« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương bờ biển tỉnh Phú Yên


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ DỄ BỊ TỔN THƢƠNG BỜ BIỂN TỈNH PHÚ YÊN.
- Vùng biển tỉnh Phú Yên có hình thái địa hình địa mạo với nhiều đầm, vịnh, bãi cát xen với mũi đá nhô sát ra biển và khá nhạy cảm với những tác động của các yếu tố ngoại sinh và nội sinh của biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng.
- Do đó, chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển (Coastal Vulnerability Index) được áp dụng để đánh giá khả năng tổn thương bờ biển tỉnh Phú Yên, trong hai trường gió mùa điển hình Đông Bắc và Tây Nam góp phần vào công tác quản lý tổng hợp đới bờ.
- Chỉ số CVI được tính dựa trên 6 biến số sau: địa mạo, độ dốc.
- Dựa vào giá trị của CVI tính được cho từng đoạn bờ cụ thể trong mùa gió Đông Bắc trong khoảng 2,58 đến 32,66.
- mùa gió Tây Nam từ 2,58 đến 28,28, đường bờ biển tỉnh Phú Yên được chia thành 5 mức độ dễ bị tổn thương là: rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao..
- Từ khóa: Chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển, xói lở, bồi tụ, Phú Yên..
- Phú Yên là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ có đường bờ biển dài khoảng 189 km, hình thái địa hình địa mạo với nhiều đầm, vịnh, các bãi ngang nằm xen mũi đá nhô sát ra biển.
- Hiện nay, việc đánh giá mức độ tổn thương bờ biển bằng chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển (Coastal Vulnerability Index – CVI) đã được áp dụng tại nhiều khu vực trên thế giới [5], [6] cùng với sự trợ giúp rất đắc lực và hiệu quả của công cụ viễn thám và GIS.
- Trên cơ sở đó, phương pháp trên được áp dụng để nghiên cứu mức độ dễ bị tổn thương bờ biển tỉnh Phú Yên góp phần phục vụ cho công tác quản lý tổng hợp đới bờ, ứng phó với biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng hiện tại và tương lai..
- Phƣơng pháp chỉ số mức độ dễ bị tổn thƣơng bờ biển.
- Đây là một chỉ số sử dụng để đánh giá mức độ dễ bị tổn thương bờ biển (Coastal Vulnerability Index – CVI).
- CVI được tính toán dựa trên điểm trọng số của từng đoạn bờ cụ thể với 6 biến số tương ứng được chia theo các cấp độ tổn thương khác nhau [5]: (a) địa mạo, (b) độ dốc.
- Độ dốc bờ khu vực nghiên cứu được tính toán bằng.
- công cụ Vertical Mapper 3.7 trong phần mềm Mapinfo dựa trên bản đồ nền là bản đồ địa hình đáy ven biển tỉnh Phú Yên và kết quả khảo sát đo sâu địa hình đáy bằng máy đo sâu Lowrance LMS- 525CD khu vực đầm Cù Mông, một phần bãi Long Thủy, bãi Môn.
- Độ cao sóng trung bình phân loại cho từng khu vực bờ biển theo kết quả tính toán phân bố đặc trưng sóng tại vùng biển Phú Yên [2].
- tốc độ biến đổi mực nước biển dâng tương đối tỉnh Phú Yên nằm trong khu vực ven biển Nam Trung Bộ theo kịch bản biến đổi khí hậu 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường [1] là 5,6 mm/năm (mức độ dễ bị tổn thương rất cao).
- Từ đó, kết hợp các dữ liệu thuộc tính và không gian của các đoạn bờ dưa trên 6 biến số để thành lập các bản đồ chuyên đề phục vụ cho việc tính toán chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển (CVI) toàn khu vực nghiên cứu..
- Đoạn bờ biển tỉnh Phú Yên dài 189 km, ở phía Bắc tỉnh bờ biển khúc khuỷu, tạo nên những đầm, vịnh như đầm Cù Mông, đầm Ô Loan, vịnh Xuân Đài.
- Dọc bờ biển từ bắc xuống nam có 5 cửa lạch từ 3 sông chính và 2 đầm chảy ra biển đó là: Cửa đầm Cù Mông.
- Đoạn bờ biển Phú Yên đặc trưng bởi các tích tụ cửa sông tạo thành các bãi cát tích tụ biển kéo dài, tương đối thẳng, độ dốc lớn.
- Phần lớn chiều dài bờ biển là các bãi cát (bãi Tuy Hoà, Tuy Hoà – Phú Lâm), bãi có chiều dài lớn nhất là 15-20 km (bãi Tuy Hoà – Phú Lâm), trung bình 5 – 8 km, thành phần chủ yếu là cát từ cát thô đến cát nhỏ .
- hình thái địa mạo vùng ven bờ biển Phú Yên chủ yếu được phân loại các kiểu bờ sau: bờ cấu tạo bằng đá (mức độ tổn thương rất thấp như khu vực đầm Cù Mông.
- bờ trong khu vực đầm (đầm Cù Mông, đầm Ô Loan), cửa sông (cửa Đà Rằng, cửa Đà Nông) ở mức độ tổn thương cao.
- Khu vực có bờ trong đầm, vịnh đã và đang được khai thác để nuôi thủy sản gần như ít biến động được đánh giá ở mức độ dễ bị tổn thương trung bình theo biến số tốc độ biến đổi bờ..
- Vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên chịu ảnh hưởng đặc trưng của 2 trường gió mùa điển hình là Đông Bắc (hướng sóng NE) và Tây Nam (hướng sóng chính SE) với độ cao triều trung bình là 1,5- 2,0 m (mức độ dễ bị tổn thương cao), cho nên chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển (CVI) của tỉnh Phú Yên được tính toán theo 2 mùa gió với đặc trưng sóng khác nhau cho từng đoạn bờ tương ứng theo kết quả phân tích ở trên và được chia ra 5 cấp mức độ dễ bị tổn thương là rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao..
- Trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc, kết quả tính được chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển (CVI) toàn bộ bờ có giá trị từ 2,58 đến 32,66.
- Với mức độ dễ bị tổn thương rất thấp chiếm 81% (Đầm Cù Mông, vịnh Vũng Rô).
- trung bình chiếm 6 % (phía bắc bãi Long Thủy, cửa Tiên Châu);.
- Thời kỳ gió mùa Tây Nam, chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển (CVI) có giá trị từ 2,58 đến 28,28.
- Với mức độ dễ bị tổn thương rất thấp chiếm 78% (từ Mũi Điện tới vịnh Vũng Rô, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan).
- trung bình chiếm 6 % (phía nam bãi Long Thủy, bãi Gốc).
- Bằng việc sử dụng chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển (CVI) đã phân loại ra 5 mức độ tổn thương khác nhau theo 2 trường gió mùa điển hình Đông Bắc và Tây Nam của bờ biển Phú Yên là rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao.
- Các đoạn bờ bãi An Hải, bãi Long Thủy, bãi biển từ cửa Đà Rằng đến cửa Đà Nông đều có mức độ dễ bị tổn thương từ thấp đến rất cao do các khu vực này có cấu tạo bờ chủ yếu là cát, chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố thủy động lực.
- Các đoạn bờ cấu tạo bằng đá, cũng như bờ trong các đầm, vịnh như vịnh Xuân Đài, vịnh Vũng Rô, đầm Ô Loan có mức độ dễ bị tổn thương từ thấp tới rất thấp (chiếm phần lớn độ dài đường bờ trong khu vực khoảng trên 50.
- Các kết quả này đã phản ánh một cách chi tiết mức độ dễ bị tổn thương bờ biển tỉnh Phú Yên dưới tác động của các yếu tố ngoại sinh và nội sinh.
- Từ đó, có thể thấy rằng, phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều vùng bờ biển khác nhau, phục vụ cho công tác quản lý tổng hợp đới bờ ở hiện tại và tương lai.
- Tuy nhiên, để tăng mức độ tin cậy và chính xác của kết quả tính toán, cần thiết tiến hành nhiều đợt khảo sát đo đạc, khảo sát ngoài thực địa trong khu vực nghiên cứu về các yếu tố như địa mạo, địa hình đáy biển ven bờ, độ cao sóng, độ cao triều..
- Kịch bản biến đổi khí hậu 2016.
- Đặc điểm phân bố các đặc trưng sóng tại vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên.
- Sử dụng chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển nghiên cứu biến đổi đường bờ biển tỉnh Bình Thuận.
- Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương bờ biển.
- Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương bờ biển CVI trong mùa gió Tây Nam (hướng sóng SE).

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt