« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của yếu tố địa văn hóa đến kiến trúc làng truyền thống Tiểu vùng Hạ Châu thổ sông Hồng


Tóm tắt Xem thử

- Ảnh hưởng của yếu tố địa văn hóa đến kiến trúc.
- làng truyền thống Tiểu vùng Hạ Châu thổ sông Hồng.
- Trong các phương pháp tiếp cận nghiên cứu về văn hóa, tiếp cận văn hóa từ góc độ không gian đã được các nhà nghiên cứu về địa lý đề xuất..
- Đối tượng nghiên cứu chính là cảnh quan văn hóa, bao gồm các đặc trưng về yếu tố tự nhiên, môi trường, khí hậu (cảnh quan tự nhiên) và các yếu tố do con người tạo nên trong quá trình định cư của mình (cảnh quan nhân tạo).
- Hai yếu tố đó tương tác với nhau trong quá trình phát triển của dân cư trong khu vực đó tạo nên sắc thái văn hóa riêng cho từng khu vực, trong các yếu tố đó kiến trúc là một thành phần mang những đặc tính bị động (chịu tác động) và chủ động (ứng phó) góp tạo nên đặc trưng của yếu tố cảnh quan nhân tạo..
- Trong quá trình bồi đắp hình thành đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) tiến từ vùng núi ra biển đã tạo ra nhiều vùng địa lý khác nhau.
- Người Việt cổ di chuyển theo quá trình bồi đắp để khai thác những vùng đất phì nhiêu mà sông Hồng mang lại, dựa vào điều kiện tự nhiên và địa hình để đặt những cơ sở đầu tiên cho tổ chức những cộng đồng dân cư sơ khai, qua quá trình lao động và sinh hoạt đã tạo ra các điểm dân cư mang những sắc thái địa văn hóa riêng và sắc thái đó được gìn giữ, phát huy và xây dựng qua nhiều thế hệ để làm cơ sở hình thành làng truyền thống sau này..
- Vùng duyên hải ven biển với những bãi bồi (Nam Định, Thái Bình…) trong quá trình lấn biển, lao động và sinh sống, những cộng đồng dân cư đã tương tác với những đặc trưng của môi trường tự nhiên (khai thác những ưu đãi, đối phó và cải tạo những nhược điểm) để hình thành những nét văn hóa sơ khai trong nhận thức, tín ngưỡng, tổ chức cộng đồng, sinh hoạt cá nhân và từ đó hình thành tiểu vùng văn hóa duyên hải ven biển.
- Những yếu tố đó tác động đến cảnh quan nhân tạo (trong đó có kiến trúc) tạo nên một khu vực có những sắc thái riêng biệt đặc trong vùng văn hóa ĐBSH..
- Từ khóa: Địa văn hóa/ làng truyền thống/hạ châu thổ sông Hồng.
- Bộ môn Công nghệ Kiến trúc, Khoa Kiến trúc ĐT .
- Hiện nay các làng truyền thống Tiểu vùng địa văn hóa Hạ châu thổ sông Hồng đang đứng trước những thách thức của quá trình phát triển về kinh tế và xã hội, việc mở rộng quy mô các làng truyền thống và phát triển các khu dân cư mới là một nhu cầu bức thiết nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của các mô hình kinh tế và đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân trong khu vực.
- Vì vậy việc nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố Địa văn hóa (ĐVH) đến kiến trúc các làng truyền thống (KTLTT) khu vực Hạ châu thổ sông Hồng là một điều là hết sức cần thiết, góp phần xác định được những giá trị đặc trưng của yếu tố ĐVH tác động lên KTLTT từ đó làm cơ sở cho việc nhận diện, duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị đặc trưng, tiêu biểu của kiến trúc khu vực và làm cơ sở cho việc quy hoạch và xây dựng các khu dân cư mới..
- Các vùng tiểu vùng Địa văn hóa dọc sông Hồng 2.1.
- Các tiểu vùng Địa văn hóa của vùng văn hóa ĐBSH.
- Có nhiều nhà nghiên cứu về Văn hóa và địa lý, văn hóa, dân tộc học đều đưa ra cách phân vùng văn hóa khu vực ĐBBB khác nhau dựa trên các khảo sát và nghiên cứu đều đi đến nhận định vùng văn hóa ĐBBB là vùng văn hóa lâu đời và tiêu biểu nhất của văn hóa truyền thống dân tộc Việt..
- Các yếu tố đó được thể hiện qua đời sống nhận thức, tôn giáo, tín ngưỡng, tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, cá nhân, phương thức ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội và văn hóa trong sản xuất.
- Tuy thống nhất trong đặc trưng chung nhưng với từng khu vực, từng địa phương hình thành lên các tiểu vùng Địa văn hóa với những đặc trưng riêng biệt..
- Khu vực ĐBSH chiếm một phần lớn trong vùng đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB) và là cái nôi hình thành nên sắc thái văn hóa của khu vực, theo dòng chảy của sông Hồng người Việt cổ đã hình thành các trung tâm văn hóa dựa trên các điều kiện về tài nguyên, thuận tiện giao thông (Bạch Hạc - Việt Trì), thuận tiện giao thương (phố Hiến.
- Sau đó các giá trị văn hóa được hình thành, theo thời gian lan tỏa ảnh hưởng đến các vùng xung quanh tạo nên đặc trưng của các tiểu vùng văn hóa.
- Gắn các tiểu vùng văn hóa với đặc trưng về yếu tố địa lý của ĐBSH chúng ta có thể chia khu vực dọc sông Hồng thành 4 tiểu vùng địa văn hóa chính bao gồm:.
- Tiểu vùng địa văn hóa Thượng châu thổ.
- Tiểu vùng địa văn hóa Trung châu thổ.
- Tiểu vùng địa văn hóa ô trũng châu thổ.
- Tiểu vùng địa văn hóa Hạ châu thổ.(Tiểu vùng văn hóa Thái Bình, Nam Định).
- Tiểu vùng địa văn hóa Hạ châu thổ - duyên hải ven biển Đây là vùng chịu ảnh hưởng của biển (về mực nước triều, xâm mặn và tính chất của thổ nhưỡng.
- của khí hậu và các yếu tố địa hình của sông chảy ra biển.
- Qua quá trình phát triển, các điểm dân cư có sự thay đổi tuỳ thuộc vào vị trí hình thành mà tạo nên những đặc trưng riêng biệt..
- Các yếu tố đặc trưng của tiểu vùng địa văn hóa hạ châu thổ - duyên hải ven biển.
- Đặc trưng địa hình:.
- Khu vực này là phần châu thổ hiện đại, nơi vẫn chịu ảnh hưởng của nước mặn và thủy triều, nơi diễn ra cuộc đấu.
- Đặc trưng về văn hóa truyền thống:.
- Là vùng ven biển nhưng đặc trưng địa văn hóa ở đây là văn hóa “Biển cận duyên”- Văn hóa biển ven bờ, người dân sống ở đây không chỉ sống bằng nghề biển mà vẫn có sự liên kết chặt chẽ giữa nông nghiệp và nuôi trồng, khai thác hải sản ven bờ.
- Tiểu vùng văn hóa này được phân chia thành 2 tiểu vùng địa văn hóa bao gồm:.
- Dạng văn hóa ở rẻo các cồn cát: Nằm sâu trong nội địa, đất cao ráo, bằng phẳng, làng mạc quần cư mật độ cao (1000người/1km 2 ) đất đai phì nhiêu màu mỡ phát triển thâm canh lúa và các loại cây công nghiệp, ăn quả.
- Các loại hình văn hóa dân gian được phát triển như nghệ thuật hát chèo (Thái Bình), các lệ hội hàng năm của các làng..
- Dạng văn hóa vùng sa bồi: Là những vùng đất mới được khai thác gần đây chủ yếu thuộc vùng Tiền Hải, Kim Sơn và phần ven biển Hải Hậu, khu vực này hình thành do sự bồi đắp của phù sa tự nhiên và quá trình quai đê lấn biển của người dân.
- Kinh tế vẫn là nông nghiệp làm chủ đạo, đào đắp kênh mương cải tạo đất để phát triển thâm canh lúa trồng lúa, cói, phát triển đánh bắt và chế biến thủy sản.
- Về tôn giáo và tín ngưỡng phát triển đạo Thiên chúa giáo (du nhập vào từ thời vua Lê Trang Tông – 1533) với các trung tâm lớn như Giáo xứ Bùi Chu, giáo xứ Phát Diệm, nhà thờ Phú Nhai (Xuân Thủy)..
- Đặc trưng kiến trúc làng truyền thống:.
- Các làng truyền thống ở khu vực này được hình thành ở những điều kiện khác nhau.
- Làng ven cửa sông: Được hình thành trên những dẻo cồn cát cao chạy dọc ven biển theo quá trình bồi tụ của phù sa và tác động của sóng biển, đặc trưng của các làng này lấn dần theo tốc độ bồi đắp của phù sa, các ngôi nhà có hướng Bắc Nam là chủ yếu tạo thành các vệt chạy dài, giữa các vệt dân cư là cánh đồng canh tác được thau chua rửa mặn bằng hệ thống kênh mương..
- Làng truyền thống: Được hình thành tự nhiên từ cộng đồng dân cư sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản ven biển, cấu trúc làng được trải dài theo các trục giao thông (thủy bộ) ven biển dưới dạng mở, hệ thống giao thông được chia mạch lạc..
- Làng hình thành do lấn biển: Được hình thành khoảng thế kỷ 18 với công lao của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ..
- Các làng được hình thành trên cơ sở các hệ thống kênh dẫn nước được xây dựng theo hướng Đông Tây (vuông góc với biển) khoảng cách khoảng 300m, các ngôi nhà bám dọc theo các kênh nước để tận dụng làm giao thông đường thủy..
- Làng công giáo: Những làng này được hình thành cả trong đê và ngoài đê sông Hồng và hầu như là làng mới hình thành khoảng TK 18 - 19 theo chính sách của các triều đại phong kiến và việc truyền đạo của các Cha cố theo các tuyến đường thủy dọc sông Hồng.
- Cấu trúc các làng dạng ô bàn cờ, giao thông mạch lạc, công trình sinh hoạt cộng đồng chính là nhà thờ Giáo phận và các nhà thờ Giáo họ, phong cách kiến trúc đậm kiến trúc của nhà thờ châu Âu nhưng vẫn mang những nét kiến trúc truyền thống như quy hoạch.
- Định hướng bảo tồn và phát triển kiến trúc các điểm dân cư Hạ châu thổ - duyên hải ven biển phù hợp với yếu tố địa văn hóa.
- Phân vùng và nhận diện một cách rõ ràng các tiểu vùng điạ văn hóa của khu vực để có những chính sách phát triển về văn hóa - kinh tế - xã hội cho phù hợp..
- Gìn giữ, phát huy những lễ hội, tập tục truyền thống bằng những mô hình mang tính văn hóa - xã hội (làng văn hóa.
- mô hình kinh tế (làng du lịch văn hóa…)..
- Xây dựng bộ tiêu chí về quy hoạch, kiến trúc dựa trên cách tiếp cận từ góc độ địa văn hóa để có tiêu chí cho từng khu vực cụ thể..
- Đề xuất phân chia tiểu vùng địa văn hóa dọc sông Hồng Đặc trưng cảnh quan tiểu vùng địa văn hóa Hạ châu thổ Hình 1.
- Đề xuất phân chia tiểu vùng địa văn hóa dọc sông Hồng và dặc trưng cảnh quan nhân tạo tiểu vùng địa văn hóa Hạ châu thổ.
- Các yếu tố hình thành nên các làng truyền thống và tác động của yếu tố ĐVH lên các thành phần kiến trúc của làng truyền thống.
- Các yếu tố hình thành nên điểm dân cư Ảnh hưởng của yếu tố ĐVH đến kiến trúc.
- S Phân vùng bảo tồn các làng truyền thống và các khu.
- phát triển dân cư mới để làm sao cho chúng trở thành những thực thể hữu cơ hỗ trợ nhau phát triển (khu giãn dân, khu hỗ trợ sản xuất thủ công….)..
- Kiến trúc là sản phẩm của yếu tố ĐVH, chính yếu tố tạo nên những sắc thái riêng biệt của kiến trúc ở các vùng, các khu vực khác nhau.
- Việc nghiên cứu yếu tố ĐVH sẽ giúp cho việc nghiên cứu sắc thái văn hóa của từng vùng, khu vực có thêm một cách tiếp cận mới, với cách tiếp cận đó áp dụng trong quy hoạch và kiến trúc sẽ giúp cho chúng ta có những định hướng, giải pháp phù hợp cho công việc bảo tồn các di sản kiến trúc hiện có trong khu vực và phát huy được những bản sắc cho các khu phát triển mới./..
- Cấu trúc làng ven cửa sông Cấu trúc làng truyền thống ven biển.
- Một số dạng làng Duyên hải ven biển - Tiểu vùng ĐVH Hạ châu thổ.
- Văn hóa ven sông Hồng ở Việt Nam, vấn đề và sự tiếp cận - Tạp chí sản và văn hóa số 2, số 3..
- Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ..
- Việt nam cái nhìn địa- văn hóa..
- Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc- Tạp chí văn hóa nghệ thuật.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt