« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển nguồn nhân lực ngành logistics tại Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM HUMAN RESOURCE DEVELOPMENT OF LOGISTICS SECTOR IN VIETNAM.
- Nguyễn Lê Đình Quý Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh – Đại học Đà Nẵng Email: [email protected] TS.
- Hồ Tuấn Vũ Đại học Duy Tân , Email: [email protected].
- Hồ Nguyên Khoa Đại Học Duy Tân, Email: [email protected].
- Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
- Để phát triển ngành này cần có sự chuẩn bị mọi mặt về nguồn nhân lực..
- Trên cơ sở mô tả và phân tích thực trạng nguồn nhân lực của ngành Logisitics, bài viết đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Logistics Việt Nam trong chuỗi dịch vụ toàn cầu..
- Từ khóa: Ngành logistics, nguồn nhân lực..
- Thực trạng ngành Logistics tại Việt Nam.
- Theo Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2014, Việt Nam có khoảng 1.200 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực logistics trong tổng số 300.000 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ liên quan tới logistics, trong đó, cũng chỉ có khoảng 6.000 nhân viên chuyên nghiệp trong tổng số gần 1 triệu người hoạt động trong lĩnh vực này.
- Đa phần các doanh nghiệp đều thuộc nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, trừ các doanh nghiệp quốc doanh và cổ phần có quy mô tương đối lớn (từ 100 - 300 nhân viên), số còn lại trung bình từ dưới 50 nhân viên, năng lực cạnh tranh và hoạt động còn nhiều hạn chế… Đây là một con số lượng doanh nghiệp khá lớn nhưng trên thực tế đa phần lại là những doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ.
- Do vốn ít nên cơ cấu tổ chức doanh nghiệp cũng đơn giản, không thật sự chuyên sâu, không tổ chức được các văn phòng đại diện ở nước ngoài nên nguồn thông tin bị hạn chế, các công việc ở nước ngoài đều phải thông qua các đại lý của các công ty đa quốc gia.
- Điều này dẫn đến đa số các doanh nghiệp chỉ dừng lại ở việc làm đại lý cấp 2, cấp 3, thậm chí cấp 4 cho các đối tác nước ngoài có mạng lưới toàn cầu mà chưa tổ chức kết nối được các hoạt động vận tải đa phương thức.
- Vậy nên, mức độ đóng góp cho nền kinh tế của ngành dịch vụ logistics còn thấp, mới chỉ vào khoảng 2-3% GDP.
- Ngoài ra, tỷ lệ thuê ngoài của ngành dịch vụ logistics chưa cao, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp thương mại vẫn phải tự thực hiện các dịch vụ logistics, khiến hoạt động này kém hiệu quả..
- Do phần lớn các nhà xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu hàng theo điều kiện FOB, FCA trong incoterms, nên quyền định đoạt về vận tải đều do người mua chỉ định và dĩ nhiên người mua sẽ chỉ định một công ty nước họ để thực hiện điều này.
- Do đó các công ty logistics của Việt Nam sẽ là không có nhiều cơ hội để cung ứng dịch vụ logisitcs.
- Điều này không phải dễ dàng giải quyết vì phần lớn các nhà xuất khẩu của Việt Nam đều gia công hoặc xuất hàng cho những khách hàng lớn đã có những hợp đồng dài hạn với các công ty logistics toàn cầu..
- Việt Nam nhập siêu nên đây là thị trường hấp dẫn cho các công ty logistics của Việt Nam.
- Nếu như trước đây, các nhà nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu mua hàng theo điều kiện CIF, thì hiện nay các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam đang chuyển dần sang hình thức mua FOB, tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp logisitics Việt Nam khai thác.
- Tuy nhiên, một phần khá lớn trong thị trường này vẫn nằm trong tay các hãng logisitics nước ngoài do có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Việt Nam mà họ cũng chính là người nhập khẩu hàng nhiều nhất..
- Chi phí logistics của Việt Nam được dự đoán khoảng 25% GDP của Việt Nam, cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển như Mỹ và cao hơn các nước đang phát triển như Trung Quốc hay Thái Lan.
- Chính chi phí logistics cao này làm giảm hiệu quả những cố gắng của Việt Nam trong việc giới thiệu thị trường lao động giá rẻ và đẩy mạnh xuất khẩu.
- Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là cơ sở hạ tầng vận tải của Việt Nam đã quá cũ kỹ và quá tải, hệ thống quản lý hành chính phức tạp và các nhà sản xuất Việt Nam không tích cực sử dụng các dịch vụ thuê ngoài 3PL (third party logistics) của nước ngoài..
- Thực trạng nguồn nhân lực ngành Logistics tại Việt Nam.
- Việt Nam đang phải đối mặt đó chính là nguồn nhân lực logistics thiếu về số lượng, yếu về trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp không cao và đi kèm với đó là các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành này vẫn chưa được chú trọng phát triển..
- Kết quả khảo sát về những hạn chế nguồn lực ngành Logistics Việt Nam.
- Về số lượng: Chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển.
- Theo Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển, trường Đại học Kinh tế quốc dân, đa số các doanh nghiệp logistics Việt Nam có quy mô nhỏ, số lượng nhân viên ít năng lực hạn chế.
- Trong khi đó, tiềm năng và nhu cầu đối với thị trường logistics rất lớn, số lượng các doanh nghiệp logistics với quy mô siêu nhỏ mới chỉ đáp ứng được một phần rất khiêm tốn của thị trường..
- Theo Hiệp hội doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), hiện nguồn nhân lực logistics mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu của ngành.
- Với tốc độ tăng trưởng trung bình 30% mỗi năm, nhân sự ngành logistics vẫn là bài toán đau đầu của các doanh nghiệp trong ngành..
- Khi đề cập đến nhu cầu đào tạo các khóa ngắn hạn cho nhân viên logistics, các công ty rất chú trọng đến các mảng như chuỗi cung ứng (38,3.
- Theo Viện Nghiên cứu phát triển TP.
- Hồ Chí Minh, hiện nay tại Việt Nam, có đến 53,3% doanh nghiệp được khảo sát là thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ 16,7% các doanh nghiệp hài lòng về trình độ chuyên môn của nhân viên, có tới 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên sau tuyển dụng..
- Kết quả khảo sát về chất lượng nhân lực Logistics tại Việt Nam Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM.
- Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu và phát triển của trường Đại học Kinh tế quốc dân, hiện nay có tới 80,26% nhân lực trong các doanh nghiệp logistics được đào tạo thông qua các công việc hàng ngày.
- 23,6% lao động tham gia các khóa đào tạo trong nước.
- 6,9% thuê các chuyên gia nước ngoài đào tạo và tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài là 3,9%.
- Có đến 80,26% nhân lực ngành logistics được đào tạo chuyên môn không chính thống thông qua việc trực tiếp thực hiện công việc hàng ngày..
- Bên cạnh đó, nguồn nhân lực logistics thay vì được đào tạo từ các trường đại học, các học Viện chuyên về logistics, đa phần lại được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau.
- Nhiều cán bộ quản lý được đào tạo và tái đào tạo và chủ yếu tích lũy kiến thức từ kinh nghiệm kinh doanh từ các chuyên ngành đào tạo khác chuyển sang, do vậy thiếu bài bản và chất lượng, hiệu quả công việc gặp nhiều ảnh hưởng.
- Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ thực hiện trực tiếp các công việc liên quan tới logistics, phần lớn tốt nghiệp đại học với các chuyên ngành ngoài logistics..
- Giải phát phát triển nguồn nhân lực Logistics tại Việt Nam 3.1.
- Cần đẩy mạnh tuyên truyền để toàn xã hội nhận thức đúng đắn hơn nữa về vị trí, vai trò của nhân lực Logistics trong bối cảnh hiện nay.
- Cần đổi mới tư duy trong sử dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân lực phải dựa vào năng lực thực và kết quả, hiệu quả công việc.
- Khắc phục tâm lý và hiện tượng quá coi trọng và đề cao “bằng cấp” một cách hình thức trong tuyển dụng và đánh giá nhân lực..
- Hệ thống cơ chế, chính sách có vai trò rất quan trọng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, tạo động lực thúc đẩy hoặc lực cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nguồn nhân lực Logistics nói riêng.
- Việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo động lực cho sự phát triển nguồn nhân lực Logistics phải được thực hiện đồng bộ trên nhiều phương diện, như giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, môi trường làm việc, chính sách việc làm, thu nhập, an sinh xã hội, bảo hiểm, bảo trợ xã hội, chăm sóc sức khỏe, chính sách phát triển thị trường lao động, các điều kiện nhà ở, sinh sống, định cư.
- Trong đó, trước hết cần coi trọng việc tạo lập các cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Việc đổi mới chính sách tuyển dụng, bố trí sử dụng nguồn nhân lực Logistics cần phải được triển khai theo hướng công khai, công tâm, khách quan, chính xác, dựa trên cơ sở phẩm chất và năng lực thực chất.
- Đặc biệt, các nhà lãnh đạo, quản lý cần mạnh dạn sử dụng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao.
- lôi cuốn họ nỗ lực thực hiện những kiến thức, chuyên môn đã được tích lũy, được đào tạo thông qua những chính sách sử dụng hợp lý..
- Tạo sự đột phá về đãi ngộ, tôn vinh nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện chính sách tiền lương linh hoạt theo tiêu chí tài năng và hiệu quả đóng góp.
- đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện làm việc, nghiên cứu cho những nhà khoa học, những tài năng trẻ.
- Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách thỏa đáng để tạo nguồn lực và khai thác có hiệu quả nguồn lực mới, nhất là trong những ngành mũi nhọn về công nghệ của quốc gia.
- nâng cao chất lượng hoạt động của các vườn ươm công nghệ và doanh nghiệp công nghệ cao.
- có chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển các vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các trường đại học đào tạo về công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ.
- Đồng thời tăng cường sự hợp tác hiệu quả giữa Nhà nước, doanh nghiệp và các trường đại học công nghệ để thúc đẩy sự phát triển một số ngành chọn lọc, đặc biệt là công nghệ thông tin.
- Ngoài ra, tiếp tục phát triển mạnh các khu công nghiệp, khu công nghệ cao.
- đẩy mạnh quá trình xây dựng và hoạt động của các khu công nghệ cao Hòa Lạc, Thành phố Hồ Chí Minh.
- hoàn thiện chính sách nhập khẩu công nghệ, chủ động tham gia quá trình hoạt động của các khu công nghệ cao, các công viên phần mềm.
- ưu tiên tài trợ cho các tổ chức, cá nhân có công trình khoa học - công nghệ xuất sắc..
- Nhóm giải pháp về giáo dục đào tạo.
- Đây là nhiệm vụ then chốt, giải pháp trọng yếu để xây dựng, phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực Logistics nói riêng đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nói chung và trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nói riêng.
- Theo đó, cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng mở, hội nhập, thúc đẩy phân tầng, phân luồng, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống giáo dục, nhất là giáo dục đại học và dạy nghề.
- gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ..
- Chú trọng hơn nữa phát triển ngành tự động hóa, đầu tư cho các nhóm nghiên cứu sâu về các lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, thông tin vệ tinh, số hóa, vật liệu mới và sự tích hợp giữa chúng để phục vụ cho ngành Logistics..
- Một số nguồn nhân lực logistics thay vì được đào tạo từ các trường đại học, các học Viện chuyên về logistics, đa phần lại được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau.
- Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ thực hiện trực tiếp các công việc liên quan tới logistics, phần lớn tốt nghiệp đại học với các chuyên ngành ngoài logistics.
- Lực lượng lao động trực tiếp như bốc vác, xếp dỡ, lái xe, kiểm đếm hàng kho bãi thì đa số có trình độ học vấn thấp, chưa được đào tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp, thiếu chứng chỉ nghề logistics.
- Đây là một vấn đề cần quan tâm để có thể đào tạo nguồn nhân lực Logistics về mọi mặt dù ở vị trí nào..
- Đồng thời, xác định đúng khả năng và nhu cầu đào tạo, tăng cường chất lượng công tác lập kế hoạch, dự báo thường xuyên và cung cấp thông tin về nhu cầu nhân lực của xã hội, nhất là nhu cầu của các doanh nghiệp, các địa phương.
- nhằm điều tiết quy mô, cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo cho phù hợp.
- Thực hiện tốt cơ chế, chính sách, pháp luật về phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ.
- coi trọng đào tạo đại học và trên đại học, cao đẳng và dạy nghề theo chuẩn khu vực và quốc tế..
- Tạo chuyển biến nhanh và rõ nét trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực Logistics cho các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, giao quyền tự chủ cho các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề công lập.
- khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề..
- Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo đại học theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực và phù hợp, “chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn.
- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học - công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động”.
- Đồng thời, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp, hình thức dạy học bậc đại học, nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ giảng viên đại học.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để thu.
- hút các nhà giáo, nhà khoa học có tài năng và kinh nghiệm của nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.
- tiếp tục gửi sinh viên Việt Nam ra nước ngoài học tập, đào tạo, bồi dưỡng.
- Thực hiện kết hợp giữa chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước với huy động các nguồn lực xã hội.
- kêu gọi đầu tư nước ngoài, thu hút các trường đại học, dạy nghề có đẳng cấp quốc tế vào Việt Nam hoạt động..
- Phân bổ và sử dụng hợp lý Ngân sách Nhà nước dành cho phát triển nhân lực quốc gia đến năm 2020.
- Cần xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách nhà nước theo hướng tập trung đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án đào tạo theo mục tiêu ưu tiên và thực hiện công bằng xã hội.
- Đẩy mạnh xã hội hoá để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực.
- Nhà nước có cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn của người dân đầu tư và đóng góp cho phát triển nhân lực bằng các hình thức:.
- Hình thành các quỹ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, huy động, phát huy vai trò, đóng góp của doanh nghiệp đối với sự phát triển nhân lực;.
- Đẩy mạnh và tạo cơ chế phù hợp để thu hút các nguồn vốn nước ngoài cho phát triển nhân lực Việt Nam.
- Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của nước ngoài hỗ trợ phát triển nhân lực (ODA);.
- Thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) của nước ngoài cho phát triển nhân lực (đầu tư trực tiếp xây dựng các cơ sở giáo dục, đào tạo, bệnh viện, trung tâm thể thao…)..
- Quyết định số 200/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025..
- Bộ Công Thương (2017), Báo cáo logistics Việt Nam 2017: Từ kế hoạch đến hành động..
- Nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập..
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng (Doctoral dissertation), Trường Đại học Kinh Tế- Đại học Đà Nẵng..
- Trịnh Thị Thu Hương (2016), Đào tạo phát triển nguồn nha ̂ n lực Logistics Viẹ ̂ t Nam, Trư ờng Đại học Ngoại thương.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt