« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ dân tộc qua việc xây dựng bản đồ ngôn ngữ (trường hợp tỉnh Trà Vinh)


Tóm tắt Xem thử

- Website: http://tckh.hcmue.edu.vn NGHIÊN CỨU CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ DÂN TỘC QUA VIỆC XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGÔN NGỮ (TRƯỜNG HỢP TỈNH TRÀ VINH) Nguyễn Thị Huệ* Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, Trường Đại học Trà Vinh Ngày nhận bài: 12-9-2017.
- ngày duyệt đăng TÓM TẮT Nhận diện bối cảnh ngôn ngữ tại một địa phương đòi hỏi một công cụ quan sát trực quan, dễ tiếp cận và luôn được cập nhật.
- Khai thác các kĩ thuật và công nghệ hiện có, bài viết mô tả cách thức hình thành cổng thông tin bản đồ ngôn ngữ dân tộc học tại tỉnh Trà Vinh nhằm góp phần duy trì và bảo tồn ngôn ngữ dân tộc, nâng cao tính phù hợp của các dự án kế hoạch hóa ngôn ngữ.
- Từ khóa: bối cảnh ngôn ngữ, bản đồ ngôn ngữ, bảo tồn ngôn ngữ dân tộc.
- Đối tượng xây dựng bản đồ ngôn ngữ Trà Vinh là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, có 65 km bờ biển, diện tích tự nhiên 2341 km2, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 81,8%.
- Do đó, cần thực hiện nội dung thứ 14 là Xây dựng bản đồ ngôn ngữ ở các tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số, thực hiện từ năm 2017 đến năm 2019.
- Trong suốt quá trình phát triển cùng các dân tộc Kinh, Hoa tại vùng đất Nam Bộ, cộng đồng Khmer đã giao hòa, gắn kết tạo nên một nền văn hóa, ngôn ngữ phong phú, đa dạng.
- Ngôn ngữ giữ vai trò thiết yếu cho hoạt động giao tiếp, đồng thời là sợi dây gắn kết trí tuệ của dân tộc, được truyền đạt, kế thừa và phát huy từ đời này sang đời khác.
- Có thể khẳng định, ngôn ngữ thể hiện bản sắc của dân tộc.
- Do đó, việc tìm hiểu tình hình sử dụng ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng nhằm xác định vai trò, chức năng, giá trị của từng ngôn ngữ đang tồn tại trong cộng đồng.
- Khái niệm cảnh huống ngôn ngữ và việc nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam Cảnh huống ngôn ngữ là một khái niệm được coi là quan trọng bậc nhất của ngôn ngữ học xã hội vì ngôn ngữ học xã hội nghiên cứu về mặt chức năng của ngôn ngữ (Trần Phương Nguyên, 2012).
- Cảnh huống ngôn ngữ “là toàn bộ các hình thái tồn tại (bao gồm cả phong cách) của một ngôn ngữ, hay toàn bộ các ngôn ngữ trong một mối quan hệ tương hỗ về lãnh thổ, xã hội và sự tương tác về mặt chức năng, trong giới hạn của một khu vực địa lí nhất định hay một thực thể hành chính-chính trị” (Nguyễn Hữu Hoành.
- Trong đó, các tác giả khẳng định rằng, khi miêu tả cảnh huống ngôn ngữ ở nước ta, cần quan tâm đến một số nội dung, trong đó bao gồm: (1) số lượng các dân tộc – ngôn ngữ đang hoạt động hành chức trên địa bàn.
- (2) số lượng người sử dụng từng ngôn ngữ và cách phân bổ của các đối tượng này (bao gồm cả sự phân hóa xã hội, trình độ học vấn.
- Như vậy, để xác định cảnh huống ngôn ngữ tại tỉnh Trà Vinh, đòi hỏi một nghiên cứu chuyên sâu nhưng cụ thể.
- Diễn đạt cảnh huống ngôn ngữ tại một địa phương bằng công cụ cổng thông tin địa lí và bản đồ số về ngôn ngữ và dân tộc qua giao diện trực tuyến là một việc làm cần thiết.
- Nhận thức rõ về bối cảnh ngôn ngữ sẽ giúp phân tích một số nguyên nhân gây nên sự khác biệt trong lựa chọn ngôn ngữ và năng lực sử dụng ngôn ngữ theo từng khu vực địa lí, xác định mối liên hệ theo không gian địa lí và các vấn đề kinh tế- xã hội khác, tạo cơ sở cho việc định hướng các quyết định, chính sách ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ dân tộc.
- Trần Trí Dõi với “Nghiên cứu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, Khổng Diễn (1995) với “Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam”, Tạ Văn Thông (2009, chủ biên) với “Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam.
- Nguyễn Văn Khang (2014) với “Nhìn lại chính sách ngôn ngữ của Đảng và nhà nước Việt Nam về tiếng Việt và những vấn đề đặt ra đối với tiếng Việt hiện nay.
- Nhìn chung, các công trình chỉ nghiên cứu từng khía cạnh 117 TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số khác nhau của tình hình sử dụng một ngôn ngữ nào đó hoặc một nhân tố nào đó tại một địa phương trên lãnh thổ Việt Nam.
- Tạ Văn Thông, 2013), ở chương II, Nguyễn Hữu Hoành viết về “cảnh huống ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”.
- trong đó, tác giả trình bày các vấn đề về cảnh huống ngôn ngữ nói chung và các vấn đề về cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam nói riêng.
- Nguyễn Văn Hoành đã giới thiệu một số quan niệm về cảnh huống ngôn ngữ của thế giới và Việt Nam, trong đó quan niệm của Giáo sư Nguyễn Văn Lợi là rõ ràng hơn cả.
- Có thể nói, khái niệm này đã khái quát được tất cả các vấn đề cần quan tâm cũng như mối quan hệ của các vấn đề trong một cảnh huống ngôn ngữ.
- Về cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam, Nguyễn Hữu Hoành đã trình bày cụ thể và sâu về các bình diện như: đặc điểm về số lượng dân tộc, ngôn ngữ.
- đặc điểm về quan hệ cội nguồn, loại hình của các ngôn ngữ.
- đặc điểm về sự hình thành và phát triển của các dân tộc, ngôn ngữ.
- trình độ phát triển, vai trò vị thế của các ngôn ngữ.
- thái độ ngôn ngữ của các cộng đồng dân tộc.
- Ở khu vực phía Bắc, tình hình nghiên cứu về cảnh huống ngôn ngữ thu hút được nhiều sự quan tâm lựa chọn của các nhà nghiên cứu, như công trình “Cảnh huống ngôn ngữ ở Thái Nguyên” (Dương Thị Thanh Hoa, 2010), luận văn “Cảnh huống ngôn ngữ ở Hà Giang” (Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2010), luận án tiến sĩ “Nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam” của Hà Thị Tuyết Nga (2014), nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Dung (2015) nhận diện việc xác định năng lực ngôn ngữ theo các mối tương quan.
- Mỗi công trình hướng vào khai thác sâu các bình diện thuộc cảnh huống ngôn ngữ trên địa bàn một tỉnh hay một khu vực cụ thể.
- Nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ qua bản đồ ngôn ngữ trên thế giới Trên thế giới đã có những công trình công bố liên quan đến việc miêu tả cảnh huống ngôn ngữ bằng bản đồ ngôn ngữ số như công trình Language and Space: Language Mapping (Lameli, A..
- Bản đồ tỉ lệ những người có thể nói tiếng Anh ở châu Âu Kazimierz Zaniewski (Đại học Wisconsin Oshkosh) tạo ra bản đồ ( Hình 2) (Zaniewski, 2011) miêu tả sự đa dạng ngôn ngữ của các nước trên thế giới bằng cách sử dụng dữ liệu của Ethnologue.
- Bản đồ này đã cho thấy mức độ đa dạng ngôn ngữ ở các quốc gia khác nhau, trong đó số 0 có nghĩa là tất cả mọi người nói cùng một ngôn ngữ và số 1 có nghĩa là tất cả mọi người có ngôn ngữ riêng của họ.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy nước Papua New Guinea có số 0,99, thể hiện mức độ đa dạng ngôn ngữ cao.
- Trong khi đó, Việt Nam khoảng 0,10-0,25 tương đương mức độ đa dạng ngôn ngữ thấp.
- Điều này cho thấy tiếng Việt chiếm ưu thế vượt trội so với các ngôn ngữ đang có tại Việt Nam.
- Bản đồ đa dạng ngôn ngữ của các nước trên thế giới Ngoài ra, bản đồ ngôn ngữ còn được sử dụng để hiển thị sự phân bố các phương ngữ trong một địa phương hay quốc gia.
- Phương ngữ thường là ngôn ngữ thứ nhất để giao tiếp nói năng, chứ không phải là ngôn ngữ trong lớp học hoặc khi học đọc, học viết.
- Ngôn ngữ toàn dân được xem là ngôn ngữ chuẩn, thường được sử dụng trên báo, đài, sách vở.
- Tuy nhiên, điều thú vị là học đọc và học viết chữ theo ngôn ngữ toàn dân trong khi đó ngôn ngữ địa phương (phương ngữ) lại được dùng trong quá trình tư duy.
- Do đặc điểm mức độ phương ngữ nhiều nên bối cảnh ngôn ngữ ở nước Đức trở nên hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, phương ngữ trên toàn thế giới.
- Bản đồ các phương ngữ của nước Đức Đối với Việt Nam, bản đồ ngôn ngữ dân tộc học đã được lập để thể hiện bối cảnh ngôn ngữ ở miền Nam Việt Nam vào năm 1972 (CLPP).
- Bản đồ ngôn ngữ và dân tộc ở miền Nam Việt Nam (năm 1972) Nhìn chung, hầu hết các bản đồ hiện có đều tập trung mô tả trạng thái ngôn ngữ trên diện rộng (quốc gia hoặc khu vực), chi tiết về bối cảnh ngôn ngữ ở mức tỉnh, huyện hay xã chưa được đề cập.
- Mặt khác, bản đồ về ngôn ngữ ở Việt Nam còn hạn chế về số lượng và chủ yếu khai thác các bản đồ giấy, do đó đã hạn chế khá nhiều đến sự thuận lợi khi cập nhật hoặc sử dụng cho đông đảo mọi đối tượng quan tâm.
- Những nghiên cứu về ngôn ngữ góp phần xác định sự lớn mạnh của tộc người trong các quốc gia.
- Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu tập trung miêu tả trạng thái ngôn ngữ ở từng địa phương.
- Mặc dù vậy, các dữ liệu nghiên cứu về tình hình sử dụng ngôn ngữ, năng lực ngôn ngữ và thái độ đối với ngôn ngữ của người dân, sự đa dạng ngôn ngữ hay mức độ song ngữ.
- Để tạo sự thuận lợi cho việc nhận diện trạng thái ngôn ngữ ở từng vùng địa phương, ý tưởng về việc hiển thị bằng bản đồ ngôn ngữ dân tộc tương tác trực tuyến được tác giả nghiên cứu đề tài phát triển.
- Điều này vừa thể hiện sự tích hợp công nghệ trong nghiên cứu ngôn ngữ, vừa mở ra một hướng tiếp cận mới cho các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trong nước.
- Nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ qua việc xây dựng bản đồ ngôn ngữ dân tộc học ở tỉnh Trà Vinh 4.1.
- Bối cảnh song ngữ Là một tỉnh có đông người dân tộc Khmer, nên sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ Việt, Khmer đã diễn ra lâu đời.
- Người Khmer khẳng định “Khmer là ngôn ngữ gốc” của họ.
- Và họ cũng khẳng định sự quan trọng của cả hai ngôn ngữ (Việt, Khmer) trong đời sống hàng ngày.
- Khi được hỏi tại sao họ cần lựa chọn ngôn ngữ đối với người giao tiếp, thì mọi người đều trả lời rằng “Sợ nói tiếng Khmer người ta không hiểu”.
- Việc kết hợp hai ngôn ngữ trong giao tiếp thường xuyên xảy ra.
- Sự thuận lợi của việc pha trộn ngôn ngữ chính là do sự tương đồng về đặc điểm cấu trúc của hai ngôn ngữ Việt, Khmer nên các từ thay thế xuất hiện trong các pha trộn ngôn ngữ của người dân Khmer Trà Vinh đều thỏa mãn về từ loại thay thế và vị trí, trật tự trong câu, hay cụm từ.
- Dữ liệu cơ sở cho bản đồ ngôn ngữ Để hình thành cổng thông tin bản đồ ngôn ngữ và dân tộc, cần có các loại dữ liệu cần thiết như sau.
- Dữ liệu ngôn ngữ và dân tộc.
- Dữ liệu ngôn ngữ và dân tộc cần được thu thập ở từng hộ hay từng cá nhân trong từng địa phương cấp thấp nhất có thể (ví dụ cấp xã/phường).
- Các tính toán để lập bản đồ về ngôn ngữ và dân tộc cho các quốc gia trên thế giới thường bắt đầu bằng việc thu thập dữ liệu ngẫu nhiên trên từng cá thể và chỉ xem xét tiếng mẹ đẻ của từng cá thể.
- Bên cạnh đó, sự lựa chọn sử dụng ngôn ngữ trong đời sống là xuất phát 124 TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Huệ từ nhu cầu và ý nguyện của cá nhân nên dữ liệu về số lượng người sử dụng ngôn ngữ luôn thay đổi.
- Vì vậy một giải pháp khác đề nghị ở đây để thu thập dữ liệu về dân tộc và ngôn ngữ là thu thập dữ liệu ở mức hộ.
- Cơ sở để tác giả đề nghị khảo sát mức hộ dân là dựa vào cách thức mà Cục Khảo sát Cộng đồng Hoa Kì (American Community Survey) thực hiện để tính toán số lượng người sử dụng ngôn ngữ hiện nay tại Mĩ.
- Chính vì vậy, việc đề xuất phiếu thu thập dữ liệu, xác định số hộ, chọn lựa các hộ để khảo sát là việc làm quan trọng, nhằm cung cấp tư liệu thực tế để phân tích bối cảnh ngôn ngữ và lập các biểu bảng thống kê.
- Khai thác bản đồ trực tuyến trong nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ ở tỉnh Trà Vinh (Hình 5) Bản đồ trực tuyến về cảnh huống ngôn ngữ sẽ là công cụ trực quan để xác định.
- Sự phân bố của ngôn ngữ đang hành chức, hay có thể nói là mức độ đa dạng ngôn ngữ ở từng khu vực.
- Các màu hiển thị trên bản đồ càng đậm, chứng tỏ mức độ tiếp xúc ngôn ngữ ở những khu vực này rất cao, và ngược lại, thấp dần khi màu sáng hơn.
- Bản đồ về sự đa dạng hóa ngôn ngữ ở tỉnh Trà Vinh 125 TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số Bản đồ hiển thị mức độ đa dạng hóa các ngôn ngữ đang tồn tại ở tỉnh Trà Vinh.
- Mức độ tiếp xúc ngôn ngữ diễn ra mạnh ở các xã như Hòa Ân, Lương Hòa, Nhị Trường.
- Bản đồ hiển thị vùng đa dạng hóa ngôn ngữ cao sẽ giúp các nhà nghiên cứu ngôn ngữ xác định vùng trọng tâm cho việc tìm hiểu pidgin và creole.
- Bên cạnh đó, một khi tiếp xúc ngôn ngữ diễn ra mạnh thì sẽ dẫn đến hiện tượng như trộn mã, chuyển mã hoặc thậm chí vay mượn từ vựng.
- Có thể, tiếng Việt Trà Vinh ở những vùng này sẽ mang nhiều đặc điểm của ngôn ngữ Khmer (về ngữ âm, chất giọng, từ vựng, cấu trúc, lối diễn giải.
- Sẽ càng thêm thú vị khi thu thập tư liệu ngôn ngữ Khmer ở các vùng này và đối chiếu với đặc điểm ngôn ngữ Khmer ở các vùng ít tiếp xúc như Tân An, Huyền Hội, Phú Tân, Vĩnh Thới.
- Bản đồ về sự phân bố tiếng Khmer ở huyện Tiểu Cần Ngoài ra, để tìm hiểu trạng thái ngôn ngữ Khmer ở huyện Trà Cú (xem Hình 7), bản đồ hiển thị toàn huyện với các màu sắc biểu thị cho mức độ lựa chọn sử dụng tiếng Khmer.
- Bản đồ về sự phân bố tiếng Khmer ở huyện Trà Cú Do ngôn ngữ có tính chất xã hội nên các nhà quản lí nhà nước, hoạch định chính sách ngôn ngữ cần có sự đánh giá về trạng thái ngôn ngữ trên diện rộng (địa lí) và theo quá trình diễn biến (thời gian).
- Để đánh giá trạng thái ngôn ngữ, về mức độ hành chức của từng ngôn ngữ thì không thể chỉ nhìn trong phạm vi một huyện hay một xã.
- Từ đây đặt ra yêu cầu cho một tầm nhìn trên diện rộng: cả tỉnh, cả khu vực và quốc gia để có thể đảm bảo độ tin cậy và bao quát của dữ liệu khi hoạch định chính sách ngôn ngữ.
- Bản đồ ngôn ngữ dân tộc trực tuyến là một công cụ tốt, đáp ứng một cách hiệu quả yêu cầu này.
- Cụ thể: (i) Đối với các nhà quản lí chính quyền địa phương Giữ vai trò thiết yếu trong mọi mặt của đời sống xã hội, cảnh huống ngôn ngữ cần được chú trọng và quan tâm nhằm tăng cường hiệu quả quản lí nhà nước, xã hội.
- Bản đồ ngôn ngữ dân tộc sẽ hỗ trợ các nhà lãnh đạo địa phương trong việc xác định: 127 TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số Các ngôn ngữ nào đang được người dân chọn lựa sử dụng trong từng địa phương (đến cấp xã/phường)? Việc lựa chọn ngôn ngữ như vậy có ổn định hay liên tục thay đổi? Nếu liên tục thay đổi là vì sao? Xu hướng người Khmer đang chọn sử dụng ngôn ngữ nào? Có cần phát triển các lớp học, hoạt động để đảm bảo việc duy trì bản sắc văn hóa, ngôn ngữ dân tộc? Cần thực hiện mạnh, ưu tiên ở vùng nào.
- bên cạnh vấn đề địa lí, thổ nhưỡng, giao thông thì đang tập trung ở những vùng sử dụng ngôn ngữ nào.
- Ngôn ngữ được sử dụng như thế nào ở các vùng có tỉ lệ bỏ học cao hoặc trình độ dân trí thấp.
- Trong tương lai, tiếng Khmer sẽ lan rộng hay thu hẹp ở các vùng nào? Mức độ dịch chuyển các khu vực có sự pha trộn ngôn ngữ mạnh dự kiến sẽ diễn ra như thế nào? Bên cạnh việc cung cấp dữ liệu cho các nhà quản lí, bản đồ trực tuyến về cảnh huống ngôn ngữ còn là công cụ để giới thiệu về bối cảnh xã hội đang diễn ra ở tỉnh Trà Vinh cho các đối tượng đầu tư kinh doanh, tham quan du lịch, tìm hiểu về ngôn ngữ Khmer, tìm hiểu về sự đa dạng ngôn ngữ.
- Cổng thông tin về cảnh huống ngôn ngữ ở Trà Vinh sẽ làm cầu nối giữa các địa phương trong tỉnh, trong khu vực, quốc gia và các nước láng giềng, đặc biệt đối với Cam-pu-chia, nơi tiếng Khmer là ngôn ngữ chính thức.
- (i) Đối với các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu Có nguồn tư liệu được cập nhật và dễ dàng tiếp cận (web) để theo dõi diễn biến sử dụng ngôn ngữ tại một địa phương trong nước.
- từ đây, mở ra triển vọng hợp tác nghiên cứu ngôn ngữ, đặc điểm của ngôn ngữ (Việt, Khmer.
- tại Trà Vinh – một trong những nơi quy tụ các đặc điểm đặc trưng của ngôn ngữ Khmer Nam Bộ.
- (ii) Đối với người dân Bản đồ ngôn ngữ dân tộc sẽ mở rộng hiểu biết của người dân về các ngôn ngữ đang diễn ra trong cộng đồng mình sinh sống, hoặc những vùng mà họ quan tâm trong tỉnh Trà Vinh.
- Nhận thức về vai trò của ngôn ngữ, về thực tế của ngôn ngữ đang diễn ra, người dân sẽ có những đóng góp thiết thực vào sự giữ gìn, phát triển ngôn ngữ, năng lực ngôn ngữ.
- Họ là những nhân tố quan trọng và quyết định cho hoạt động bảo tồn và phát huy ngôn ngữ dân tộc.
- Kết luận Đây là hướng đi ngôn ngữ học ứng dụng rất đáng chú ý và rất cần thiết đối với nghiên cứu dân tộc học và ngôn ngữ dân tộc học ở một quốc gia đa tộc người như ở Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn, ứng dụng cung cấp những cơ sở ban đầu cho nhiều hoạt động nghiên cứu khác nhau từ nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc đến văn hóa, kinh tế, xã hội, giáo dục… Cổng thông tin sẽ hỗ trợ cho những cơ sở hoạch định nghiên cứu, kiến thức để khảo sát địa bàn nghiên cứu, bước đầu đóng góp thêm cách tiếp cận nghiên cứu ngôn ngữ và dân tộc một cách cụ thể, trực quan và phù hợp với nhu cầu phát triển của khoa học xã hội.
- Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội.
- Cảnh huống ngôn ngữ ở Thái Nguyên.
- Cảnh huống ngôn ngữ ở Hà Giang.
- Nhìn lại chính sách ngôn ngữ của Đảng và nhà nước Việt Nam về tiếng Việt và những vấn đề đặt ra đối với tiếng Việt hiện nay.
- Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến cảnh huống ngôn ngữ của người Chăm ở Nam Bộ.
- Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam