« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non


Tóm tắt Xem thử

- Đồng thời mục đích của giáo dục là nhằm phát triển ở trẻ trí thông minh, ham hiểu biết, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ..
- Vì thế để rèn luyện cho trẻ có được một tính cách mạnh dạn, tự tin là rất quan trọng và cần thiết.
- Khi mạnh dạn trẻ có thể chủ động tham gia vào các hoạt động tập thể, có thể tự tin trước đám đông và xử lý các tình huống.
- Trẻ mạnh dạn, tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo trong mọi hoạt động là tố chất thiết yếu cho những thành công trong tương lai..
- Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân trong năm học 2020-2021..
- Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” cũng nhiều người nghiên cứu cho độ tuổi này nhưng tôi mạnh dạn nghiên cứu để tìm ra những giải pháp thiết thực và có hiệu quả nhằm giúp trẻ hứng thú, tích cực, sáng tạo hơn trong các hoạt động.
- Từ khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm của mình thì bên cạnh những mặt mạnh vẫn còn bộc lộ một số bất cập trong việc phát huy cho trẻ tính tích cực, chủ động, sáng tạo.
- Việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ trong mọi hoạt động sẽ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp và thoải mái tự do khám phá được nhiều điều mới lạ mà trẻ chưa được làm quen.
- Đề tài “Một số giải pháp huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” áp dụng đối với lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trong nhà trường và áp dụng rộng rãi đối với các trường mầm non trên địa bàn huyện Lệ Thủy, các trường mầm non trong tỉnh Quảng Bình nói riêng và có thể áp dụng cho tất cả các trường mầm non trên toàn quốc nói chung..
- Để phát huy tối đa tính tích cực chủ động và sáng tạo của trẻ trong các hoạt động, giáo viên cần nhận ra những dấu hiệu về tính tích cực chủ động sáng tạo ở mỗi trẻ, nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy đúng đắn và thiết kế những nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ..
- Nhà trường có bề dày thành tích, được nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, đồ chơi, môi trường xanh, sạch, đẹp vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc dạy trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia vào các hoạt động..
- Lớp học bố trí các góc chơi, đồ chơi cho trẻ hoạt động được sắp xếp gọn gàng, hài hòa, trẻ dễ lấy và dễ cất, thường xuyên được vệ sinh, thay đổi và trang trí tạo môi trường phù hợp theo nội dung và yêu cầu của từng chủ đề..
- chất lượng, đảm bảo về mặt thẩm mỹ, an toàn cho trẻ để giúp cho việc dạy và học..
- Qua các hoạt động ở lớp, tôi nhận thấy các cháu chưa phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của mình, còn rập khuôn, có thói quen thụ động và ỷ lại, trẻ chưa chủ động đưa ra các câu hỏi với cô, với bạn.
- Nhiều trẻ còn rụt rè, nhút nhát khi tham gia vào các hoạt động ở lớp, chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp..
- Tuy nhiên, so với nhu cầu thì vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nên bản thân tôi rất khó khăn trong việc thực hiện chương trình giáo dục nói chung và một số hoạt động truyền thụ kiến thức nói riêng..
- Trẻ mạnh dạn, tích cực tham gia các hoạt động.
- Qua khảo sát ban đầu như trên tôi thấy kết quả trẻ chưa cao là điều tôi cần phải suy nghĩ để tìm ra những giải pháp tốt nhất nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ..
- Đa số phụ huynh trẻ trong lớp làm nghề biển và đi làm công nhân xa nhà, trẻ đa số ở nhà với ông bà nên ít có thời gian cho trẻ hoạt động giao tiếp với những người xung quanh..
- Thời gian dành cho các hoạt động của trẻ còn rất ít nên chưa phát huy hết sự chủ động, sáng tạo..
- Từ những nguyên nhân trên và áp dụng thực tế từ nhóm lớp của mình, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ..
- Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên không thể thiếu được của công tác giáo dục trẻ, nó có vai trò định hướng cho mọi hoạt động nhằm phát huy tính độc lập và chủ động của cô và trẻ.
- Vì thế khi lập kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày cho trẻ, hoạt động tôi không chỉ chú ý đảm bảo các yêu cầu chung của giáo dục như tính mục đích, tính định hướng, tính toàn vẹn, tính thực tiễn mà còn đặc biệt chú ý đến vai trò, đặc điểm của trẻ, căn cứ vào khả năng nhận thức của trẻ, từng cá nhân trẻ để lựa chọn nội dung phù hợp..
- Để trẻ thực sự trở thành trung tâm của việc xây dựng kế hoạch giáo dục, bản thân tôi luôn có một quan điểm xuyên suốt là hướng vào trẻ, căn cứ vào nhu cầu của trẻ để xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục..
- Gây hứng thú cho trẻ thông qua đồ dùng, đồ chơi, vật thật..
- Để tạo được môi trường cho trẻ trải nghiệm trong các nội dung hoạt động một cách an toàn, tích cực.
- Bản thân tôi đã sử dụng linh hoạt các đồ dùng, đồ chơi, vật thật đảm bảo trên nguyên tắc cho trẻ “chơi mà học” nhằm giúp trẻ tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức.
- Ngoài những đồ dùng mua sẵn, tôi đã làm thêm đồ dùng đồ chơi được tận dụng làm từ phế liệu, vật liệu từ thiên nhiên có sẵn ở địa phương để trẻ hoạt động hứng thú tích cực như: Thùng catton xốp, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cơm, vải vụn, chuổi hạt, vỏ ốc, ống chỉ, tăm tre, khối gỗ.
- Từ những nguyên vật liệu trên tôi làm ra rất nhiều đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động..
- Ví dụ: Từ cành khô, vỏ cây, dăm bào, bột cưa, mo cau, rễ tre, vỏ sò, ốc, hến, vỏ các loại hột…chúng tôi tạo làm thành những bông hoa, cây xanh, con vật, đắp nổi thành những bức tranh để cho trẻ hoạt động.
- …chúng tôi tạo thành đồ chơi cho trẻ: Lắp ráp thành những ngôi nhà, xích đu, cầu trượt, các con vật, các đồ dùng trong gia đình như soong, nồi chén, bát, tủ đứng, tủ lạnh, quạt điện … Các nguyên vật liệu trên cũng là nguồn cho trẻ hoạt động trẻ dùng hột, hạt, võ sò, hến, ốc … xếp thành chữ cái, chữ số, đếm, phân loại xếp nhà, trường lớp, cây hoa,….
- Tôi còn làm các con rối bằng vải vụn để trẻ chơi trong hoạt động phát triển ngôn ngữ, tự vẽ các câu chuyện (Tranh chưa tô màu) để trẻ tập tô màu và kể chuyện theo tranh.
- Ví dụ: Trong hoạt động kể chuyện: Tôi dùng bìa cứng, giấy màu, xốp, hộp, chai nhựa, vải, len, các hột hạt …tạo thành những nhân vật rối que, rối tay để làm đồ dùng trực quan gây hứng thú cho trẻ..
- Hoạt động học cho trẻ phải mang tính vui tươi, nhí nhảnh, mang lại sự hứng thú cho trẻ rất cao.
- Vì vậy, tôi thường dùng các đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc vật thât vào hoạt động học để gây hứng thú cho trẻ..
- Trong hoạt động môi trường xung quanh “Tìm hiểu động vật dưới nước”.Tôi sử dụng con cá thật, cho trẻ quan sát con cá đang bơi và trò chuyện với trẻ về con cá, khi trẻ được nhìn cá bơi trẻ rất thích thú, từ đó mà tiết học thêm sinh động và có hiệu quả cao..
- Ví dụ: Hoạt động tìm hiểu về quả: Tôi đã sử dụng quả cam thật để thu hút sự chú ý và tính tò mò của trẻ, tôi cho trẻ sờ, nếm, ngửi.
- Cũng với đồ dùng tự tạo đó tôi chú ý đến việc sử dụng giới thiệu cho trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau để gây hứng thú cho trẻ..
- Sau tiết kể chuyện tôi cho trẻ hóa thân vào các nhân vật, trẻ rất thích thú và tích cực tham gia vào hoạt.
- Khi trẻ hoạt động ở góc chơi mở, từ một góc chơi trẻ có thể thay thế nội dung chơi, chủ đề chơi, hình ảnh, biểu tượng chơi một cách linh hoạt sáng tạo..
- Để tạo cho trẻ sự yêu thích, tự tin trong hoạt động, bên cạnh môi trường vật chất tốt, đầy đủ thì bản thân tôi còn chú trọng đến môi trường tinh thần.
- Đó là tình cảm, sự yêu thương, gần gũi, sự tôn trọng trẻ của người giáo viên tạo cho trẻ niềm tin “cô như người mẹ thứ hai” của trẻ.
- Như vậy, từ việc tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi phong phú, hấp dẫn cùng với cách bố trí, sắp xếp một môi trường học tập vừa gọn gàng, khoa học với nhiều màu sắc tôi thấy khả năng chú ý học tập của trẻ cao hơn, chủ động tham gia vào các hoạt tích cực hơn, khả năng sáng tạo của trẻ từ đó mà được phát huy hơn, từ đó trẻ mạng dạn tự tin tham gia vào các hoạt động..
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ thông qua các hoạt động..
- Trong chương trình GDMN gồm nhiều hoạt động như hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động ngoài trời… Để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ thì người giáo viên luôn là người hướng dẫn, gợi mở, hỗ trợ tạo mọi cơ hội cho trẻ hoạt động.
- Tạo cơ hội cho trẻ tích cực chủ động tham gia các hoạt động..
- Hoạt động học: Trong quá trình thực hiện giáo dục phải lấy trẻ làm trung tâm, vì vậy tôi luôn chú ý đến việc tạo tình huống và sử dụng các câu hỏi mở để kích thích sự tò mò, tư duy của trẻ.
- Khi tổ chức hoạt động học, cần lựa chọn nội dung phù hợp với chủ đề, phù hợp với độ tuổi và đặc điểm của từng trẻ..
- Bên cạnh lựa chọn nội dung phù hợp tôi còn áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong quá trình hoạt động của trẻ..
- Ví dụ: Trong hoạt động phát triển ngôn ngữ: Kể chuyện Tích Chu.
- Qua hoạt động đóng kịch đó càng giúp trẻ sáng tạo hơn trong lời nói, trong diễn xuất cử chỉ điệu bộ của mình.
- Từ đó giúp trẻ mạnh dạn tham gia một cách tích cực vào hoạt động..
- Hoạt động ngoài trời: Thường xuyên tổ chức các hoạt động khám phá, trải nghiệm để trẻ tự giải quyết vấn đề..
- Ví dụ: Cho trẻ thí nghiệm vật chìm nổi, thí nghiệm chất hòa tan và không hòa tan....
- Cho trẻ chơi với các nguyên liệu thiên nhiên và tạo ra các sản phẩm từ những nguyên vật liệu đó..
- Ví dụ: Cho trẻ chơi với những chiếc lá: trẻ có thể tạo ra con trâu từ lá mít;.
- Hoạt động góc: Các góc phải được sắp xếp linh hoạt để có thể thay đổi, di dời khi cần thiết..
- Ví dụ: Để có thể thay đổi sự tập trung của góc phân vai nội dung hoạt động thay đổi từ trò chơi đóng vai sang trò chơi Bác sỹ khám bệnh..
- Công tác chuẩn bị đồ dùng phải chu đáo, màu sắc đẹp, nội dung chơi phải hấp dẫn, cô là người động viện, gợi mở cho trẻ, tạo những tình huống nảy sinh có vấn đề cho trẻ tự tìm ra cách giải quyết..
- Hoạt động vui chơi: Giáo viên cần tạo nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu, giáo viên cần trò chuyện và chia sẻ ý tưởng của trẻ kích thích trẻ tư duy, trẻ có thể chủ động tích cực vui chơi, tìm tòi khám phá trải nghiệm thực hành sáng tạo.
- Giáo viên cần có suy nghĩ về những kinh nghiệm và tạo mọi cơ hội tốt nhất cho trẻ tham gia khám phá..
- Hoạt động chiều: Tăng cường cho trẻ hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân như: Tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm 3-5 trẻ với hoạt động dán tranh, trẻ tự bàn bạc, thảo luận trong nhóm của mình để dán tranh theo đúng yêu cầu mà giáo viên đưa ra.
- Đối với những trẻ cá biệt, nhút nhát tôi luôn gần gũi, động viên và cùng thực hiện với trẻ tạo cho trẻ cảm giác tự tin, mạnh dạn như: cô chơi với trẻ ở góc chơi, cô cùng vẽ với trẻ, dần dần động viên trẻ tự thể hiện khả năng của mình như để trẻ tự mình hát một bài hát, tự mình đọc một bài thơ..
- Có như vậy trẻ mới trở nên mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động, tập cho trẻ có thói quen trao đổi trò chuyện, tự khám phá, suy nghĩ, đề xuất ý kiến, tranh luận, thảo luận với các bạn, với cô làm cho trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động.
- Với những cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, giọng nói ân cần và gần gũi cô có thể tạo cho trẻ một niềm tin, trẻ học tập tự nhiên, thoải mái.
- Ví dụ: Khi trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cô có thể thưởng cho trẻ một lời khen ngợi, động viên, hoặc tặng cho cháu một món quà nhỏ hay chỉ là một cử chỉ nhìn trẻ với ánh mắt trìu mến, nở nụ cười thật tươi ngay trong lúc đó với trẻ để khích lệ tinh thần, tạo nguồn hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động tích cực hơn và hiệu quả hơn.
- Từ đó tôi thấy trẻ lớp mình ngày càng trở nên mạnh dạn tự tin, chủ động hơn trong các hoạt động và ngày càng tham gia một cách tích cực và sáng tạo hơn..
- Tăng cường sử dụng yếu tố chơi và trò chơi trong quá trình hoạt động nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ..
- “Học bằng chơi – Chơi mà học” là một phương châm được đề cao trong hoạt động dạy học do có tác dụng khơi dậy nhiều hứng thú cho người dạy lẫn người học đồng thời tạo ấn tượng sâu sắc về bài học, giúp việc học nhẹ nhàng mà hiệu quả.
- Những nỗ lực sử dụng trò chơi trong dạy học không chỉ khẳng định tính khoa học và nghệ thuật của hoạt động dạy học mà còn chứng tỏ tinh thần đam mê nghề nghiệp của giáo viên.
- Ví dụ: Để hình thành kỹ năng phân loại đối tượng theo những dấu hiệu đặc trưng, cho trẻ chơi trò chơi “Hãy xếp nhanh thành nhóm” Khi trẻ đã chơi thành thạo trò chơi này, ta tổ chức cho trẻ chơi trò chơi mới..
- Tạo môi trường trò chơi thích hợp, không gian chơi rộng rãi, đảm bảo an toàn, đồ chơi phù hợp với từng loại hoạt động của trẻ và gợi ý cho trẻ chơi..
- Việc sử dụng các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động và mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh, điều này tốt cho sự phát triển về lời nói, sự tư duy của trẻ.
- Cải thiện kỹ năng tự quản cho trẻ..
- Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, thoải mái và tôn trọng trẻ..
- Do đó, giáo viên cần tạo một môi trường an toàn thoải mái, cho trẻ cảm thấy mình có thể tự do thực hiện ý tưởng và cách giải quyết của mình, có thể chưa đúng nhưng không sợ bị la mắng, phê bình hay trách phạt.
- Đánh giá, khen ngợi, động viên trẻ kịp thời là một trong những biện pháp gây hứng thú rất hữu hiệu cho trẻ khi trẻ tham gia vào hoạt động.
- Với những lời tán thưởng, ánh mắt đồng tình có tác dụng gây cho trẻ niềm tin, khuyến khích trẻ tiếp tục tham gia và vượt qua khó khăn mong muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ làm thức dậy ở trẻ cảm giác của sự thành công.
- Cảm giác đó đánh thức trẻ đến hoạt động, duy trì hứng thú của trẻ trong suốt quá trình tham gia hoạt động.
- Việc khen ngợi giúp trẻ tích cực hơn khi tham gia các hoạt động lần sau.
- Trẻ ở giai đoạn này hay tò mò, thích bắt chước do đó mà tôi thường xuyên nêu gương tốt thông qua các hoạt động của trẻ diễn ra trong ngày.
- Giải pháp này cũng đóng vai trò không nhỏ, giúp cho trẻ thêm tự tin, hy vọng và có lòng tin để nhìn thẳng vào hoàn cảnh, tăng thêm niềm tin, tính kiên trì và chủ động cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động..
- Tổ chức họp với cha mẹ của lớp theo định kỳ, trong buổi họp giáo viên thông báo cụ thể về nội dung hoạt động của lớp, trao đổi với cha mẹ về kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, tuyên truyền kiến thức khoa học về nuôi dạy trẻ, giải đáp những thắc mắc cho cha mẹ trẻ khi cần thiết..
- Tuy nhiên, phụ huynh không nên ép trẻ phải trò chuyện với người lạ, mà nên động viên con, tạo hứng thú cho trẻ biết trò chuyện, dẫn dắt bé làm quen..
- Ở mẫu giáo trẻ học bằng chơi, thông qua hoạt động vui chơi để trẻ được học được trải nghiệm, nên không gò bó áp đặt trẻ, không nhồi nhét kiến thức vào đầu trẻ.
- Phụ huynh càng tham gia nhiều hoạt động tại trường càng tốt.
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
- Từ chỗ trẻ tham gia hoạt động một cách rập khuôn giờ trẻ đã hứng thú tham gia một cách tích cực.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn vào khả năng của bản thân khi tham gia vào các hoạt động..
- Giáo viên linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ và có thể lồng ghép nhiều bài học giáo dục, phù hợp trong các hoạt động..
- Có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn đồ dùng đồ chơi và trang trí lớp học sinh động lôi cuốn, kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động..
- Tạo cơ hội để giáo viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau và có ý tưởng sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động..
- Phụ huynh tin tưởng nhà trường hơn, vì thấy trẻ trở nên thông minh nhanh nhẹn tự tin hơn, đa số các phụ huynh đều ủng hộ các nguyên vật liệu cho cô giáo ở lớp để bố trí môi trường cho trẻ hoạt động..
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ mầm non có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của trẻ một cách toàn diện..
- Những phương pháp, biện pháp và hình thức mà tôi đã vận dụng trên đây tại lớp đã giúp tôi cũng như giáo viên trong trường linh hoạt, chủ động hơn khi tổ chức các hoạt động giáo dục và mong rằng có thể sử dụng rộng rãi đối với các trường Mầm non trên địa bàn toàn huyện..
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo đã tạo cơ hội cho trẻ được chia sẽ, giải bày tâm tư nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn, giúp cho trẻ ngày càng mạnh dạn và tự tin hơn với chính bản thân mình.
- Nhận thấy được tầm quan trọng qua việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tôi đã tìm tòi, học hỏi nhằm tổ chức hoạt động một cách linh hoạt sáng tạo, cung cấp phương tiện, học liệu và những hoạt động đa dạng, những tình huống có vấn đề và ngày càng phức tạp hơn, có tác dụng kích thích tư duy, lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào hoạt động tự tìm tòi, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, trẻ học mà chơi, chơi mà học một cách vui vẻ.
- Mặt khác việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ mầm non đã đáp ứng được mục tiêu xây dựng trường học giáo dục lấy trẻ làm trung tâm..
- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tham mưu với các cấp, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức và cá nhân để huy động có nguồn kinh phí mua sắm các loại đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phù hợp phục vụ các hoạt động trong nhóm, lớp mở rộng diện tích lớp học cũng như khuôn viên của nhà trường để cho trẻ có một sân chơi thật thoải mái..
- góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy cho trẻ ở lứa tuổi mầm non

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt