« Home « Kết quả tìm kiếm

Xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ


Tóm tắt Xem thử

- XUNG ĐỘT LỢI ÍCH TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.
- Từ khóa: Xung đột lợi ích.
- công vụ.
- tham nhũng..
- Xung đột lợi ích tồn tại phổ biến trong đời sống xã hội, chịu sự điều chỉnh của nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, cả luật công và luật tư.
- Trong hoạt động công vụ, xung đột lợi ích có thể làm tổn hại đến sự vô tư, công bằng và liêm chính của người thực thi công vụ.
- Trong cuộc sống, chúng ta chứng kiến nhiều tình huống có sự đối lập hoặc bất đồng giữa các lợi ích khác nhau.
- Trong những tình huống này, chủ thể liên quan không thể đồng thời thỏa mãn cả hai lợi ích.
- Điều này làm phát sinh lo ngại rằng, lợi ích này tổn hại lợi ích kia, dù có thể thiệt hại không diễn ra trên thực tế.
- Ví dụ như luật sư bảo vệ cho các khách hàng có lợi ích đối lập nhau.
- thẩm phán có lợi ích liên quan đến vụ việc mà người này xét xử.
- một bác sĩ kê đơn thuốc không phải vì lợi ích của người bệnh (dựa vào hiệu quả điều trị và chi phí) mà dựa vào lợi ích (phần trăm) do nhà sản xuất cung cấp thuốc mang lại.
- hoặc một đại biểu dân cử có lợi ích riêng liên quan tới quyết định mà người này đưa ra.
- người quản lý một công ty có lợi ích cá nhân trong hợp đồng do chính công ty đó ký kết.
- Xung đột lợi ích phổ biến trong cuộc sống, vì mỗi cá nhân đều có những lợi ích hợp pháp và đan xen trong các mối quan hệ xã hội ngày càng đa dạng..
- Quan niệm về xung đột lợi ích.
- Hiểu một cách chung nhất thì xung đột lợi ích là “tình huống mà một người thấy lợi ích cá nhân của mình xung đột với lợi ích khác mà mình phải chịu trách nhiệm” 1.
- Nói cách khác, xung đột lợi ích nảy sinh.
- “khi lợi ích cá nhân của một người đối lập với một lợi ích khác mà người này có trách nhiệm bảo vệ” 2 .
- Lợi ích có thể được hiểu một cách khái quát nhất là những tiện ích về mặt vật chất hoặc tinh thần, có được ở thời điểm hiện tại hoặc tương lại mà một người có thể có được từ một tình huống.
- Cũng theo hướng này, tác giả Dominique Schmidt cho rằng, xung đột lợi ích là “tình huống trong đó có một lợi ích cần được bảo vệ căn cứ vào một thẩm quyền hay quyền hạn được giao, nhưng lợi ích này bị hy sinh vì một lợi ích khác đối lập” 3 .
- Giáo sư người Pháp Joël Moret-Bailly đưa ra định nghĩa tổng quát về xung đột lợi ích như sau: “Xung đột lợi ích là tình huống mà một người đảm trách một lợi ích khác với lợi ích riêng của người này nhưng không hành động hoặc bị nghi ngờ không hành động, với sự trung thành và vô tư để bảo vệ lợi ích mà mình được giao phó, với mục đích ưu ái cho lợi ích cá nhân của mình hoặc bên thứ ba” 4.
- Một cách khái quát nhất, xung đột lợi ích là một tình huống mà trong đó, lợi ích cá nhân của một người đối lập với những nghĩa vụ mà người này gánh vác và phải có trách nhiệm bảo vệ..
- Xung đột lợi ích tồn tại trong các mối quan hệ theo chiều dọc (quan hệ có tính thứ bậc).
- Ví dụ như xung đột lợi ích trong hoạt động của công chức, viên chức chịu trách nhiệm bảo vệ lợi ích công.
- đột lợi ích cũng diễn ra trong mối quan hệ theo chiều ngang, tức trong quan hệ mang tính chất hợp tác giữa những người có địa vị xã hội và quyền lực mang tính tương đương, ví dụ như chuyên gia y tế, bác sĩ với bệnh nhân, giữa luật sư và khách hàng….
- Theo học giả Mustapha Mekki, xung đột lợi ích có thể được phân thành 3 điển hình loại sau 5.
- Thứ nhất, xung đột liên quan đến người được giao quyền lực: quyền lực được định nghĩa là ưu quyền được trao cho một người và người này phải thực hiện vì lợi ích của chủ thể khác (điển hình của loại xung đột này liên quan đến lĩnh vực công vụ)..
- Thứ hai, xung đột liên quan đến những chủ thể được giao nhiệm vụ “trọng tài”:.
- Thứ ba, xung đột liên quan đến những người được trao nhiệm vụ đánh giá với tư cách là chuyên gia pháp lý, tài chính, kế toán hay khoa học..
- Trên thực tế, bên cạnh xung đột lợi ích trong lĩnh vực công, còn tồn tại xung đột lợi ích trong lĩnh vực tư.
- Ví dụ như những trường hợp xung đột lợi ích trong quan hệ công ty như: giao dịch có nguy cơ tư lợi giữa người quản lý công ty với công ty, sử dụng tài sản, thông tin mật và cơ hội của công ty cho mục đích cá nhân, cạnh tranh với công ty… 6.
- Xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ.
- Hiện có nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ 7 .
- Theo đó, “xung đột lợi ích là xung đột giữa nhiệm vụ công và lợi ích cá nhân của viên chức nhà nước mà lợi ích cá nhân của viên chức đó có thể ảnh hưởng không thích hợp đến cách người này thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm của họ” 8 .
- Định nghĩa này chỉ ra bản chất của xung đột lợi ích là lợi ích cá nhân công chức với trách nhiệm và nghĩa vụ công của họ.
- Theo chúng tôi, đây là định nghĩa toàn diện và dễ hiểu về xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ.
- Tuy nhiên, không phải mọi tình huống căng thẳng hoặc xung đột giữa các lợi ích đều cấu thành “xung đột lợi ích”.
- Đây cũng là những “xung đột lợi ích” mà quyền lực chính trị phải tìm cách dung hòa và đưa ra lựa chọn, nhưng không phải là xung đột lợi ích trong công.
- 7 Phạm Thị Huệ, Kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ nhằm phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Nxb.
- Bởi vì, xung đột lợi ích trong lĩnh vực công vụ là tình huống có sự xung đột giữa lợi ích riêng của một cá nhân với lợi ích công của một tổ chức, thiết chế mà cá nhân này làm việc.
- Và vấn đề xung đột lợi ích chỉ đặt ra khi lợi ích tư đe dọa lợi ích công, chứ không phải trong trường hợp ngược lại 9 .
- Nói cách khác, xung đột lợi ích liên quan đến sự ảnh hưởng, tác động không thích hợp, không thỏa đáng của lợi ích tư (cá nhân) tới việc thực thi quyền lực công..
- Ảnh hưởng không thích hợp, không thỏa đáng (influence improperly) được giải thích trong “Khuyến nghị về Hướng dẫn để quản lý xung đột lợi ích trong lĩnh vực công” 10 của OECD.
- Theo đó, đây là những ảnh hưởng tiêu cực đến tính hợp pháp (legitimacy), vô tư (impartiality) và công bằng (fairness) của người công chức trong việc ra quyết định công, làm sai lệch chế độ pháp quyền, xây dựng, áp dụng chính sách, hoạt động của thị trường và phân bổ nguồn lực công..
- Tại Việt Nam, định nghĩa về xung đột lợi ích được thể hiện trong khoản 8 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018: “Xung đột lợi ích là tình huống mà.
- trong đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn hoặc của người thân thích của họ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ”..
- Tuy nhiên, định nghĩa này chưa làm toát ra được lý do (cơ sở) cần phải kiểm soát xung đột là xung đột này sẽ “tác động tiêu cực” đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người thực hiện công vụ.
- “Tác động tiêu cực” tới tính vô tư, khách quan của hoạt động công cụ cũng là điểm được chỉ ra trong “Khuyến nghị của Hội đồng bộ trưởng Liên minh châu Âu về quy tắc ứng xử của nhân viên công vụ” 11 .
- Theo đó, xung đột lợi ích là “tình huống mà một viên chức nhà nước có lợi ích cá nhân ảnh hưởng hoặc sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện công bằng, vô tư và khách quan các nhiệm vụ của họ” 12 .
- Xung đột lợi ích là tình huống mà không phải là hành vi 13 , cho nên không phải mọi tình huống xung đột lợi ích đều vi phạm pháp luật và đều có thể truy cứu trách nhiệm 14 .
- Trong mối tương quan với hành vi tham nhũng, không phải mọi tình huống xung đột lợi ích đều gắn liền với tham nhũng, mà tùy thuộc vào cách thức, thái độ hành xử của người thực thi công vụ liên quan, đặc biệt.
- 14 Xung đột phải ở một mức độ đủ lớn, có thể ảnh hưởng đến tính đúng đắn, liêm chính, vô tư, công bằng của hoạt động công vụ..
- 15 03 nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hoạt động dịch vụ công là đảm bảo tính liên tục, bình đẳng, tính có thể thay đổi.
- là căn cứ về tính vô tư, khách quan của người công chức khi thực thi công vụ..
- Cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện công vụ luôn nhân danh Nhà nước, bảo vệ lợi ích chung.
- Vì thế, bảo đảm sự vô tư, khách quan, không thiên vị là nghĩa vụ căn bản nhất của người thực thi công vụ.
- Chỉ có sự khách quan, vô tư, không thiên vị trong hoạt động công vụ thì mới bảo đảm sự bình đẳng của người dân khi tiếp cận các dịch vụ công 15 .
- Đây cũng là căn cứ đánh giá trách nhiệm công chức trong các vụ việc có xung đột lợi ích..
- Bản chất của xung đột lợi ích: Xâm hại tới tính liêm chính, vô tư của hoạt động công vụ.
- Nếu như xung đột lợi ích trong lĩnh vực luật tư làm tổn hại tới nguyên tắc trung thành (loyalty) trong quan hệ giữa một pháp nhân và người được giao quyền, thì trong lĩnh vực cộng vụ, xung đột lợi ích có thể làm tổn hại đến nguyên tắc đảm bảo tính vô tư trong hoạt động công 16.
- Tại nhiều quốc gia trên thế giới, đảm bảo sự vô tư là nguyên tắc cơ bản áp dụng cho mọi hoạt động công vụ, cho mọi nhân viên công quyền 17 .
- Bởi vì, hoạt động công.
- vụ là hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Hoạt động đó tác động đến mọi chủ thể trong xã hội và hoạt động đó sử dụng nguồn lực của toàn xã hội (thông qua nguồn thu từ thuế) nhằm mục đích mang lại lợi ích chung của xã hội.
- Do vậy, tiêu chí đặt lên hàng đầu là sự công bằng, vô tư trong hoạt động này để bảo vệ và tôn trọng quyền của các chủ thể khác nhau trong xã hội.
- Cho nên, để đảm bảo tính đúng đắn, công bằng, liêm chính trong hoạt động công vụ, mọi nguyên tắc hoạt động, trình tự, thủ tục, thẩm quyền tiến hành hoạt động này đều được pháp luật định trước một cách chặt chẽ.
- Tình huống xung đột lợi ích xuất hiện sẽ khiến chủ thể thực thi công vụ có thể vì lợi ích của riêng mình mà bỏ qua những nguyên tắc chung..
- Và chính vì thế, quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể khác sẽ không được bảo vệ 18 .
- Nói cách khác, xung đột lợi ích có thể xâm hại đến tính vì lợi ích chung của hoạt động công vụ, vì nó phá vỡ sự liêm chính, công bằng, vô tư của người thực thi công vụ.
- 18 Phạm Thị Huệ, Kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ nhằm phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Sđd, tr.
- 19 Phạm Thị Huệ, Kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ nhằm phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Sđd, tr.
- phạm hành vi đạo đức của nhân viên làm trong các cơ quan hành chính, xét duyệt các quy tắc phụ về hành vi đạo đức do các ban, ngành hành chính đặt ra, giám sát tình hình thi hành khai báo tài sản công khai và bí mật của các quan chức chính quyền, và thẩm tra lý lịch những quan chức được Tổng thống bổ nhiệm xem họ có xung đột lợi ích kinh tế (với chính quyền) hay không..
- Về cơ bản, tính vô tư, công bằng trong công vụ đòi hỏi chủ thể thực thi công vụ không được để yếu tố cá nhân tác động tới công việc do mình xử lý, và hoạt động thực thi công vụ của những người này không được tạo ra ghi ngờ có thành kiến hoặc định kiến khi thực hiện nhiệm vụ 20.
- Xuất phát từ tầm quan trọng của sự liêm chính, công bằng, vô tư trong hoạt động công vụ, một số quốc gia đã hiến định nguyên tắc vô tư, công bằng của hoạt động công vụ.
- tính vô tư, không thiên vị trong thực thi công vụ” 24 .
- Theo đó, các cơ quan công sở được tổ chức theo quy định của pháp luật, bảo đảm hiệu quả, công bằng, không thiên vị trong hoạt động.
- Điều 8 Bộ luật về đạo đức nghề nghiệp của công chức ngày của nước này 26 đưa ra định nghĩa về tính vô tư trong hoạt động công vụ..
- Xung đột lợi ích và tham nhũng là hai khái niệm khác nhau, nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Đôi khi có xung đột lợi ích ở nơi không có tham nhũng và ngược lại 27 .
- Ví dụ, một viên chức nhà nước tham gia vào việc ra quyết định trong một vụ việc mà người này có lợi ích cá nhân nhưng vẫn có thể hành động một cách đúng đắn, liêm chính và tuân thủ pháp luật thì sẽ không có tham nhũng, hay một quan chức nhận hối lộ (tham nhũng) để đưa ra quyết định dù không có bất kỳ xung đột lợi ích nào liên quan đến vụ việc..
- trong khi đó, xung đột lợi ích chỉ dừng lại ở các tình huống.
- 28 Phạm Thị Huệ, Kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ nhằm phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Sđd, tr.
- tình huống xung đột lợi ích có thể dẫn đến hành vi tham nhũng hay không còn tùy thuộc vào cách hành xử của người thực thi công vụ.
- Nếu cán bộ, công chức, viên chức ở tình huống xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ lựa chọn hành động vì lợi ích cá nhân của mình và làm tổn hại tới lợi ích chung thì xung đột lợi ích sẽ chuyển từ tình huống (nguy cơ nảy sinh hành vi tham nhũng) sang hành vi tham nhũng.
- Ngược lại, trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức lựa chọn hành động vì lợi ích chung thì xung đột lợi ích không dẫn tới hành vi tham nhũng 28 .
- Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, tham nhũng sẽ xuất hiện khi lợi ích cá nhân của người thực thi công vụ ảnh hưởng tiêu cực đến tính liêm chính, hiệu quả hoạt động công vụ.
- Chính vì thế, OECD cho rằng, phòng ngừa xung đột lợi ích là một phần của chính sách phòng, chống tham nhũng 29 .
- bởi vì, kiểm soát xung đột lợi ích là một công cụ để tạo dựng khu vực công liêm chính - nền tảng để phòng ngừa tham nhũng hiệu quả

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt