« Home « Kết quả tìm kiếm

Xu hướng chuyển đổi nghề của lao động trong gia đình


Tóm tắt Xem thử

- XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG TRONG GIA ĐÌNH.
- Tóm tắt: Chuyển đổi nghề nghiệp đã và đang là một trong những xu hướng giúp người lao động đảm bảo an sinh về thu nhập và các điều kiện sinh sống cho cá nhân và gia đình.
- Bài viết này phân tích về xu hướng chuyển đổi nghề nghề nghiệp của người lao động trong giai đoạn hiện nay dựa trên kết quả khảo sát 200 người lao động hiện đang sinh sống khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội.
- Những phát hiện trong nghiên cứu đó là: (1) Kết quả chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp của lao động trong gia đình còn chậm, chưa đồng đều, tuy nhiên xu hướng hoạt động đa dạng ngành nghề của lao động ngày càng tăng lên.
- (2) Xu hướng lao động chuyển đổi nghề cơ bản theo hướng từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
- Ngoài ra, có sự chuyển đổi kết hợp giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp, nhưng phi nông nghiệp là chính;(3) Xu hướng chuyển đổi này có tính ổn định, xuyên suốt trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước..
- Đã từ lâu các chuyên gia về nông nghiệp, nông thôn đã phân tích và khẳng định trong công cuộc đổi mới ở nước ta đang xuất hiện xu hướng chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của hộ gia đình nông nghiệp.
- Đồng thời, về mặt lý luận đã xác định vai trò của nó trong sự nghiệp phát triển nông thôn gắn với quá trình đổi mới kinh tế xã hội ở nông thôn Việt Nam và chuyển dần một bộ phận dân cư từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
- nay, cơ cấu nghề nghiệp của hộ gia đình nông nghiệp đang tiếp tục chuyển đổi theo hướng giảm bớt truyền thống thuần nông, chuyển sang hộ gia đình có ngành nghề tổng hợp (hộ hỗn hợp) hoặc phi nông nghiệp hoàn toàn.
- Những phân tích dưới đây sẽ tập trung vào tìm hiểu xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp của lao động trong gia đình hiện nay theo ngành kinh tế dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay..
- Bài viết dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài “Sự chuyển đổi nghề nghiệp của lao động trong gia đình ở nước ta”, nghiên cứu trường hợp tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội..
- Dựa trên kết quả khảo sát này, kết hợp với phỏng vấn sâu, những phần viết dưới đây sẽ tập trung vào phân tích và làm rõ nội dung chính: Xu hướng chuyển đổi nghề của lao động trong gia đình hiện nay..
- Về xu hướng chuyển đổi nghề của lao động ở Việt Nam qua các giai đoạn.
- xuất phát điểm nền kinh tế nông nghiệp thấp kém, tiểu nông, lạc hậu.
- Lực lượng lao động cả nước (1979) là 26.572 nghìn người.
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động đang làm việc chiếm khoảng giảm rất chậm xuống .
- đại đa số lao động ở nông thôn và làm nghề nông nghiệp.
- ii) Giai đoạn thực hiện Công cuộc đổi mới 1986 đến năm 1990: Với việc thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị (chính sách Khoán 10) ra đời thừa nhận hộ gia đình là một đơn vị kinh tế tự chủ và quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất trong nông nghiệp được điều chỉnh lại, giúp lao động nông nghiệp phát huy tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tạo dựng việc làm.
- đã thúc đẩy cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp mặc dù tốc độ còn chậm từ xuống .
- Nguyên nhân là nền kinh tế Việt Nam là nước nông nghiệp truyền thống, trong những năm đầu đổi mới GDP tăng trưởng chưa cao, khoảng 5,5%/năm.
- tăng trưởng GDP đạt mức 6,5%/năm đã thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần từ xuống.
- Năm 1991 hình thành cơ cấu lao động nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ với tỷ trọng là 72,6.
- 13,8% để những năm tiếp sau lao động nông nghiệp giảm nhanh hơn xuống .
- Như vậy, chuyển đổi nghề của lao động nông nghiệp thời kỳ này diễn ra chậm hơn chuyển dịch cơ cấu kinh tế là do: tăng năng suất lao động ở những ngành phi nông nghiệp lớn hơn trong nông nghiệp và nhu cầu về lao động nhỏ hơn tốc độ tăng ngành công nghiệp, dịch vụ.
- còn thiếu chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nông nghiệp đồng thời lao động nông nghiệp chưa đáp ứng được đòi hỏi chất lượng lao động của các ngành phi nông nghiệp.
- iv) Giai đoạn Tăng trưởng GDP duy trì ở mức cao 7,5%/năm đã thúc đẩy cơ cấu nông nghiệp trong GDP giảm xuống 24,37%.
- Bên cạnh đó, các chính sách việc làm được ban hành đã tạo cơ chế cho lao động nông nghiệp tự bồi dưỡng nâng cao trình độ và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
- Do đó lao động nông nghiệp tiếp tục giảm về tỷ lệ.
- nhưng do dân số hoạt động kinh tế tăng dẫn đến lao động nông nghiệp tăng 1,40%/năm.
- Trong nông nghiệp, lao động trồng trọt giảm không đáng kể từ xuống lao động chăn nuôi tăng từ lên .
- Nguyên nhân là trong ngành trồng trọt cây lúa chiếm hơn 70% diện tích và 90% sản lượng ngũ cốc, cây công nghiệp và cây trồng khác chỉ chiếm 27% giá trị sản lượng, vì thế cần đa dạng hoá và thay đổi cơ cấu sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp.
- tỷ trọng nông nghiệp trong GDP chiếm hình thành xu hướng lao động nông nghiệp đang làm việc giảm chậm với tốc độ bình quân 0,14%/năm.
- Đồng thời với xu hướng giảm của lao động nông nghiệp là sự gia tăng của lao động nghề phi nông nghiệp, trong đó tốc độ tăng của lao động nghề công nghiệp cao hơn lao động nghề dịch vụ.
- Trong đó tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ cao hơn so với ngành nông nghiệp..
- Như vậy, cơ cấu lao động đang làm việc của Việt Nam qua các giai đoạn có sự chuyển dịch theo xu hướng tỷ trọng lao động nông nghiệp liên tục giảm theo thời gian, đồng thời là xu hướng tăng tỷ trọng của lao động công nghiệp và lao động dịch vụ.
- Lý do chuyển đổi nghề là lao động mong muốn làm nghề phi nông nghiệp để đem lại thu nhập cao hơn.
- Bởi vậy, lao động nông nghiệp giảm dần là xu hướng phù hợp với quy luật phát triển, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội với của nước ta.
- Mặt khác, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần giảm nhu cầu lao động chân tay và lao động giản đơn, đòi hỏi cần chuyển bớt lao động nông nghiệp sang các nghề khác.
- Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động.
- Mặc dù vậy, với tâm lý của người lao động đã quen với hoạt động nông nghiệp vẫn coi “hữu nông vi bản” và chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là một quá trình lâu dài, cần có nhiều thay đổi..
- Xu hướng chuyển đổi nghề của lao động trong gia đình.
- Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Thống kê năm 2014, lao động nông nghiệp cả nước chiếm 69,3% tổng lao động nhưng giá trị GDP được tạo ra từ ngành này lại thấp nhất 28,6%.
- Ngược lại tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp là 14,1%.
- Như vậy, có xu hướng lao động chuyển đổi từ lao động nông nghiệp sang làm nghề công nhân, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và nghề dịch vụ ngày càng phổ biến.
- Sự chuyển dịch này cũng xuất phát từ nhu cầu tăng thu nhập của người lao động trong gia đình cũng như diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp đã tác động đến người lao động nông nghiệp.
- Bên cạnh đó, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã tác động rất nhiều đến chuyển đổi nghề của lao động trong gia đình và cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo xu hướng tích cực.
- “Quá trình phát triển ở các vùng ven đã dẫn đến việc ngày càng thu hẹp đất sản xuất nông nghiệp và mở ra nhiều cơ hội việc làm phi nông nghiệp.
- Xu hướng chuyển đổi từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp gần như là xu hướng chung phổ biến và mang tính tất yếu trong quá trình đô thị hóa.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, lao động chủ yếu chuyển từ nghề thuần nông sang nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn.
- Trong 200 người trả lời tham gia khảo sát, có 108 người (chiếm tới 68,8%) người lao động trước đây làm trong nghề nông nghiệp, nhưng hiện tại tỷ lệ người lao động làm nghề này chỉ có 25 người (chiếm 12,6.
- Ngược lại, trong nghề phi nông nghiệp trước đây có 24 người trả lời, chỉ chiếm 15,3% người lao động tham gia thì hiện tại con số này đã là 46,7% tương ứng với 93 người trả lời, tăng 31,4% so với trước đây..
- Như vậy, đã có một số lượng lớn lao động chuyển từ nghề nông nghiệp sang nghề phi nông nghiệp và nghề hỗn hợp (kết hợp giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp, nhưng phi nông nghiệp là chính).
- Để giải thích thực trạng chuyển đổi này, chính là vì thu nhập của nghề phi nông nghiệp cao hơn nông nghiệp, trong khi nghề nông nghiệp gặp rủi ro nhiều hơn.
- Chính sự tác động của chính sách phát triển nguồn nhân lực ở cấp vĩ mô, cũng như những tác động từ bạn bè, người thân ở cấp độ vi mô đã dẫn đến chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của người lao động như vậy..
- Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phụ thuộc vào việc chuyển đổi cơ cấu của cả nền kinh tế.
- Do vậy, dịch chuyển lao động vào ngành dịch vụ là xu hướng chủ đạo trong giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi.
- Do đó, ngành dịch vụ đã phát triển mạnh và đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm mới và thu hút lực lượng lao động..
- Xu hướng chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của lao động đi theo xu hướng chung của sự phát triển đất nước.
- Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ lao động tăng mạnh ở các ngành buôn bán, dịch vụ với 159 người trả lời (chiếm 79,9.
- Ngành nông nghiệp và chăn nuôi là 2 ngành có tỷ lệ lao động giảm mạnh nhất với 127 người trả lời, chiếm 63,5% và 100 người trả lời, chiếm 50%.
- Như vậy có thể thấy, việc chuyển đổi nghề nghiệp của lao động tại địa phương trong 5 năm gần đây diễn ra theo xu hướng tăng nhanh của các loại hình lao động trong lĩnh vực buôn bán, dịch vụ.
- sản xuất tiểu thủ công nghiệp và lao động làm thuê..
- Sự chuyển đổi này có tác động không nhỏ tới việc chuyển đổi nghề nghiệp của lao động toàn địa phương.
- Tuy nhiên, vẫn còn một số thuận lợi trong phát triển nông nghiệp đã giúp cho người lao động trong gia đình duy trì các hoạt động nông nghiệp khá phổ biến.
- Diện tích đất nông nghiệp giảm là nguyên nhân trực tiếp làm cho sản xuất nông nghiệp giảm theo.
- Như vậy, một bộ phận gia đình nông dân không còn đất sản xuất hoặc còn rất ít đất đai khiến một phần lớn lao động trong gia đình họ không thể gắn bó với nghề nông.
- Họ phải chuyển sang làm các công việc khác ngoài nông nghiệp.
- Khảo sát cũng cho thấy rằng, các hộ buôn bán, dịch vụ thường có diện tích đất sản xuất phi nông nghiệp nhiều hơn các loại hình hộ sản xuất khác.
- sản xuất là đất đai cho các hoạt động phi nông nghiệp phải được quan tâm giải quyết..
- Ngoài nguồn thu nhập từ nông nghiệp truyền thống, các nguồn thu khác như từ lương, tiểu thủ công nghiệp và buôn bán dịch vụ ngày càng có vai trò quan trọng.
- Kết quả khảo sát cho thấy, trong số những người lao động được khảo sát có tới 31,87% nói rằng buôn bán, dịch vụ là nguồn thu nhập chính trong gia đình họ, tiếp đến là lương và trợ cấp với 24,7%, làm thuê với 15,54%.
- Trong khi chỉ có 10,76% và 6,37% người lao động có thu nhập chính từ trồng trọt và chăn nuôi, tức là các nghề thuần nông nghiệp.
- Đáng lưu ý là biến đổi cơ cấu xã hội cho thấy tính phong phú đa dạng của sự kết hợp giữa lao động - nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi.
- Đi sâu vào nghiên cứu thu nhập cho thấy thu nhập từ nông nghiệp trong cơ cấu thu nhập chung của lao động đang có xu hướng giảm và tăng thu từ các nghề phi nông nghiệp, đây cũng là một xu thế cần thúc đẩy trong quá trình nâng cao thu nhập cho lao động, cải thiện mức sống hộ gia đình.
- Từ số liệu khảo sát, có tới 34,5% người lao động giảm thu nhập trong ngành trồng trọt.
- Trong khi đó, không có bất kỳ người lao động nào giảm thu nhập trong các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, lương và trợ cấp, làm thuê.
- Thu nhập của lao động nông nghiệp thấp là do năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm nông nghiệp kém, nông nghiệp mang tính thời vụ và rủi ro cao.
- Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của lao động nông nghiệp còn hạn chế vì vậy mà khả năng chuyển đổi nghề, tìm kiếm một công việc tốt là rất khó với điều kiện và khả năng của họ.
- Chính vì vậy mà nghề nghiệp của người lao động.
- cũng góp phần quyết định vào mức thu nhập của người lao động có.
- Với việc chuyển đổi sang phi nông nghiệp, mục tiêu hướng tới 2020 là công nghiệp chiếm 51%, dịch vụ 41% và nông nghiệp 8.
- Kết quả khảo sát trên 200 phiếu điều tra cho thấy, tỷ lệ nghề thu hút nhiều lao động nhất là công nhân với 29,61%.
- Có thực tế này là do đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên có nhiều khu công nghiệp được xây dựng, thu hút nhiều người lao động.
- Những người hoạt động nông nghiệp trước đây, một phần do mất đất sản xuất, một phần do thu nhập thấp, không ổn định sẽ chuyển sang làm công nhân tại các khu công nghiệp.
- Nói gì chứ, đi làm công nhân vậy còn sướng hơn làm nông nghiệp nhiều.
- những nhóm xã hội dưới cùng theo thứ tự vị thế đến thấp nhất là: tiểu thủ công – lao động giản đơn – nông dân, đây là những nhóm xã hội nghề nghiệp mang đặc trưng của sản xuất nông nghiệp truyền thống.
- Với ngành nghề nông nghiệp, ngành nghề nông nghiệp tuy có vai trò giảm sút trong cơ cấu nghề nghiệp và thu nhập của người lao động, những vẫn có ý nghĩa quan trọng không thể thiếu được trong sự phát triển.
- Xét theo nghĩa hẹp, ngành nông nghiệp bao gồm các ngành nghề cơ bản là trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
- Trong nền kinh tế nông nghiệp truyền thống, trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp, bởi vì sản phẩm của nó đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất cho đời sống nhân dân.
- Lao động có sự chuyển dịch từ nghề trồng trọt với thu nhập thấp hơn sang nghề chăn nuôi có thu nhập cao hơn “Trong thôn có một số hộ chăn nuôi lớn theo hình thức trang trại, một số hộ chăn nuôi theo hình thức gia trại tức là chăn nuôi trong gia.
- Bên cạnh đó vẫn còn một tỷ lệ lớn người lao động làm trong lĩnh vực trồng trọt.
- Do đó phải có biện pháp thúc đẩy lao động chuyển đổi nghề ngay trong ngành nông nghiệp, bởi vì hiện tại, địa phương đã cơ bản hoàn thiện việc thực hiện dồn điền đổi thửa, việc này sẽ làm năng suất lao động tăng do áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới và khi chỉ cần duy trì một diện tích đất nông nghiệp vừa đủ và ổn định thì chắc chắn chỉ cần một số lượng nhất định lao động làm nghề trồng trọt, số còn lại sẽ phải chuyển sang làm nghề chăn nuôi, thủy sản có giá trị gia tăng cao, năng suất cao hơn theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiện đại “Xã đang triển khai 4 dự án cây nông nghiệp chất lượng cao, khi tham gia vào các dự án này, người dân được đảm bảo công việc thường xuyên và thu nhập ổn định.
- Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thể hiện ở việc đa dạng hóa sản xuất, phát triển nông nghiệp toàn diện để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng lên của xã hội và phát triển ngành nghề phi nông nghiệp nhằm rút bớt lao động ra khỏi nông nghiệp, tăng năng suất lao động nông nghiệp và tăng thu nhập của hộ nông dân.
- Dưới tác động của những thay đổi này, người lao động có thể có thêm cơ hội thay đổi việc làm (chuyển đổi việc làm tự nguyện) hoặc người lao động có thể chịu sức ép buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp (chuyển đổi nghề nghiệp ép buộc).
- Qua những phân tích trên, chúng ta đã bàn về xu hướng chuyển đổi nghề của lao động trong gia đình theo ngành kinh tế trên một số bình diện khác nhau.
- Với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực theo hướng nâng cao chất lượng về lao động, cần phải có những quy hoạch hợp lý, phù hợp với thực tiễn chuyển đổi cơ cấu lao động nghề nghiệp trong gia đình.
- Các chủ trương, chính sách hiện hành của Nhà nước về lao động phải được thực hiện hiệu quả trong việc hỗ trợ đào tạo và tự đào tạo nghề.
- Muốn lao động nông nghiệp chuyển sang lao động công nghiệp phải phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, phát triển mạnh các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn.
- lao động nông nghiệp chuyển đổi sang các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phải duy trì, bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống đồng thời với du nhập các nghề mới,… Đây là cơ sở cho sự biến đổi nghề nghiệp theo hướng xã hội hiện đại và phát triển bền vững..
- Đào Thế Anh, Đào Thế Tuấn (2017), Đa dạng về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo vùng kinh tế ở Việt Nam..
- Bộ số liệu khảo sát của đề tài năm Sự chuyển đổi nghề nghiệp của lao động trong gia đình ở nước ta.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt