« Home « Kết quả tìm kiếm

Ứng dụng thương mại điện tử nhằm tăng thu nhập của các nhà sản xuất trong nước trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu


Tóm tắt Xem thử

- Từ khóa: Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu (CGTCPTT), Thương mại điện tử (TMĐT) Abstract.
- Cà phê là sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới được giao dịch rộng rãi trên thế giới.
- Ước tính có khoảng 70 quốc gia với 25 triệu nông dân, các hộ sản xuất nhỏ sản xuất tới 80% cà phê trên thế giới..
- Mức tiêu thụ cà phê toàn cầu ước tính khoảng hơn 70 tỷ đô la Mỹ năm 2011 [12] và 83 tỷ đô la Mỹ năm 2017 [18].
- Tình huống này được gọi là nghịch lý cà phê (coffee paradox).
- Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới, sau Brazil.
- Sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh nghịch lý cà phê nói trên.
- Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu và ứng dụng thương mại điện tử trong chuỗi 3.1.
- Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu.
- Sơ đồ chuỗi giá trị cà phê toàn cầu (CGTCPTC).
- Trong ngữ cảnh của bài viết này, hai tác nhân đầu của chuỗi giá trị - người trồng cà phê và nhà chế biến cà phê - được coi là nhà sản xuất cà phê trong nước..
- Người trồng cà phê - chủ yếu người nông dân - sản xuất ra quả cà phê.
- Quá trình tạo ra cà phê hạt được tiến hành trong các cơ sở chế biến.
- Không phải tất cả cà phê sản xuất đều được xuất khẩu.
- Khoảng ba mươi phần trăm cà phê được tiêu thụ nội bộ tại các nước sản xuất cà phê ở vụ cà phê 2012-2013.
- Cà phê hạt thông thường là đối tượng xuất khẩu chính của các nước sản xuất cà phê.
- Cà phê hạt được bán cho các thương nhân toàn cầu thông qua các đại lý xuất khẩu hoặc trực tiếp cho các nhà rang xay ở các nước tiêu thụ..
- Các nhà rang xay thường pha trộn các loại cà phê hạt khác nhau.
- Việc rang xay được thực hiện để tạo ra mùi thơm và hương vị của cà phê.
- Hầu hết cà phê rang được các nhà rang xay nghiền và đóng gói trong túi kín chân không.
- Tuy nhiên, một số khách hàng thích mua cà phê nguyên hạt sau khi rang và tự nghiền chúng trước khi pha..
- Các nhà bán lẻ, chủ yếu là siêu thị, bán cà phê rang xay hoặc cà phê nguyên hạt, cà phê hòa tan và cà phê khử caffein cho khách hàng.
- Ngoài ra còn có các nhà hàng, các quán cà phê bán lẻ cà phê tới người tiêu dùng..
- cà phê Thương nhân.
- Xác định cung ứng cà phê hạt.
- các quy định quốc gia và quốc tế về xuất khẩu cà phê hạt).
- Hậu cần (lưu trữ cà phê hạt ở các cảng quốc tế và sau đó vận chuyển đến các nhà rang xay.
- Xác định cung cà phê rang.
- Điều này là do cà phê hạt được giao dịch giữa các công ty với khối lượng lớn hơn, so với số lượng nhỏ cà phê rang xay được mua bởi người tiêu dùng..
- Hơn nữa, đảm bảo chất lượng cà phê là một hoạt động thị trường quan trọng đối với một số trung gian trong CGTCPTC, như Bảng 1 cho thấy.
- Đó là do cà phê là một hàng hóa trải nghiệm, chứ không phải là một hàng hóa tìm kiếm.
- Những điều kiện độc quyền có mặt trong CGTCPTC, vì bốn tập đoàn đa quốc gia kiểm soát tới 45% phân khúc cà phê rang [10].
- Bốn tập đoàn này tương phản với 25 triệu người nông dân trồng cà phê.
- Những người nông dân nhỏ lẻ sản xuất cà phê chiếm tới 80% tổng sản lượng cà phê thế giới..
- Đặc biệt, nông dân ở các nước đang phát triển chỉ nhận được 7-10% giá bán lẻ cà phê bán ở các nước phát triển [3]..
- Cà phê khác với các sản phẩm nông nghiệp khác, ví dụ như trái cây và rau quả.
- Ứng dụng thương mại điện tử trong thương mại cà phê.
- Các hệ thống TMĐT khác nhau trong thương mại cà phê trên thế giới được sử dụng phụ thuộc vào nhóm sản phẩm cà phê.
- Có 2 nhóm sản phẩm cà phê chính: cà phê hạt và cà phê rang xay.
- Nhóm cà phê hạt được chia thành 2 phân nhóm: phân nhóm cà phê hạt đại trà và phân nhóm cà phê hạt đặc biệt (đặc sản)..
- Ứng dụng trao đổi dữ liệu điện tử trong thương mại cà phê hạt đại trà.
- Phần lớn xuất khẩu cà phê từ các nước sản xuất là ở dạng cà phê hạt.
- Trong cà phê hạt, cà phê hạt đại trà chiếm tới hơn 98% tổng sản lượng cà phê thế giới.
- Các nhà rang xay mua cà phê hạt đại trà từ các quốc gia xuất khẩu khác nhau, các giống cà phê khác nhau rồi phối trộn theo các công thức nhất định, chế biến thành các sản phẩm cà phê..
- Các nhà rang xay luôn muốn biết chất lượng của cà phê trước khi mua.
- Vì lý do này, các sàn giao dịch điện tử được thiết lập cho cà phê hạt đại trà đã thất bại.
- Để giảm rủi ro chất lượng, các nhà rang xay quốc tế mua cà phê hạt đại trà chủ yếu từ các đại lý xuất khẩu và thương nhân quốc tế, lấy mức giá tham chiếu từ các sàn giao dịch quốc tế truyền thống (ví dụ: Sàn giao dịch hàng hóa Nework, Sàn giao dịch hàng hóa London, Sàn giao dịch cà phê Brazil)..
- Tuy nhiên, phần lớn các giao dịch cà phê vẫn sử dụng tài liệu giấy.
- Việc triển khai ứng dụng đầy đủ hệ thống EDI trong thương mại cà phê nhân đại trà vẫn là nhiệm vụ tương lai..
- Trước khi nói về hệ thống TMĐT áp dụng cho cà phê đặc biệt, cần có khái niệm về Cup xuất sắc (Cup of Excellence - CofE).
- CofE là một cuộc thi thường niên được tổ chức tại một số quốc gia để xác định cà phê chất lượng cao nhất.
- Cuộc thi CofE được mệnh danh là “Giải Oscar của thế giới cà phê”..
- Chỉ những cà phê có điểm số cao nhất mới tiếp tục vào vòng trong.
- Những cà phê chiến thắng được trao CofE và được bán đấu giá qua sàn giao dịch trực tuyến cho người trả giá cao nhất..
- Nông dân muốn tham gia vào CofE có thể gửi một mẫu cà phê hạt do họ tự chuẩn bị.
- Hệ thống này được nông dân sử dụng để bán trực tiếp cà phê hạt đặc sản cho các nhà rang xay ở các nước phát triển.
- Khi làm như vậy, đơn vị tổ chức CofE của quốc gia (Thường là Hiệp hội cà phê, có thể là các tổ chức khác) đóng vai trò là đại lý xuất khẩu cho các loại cà phê được giao dịch trong phiên đấu giá..
- Hình 2: CGTCPTC truyền thống với cà phê đặc biệt và chuyển đổi sau khi ứng dụng TMĐT Nguồn: [5].
- Cần nhấn mạnh rằng lượng cà phê hạt đặc biệt được giao dịch thông qua CofE thường rất nhỏ (khoảng 0,1%) so với lượng cà phê xuất khẩu nói chung.
- Trong thực tế chỉ có các mẫu cà phê đặc biệt với chất lượng hảo hạng mới tham gia đấu giá..
- Bán sản phẩm cà phê chế biến qua website: ứng dụng TMĐT cho bán lẻ cà phê rang xay Xuất khẩu cà phê rang xay của các nước sản xuất chiếm tỷ lệ không lớn.
- Hơn nữa, lợi nhuận cao hơn có thể đạt được nếu cà phê rang xay được xuất khẩu trực tiếp tới người tiêu dùng..
- Người trồng cà phê.
- Vì lý do này, xuất khẩu cà phê rang xay thông qua TMĐT là một vấn đề quan trọng đối với các nước sản xuất cà phê.
- Ví dụ, cả nước Costa Rica có 14 trong số 63 nhà rang xay địa phương bán cà phê thông qua TMĐT cho người tiêu dùng trong nước và ngoài nước..
- Cà phê rang xay có thể được giao dịch qua TMĐT, đồng thời được bán tại các siêu thị địa phương.
- Hình 4 mô tả sự điều chỉnh trong CGTCPTC liên quan tới sự thay đổi địa bàn thực hiện chức năng rang xay từ các nước phát triển sang các nước sản xuất cà phê.
- Cần lưu ý rằng xuất khẩu cà phê rang xay khác với xuất khẩu cà phê hạt: các nhà rang xay không phải tuân thủ các quy định pháp lý phức tạp như đối với xuất khẩu cà phê hạt..
- Bảng 2: Giá một số sản phẩm cà phê trên website TMĐT và tại các siêu thị trong nước.
- Nhà rang xay Thương hiệu cà phê.
- Thực trạng chuỗi giá trị cà phê Việt Nam và một số khuyến nghị về ứng dụng thương mại điện tử.
- Về sản xuất, chế biến cà phê.
- Năm 2018, diện tích cà phê đạt khoảng 688.400 ha, tăng 10.800 ha so với năm 2017.
- Sản lượng cà phê nhân đạt gần 1,62 triệu tấn, tăng 49.000 tấn.
- Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA), đây là sản lượng cao nhất từ trước đến nay [2].
- Việc xây dựng thương hiệu cà phê đã và đang được đẩy mạnh.
- giới thiệu quảng bá cà phê đặc sản Việt Nam đến với người tiêu dùng, nhà rang xay trong và ngoài nước..
- Có 31 đơn vị với 42 mẫu cà phê được sản xuất tại các vùng trồng cà phê trên cả nước tham dự;.
- trong đó, có 34 mẫu cà phê Robusta và 8 mẫu cà phê Arabica.
- trong đó 7 mẫu cà phê đạt chất lượng cao nhất được Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk tặng bằng khen và cúp vàng..
- Lĩnh vực sơ chế và chế biến sâu cà phê phát triển mạnh mẽ.
- Trong bối cảnh giá cà phê thấp, việc chế biến sâu được coi là “lối ngách” cho ngành sản xuất cà phê Việt Nam.
- Giá cà phê sau khi chế biến sâu trung bình đạt USD/tấn, gấn gấp 2 - 3 so với giá cà phê thô xuất khẩu, theo VICOFA..
- Về thương mại cà phê.
- Thị trường sản phẩm chế biến cà phê Việt Nam được chia thành 2 phân khúc lớn là cà phê rang xay và cà phê hòa tan.
- Cà phê rang xay chiếm 1/3 thị trường, phần còn lại là của cà phê hòa tan.
- Về giá trị bán lẻ, năm 2018, thị trường cà phê trong nước đạt gần 8500 tỉ VNĐ, tăng trưởng 6%.
- Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, do nhiều nguyên nhân, sàn giao dịch cà phê phải ngừng hoạt động..
- Mặc dù vậy, mục tiêu xây dựng một sàn giao dịch cà phê đúng nghĩa vẫn đang được theo đuổi..
- Cà phê là ngành hàng quan trọng, chiếm 3% GDP cả nước, kim ngạch xuất khẩu nhiều năm nay đều trên 3 tỷ USD.
- Các sản phẩm cà phê của Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê hạt toàn cầu.
- EU là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cà phê của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38%.
- Một số khuyến nghị về ứng dụng thương mại điện tử trong thương mại cà phê Việt Nam.
- Như đã phân tích ở trên, các hệ thống TMĐT khác nhau được ứng dụng trong thương mại các nhóm sản phẩm cà phê khác nhau: trao đổi dữ liệu điện tử cho các giao dịch thương mại cà phê hạt đại trà.
- đấu giá trực tuyến (trên website – sàn giao dịch B2B) đối với cà phê hạt đặc biệt.
- bán lẻ cà phê rang xay và các sản phẩm chế biến sâu qua các website B2C trực tiếp cho người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng nước ngoài..
- Đối với doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hạt đại trà Việt Nam: Cũng như tình trạng chung của các doanh nghiệp tương tự trên thế giới, việc ứng dụng TMĐT với loại hình trao đổi dữ liệu điện tử.
- Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
- TMĐT đã được áp dụng trong thương mại cà phê hạt và các sản phẩm cà phê chế biến ở Việt Nam, nhưng mới chỉ trong phạm vi thị trường nội địa, chưa hướng tới thị trường xuất khẩu.
- Báo cáo thị trường cà phê năm 2018, Vietnambiz.vn

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt