« Home « Kết quả tìm kiếm

Xã hội học xây dựng pháp luật


Tóm tắt Xem thử

- XÃ HỘI HỌC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT.
- Từ khóa: Xã hội học, xây dựng pháp luật..
- Xã hội học xây dựng pháp luật là một loại nghiên cứu pháp lý - xã hội.
- theo đó, xây dựng pháp luật được tiếp cận dưới góc độ là một hiện tượng xã hội, xem xét các khía cạnh, bản chất xã hội, các bảo đảm cơ sở xã hội học của xây dựng pháp luật, các yếu tố xã hội tác động đến xây dựng pháp luật, cơ chế xã hội của xây dựng pháp luật cũng như hiệu quả, sự tác động ngược trở lại của xây dựng pháp luật đối với đời sống xã hội..
- Bản chất xã hội của xây dựng pháp luật.
- Trước hết, xây dựng pháp luật (XDPL) chính là một loại thiết kế xã hội 1 , bao gồm việc dựng cho xã hội một “bản vẽ”, một bộ khung, mô hình, góp phần vào việc định hình, định hướng xã hội theo một hệ thống các quy ước nhất định.
- quy tắc của hành vi - để tác động vào các quan hệ xã hội, làm chúng đi theo đúng khuôn khổ mà xã hội mong muốn.
- 1 Võ Khánh Vinh, Xã hội học pháp luật - những vấn đề cơ bản, Nxb.
- XDPL xuất phát từ nhu cầu của xã hội, trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội..
- Nhu cầu điều chỉnh này, cùng các quyền, lợi ích, phần lớn trùng hợp với mong muốn của các cá nhân, các nhóm trong xã hội.
- “đón đầu”, “phòng ngừa” xã hội trong quá trình điều chỉnh, còn thể hiện sự định hướng xã hội..
- nhau trong xã hội.
- XDPL, đến lượt mình, cũng tác động trở lại mạnh mẽ đến các khía cạnh xã hội.
- Nó không chỉ là hoạt động chủ đạo góp phần tạo nên cơ sở pháp lý cho việc điều chỉnh, định hướng các quan hệ xã hội, mà còn là một hệ thống các thông tin xã hội tương ứng được thể hiện qua nội dung, cách thức điều chỉnh của các QPPL.
- XDPL góp phần quy phạm hóa các chuẩn mực xã hội khác như:.
- đạo đức, phong tục, tập quán, các quy tắc của tổ chức chính trị, xã hội, làm đa dạng cách thức và gia tăng hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội..
- Cơ chế xã hội của xây dựng pháp luật Khác với cơ chế pháp lý trong XDPL, luôn mang tính quyền lực nhà nước với các quy trình luật định, cơ chế xã hội trong XDPL có đặc thù riêng, là quá trình gắn với sự tham gia của các lực lượng xã hội, gồm công dân, nhóm, tổ chức, hội nghề nghiệp, các thành phần khác nhau của xã hội dân sự vào việc XDPL của Nhà nước..
- Cơ chế xã hội trong XDPL có thể xuất hiện ở giai đoạn này hay giai đoạn khác, hoặc lặp đi lặp lại trong các giai đoạn của quá trình XDPL.
- phản kháng, phản biện xã hội và giám sát xã hội trong XDPL..
- Từ thực tiễn, các thành phần xã hội nhận thức, đánh giá về trạng thái, tính chất, hiệu quả của các quy phạm pháp luật hiện hành trong khi điều chỉnh quan hệ xã hội..
- mâu thuẫn về lợi ích, mức độ thiếu tương thích trong đáp ứng nhu cầu xã hội, sự yếu kém về kỹ thuật lập pháp, sự biến động của các quan hệ xã hội hoặc đến từ những tình huống xã hội thuộc phạm vi quản lý của Nhà nước.
- Những tình huống xã hội xuất hiện lặp đi lặp lại, nhất là tình huống mang yếu tố không bình thường, không chỉ giúp cho việc nhận diện vấn đề mà còn cho thấy các lỗ hổng của pháp luật hiện hành, kéo theo nhu cầu phải sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan.
- Ở góc độ pháp lý, nhiều ý kiến cho rằng, để những tình huống xã hội dạng này ngày càng xuất hiện là do những bất cập về pháp luật.
- Gắn liền với nhận thức, hoạt động phản ánh sẽ diễn ra, nhằm tái hiện các vấn đề xã hội - pháp lý liên quan đến các đặc trưng, hệ quả xã hội hoặc tính chất của các QPPL,.
- Một biểu hiện phổ biến trong cơ chế nhận thức, phản ánh là dư luận xã hội.
- Dư luận xã hội là các ý kiến còn lại sau quá trình phân tích, đánh giá của các thành phần xã hội về những vấn đề mà họ cảm thấy có ý nghĩa hoặc động chạm đến lợi ích, giá trị chung..
- Thông qua dư luận xã hội, quá trình nhận biết, phản ánh trong XDPL của các thành phần xã hội được công khai, cập nhật..
- Sự tham gia trong XDPL là quá trình người dân, các lực lượng xã hội có thể góp phần hoạt động của mình vào xây dựng các quyết định, chính sách pháp luật có ảnh hưởng đến hành vi, các quyền và lợi ích của họ.
- Sự tham gia của xã hội vào XDPL thông thường đến từ các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp từ các văn bản QPPL, các đối tượng khác chịu sự tác động của các dự thảo văn bản QPPL, của các tổ chức xã hội, chuyên gia, hoặc từ các chủ thể khác trong tương quan với nhận thức, mức độ quan tâm của họ đến XDPL.
- Seidman, Nalin Abeyesekere, Soạn thảo luật pháp vì tiến bộ xã hội dân chủ, Nxb..
- 3 Xem Đặng Minh Tuấn, Nguyễn Thị Minh Hà, Thúc đẩy sự tham gia của người dân trong hoạt động XDPL ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cả cách tiếp cận dựa trên quyền con người, in trong sách “Sự tham gia của xã hội vào quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng trên thế giới và ở Việt Nam”, Nxb.
- Ở Việt Nam, sự tham gia của xã hội vào XDPL được ghi nhận tại Điều 28 Hiến pháp năm 2013, cụ thể hóa tại Điều 5 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 “bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL”.
- Cơ chế tham gia của xã hội vào XDPL không chỉ đảm bảo quyền của công dân, nhằm thu hút, phát huy năng lực sáng tạo của nhân dân mà còn gia tăng trách nhiệm của Nhà nước trong quá trình tạo ra các sản phẩm pháp luật đáp ứng nhu cầu xã hội, phục vụ con người 3.
- Phản biện, phản kháng xã hội: Phản biện xã hội trong XDPL là việc bày tỏ ý kiến một cách có hệ thống và có cơ sở khoa học đối với các chính sách, pháp luật ở những công đoạn nhất định của quá trình XDPL, là “nhận diện, tìm ra điểm đúng, sai, bất hợp lý của chính sách được đưa ra để giải quyết vấn đề phát sinh, từ đó có thể kiến nghị điều chỉnh hay thậm chí là hủy bỏ chính sách đó, đề xuất chính sách mới, phù hợp hơn để giải quyết vấn đề” 4 .
- Phản kháng xã hội trong XDPL có mục đích loại bỏ hoặc kiềm chế việc xây dựng hoặc ban hành những chính sách, pháp luật mà các chủ thể phản kháng thấy không hợp lý, không có ích cho xã hội, cộng đồng..
- Phản kháng và phản biện xã hội trong XDPL không hoàn toàn giống nhau, nhưng đều là những cách thức thể hiện thái độ, phản ứng tích cực của xã hội đối với các vấn đề liên quan đến XDPL, nhằm hướng tới chất lượng, hiệu quả của các sản phẩm lập pháp, lập quy..
- Giám sát xã hội trong XDPL là việc công dân, các thành phần xã hội, thông qua các cách thức được pháp luật quy định, tiến hành quan sát, theo dõi, kiểm tra hoạt động XDPL của các chủ thể có thẩm quyền xem có đúng đắn, hợp pháp, hợp lý, chất lượng, hiệu quả không.
- Các hình thức của cơ chế xã hội của XDPL có quan hệ mật thiết, tiếp nối, hòa trộn trong quá trình XDPL.
- Ở góc độ tích cực nhất, các cơ chế xã hội của XDPL là biểu hiện mạnh mẽ.
- 5 Võ Khánh Vinh, Xã hội học pháp luật - những vấn đề cơ bản, Nxb.
- 6 Võ Khánh Vinh, Xã hội học pháp luật - những vấn đề cơ bản, Nxb.
- Bảo đảm cơ sở xã hội học của xây dựng pháp luật.
- Bảo đảm cơ sở xã hội học của XDPL là những yếu tố làm cho XDPL chắc chắn được thực hiện, duy trì hoặc có đầy đủ những gì cần thiết để triển khai hiệu quả..
- “Trong xã hội học pháp luật, hoạt động thu thập và phân tích thông tin xã hội cần thiết cho việc soạn thảo có kết quả các QPPL được hiểu là cơ sở xã hội học của hoạt động XDPL” 5 .
- Nội dung bảo đảm cơ sở xã hội học trong XDPL gồm:.
- Thông tin xã hội học về chính sách pháp luật.
- Là một trong những chính sách công có vị trí quan trọng trong đời sống pháp lý, chính sách pháp luật là “chiến lược hoạt động của Nhà nước trong lĩnh vực điều chỉnh pháp luật, cũng như hoạt động phản ánh các lợi ích xã hội trong việc phân bổ lại các lĩnh vực ảnh hưởng của các điều chỉnh xã hội khác nhau” 6 .
- XDPL cần phải có các thông tin xã hội học về chính sách pháp luật vì, “chính sách là nội dung, văn bản pháp luật là vỏ bọc chứa đựng các chính sách đó dưới dạng ngôn ngữ và hình thức pháp lý” 7 .
- Thông tin xã hội học về chính sách pháp luật cơ bản đến từ quá trình phân tích chính sách.
- Thông tin xã hội học về hiệu quả của các QPPL hiện hành.
- Thông tin xã hội học về hiệu quả của QPPL hiện hành là toàn bộ các “kết quả như yêu cầu” của QPPL, những thông báo, dữ liệu thu nhận dưới góc độ xã hội về quá trình QPPL phát huy giá trị, vai trò của nó trong khi điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan..
- Các thông tin này có thể là: mức độ đáp ứng về mục tiêu, phạm vi, tính chất điều chỉnh các quan hệ xã hội trực tiếp của QPPL.
- những yêu cầu đặt ra cùng các giải pháp cụ thể để tiếp tục hoàn thiện QPPL, đáp ứng mục tiêu điều chỉnh xã hội.
- Thông tin xã hội học về hiệu quả của QPPL hiện hành cũng.
- Pripisnov được dẫn theo bài viết “Lợi ích và vai trò động lực của nó đối với sự phát triển xã hội - Phần I”, https://caphesach.wordpress.com loi-ich-va-vai-tro-dong-luc-cua-no-doi-voi-su-phat- trien-xa-hoi-phan-i/..
- Gnilickij được dẫn theo bài viết “Lợi ích và vai trò động lực của nó đối với sự phát triển xã hội - Phần I”, https://caphesach.wordpress.com loi-ich-va-vai-tro-dong-luc-cua-no-doi-voi-su-phat - trien-xa-hoi-phan-i/..
- Qua các thông tin về hiệu quả xã hội của QPPL hiện hành, các chủ thể xây dựng pháp luật có cơ sở thực tiễn để cân nhắc kỹ lưỡng việc ban hành QPPL liên quan..
- Thông tin xã hội học về nhu cầu và các lợi ích pháp lý - xã hội.
- Trong thực tế, có rất nhiều nhu cầu và các lợi ích pháp lý - xã hội với các tính chất và mức độ khác nhau cần phải được nhận thức trong quá trình XDPL.
- Việc xác định chính xác thông tin về nhu cầu và các lợi ích pháp lý - xã hội liên quan trong XDPL giúp cho việc lựa chọn được các nhu cầu, lợi ích mang tính ưu tiên, phù hợp với thực tiễn,.
- Để xác định được nhu cầu, lợi ích mang tính ưu tiên dẫn đến các ưu tiên trong XDPL, cần căn cứ vào các thông tin như: sự nghiêm trọng của vấn đề xã hội cần điều chỉnh, phạm vi những vấn đề xã hội được xác định ảnh hưởng đến dân chúng, ai nằm trong nhóm bị ảnh hưởng.
- tác động xã hội của các văn bản QPPL được đề xuất, ai được lợi, ai chịu thiệt và trong phạm vi nào 12.
- Thông tin xã hội học về nhu cầu và các lợi ích pháp lý - xã hội sẽ giúp các cơ quan xây dựng pháp luật sử dụng các dữ kiện thực tế để quyết định dành các nguồn lực cho dự luật nào và theo thứ tự ra sao..
- Thông tin xã hội học về cơ chế hoạt động pháp lý - xã hội của các QPPL được soạn thảo.
- Cơ chế hoạt động pháp lý - xã hội của các QPPL được soạn thảo là cách thức, quá trình các QPPL hiện thực hóa việc tác động đến các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh,.
- 11 Võ Khánh Vinh, Xã hội học pháp luật - những vấn đề cơ bản, Nxb.
- 14 Võ Khánh Vinh, Xã hội học pháp luật - những vấn đề cơ bản, Nxb.
- trong tương quan với các yếu tố tác động, điều kiện đảm bảo của xã hội và pháp luật..
- Cơ chế này là sự kết hợp giữa quá trình điều chỉnh xã hội của pháp luật, thông qua các yếu tố pháp lý đặc thù với quá trình tham gia của các thành phần, yếu tố xã hội khác..
- Thông tin xã hội học về cơ chế hoạt động pháp lý - xã hội của QPPL được soạn thảo cung cấp một họa đồ các công đoạn điều chỉnh pháp luật của QPPL trong xã hội, trong tương quan với quá trình điều chỉnh của các QPPL liên quan.
- Thông qua cơ chế hoạt động pháp lý - xã hội của QPPL được soạn thảo, tác động của các yếu tố như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, các quy phạm xã hội khác như đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo cũng được xem xét.
- Việc phân tích thực trạng và tìm lời giải cho mối tương quan giữa các yếu tố pháp lý với các yếu tố xã hội, giữa các quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội như đạo đức, tập quán cũng sẽ giúp thúc đẩy hay cản trở việc đạt được những mục đích, yêu cầu của pháp luật trong tương lai..
- Thông tin dự báo về hiệu quả, tác động xã hội của QPPL sẽ được ban hành.
- tính chất dự đoán tương lai, dự đoán những thay đổi tiếp theo của trạng thái hiện có, nhưng dự báo về hiệu quả, tác động xã hội của QPPL sẽ được ban hành được xem là một trong những đảm bảo quan trọng của XDPL.
- Bởi lẽ, nó cung cấp các thông tin mang tính báo trước về tình hình hiệu quả, tác động xã hội của QPPL sẽ được ban hành có nhiều khả năng sẽ xảy ra, dựa trên cơ sở những số liệu, những thông tin đã có..
- tác động của QPPL với các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh cùng tương quan với hệ thống các QPPL liên quan.
- mức độ trật tự và sự ổn định của các quan hệ xã hội sau khi được điều chỉnh.
- tình trạng pháp chế trong đời sống xã hội.
- những hiện tượng và các quá trình khác của đời sống xã hội có thể xảy ra khi chịu sự tác động của pháp luật và quá trình điều chỉnh pháp luật....
- 15 Võ Khánh Vinh, Xã hội học pháp luật - những vấn đề cơ bản, Nxb.
- Cụ thể hơn, chính trị thể hiện qua chủ trương, chính sách của đảng cầm quyền, là cơ sở tư tưởng cho quá trình thể chế hóa hành pháp luật của Nhà nước, cung cấp những định hướng phát triển cho các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội..
- Nó chi phối nhận thức, thái độ, kỹ năng của chủ thể có thẩm quyền, đồng thời tác động đến mức độ quan tâm, tham gia của các chủ thể khác trong xã hội vào quá trình kiểm tra, giám sát, đóng góp ý kiến trong XDPL.
- Năng lực XDPL là yếu tố tác động mang tính quyết định đối với chất lượng của các văn bản QPPL được ban hành, bởi nó trực tiếp biến các chính sách, chủ trương, định hướng chính trị, mong muốn, nhu cầu của xã hội.
- Dư luận xã hội là yếu tố để các lực lượng xã hội thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề xã hội, trong đó có hoạt động XDPL..
- Dư luận xã hội góp phần tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ, thể hiện ý chí, mở rộng nền dân chủ xã hội, tích cực tham gia vào quá trình XDPL.
- Dư luận xã hội cũng là nguồn thông tin phản hồi có ý nghĩa quan trọng và thiết thực với XDPL, bởi mọi vướng mắc, thiếu hụt, khe hở của pháp luật đều có thể được nhận diện qua dư luận, từ đó giúp chủ thể có thẩm quyền ra các văn bản, quyết định phù hợp lòng dân.
- Dư luận xã hội cũng có sức mạnh to lớn trong việc định hướng, điều chỉnh hành vi của các thành viên trong xã hội, trong đó có hành vi của các chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động XDPL, để các chủ thể này lắng nghe dư luận một cách nghiêm túc, có những phân tích khoa học để rút ra được những kết luận chính xác về thực trạng các quan hệ xã hội đang cần có pháp luật điều chỉnh 16.
- 16 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Xã hội học pháp luật, Nxb.
- Việc xem xét, nghiên cứu các yếu tố tác động đến XDPL là một khía cạnh quan trọng của các nghiên cứu pháp lý xã hội thuộc lĩnh vực XDPL.
- Nó giúp việc nhận diện mức độ, tính chất tác động, ảnh hưởng của các nhân tố xã hội, đồng thời phản ảnh nhu cầu của xã hội đối với quá trình điều chỉnh các lĩnh vực quan hệ xã hội nhất định.
- Tác động xã hội của xây dựng pháp luật Như đã trình bày, XDPL chính là một loại thiết kế xã hội, XDPL trước hết là việc quy phạm hóa các hành vi mang tính điển hình, phổ biến của các chủ thể trong xã hội vào phạm vi điều chỉnh của pháp luật.
- Từ đó, tạo ra một khung khổ pháp lý cho các quan hệ xã hội vận hành theo đúng mong muốn của Nhà nước và cộng đồng xã hội, tạo tiền đề cho một xã hội trật tự, ổn định, phát triển.
- XDPL cũng là hoạt động tạo nên sự kết nối giữa các thành viên trong quá trình tham gia vào các cơ chế xã hội - pháp lý của XDPL.
- Sự kết nối có thể qua việc cùng tạo nên dư luận xã hội về một vấn đề nhất định mà cộng đồng quan tâm, cũng có thể qua việc đóng góp ý kiến, tham gia, phản biện, phản kháng hoặc kiểm tra, giám sát quá trình XDPL của các chủ thể có thẩm quyền.
- XDPL vì vậy, có tác dụng tạo ra những liên kết và đồng thuận xã hội giữa các thành viên..
- Thông qua chức năng này, lập pháp phản ánh dư luận xã hội về nhiều vấn đề khác nhau.
- Seidman, Nalin Abeyesekere, Soạn thảo Luật pháp vì tiến bộ xã hội dân chủ, Nxb..
- Thông qua XDPL, người dân, các lực lượng khác nhau trong xã hội thể hiện quan điểm, nhu cầu, nguyện vọng của mình, cũng chính là những yêu cầu đối với Nhà nước trong quá trình hiện thực hóa các quyền mà nhân dân giao phó.
- Như vậy, xã hội học XDPL là loại nghiên cứu pháp lý - xã hội nhằm nhận thức hoạt động XDPL một cách sống động nhất, gắn liền với hơi thở của xã hội.
- Thông qua những khía cạnh xã hội trong hoạt động XDPL, vai trò của các thành phần xã hội ngày càng được nhìn nhận trong quá trình XDPL.
- đồng thời, hoạt động XDPL lập pháp được đảm bảo bởi cơ sở xã hội vững chắc góp phần nâng cao chất lượng, tính khả thi của các văn bản QPPL trong thực tiễn

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt