« Home « Kết quả tìm kiếm

Công tác giao khoán, quản lý và bảo vệ rừng tại tỉnh Quảng Nam


Tóm tắt Xem thử

- CÔNG TÁC GIAO KHOÁN, QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG TẠI TỈNH QUẢNG NAM.
- Tóm tắt: Thực trạng giao rừng cho người dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Miền Trung quản lý, bảo vệ là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.
- Từ nhiều năm qua, công tác này bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể, từ việc gìn giữ, bảo vệ tài nguyên rừng cũng như việc phát hiện những thông tin về đa dạng sinh học ở các khu rừng cộng đồng từ công tác tuần tra bảo vệ rừng.
- Từ khóa: Giao rừng, quản lý, bảo vệ rừng, các tộc người thiểu số, miền Trung..
- Thôn, bản, buôn, làng, bon, phum, sóc, ấp,… là đơn vị xã hội tự quản có hình thức quản lý rừng theo cộng đồng và có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, sự phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước.
- Để bảo vệ rừng, từ nhiều năm nay các cơ quan có thẩm quyền đã giao cho những hộ dân sống quanh rừng tự chăm sóc, quản lý, bảo vệ vừa gắn quyền lợi, trách nhiệm của họ vào rừng vừa có thể giữ được rừng, đồng thời các bên tham gia thu được hiệu quả và lợi ích đáng kể nhất từ rừng.
- Giao rừng cho dân chăm sóc, bảo vệ là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm xã hội hóa công tác bảo vệ rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.
- Bài viết nhằm tìm hiểu thực trạng giao rừng cho các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam trong công tác quản lý, bảo vệ rừng giai đoạn hiện nay.
- Từ thực tiễn đó, bài viết này nhằm cung cấp các dữ liệu khoa học mới đồng thời có ý nghĩa đóng góp về mặt thực tiễn trong vấn đề giao rừng, quản lý và bảo vệ rừng cho các DTTS tại chỗ ở các tỉnh Miền Trung..
- Cơ sở pháp lý về giao khoán quản lý, bảo vệ rừng.
- Công tác giao khoán quản lý, bảo vệ rừng từ lâu ở tỉnh Quảng Nam đã nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp.
- Để tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn, từ nhiều năm qua, Tỉnh ủy đã ban hành hàng loạt các chính sách, chủ trương cho việc quản lý, bảo vệ rừng.
- UBND tỉnh đã ban hành Chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết về tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại Quyết định số 2762/QĐ- UBND ngày Quyết định số 3150/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 về Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/8/2016 của Tỉnh ủy, Quyết định số 682/QĐ-UBND ngày 06/3/2017 về Chương trình hành động tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 1138/KH-UBND ngày 13/3/2018 về triển khai Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ, các Chỉ thị về tăng cường biện pháp quản lý và bảo vệ rừng (Chỉ thị 20/2012/CT-UBND ngày Chỉ thị 03/CT-UBND ngày và Chỉ thị 17/2015/CT-UBND ngày 18/8/2015 của UBND tỉnh) và có nhiều chủ trương, giải pháp để chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các biện pháp cấp bách, triệt để ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, lập lại trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Bên cạnh đó, HĐND và UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã ban hành thêm một số Nghị quyết, Quyết định để triển khai điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 làm cơ sở để.
- tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
- góp phần nâng cao nhận thức, tăng thu nhập và thu hút người dân tham gia công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời độ che phủ rừng cũng tăng theo từng năm: từ 48,3% (năm năm 2015) và 57,38% (năm 2017)..
- Thực trạng giao khoán, quản lý, bảo vệ rừng.
- Từ việc ban hành hàng loạt các chính sách liên quan đến việc giao rừng thì việc bảo vệ rừng đúng cách và đem lại hiệu quả cũng rất quan trọng.
- Do đó, việc tổ chức quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên thời gian qua được thực hiện cụ thể theo các hình thức: 1/ Công tác tổ chức quản lý, bảo vệ rừng.
- Trong công tác này, chủ rừng phải xây dựng phương án và tự tổ chức bảo vệ rừng như đã có.
- Quảng Nam bảo vệ 111.934 ha diện tích rừng, với số người hợp đồng bảo vệ rừng là 124 người và theo bình quân diện tích rừng phải bảo vệ là 726 ha/người, trong đó, chi trả dịch vụ môi trường rừng là 501 ha/người và theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg là 1.720 ha/người.
- Số tiền chi trả cho chủ rừng là 30,6 tỷ đồng, chi lương hợp đồng bảo vệ rừng là 5 tỷ đồng, bình quân 41,8 triệu đồng/người/năm, trong đó, chi trả dịch vụ môi trường rừng là 39,4 triệu đồng/người/năm (chưa kể trang phục, các khoản đóng góp ngoài lương, công tác phí.
- Chi phí quản lý và chi cho các hoạt động bảo vệ rừng của chủ rừng là 25,6 tỷ đồng (gồm chi trang phục, công cụ hỗ trợ, các khoản đóng góp ngoài lương cho hợp đồng bảo vệ rừng, công tác phí, tuyên truyền, kiểm tra nghiệm thu, tuần tra, truy quét.
- 2/ Công tác giao khoán quản lý, bảo vệ rừng cần giao khoán diện tích bảo vệ rừng là 345.135 ha.
- Số người hợp đồng bảo vệ rừng là 26.249 người (gồm có 637 hộ gia đình, 748 nhóm hộ/14.963 người, 425 cộng đồng/10.649 người).
- bình quân diện tích bảo vệ rừng là 16 ha/người (trong đó, cao nhất là Dự án KFW 10 với 39 ha/người và thấp nhất thuộc Dự án BCC là 11 ha/người).
- Số tiền để chi cho các hoạt động của chủ rừng là 135,1 tỷ đồng, trong đó, chi Giao khoán bảo vệ rừng là 123,3 tỷ đồng, bình quân số tiền bảo vệ rừng là 4,6 triệu đồng/người/năm (trong đó, cao nhất thuộc Dự án KFW 10 là 11 triệu đồng/người và thấp nhất thuộc Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg là 2,3 triệu/người).
- Chi phí quản lý và chi cho các hoạt động bảo vệ rừng của Chủ rừng là 11,8 tỷ đồng (quản lý, kiểm tra nghiệm thu, tuyên truyền).
- 3/ Khoán bảo vệ rừng theo chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về việc Thí điểm giao khoán rừng thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR).
- Ban Quản lý rừng phòng hộ A Vương tự bảo vệ là 612.4 ha).
- Trong các dự án thí điểm này, để các nhóm hộ, các chủ rừng xác định được trách nhiệm, quyền lợi khi tham gia bảo vệ rừng.
- Quy chế lao động bảo vệ rừng của các hộ nhận khoán (trong đó quy định về nhiệm vụ và phương thức đi tuần tra bảo vệ rừng, quy định về khen thưởng, phê bình kết quả bảo vệ rừng của các hộ).
- Có thể nói, được sự quan tâm của các cấp, trong những năm đầu triển khai thực hiện chính sách này, các hộ và nhóm hộ được tuyên truyền, tập huấn liên tục, được giám sát kỹ trong quá trình thực hiện tuần tra bảo vệ rừng nên hiệu quả bảo vệ rừng khá tốt, người dân và chính quyền rất nhiệt tình ủng hộ, tham gia tích cực trong các hoạt động từ tuần tra bảo vệ rừng đến việc bàn bạc để phát triển sinh kế hộ gia đình.
- số tiền bảo vệ rừng là 118 tỷ đồng;.
- trong đó, diện tích tự bảo vệ rừng: 60.597 ha/115 người (bình quân 501 ha/người), tổng số tiền bảo vệ rừng là 29,2 tỷ đồng, gồm: Chi trả hợp đồng bảo vệ rừng 4,5 tỷ đồng (bình quân 39,4 triệu đồng/người/năm), số tiền còn lại là 24,7 tỷ đồng chủ rừng chi hoạt động bảo vệ rừng liên quan.
- Diện tích giao khoán quản lý bảo vệ rừng là 219.850 ha/18.712 người (bình quân 12 ha/người), số tiền bảo vệ rừng là 88,6 tỷ đồng, gồm: chi phí quản lý chủ rừng 10%;.
- 8,8 tỷ đồng và chi đến người bảo vệ rừng 79,8 tỷ đồng (bình quân 4,2 triệu đồng/người/năm)..
- Khoán bảo vệ rừng theo các chính sách hỗ trợ ngân sách Nhà nước (NĐ 75, QĐ 886, QĐ 24).
- Trong năm qua, tổng diện tích rừng khoán của tỉnh như Quảng Nam là 120.916 ha, trong đó, Theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP, Khoán bảo vệ rừng là 78.616 ha/4.275 người, bình quân 25 ha/người.
- đơn giá bảo vệ rừng là 428.000 đồng/ha (gồm chi đến người nhận khoán.
- số tiền bảo vệ rừng: 33,6 tỷ đồng/năm, chi cho các hạng mục: Giao khoán bảo vệ rừng 31,4 tỷ đồng, bình quân 7,3 triệu đồng/người/năm.
- Chủ rừng quản lý 2,2 tỷ đồng.
- Năm 2011 và 2012 Quảng Nam là tỉnh thí điểm giao khoán quản lý, bảo vệ rừng bằng ngân sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Mà Cooih, huyện Đông Giang và xã Tà Pơ, Chà Val, huyện Nam Giang.
- Trong các năm tỉnh đã thực hiện 14 đề án giao rừng quản lý, bảo vệ cho các dân tộc thiểu số tại chỗ.
- UBND xã và Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh tổ chức lập hồ sơ (thuê đơn vị tư vấn hoặc tự lập) và thực hiện giao khoán bảo vệ rừng.
- Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững: Trong mục tiêu năm 2019 của các tỉnh điển hình là tỉnh Quảng Nam khoán bảo vệ rừng 9.757 ha/1.103 người (gồm: 331 hộ gia đình, 44 nhóm hộ/762 người, 1 cộng đồng/10 người), bình quân 15 ha/người.
- đơn giá bảo vệ rừng: 321.000 đồng/ha (gồm: Chi đến người nhận khoán: 300.000 đồng/ha và chủ rừng quản lý đồng/ha), riêng khoán bảo vệ rừng tại Hội An, đây là các tỉnh các tỉnh biển nên đơn giá bảo vệ rừng 482.000 đồng/ha (gồm: Chi đến người nhận khoán:.
- số tiền bảo vệ rừng: 3,2 tỷ đồng/năm, chi cho các hạng mục: Giao khoán bảo vệ rừng: 3,0 tỷ đồng, bình quân: 2,7 triệu đồng/người/năm.
- Chủ rừng quản lý: 0,2 tỷ đồng.
- Khoanh nuôi bảo vệ rừng 1.190 ha/250 người (gồm: 12 nhóm hộ/210 người, 2 cộng đồng/40 người), bình quân 11 ha/người.
- đơn giá khoanh nuôi bảo vệ rừng: 535.000 đồng/ha (gồm: chi đến người nhận khoán: 500.000 đồng/ha và chủ rừng quản lý đồng/ha), riêng khoanh nuôi bảo vệ rừng tại Hội An, đây là các tỉnh các tỉnh biển nên đơn giá khoan nuôi bảo vệ rừng là 856.000 đồng/ha (gồm: Khoanh nuôi: 800.000 đồng/ha và chủ rừng quản lý đồng/ha).
- số tiền khoanh nuôi bảo vệ rừng: 0,78 tỷ đồng/năm, chi cho các hoạt động: Khoanh nuôi bảo vệ rừng: 0,73 tỷ đồng, bình quân: 2,9 triệu đồng/người/năm.
- Chủ rừng quản lý: 0,05 tỷ đồng..
- Việc giao khoán hoặc khoanh nuôi bảo vệ rừng dựa trên phương án hay hồ sơ thiết kế do các Ban quản lý dự án trồng rừng thuộc huyện và các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng lập, Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt (diện tích rừng này chủ yếu là từ Dự án 661, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng chuyển sang).
- Hằng năm các địa phương thành lập tổ nghiệm thu để đánh giá kết quả bảo vệ rừng làm cơ sở thanh toán..
- Bảo vệ rừng theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg: Tổng diện tích bảo vệ rừng tỉnh.
- đơn g iá bảo vệ rừng: 100.000 đồng/năm.
- số tiền bảo vệ rừng: 3,1 tỷ đồng, gồm: Chủ rừng quản lý: 13.728 ha.
- số người hợp đồng bảo vệ rừng: 9 người, bình quân 1.720 ha/người.
- số tiền bảo vệ rừng: 1,3 tỷ đồng, chi cho các hoạt động: Hợp đồng bảo vệ rừng: 0,4 tỷ đồng (bình quân 52 triệu đồng/người/năm), chủ rừng quản lý: 0,9 tỷ đồng;.
- Khoán bảo vệ rừng: 17.623 ha/25 cộng đồng/750 người, bình quân: 24 ha/người.
- số tiền giao khoán bảo vệ rừng: 1,7 tỷ đồng/năm, bình quân: 2,3 triệu đồng/người/năm.
- Diện tích bảo vệ rừng là rừng đặc dụng, thuộc lâm phận Ban quản lý KBTTN Sông Thanh và Ban quản lý KBT loài và sinh cảnh Voi.
- Hiện nay các Ban quản lý đã tổ chức giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư các tỉnh đệm khu bảo tồn quản lý bảo vệ..
- Đánh giá các hình thức giao khoán bảo vệ rừng trên địa bàn các tỉnh hiện nay Giao khoán rừng đến hộ gia đình: Đây là hình thức chủ yếu đã triển khai ở các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước.
- Trong hàng loạt các Dự án 327, 661, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, Chương trình 30a đều triển khai khoán theo hình thức này.
- Qua triển khai các chương trình, dự án, đánh giá: Về mặt ưu điểm thì hình thức giao khoán rừng đến hộ gia đình sẽ quy được trách nhiệm bảo vệ rừng cụ thể đến hộ gắn với diện tích, chất lượng rừng được đo đếm xác định cụ thể.
- việc bảo vệ rừng cần phải lấy số đông để thị uy, luân phiên tuần tra.
- Giao khoán rừng đến nhóm hộ và cộng đồng: Diện tích rừng của tỉnh Quảng Nam được giao khoán quản lý bảo vệ theo nhóm hộ là 280.477 ha, cho 18.827 lao động từ ngân sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và 102.396 ha cho 6.387 lao động từ ngân sách nhà nước..
- Tổng nguồn kinh phí chi hỗ trợ công tác bảo vệ và phát triển rừng năm 2017-2018 là 242 tỷ đồng, trong đó từ nguồn dịch vụ môi trường rừng là 190 tỷ, nguồn chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững là 52 tỷ đồng.
- Năm 2018 tỉnh Quảng Nam đã đưa vào tổng diện tích rừng được bảo vệ là 457.069 ha, trong đó, diện tích đang triển khai theo hồ sơ được phê duyệt là 419.460 ha, diện tích chưa phê duyệt phương án là 37.609 ha (diện tích hiện do UBND xã quản lý).
- Đơn giá mà tỉnh đưa ra để bảo vệ rừng bình quân là 363.000 đồng/ha, số tiền chi cho chủ rừng là 165,8 tỷ đồng, số tiền chi cho người bảo vệ rừng là 128,3 tỷ đồng 26.373 người bảo vệ rừng, bình quân số tiền/người/năm là 4,8 triệu đồng, bình quân 17 ha/người.
- Những vấn đề còn tồn đọng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
- Trong số những mặt đã đạt được thì công tác quản lý bảo vệ rừng của tỉnh Quảng Nam còn gặp một số vấn đề: Mặc dù triển khai thí điểm chính sách dịch vụ môi trường rừng đạt được kết quả khá tốt nhưng khi triển khai mở rộng trên toàn tỉnh lại cho kết quả bảo vệ rừng không đạt như mong muốn.
- Hiện nay, phần lớn rừng tự nhiên được giao khoán bảo vệ nhưng vẫn xảy ra một số vụ việc vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
- Nguyên nhân chủ yếu là dựa trên công tác lập kế hoạch và hợp đồng bảo vệ rừng hằng năm theo diện tích và đối tượng khoán, hợp đồng khoán bảo vệ rừng còn dựa trên phương án bảo vệ rừng, hồ sơ thiết kế, đề án triển khai chính sách dịch vụ môi trường rừng đã được lập ban đầu và để đánh giá kết quả thực hiện hằng năm để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tiễn còn bị động, chưa thể hiện vai trò chủ động của chủ rừng.
- Trong đó chi phí chi trả cho người bảo vệ rừng hoàn toàn tùy theo nguồn thu DVMTR, suất hỗ trợ của Nhà nước, không căn cứ vào thực tế nhu cầu tuần tra rừng.
- Đồng thời, khi thực hiện kế hoạch, hợp đồng khoán thì bên giao khoán, việc tổ chức cho các cộng đồng, nhóm hộ, hộ nhận khoán tuần tra và giám sát tuần tra bảo vệ rừng của bên giao khoán chưa thường xuyên một phần do thiếu lực lượng, một phần do buông lỏng kiểm tra, giám sát (xác nhận của người đại diện bên giao khoán phần lớn là thủ tục, không có cơ sở kiểm tra thực tế tuần tra nếu không cùng tham gia tuần tra).
- Đối với bên nhận khoán, thực hiện tuần tra bảo vệ rừng tùy vào sự kiểm tra, nhắc nhở của bên giao khoán, chưa tự giác thực hiện như trách nhiệm được xác định trong hợp đồng..
- phân chia quyền lợi tiền chi trả bảo vệ rừng chưa tương xứng với đóng góp của từng thành viên (có hiện tượng cào bằng) dẫn đến giảm tần suất tuần tra, hiệu quả thực hiện chưa cao..
- Quan trọng hơn cần phải giám sát đánh giá hoạt động bảo vệ rừng của các bên liên quan (bên ngoài): Hiện nay, công tác này chủ yếu là giám sát trong năm của Quỹ BVC tỉnh và nghiệm thu cuối năm của Hội đồng nghiệm thu tỉnh (thực hiện 10% diện tích).
- Đối với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng chủ yếu giám sát về tài chính và các thủ tục giao khoán rừng.
- Chưa giám sát hoạt động bảo vệ rừng tại hiện trường theo kế hoạch bảo vệ rừng đối với chủ rừng và theo hợp đồng khoán giữa chủ rừng và đối tượng nhận khoán.
- Theo quy định, diện tích rừng được giao khoán bảo vệ bị mất do bị phá làm nương rẫy,.
- Với việc giao khoán chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng của các tộc người thiểu số tại chỗ của các tỉnh miền Trung như hiện nay thì cần lắm việc tăng cường các mối quan hệ để phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng kiểm lâm với Ban quản lý rừng, với chính quyền địa phương, các ngành chức năng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng thì công tác này mới mong đạt hiệu quả cao.
- Bên cạnh đó, cũng cần phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, kịp thời giữa lực lượng kiểm lâm với các cơ quan chức năng ở địa phương và lực lượng bảo vệ rừng của các Ban quản lý rừng trong công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát lâm sản, ngăn chặn, xử lý tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng trái pháp luật.
- Đồng thời, tổ chức đánh giá, rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với địa phương, các ngành chức năng và Ban quản lý rừng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng..
- các Ban quản lý rừng báo cáo kết quả công tác phối hợp trong công tác bảo vệ rừng cho Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm và UBND cấp huyện để theo dõi, chỉ đạo công việc một cách kịp thời..
- Ưu điểm của việc giao khoán rừng đến cộng đồng là khá phù hợp với phong tục, tập quán của người dân trong quản lý bảo vệ rừng.
- có nguồn kinh phí từ DVMTR đủ lớn để đảm bảo hoạt động tuần tra bảo vệ rừng thường xuyên hơn.
- Bên cạnh mặt được thì còn có hạn chế là chưa có chế tài để ràng buộc, xử lý cộng đồng thiếu trách nhiệm trong việc tổ chức tuần tra bảo vệ diện tích rừng nhận khoán, ngay cả rừng nhận khoán bị xâm hại cũng không bị xử lý.
- Từ thực trạng của việc giao khoán quản lý, bảo vệ rừng cho thấy, hiện nay chưa có mô hình nào là đúng cho mọi trường hợp, việc lựa chọn mô hình bảo vệ rừng tùy thuộc vào tình hình cụ thể của địa phương nơi có rừng (có thể là mô hình đã có hoặc mô hình cải tiến).
- Qua phân tích nêu trên, mô hình giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng mà nòng cốt là Tổ bảo vệ rừng của cộng đồng (gồm những người khoẻ mạnh, tâm huyết bảo vệ rừng) để quản lý bảo vệ rừng thì hiệu quả hơn..
- Qua việc tìm hiểu về thực trạng giao khoán, quản lý, bảo vệ rừng ở các tộc người thiểu số tại chỗ ở tỉnh Quảng Nam cho thấy, việc thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, tại các tỉnh mà cụ thể là hầu hết các làng DTTS gần rừng nhận được giao khoán bảo vệ rừng theo nhóm hộ và được nhận kinh phí từ ngân sách dịch vụ chi trả môi trường rừng hay từ ngân sách nhà nước, người dân có thêm thu nhập, bước đầu gắn người dân với sinh kế rừng..
- Sau hơn 06 năm thực hiện Chính sách chi trả DVMTR trên địa tỉnh Quảng Nam đã tạo lập nên một nguồn tài chính mới ngoài ngân sách, đảm bảo ổn định, bền vững phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh, đồng thời giảm một phần áp lực từ.
- Nguồn tiền chi trả cho công tác bảo vệ rừng giúp cho các chủ rừng khoán bảo vệ rừng đến người dân;.
- Thông qua các hoạt động khoán bảo vệ rừng và công tác tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành, các địa phương và người dân trong công tác QLBVR.
- Đồng thời, nâng cao năng lực của các chủ rừng, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng thông qua việc áp dụng các giải pháp công nghệ giám sát rừng qua ảnh viễn thám.
- đầu tư thiết bị máy móc vào lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng.
- UBND tỉnh Quảng Nam (2019), Quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2020.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt