổng bậc Thạc sĩ năm 2020 cho chương trình sau Đại học quốc tế Thái Lan (TIPP). Chương trình nhằm mục đích tạo điều kiện cho Thái Lan và các nước đối tác trao đổi kinh nghiệm cũng như thực tiễn, đóng góp vào sự phát triển bền vững của các quốc gia18. Ngoài ra, một số trường đại học của Thái Lan tiếp tục xem xét cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam đến học tập tại Thái Lan, đến nay Viện Công nghệ Quốc tế Sirindhorn, đã cấp khoảng 60 học bổng Đại học cho các nước http://www.icd.gov.vn/ truy cập ngày 22/5/2019 14 “Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan” trên trang http://dangcongsan.vn/ truy cập ngày 22/5/2019 15 “Thái Lan Việt Nam tăng hợp tác giáo dục hướng nghiệp” trên trang http://www.vietnamplus.vn/ truy cập ngày 2/5/2019 16 http://ulis.vnu.edu.vn truy cập ngày 18/8/2020 17 “Hỗ trợ đẩy mạnh việc giảng dạy tiếng Việt tại Thái Lan” trên trang http://vtv.vn/ truy cập ngày 8/9/2019 18 https://ciec.vn truy cập ngày 2/3/2020
  7. 80 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI ASEAN trong đó có Việt Nam19. Tháng 2 năm 2020, Đại sứ Thái Lan tại Hà Nội đã có buổi làm việc với Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam bàn về hợp tác giáo dục đào tạo, với một số nội dung chủ yếu: Việt Nam và Thái Lan nhất trí thúc đẩy hợp tác giáo dục, yếu tố quan trọng trong việc trở thành Đối tác chiến lược; Việt Nam cảm ơn Thái Lan đã thúc đẩy việc dạy học tiếng Thái tại Việt Nam và dạy học tiếng Việt tại Thái Lan, đồng thời đề xuất mở thêm trung tâm Việt Nam học tại Thái Lan, trao đổi cán bộ giáo dục hai nước…; Thái Lan đánh giá cao các cơ quan giáo dục của Việt Nam đã dành sự quan tâm đến các sinh viên Thái Lan. Việt Nam đề xuất Thái Lan hỗ trợ thành lập các Trung tâm ngôn ngữ và giáo dục Việt Nam tại Thái Lan; đồng thời, kết nối các trường học của Việt Nam với các trường học của Thái Lan nhằm tăng cường các hoạt động giao lưu học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cấp cơ sở20. Tính đến năm 2020, có 833 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Thái Lan, trong đó có 500 sinh viên Đại học và chưa bao gồm khoảng 600 sinh viên đang học tại Viện kĩ thuật Châu Á. Bộ giáo dục Thái Lan trao đổi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư tại Việt Nam, và tiến hành tuyển chọn sinh viên Việt Nam thực tập tại Thái Lan, trao học bổng cho sinh viên, đồng thời nhận vào làm việc tại các công ty Thái Lan đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. 2.3. Một số đề xuất hợp tác trong thời gian tới Hợp tác giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực của Thái Lan và Việt Nam là nền tảng của sự phát triển kinh tế, như một phần của kế hoạch cải cách và phát triển giáo dục ở mỗi quốc gia hiện nay. Mục tiêu thúc đẩy hợp tác nhằm học hỏi kiến thức và kinh nghiệm của nhau cho mục tiêu phát triển quốc gia thịnh vượng, cũng như sử dụng giáo dục như một công cụ để thúc đẩy lĩnh vực hợp tác quốc tế. Việt Nam và Thái Lan đã trở thành quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường của nhau, trong thời gian tới hai bên cần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thúc đẩy hợp tác học thuật giữa hai nước như trao đổi cán bộ làm công tác giáo dục, sinh viên, học sinh…; Đề xuất Thái Lan tiếp tục cấp học bổng thạc sĩ, tiến sĩ và các khóa đào tạo ngắn hạn tại Thái Lan cho sinh viên Việt Nam; Hai nước tiếp tục duy trì và phát triển các hoạt động của Nhóm công tác chung trong khuôn khổ Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục giữa Bộ giáo dục Việt Nam và Bộ giáo dục Thái Lan. Việt Nam và Thái Lan nên xem xét thành lập thêm các Trung tâm Ngôn ngữ và Giáo dục Việt Nam tại Thái Lan và Trung tâm Nghiên cứu Thái Lan tại một số trường Đại học của Việt Nam, đặc biệt ở khu vực miền Trung của Việt Nam và Đông Bắc Thái lan; Hai Bộ giáo dục hai nước thúc đẩy xây dựng chương trình kết nghĩa giữa các cơ sở giáo dục của Việt Nam và Thái Lan để các cơ sở giáo dục có thể chủ động tổ chức cho học sinh, sinh viên, giáo viên gặp gỡ giao lưu, học tập và trao đổi kinh nghiệm. Thúc đẩy hợp tác xây dựng chương trình giảng dạy và tiến hành nghiên cứu theo cách thức hợp tác bình đẳng; Thúc đẩy hợp tác công và hợp tác giáo dục hướng tới một mối quan hệ bền vững. 19 https://moet.gov.vn truy cập ngày 23/6/2019 20 https://vtv.vn truy cập ngày 23/6/2019
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 45/2020 81 Việt Nam và Thái Lan cần tích cực ủng hộ các hoạt động của Trung tâm Thái Lan tại các trường Đại học, các Viện nghiên cứu; hỗ trợ và tiếp tục việc giảng dạy tiếng Thái và thúc đẩy phát triển các trung tâm/khoa tiếng Thái Lan tại Việt Nam và trung tâm/khoa tiếng Việt tại Thái Lan, đặc biệt là Trung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ Việt Nam tại các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, nhằm thúc đẩy học tập nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam tại Thái Lan. Thái Lan có một số trường đại học danh tiếng về đào tạo các ngành trong khu vực như Đại học Chulalongkorn, Kasetsart, Mahidol, Chiangmai, Khonkhen,… Đây là những trường có tiềm lực về khoa học và tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam trong thời gian tới nên tăng cường hợp tác với các trường Đại học này trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tăng cường hợp tác giáo dục giữa Thái Lan và Việt Nam dưới hình thức dự án ngắn hạn và dài hạn. Dự án ngắn hạn là các hoạt động dưới hình thức trao đổi đào tạo ngôn ngữ học thuật, xã hội và văn hóa giữa các nhân viên giáo dục, trao đổi sinh viên sinh viên ngắn hạn. Dự án dài hạn là thực hiện cung cấp các chương trình học bổng theo học lấy bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ,… Việt Nam có nguồn cung lớn và Thái Lan cũng có nhu cầu cao về lao động, để tận dụng tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực này, hai nước sớm nghiên cứu, sửa đổi Thỏa thuận hợp tác lao động (ký năm 2015), và Thái Lan tăng cường đẩy mạnh lĩnh vực hợp tác đào tạo nghề cho lao động kỹ thuật Việt Nam. Bên cạnh đó, lĩnh vực hợp tác du lịch hai nước thời gian qua cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Việt Nam nên đề nghị Thái Lan tăng cường hợp tác đào tào về nguồn nhân lực cho lĩnh vực du lịch, đây là lĩnh vực mà Thái Lan đã rất thành công. Các trường Đại học phía Bắc và Tây Bắc của Việt Nam nên chủ động tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục về ngôn ngữ phát triển văn hoá tộc người, phát triển nông lâm nghiệp và kinh tế bền vững vì Thái Lan đang có thế mạnh về các lĩnh vực này và tận dụng sự lợi thế về tương đồng về địa lý, ngôn ngữ và văn hoá giữa hai khu vực này. Đặc biệt là hai tỉnh Điện Biên, Sơn La, nơi có trường Đại học Tây Bắc đào tạo cho sinh viên dân tộc thiểu số thuộc 9 tỉnh phía Bắc Việt Nam, trong đó có hai dân tộc Tày và Thái có ngôn ngữ tương đồng với tiếng Thái và tiếng Lào. Việt Nam và Thái Lan cần thúc đẩy hợp tác nghiên cứu chung như trao đổi các nhà nghiên cứu và nhân sự giáo dục đào tạo ngắn hạn bao gồm tổ chức các hội thảo, đào tạo chung, tăng cường ký kết biên bản ghi nhớ MOU giữa các tổ chức, giáo dục đào tạo và trường Đại học giữa hai nước. Điều này sẽ dẫn đến kết nối thuận tiện giữa các nhà nghiên cứu, và khuyến khích hợp tác mới giữa các nhà nghiên cứu và các trường Đại học của Thái Lan và Việt Nam 3. KẾT LUẬN Kể từ sau khi ký kết đối tác quan hệ chiến lược ngoại giao năm 2013 đến nay, Việt Nam và Thái Lan đã tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực trong đó có hợp tác giáo dục đào tạo. Thông qua hợp tác giáo dục đào tạo hai nước đã tiếp cận về tri thức, ngôn ngữ và văn hoá, tiếp thu những kinh nghiệm và phương pháp giáo dục tiên tiến, đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của cả hai nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế. Đặc biệt phía Thái Lan đã cũng cấp nhiều học bổng cho phía Việt Nam được theo học tại Thái Lan, cũng như việc Thái Lan thúc đẩy các chương trình đào tạo về ngôn ngữ và văn hoá Thái tại các trường Đại
  9. 82 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI học của Việt Nam. Thái Lan tăng cường hỗ trợ năng lực đào tạo và giảng dạy tiếng Thái tại một số trường Đại học của Việt Nam, đặc biệt trong vấn đề ủng hộ Đề án thành lập Trung tâm ngôn ngữ và giáo dục Việt Nam tại Thái Lan và đề xuất thành lập các Trung tâm Nghiên cứu Thái Lan trong các trường Đại học tại Việt Nam. Trong quan hệ hợp tác về giáo dục, Thái Lan và Việt Nam có thế mạnh do quan hệ giữa hai nước đã được thiết lập từ lâu, các tuyến giao thông thuận tiện, chi phí cho du học Thái Lan hợp lý, khu vực Đông Bắc Thái Lan có cộng đồng người Việt sinh sống là nơi có đông sinh viên Việt Nam theo học. Mặc dù vậy, hoạt động hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Thái Lan vẫn gặp một số vấn đề cản trở như: do những thay đổi trong xu hướng toàn cầu hoá, Việt Nam có cơ hội xây dựng nhiều mối quan hệ quốc tế hơn nên số lượng học sinh giỏi, có trình độ tiếng Anh tốt thường lựa chọn học bổng từ các nước có nền giáo dục tiên tiến hơn Thái Lan. Để khắc phục những hạn chế, và phát huy tiềm năng về hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Thái Lan nhằm đạt được nhiều thành tựu hơn nữa, Bộ giáo dục đào tạo và các cơ quan liên quan của hai nước cần tăng cường các cuộc họp song phương, chia sẻ thảo luận tìm ra các giải pháp phù hợp nhất, đặc biệt hợp tác về lĩnh vực đào tạo nghề trong những năm tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hồng Quang (2019), Đời sống văn hoá tinh thần của cộng đồng người Việt ở Đông Bắc Thái Lan, Hà nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 223 tr. 2. Nguyễn Hồng Quang (cb) (2018), Khủng hoảng chính trị ở Thái Lan thời kỳ nữ thủ tướng Yingluck, Hà nội, NXB KHXH, 237 tr. 3. Kim Ngọc Thu Trang (2018), Hợp tác giáo dục đại học Việt Nam - Thái Lan giai đoạn 1996 - 2015, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11. 4. Đinh Đức Duy (2016), Nhìn lại 40 năm quan hệ Việt Nam - Thái Lan (1976-2016), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7/2016 5. Nguyễn Thị Tú Trinh (2018), Hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan trong khuôn khổ Tiểu vùng Mekông mở rộng từ 1992 – 2016, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4. EDUCATIONAL COOPERATION BETWEEN VIETNAM AND THAILAND IN THE PERIOD OF 2013-2020 Abstract: This article analyzes educational and training cooperation between Vietnam and Thailand after the two sides established the strategic partnership from 2013 to 2020. Firstly, the author identifies the main factors affecting Vietnam - Thailand educational cooperation. In the next part, the article investigates the situation of educational and training cooperation between Vietnam and Thailand during this period based on signed documents of the two sides as well as the implementation process of cooperation activities between Ministry of Education and Training and universities, especially in language and vocational training. Finally, the paper provides recommendations for promoting Vietnam - Thailand educational cooperation in the upcoming year. Keywords: Education cooperation, training cooperation, Vietnam-Thailand relations.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1