« Home « Kết quả tìm kiếm

Thành phần loài và phân bố các loài ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương


Tóm tắt Xem thử

- THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CÁC LOÀI NGOẠI LAI XÂM HẠI VÀ CÓ NGUY CƠ XÂM HẠI Ở HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI DƯƠNG.
- 2 Tóm tắt: Nghiên cứu qua các năm 2018 và 2019 đã ghi nhận phân bố 17 loài sinh vật ngoại lai thuộc 3 ngành: Ngọc Lan (Magnoliophyta), Thân mềm (Mollusca) và Động vật có dây sống (Chordata) ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
- ngành Động vật có dây sống gồm 5 loài thuộc 5 họ, 4 bộ..
- Trong 17 loài sinh vật ngoại lai được ghi nhận ở huyện Thanh Hà, có 11 loài ngoại lai xâm hại (chiếm 64,71%) và 6 loài có nguy cơ xâm hại (chiếm 35,29%)..
- Phân bố của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại và sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại ở các hệ sinh thái đô thị và hệ sinh thái thuỷ vực là cao nhất.
- 3 loài có sự xâm hại cao trên diện rộng tại huyện Thanh Hà là Bèo lục bình Eichhornia crassipes, cây Mai dương Mimosa pigra và ốc Bươu vàng Pomacea canaliculata..
- Từ khóa: Phân bố, sinh vật ngoại lai, thành phần loài, xâm hại, Thanh Hà..
- Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với đa dạng sinh học phong phú, bao gồm khoảng 13.700 loài cây (Le et al., 2010) và khoảng 15.500 loài động vật, các hệ sinh thái đa dạng và phong phú (http://www.biodivn.com.
- Nhiều loài sinh vật, hệ sinh thái dễ bị ảnh hưởng trước sự thay đổi, tác động của các yếu tố môi trường và một trong những nguyên nhân đó là sự du nhập các loài ngoại lai.
- Các loài ngoại lai xâm hại gây ra nhiều tác hại cho các hệ thống thuỷ lợi, nông nghiệp, giao thông thủy, đa dạng sinh học.
- Huyện Thanh Hà nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hải Dương, đất đai mang đặc tính của đất phù sa sông Thái Bình.
- Thực tế khảo sát cho thấy đa dạng sinh học và môi trường của huyện đang bị đe dọa bởi sự xuất hiện và bùng phát của sinh vật ngoại lai xâm hại (SVNLXH)..
- Nhiều loài SVNLXH đã tác động tiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái bản địa, gây hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nhưng việc kiểm soát, quản lý các loài SVNLXH tại địa phương chưa thực sự hiệu quả.
- hại của các loài SVNLXH ở huyện Thanh Hà nhằm đề xuất giải pháp ứng phó, kiểm soát và quản lý.
- Bài báo này công bố kết quả nghiên cứu về thành phần loài, hiện trạng phân bố SVNLXH và các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại ở huyện Thanh Hà, làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp quản lý..
- Khảo sát được thực hiện 2 đợt từ và ô khảo sát (kích thước mỗi ô 100 m x 100 m) và 1 tuyến (3 km) được lựa chọn điều tra lặp lại 2 lần ứng với mùa mưa và mùa khô trong năm (Hình 1).
- TH04: N E và tuyến khảo sát từ tọa độ N E đến tọa độ N E .
- xác định địa điểm phân bố..
- Vị trí khảo sát các loài ngoại lai xâm hại tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
- Đối với các loài thực vật.
- Trên tất cả các ô, tuyến đều tiến hành điều tra, thu mẫu tiêu bản thực vật.
- Mẫu tiêu bản được xử lí, sấy khô, khâu và định loại tại Bộ môn Thực vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội..
- Đối với các loài động vật.
- Lập tuyến khảo sát qua các dạng sinh cảnh khác nhau của vùng nghiên cứu, tiến hành quan sát trực tiếp các loài động vật bằng mắt thường, thu mẫu.
- các loài động vật ngoại lai xâm hại.
- Đối với các loài động vật thủy sinh, chúng tôi sử dụng gầu múc, vợt.
- Các loài cá, chúng tôi sử dụng lưới, vó..
- Khảo sát thực địa được tiến hành tại 4 hệ sinh thái bao gồm: hệ sinh thái đô thị, hệ sinh thái thuỷ vực, hệ sinh thái đồng ruộng, hệ sinh thái dân cư nông thôn để đánh giá phân bố các loài ngoại lai xâm hại..
- Định loại: Xác định tên khoa học các loài động, thực vật ngoại lai bằng phương pháp so sánh hình thái với các tài liệu định loại chuyên ngành.
- Cụ thể, nhóm thực vật bậc cao sử dụng các tài liệu của Nguyễn Tiến Bân Võ Văn Chi và nnk.
- nhóm động vật sử dụng tài liệu của Đặng Ngọc Thanh và nnk.
- Phân loại, lập danh sách loài SVNLXH và loài có nguy cơ xâm hại theo Thông tư 35/2018/TT-BTNMT ngày của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Việt Nam)..
- Xác định nguồn gốc các loài theo Holm et al .
- Phương pháp xác định mật độ: Được áp dụng cho thuỷ sinh vật, là nhóm nghiên cứu liên quan đến mật độ, số lượng cá thể của loài, cụ thể như sau:.
- Tính mật độ: tính mật độ sinh vật nổi ngoại lai xâm hại theo công thức sau:.
- Trong đó: C: mật độ sinh vật nổi ngoại lai xâm hại (đơn vị: con/m 3 - đối với động vật nổi).
- Phân nhóm mật độ các loài theo tài liệu của Lê Ánh Nga và Hoàng Đình Trung (2018): Mật độ nhóm thực vật ngoại lai xâm hại: 0: không gặp, a: ít gặp (có mặt ít 10–40 cá thể một lần bắt gặp), b: gặp thưa thớt (41–99 cá thể), c: gặp nhiều (100–150 cá thể), d:.
- 150 cá thể).
- Mật độ nhóm động vật ngoại lai xâm hại: 0: không gặp, A: ít gặp (có mặt ít 1–2 cá thể một lần bắt gặp), B: tần số bắt gặp vừa (3–5 cá thể), C: Tần số bắt gặp nhiều, D: tần số bắt gặp rất nhiều..
- Thành phần loài ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại.
- Đã xác định được 17 loài sinh vật ngoại lai ở khu vực nghiên cứu thuộc 3 ngành: Ngọc Lan (Magnoliophyta), Thân mềm (Mollusca), Động vật có dây sống (Chordata).
- ngành Động vật có dây sống gồm 5 loài thuộc 5 giống, 5 họ, 4 bộ (Bảng 1, Hình 2, Hình 3)..
- Trong số 17 loài sinh vật ngoại lai ghi nhận tại huyện Thanh Hà, có 13 loài có nguồn gốc từ Châu Mỹ và 5 loài có nguồn gốc từ Châu Phi..
- Danh sách loài sinh vật ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
- STT Tên khoa học Tên Việt Nam Nguồn.
- Pomacea canaliculata.
- Nam Mỹ.
- STT Tên khoa học Tên Việt Nam Nguồn gốc.
- Ghi chú: (A) Loài ngoại lai xâm hại.
- (B) Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.
- (C) Loài ngoại lai xâm hại có mức độ xâm hại trên diện rộng hoặc số lượng lớn..
- Ảnh chụp các loài động vật ngoại lai xâm hại tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương A) Pomacea canaliculata.
- Ảnh chụp các loài thực vật ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại trên thực địa:.
- Đặc điểm phân bố các loài sinh vật ngoại lai theo hệ sinh thái.
- Chúng tôi tiến hành khảo sát thực địa và chia khu vực nghiên cứu thành 4 loại sinh cảnh: Hệ sinh thái đô thị, hệ sinh thái dân cư nông thôn, hệ sinh thái thuỷ vực, hệ sinh thái đồng ruộng.
- Đặc điểm phân bố các loài sinh vật ngoại lai xâm hại theo hệ sinh thái ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
- TT Tên khoa học Tên Việt Nam.
- Các loài sinh vật ngoại lại phân bố ở hệ sinh thái đô thị và hệ sinh thái thủy vực nhiều nhất với 15 loài (chiếm 88,23%) tiếp đến là hệ sinh thái đồng ruộng với 10 loài (chiếm 58,82.
- hệ sinh thái dân cư nông thôn có số lượng loài ngoại lai thấp nhất với 8 loài (chiếm 47,06%)..
- Mật độ xâm lấn của các loài thực vật ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại.
- Sự phân bố của các loài được ghi nhận trên các tuyến khảo sát và các ô khảo sát:.
- Với thực vật, các loài thực vật ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại trên địa bàn huyện Thanh Hà có sự phân bố khác nhau theo mật độ bắt gặp và theo từng sinh cảnh.
- Trong quá trình thu mẫu, mật độ loài được tính bằng cách xác định loài và đếm số cá thể trên một đơn vị diện tích là m 2 (với loài sống trên cạn) và trên một đơn vị thể tích m 3 với những động vật thủy sinh sống ở dưới nước, sau đó phân nhóm mật độ các đối tượng (Bảng 3)..
- Các loài thực vật ngoại lai có mật độ cao nhất là Bèo lục bình và Mai dương.
- Loài thực vật ngoại lai có mật độ thấp nhất là Keo giậu..
- Loài động vật ngoại lai có mật độ cao nhất là Ốc bươu vàng.
- Các loài động vật ngoại lai có mật độ thấp nhất là Cá chim trắng toàn thân và Rùa tai đỏ..
- Mật độ trung bình tại các điểm khảo sát của các loài ngoại lai xâm hại tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
- TT Tên khoa học Tên Việt Nam Mật độ.
- Đã xác định được 17 loài sinh vật ngoại lai thuộc 12 giống, 12 họ, 10 bộ của 3 ngành: Ngọc Lan (Magnoliophyta), Thân mềm (Mollusca), Động vật có dây sống (Chordata).
- Ngành Động vật có dây sống gồm năm loài thuộc năm giống, năm họ, bốn bộ.
- Trong 17 sinh vật ngoại lai có mặt ở huyện Thanh Hà đã ghi nhận có 11 loài (chiếm 64,71%) ngoại lai xâm hại, 6 loài (chiếm 35,29%) có nguy cơ xâm hại..
- Phân bố của các loài SVNLXH và sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại ở huyện Thanh Hà nhiều nhất ở hai hệ sinh thái đô thị và hệ sinh thái thuỷ vực..
- Trong 17 loài SVNLXH và có nguy cơ xâm hại đã xác định, 3 loài có sự xâm hại cao với mật độ và phân bố trên diện rộng là Bèo lục bình Eichhornia crassipes, Cây Mai dương Mimosa pigra và ốc Bươu vàng Pomacea canaliculata..
- Lời cảm ơn: Chúng tôi cảm ơn Phòng Nông nghiệp huyện Thanh Hà đã giúp đỡ trong thời gian khảo sát thực địa.
- Thông Tư Số: 35/2018/TT-BTNMT, ngày Quy định tiêu chí xác định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại.
- Đa dạng sinh học và bảo tồn Việt Nam (http://www.biodivn.com)..
- Hiện trạng và tình hình quản lý đa dạng sinh học ở Việt Nam.
- Định loại Động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam.
- Thành phần loài và đặc điểm phân bố của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
- Hiện trạng và biến đổi đa dạng sinh học ở Việt Nam..
- Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb..
- Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2, 3.
- Cá nước ngọt Việt Nam: Tập 2, 3.
- Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam (tập 1-6)

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt