« Home « Kết quả tìm kiếm

Kinh nghiệm quốc tế về các công cụ chính sách huy động nguồn lực tư nhân cho giảm phát thải khí nhà kính


Tóm tắt Xem thử

- Kinh nghiệm quốc tế về các công cụ chính sách huy động nguồn lực tư nhân cho giảm phát thải khí nhà kính.
- Tóm tắt: Giảm phát thải khí nhà kính (KNK) nhằm giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới mức 2°C trong thế kỷ này đã được xác định là nhiệm vụ chung của toàn thế giới tại Thỏa thuận Paris 2015.
- Trên thực tế, bên cạnh nguồn lực nhà nước, khu vực tư nhân tại nhiều quốc gia đã nổi lên trở thành động lực chính trong nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính trong khoảng hai thập kỷ gần đây.
- Bài viết này phân tích bản chất của việc huy động nguồn lực tư nhân cho giảm phát thải khí nhà kính và lý giải cho xu hướng kể trên.
- Từ khóa: Kinh nghiệm quốc tế, huy động nguồn lực tư nhân, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó biến đổi khí hậu..
- Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, Việt Nam đã trở thành nước có cường độ phát thải KNK trên một đơn vị GDP cao, xếp thứ hai khu vực Đông Á Thái Bình Dương và chỉ sau Trung Quốc [1].
- Xét về lượng phát thải tuyệt đối, hiện Việt Nam cũng đứng thứ 30/220 quốc gia trên thế giới, thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Thái Lan) [2].
- Đặc biệt, tốc độ phát thải KNK của nước ta theo dự đoán vẫn đang tăng nhanh [3].
- Ngân Hàng Thế Giới cho rằng nếu không có các biện pháp tích cực, tổng phát thải KNK của Việt Nam năm 2030 sẽ bằng 5 lần của năm 2010, tới mức 1,12 tỉ tấn CO2e/năm.
- Trước tình hình đó, Việt Nam đã sớm tham gia cùng các nước trên thế giới trong nỗ lực giảm phát thải KNK, nhằm kìm giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới mức 2°C trong thế kỷ này.
- và đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm tổng lượng phát thải KNK khoảng 9% so với kịch bản nền BAU, tương đương 83,9 triệu tấn CO2 quy đổi.
- Để giảm phát thải KNK từ kịch bản phát triển thông thường (BAU) sang kịch bản phát thải các-bon thấp (LCD), ước tính Việt Nam cần khoảng 2 tỷ USD mỗi năm trong giai đoạn chiếm khoảng 1,0%.
- Hơn nữa, kinh phí cho hoạt động giảm phát thải KNK chỉ chiếm một phần nhỏ trong đó, vì phần lớn kinh phí phân bổ cho hoạt động ứng phó với BĐKH tập trung chủ yếu vào các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn để tăng cường năng lực chống chịu và thích ứng.
- Đặc biệt, trong khi hoạt động phát triển kinh tế đang nhận được rất nhiều nguồn lực khác nhau, hoạt động giảm phát thải KNK vẫn dựa khá nhiều vào nguồn lực nhà nước và từ các khoản vay/viện trợ nước ngoài (chủ yếu thông qua Hỗ trợ phát triển chính thức [ODA]) [6].
- Vì vậy, bài viết này nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế về huy động nguồn lực trong khu vực tư nhân để giảm phát thải KNK, nhằm cung cấp thêm các gợi ý chính sách cho việc đa dạng hóa nguồn lực cho công tác này tại Việt Nam..
- Bản chất của việc huy động nguồn lực tư nhân cho giảm phát thải khí nhà kính.
- Hiện nay, khái niệm tư nhân tham gia bảo vệ môi trường nói chung và giảm phát thải KNK nói riêng không chỉ là đầu tư cho bảo vệ môi trường hay giảm phát thải KNK của chính doanh nghiệp mình mà còn bao gồm cả việc các doanh nghiệp tư nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực giúp giảm phát thải KNK như lĩnh vực hấp thụ và lưu giữ các-bon (Carbon capture &.
- Tuy nhiên, bài viết này chỉ tập trung phân tích các công cụ chính sách nhằm thúc đẩy khu vực tư nhân tham gia giảm phát thải KNK, hơn là đi sâu phân tích từng loại nguồn lực.
- Việc tư nhân tham gia giảm phát thải KNK đang là một xu hướng trên thế giới.
- Từ đầu thập niên 2010, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD đã khẳng định rằng những nỗ lực hiện tại để giảm phát thải KNK vẫn chưa đủ để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 2 o C so với giai đoạn tiền công nghiệp [10].
- Cụ thể, năm 2011, khu vực tư nhân đóng góp 55 tỷ USD (chiếm 56,7% tổng dòng tài chính khí hậu toàn cầu) [11].
- Do vậy, việc huy động khu vực tư nhân còn giúp nâng cao hiệu quả thực hiện..
- Tuy nhiên, để khu vực tư nhân có thể phát huy được những phẩm chất của mình và trở thành động lực chính trong nỗ lực giảm phát thải KNK thì cần có sự can thiệp của nhà nước.
- Phần sau đây sẽ tổng hợp và phân tích sâu kinh nghiệm quốc tế về các biện pháp của nhà nước nhằm huy động nguồn lực này cho giảm phát thải KNK..
- Các chính sách huy động nguồn lực tư nhân trong giảm phát thải khí nhà kính trên thế giới.
- Hiện nay, các công cụ chính sách (Policy instruments) trong giảm phát thải KNK rất đa dạng.
- Cách thức và mức độ áp dụng của các công cụ này cũng có thể khác nhau, tuỳ thuộc đặc điểm của từng quốc gia.
- (ii) Nhóm công cụ kinh tế.
- Trên thực tế, các nhóm công cụ chính sách không chỉ giúp huy động nguồn lực tư nhân cho giảm phát thải KNK mà còn có tác dụng rộng hơn là thúc đẩy hoạt động giảm phát thải KNK nói chung, hay nói cách khác là huy động mọi nguồn lực trong xã hội.
- Ví dụ, khi các mức chuẩn phát thải (mệnh lệnh-kiểm soát) được áp dụng thì mọi đối tượng quy định đều sẽ phải tìm cách giảm phát thải, không chỉ là khu vực tư nhân..
- Như vậy, bản chất của các công cụ chính sách là phát huy vai trò của nhà nước để tạo động lực thúc đẩy toàn xã hội thực hiện giảm phát thải KNK..
- Bảng 1 trình bày tổng hợp các công cụ theo các nhóm chính sách.
- Các công cụ chính sách nhằm thúc đẩy giảm phát thải khí nhà kính Nhóm công cụ.
- Tiêu chuẩn môi trường hoặc tiêu chuẩn phát thải.
- Nhóm công cụ.
- Phí đăng ký phương tiện cơ giới (Vehicle registration fee), Phí đường bộ (Road Toll) có tính đến yếu tố phát thải.
- Giấy phép/chứng chỉ có thể chuyển nhượng: Cơ chế mua bán khí thải/Cơ chế giao dịch khí phát thải (Emission Trading System-ETS).
- Các công cụ kinh tế khác: Chương trình dán nhãn cho các tòa nhà “xanh”.
- Tự nguyện áp dụng các tiêu chuẩn bền vững nội bộ và tham gia vào các chiến dịch giảm phát thải.
- Đối tác giảm phát thải..
- Thiết lập các nền tảng, mạng lưới chia sẻ thông tin và kinh nghiệm giảm phát thải.
- Ban hành các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về giảm phát thải KNK..
- Báo cáo phát thải KNK của doanh nghiệp (Corporate Greenhouse Gas Emission Reporting).
- Đặc biệt, khi đề cập tới việc thúc đẩy khu vực tư nhân, một số công cụ tỏ ra nổi bật hơn và thường được nhắc đến là: thuế các-bon, ETS, biểu giá hỗ trợ FIT (tiêu biểu là giá FIT với năng lượng tái tạo), ưu đãi thuế cho nghiên cứu và phát triển (R&D), tín dụng xanh,… Về điểm này, Stadelmann và cộng sự [21] đã lý giải rằng đối với khu vực tư nhân, các công cụ chính sách không chỉ tạo động lực mà còn cần giúp giảm chi phí gia tăng (Incremental cost reduction) và giảm rủi ro (Risk reduction) cho doanh nghiệp khi thực hiện giảm phát thải KNK.
- chi phí gia tăng là bởi nhiều biện pháp giảm phát thải KNK đòi hỏi thay đổi về công nghệ, dây chuyền, thiết bị, tổ chức sản xuất… dẫn đến phát sinh chi phí.
- Ngoài ra, các khoản đầu tư cho giảm phát thải KNK thường có rủi ro đầu tư cao (do lĩnh vực mới, kinh nghiệm hạn chế, thị trường chưa phát triển) và tính thanh khoản của các dòng tài chính thấp, đặc biệt là tại các nước đang phát triển.
- Vì vậy, công cụ nào có thể tháo gỡ được các rào cản trên sẽ cho thấy hiệu quả cao trong việc huy động khu vực tư nhân.
- đây sẽ trình bày riêng về các công cụ nổi bật có thể làm được điều này..
- Thứ nhất, nếu chỉ xét riêng tác dụng huy động nguồn lực của khu vực tư nhân, hiện nay các công cụ dựa trên định giá các-bon (như thuế các-bon, ETS.
- được đánh giá cao hơn cả, vì không chỉ giúp giảm phát thải KNK với chi phí thấp nhất mà còn tránh tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nước [21].
- Cụ thể, thuế các-bon đặt ra một mức thuế dựa trên chi phí xã hội trên một đơn vị phát thải KNK (đơn vị USD/tấn CO2 quy đổi).
- còn ETS là đặt ra một mức giới hạn tín chỉ phát thải và cho phép mua bán các tín chỉ đó..
- Như vậy, các doanh nghiệp có chi phí giảm phát thải cao có thể mua tín chỉ của doanh nghiệp khác có chi phí giảm phát thải thấp hơn (tham gia thị trường các-bon), hoặc cân nhắc thay thế đầu vào là năng lượng hóa thạch bằng các nguồn năng lượng tái tạo (từ đó giảm thuế các-bon phải đóng).
- Đặc biệt, hai công cụ này có thể được sử dụng đồng thời.
- biệt, công cụ này gửi tín hiệu về giá cho các doanh nghiệp, tạo động lực cho họ thay đổi hành vi theo hướng phát triển các công nghệ sạch hơn và giảm phát thải hơn.
- Tuy nhiên, khi áp dụng công cụ thuế các-bon cần lưu ý một số điểm sau..
- Một là khi thiết lập các mức thuế cần phải đảm bảo rằng các mức thuế đủ cao để có thể tạo ra các tác động thay đổi hành vi phát thải KNK của doanh nghiệp.
- Trade) 1 và được kỳ vọng giúp giải quyết nhược điểm lớn nhất của thuế các-bon là khó thiết lập được mức thuế tối ưu, đặc biệt khi thiếu thông tin và không xác định được chi phí xã hội của một đơn vị phát thải KNK.
- của Châu Âu được hình thành vào năm 2005 thì việc giảm phát thải KNK ở lục địa này đã diễn ra sôi động hơn hẳn, đặc biệt thu hút được rất nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia [25].
- Mặc dù xuất hiện sau nhưng tới nay công cụ mua bán phát thải đã được áp dụng phổ biến hơn cả thuế các-bon [26].
- Nhận thấy lợi ích của giá các-bon và dự đoán các quy định trong tương lai, nhiều doanh nghiệp cũng đã đặt giá các-bon nội bộ cho doanh nghiệp mình và lên kế hoạch giảm phát thải [29]..
- Ngoài ra, một số sáng kiến giảm phát thải KNK khác như chứng chỉ năng lượng tái tạo- REC (còn gọi là chứng chỉ xanh) hay chứng chỉ hiệu quả năng lượng-EEC (còn gọi là chứng chỉ trắng) cũng được áp dụng khá hiệu quả tại một số quốc gia như Ấn Độ, Anh, Thụy Điển, Italia..
- Credit) cũng được một số quốc gia áp dụng, như Hàn Quốc với chương trình giảm phát thải tự nguyện (KCE).
- Theo đó, người gây ô nhiễm có thể tạo ra các tín chỉ bằng cách giảm lượng khí thải dưới mức cơ sở, thường chính là mức phát thải của năm trước.
- Tại Trung Quốc, cơ chế thuế ưu đãi cho R&D kết hợp với các Quỹ Khen thưởng tiết kiệm năng lượng, Quỹ Phát triển năng lượng tái tạo được coi là các chương trình trọng tâm của chính phủ, nhằm khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân trong giảm phát thải KNK [18]..
- Thứ ba, xét về khả năng giảm rủi ro, một số công cụ gần đây cho thấy hiệu quả cao và do đó thu hút được sự tham gia của khu vực tư nhân là:.
- Vì vậy, các công cụ hỗ trợ tài chính như bảo lãnh, bảo hiểm, các cơ chế cho vay dài hạn và các cơ chế tăng cường tín dụng,… được các quốc gia đặc biệt coi trọng, bởi không chỉ giúp giảm rủi ro mà còn tạo nguồn tài chính cho doanh nghiệp thực hiện giảm phát thải KNK và đặc biệt.
- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các công cụ hỗ trợ tài chính này chỉ có thể áp dụng hiệu quả trên nền tảng các định chế tài chính vững mạnh [32].
- Việc các quốc gia tham gia vào các quỹ quốc tế (như Quỹ môi trường toàn cầu – GEF, hay Quỹ Khí hậu xanh – GCF) cũng giúp gia tăng nguồn tài chính ưu đãi và từ đó giảm rủi ro cho các dự án giảm phát thải KNK..
- Ở các nước như Úc, Canada, Đức, Hà Lan, Nhật Bản và Hoa Kỳ, chính phủ coi VAs là các công cụ trọng tâm để huy động doanh nghiệp tư nhân, thông qua một số hình thức đối tác giảm phát thải.
- với nội dung chủ yếu là giảm phát thải [35].
- Hà Lan sử dụng kết hợp VAs với các công cụ hỗ trợ tài chính và giấy phép môi trường để hạn chế phát thải KNK, và nhờ vậy đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia đăng ký “thang điểm về hiệu quả năng lượng” và các “thỏa thuận dài hạn” về giảm phát thải với chính phủ.
- Thứ năm, công cụ Chi tiêu công xanh (Green Public Procurement) cũng được coi là rất hữu hiệu để giảm rủi ro cho doanh nghiệp tư nhân..
- Chi tiêu công xanh trong lĩnh vực giảm phát thải KNK bao gồm: mua và sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng, áp dụng công nghệ xây dựng mới ít phát thải, thiết kế toà nhà thân thiện với môi trường và giảm thiểu sử dụng năng lượng,….
- Khi thị trường của các sản phẩm và dịch vụ giúp giảm phát thải KNK phát triển thì khu vực tư nhân cũng có thêm động lực tham gia đầu tư và thu lợi từ các hoạt động liên quan.
- Thứ sáu, thúc đẩy thực hiện báo cáo phát thải KNK của doanh nghiệp (Corporate Greenhouse Gas Emission Reporting) là một biện pháp gần đây rất được quan tâm, đặc biệt là tại Anh và các nước Châu Âu [16].
- Thậm chí ngay từ năm 2014, nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới đã yêu cầu ngoài báo cáo tài chính hàng năm thì phải có báo cáo phát thải KNK đối với các hạng mục đầu tư [37, 38].
- các doanh nghiệp có thể chủ động tham gia vào các thị trường phải thải ETS thì yêu cầu về tính chính xác và cập nhật của các thông tin về tình hình phát thải KNK đang ngày càng khắt khe.
- Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp cũng sẽ nâng cao được nhận thức trong các bộ phận của mình, tạo điều kiện để có những sáng kiến giảm phát thải KNK trong nội bộ doanh nghiệp..
- Trước hết, khu vực tư nhân cần có kiến thức về lợi ích của việc giảm phát thải đối với xã hội và với chính doanh nghiệp mình, chứ không chỉ đơn thuần để đối phó với các quy định của nhà nước.
- Thực tế cho thấy việc tham gia giảm phát thải KNK đã giúp cho nhiều doanh nghiệp giảm chi phí, tăng doanh thu và nâng cao thương hiệu [39].
- Hơn nữa, các lĩnh vực mới như: năng lượng sạch, sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm phát thải,… đều đang có xu hướng phát triển rất nhanh và tiềm năng vượt hơn cả giá trị của các lĩnh vực cũ.
- Tiếp theo đó, các doanh nghiệp tư nhân cũng cần có đủ hiểu biết và thông tin để lựa chọn và thực hiện các biện pháp giảm phát thải KNK phù hợp với mình, theo đúng mục đích mong muốn của mình.
- Một số gợi ý chính sách cho Việt Nam Với cùng một mục tiêu là thúc đẩy tư nhân tham gia giảm phát thải KNK, có thể thấy các quốc gia đưa ra rất nhiều lựa chọn chính sách khác nhau.
- Tuy nhiên, công cụ nào cũng sẽ dẫn tới yêu cầu phải xác định rõ định mức cho phép phát thải của từng ngành, thậm chí là từng doanh nghiệp.
- Thứ hai, trong các công cụ trợ cấp, trước hết nên ưu tiên trợ cấp bằng ưu đãi thuế cho R&D trong giảm phát thải KNK.
- Thứ ba, cần phát triển các định chế tài chính vững mạnh để có các hỗ trợ tài chính đúng lúc, đồng thời giúp giảm rủi ro cho doanh nghiệp tư nhân khi thực hiện giảm phát thải KNK.
- Việt Nam cũng nên tích cực tham gia và nhận hỗ trợ từ các quỹ môi trường, quỹ khí hậu của thế giới để gia tăng nguồn tài chính ưu đãi, giúp giảm chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp tư nhân khi thực hiện giảm phát thải KNK..
- Thứ tư, áp dụng các công cụ tiếp cận tự nguyện là điều Việt Nam cần hướng đến.
- Đầu tiên là để họ nhận thức được lợi ích của chính mình khi tham gia giảm phát thải KNK, sau đó là giúp họ có đủ thông tin và năng lực thực hiện các biện pháp giảm phát thải KNK một cách hiệu quả nhất.
- Khi tới mức nhận thức cao, các doanh nghiệp tư nhân sẽ có thể tự thiết kế và thực hiện các chương trình giảm phát thải tự nguyện..
- Thứ năm, các công cụ chính sách đều có thể được cân nhắc áp dụng hoặc thử nghiệm áp dụng tại Việt Nam.
- Đối với các hoạt động giảm phát thải KNK, vai trò kiến tạo này còn bao gồm cả việc mở rộng lĩnh vực được phép tham gia của khu vực kinh tế tư nhân như: quan trắc, xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về KNK, thu hồi và lưu trữ các-bon, sản xuất và cung cấp năng lượng… giúp hình thành nên những thị trường mới, huy động được đa dạng các nguồn lực tham gia..
- Khu vực tư nhân không chỉ có năng lực tài chính mà còn có ưu thế về khả năng sáng tạo và điều chỉnh nhanh, linh hoạt khi thực hiện giảm phát thải KNK.
- Trên thực tế, các công cụ chính sách thúc đẩy giảm phát thải KNK đều có tác động nhất định trong việc huy động khu vực tư nhân.
- Bài viết này tổng hợp các công cụ đó (5 nhóm công cụ) và tập trung phân tích một số công cụ nổi bật, được nhiều quốc gia lựa chọn, đồng thời cho thấy được hiệu quả cao khi thu hút doanh nghiệp tư nhân tham gia.
- Đó là các công cụ thuế các-bon, ETS, các chứng chỉ năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng, ưu đãi về thuế cho đầu tư và phát triển (R&D), các công cụ hỗ trợ tài chính, tiếp cận tự nguyện, chi tiêu công xanh, báo cáo phát thải KNK của doanh nghiệp, đặc biệt là nâng cao nhận thức và thông tin..
- Cụ thể, trước hết chúng ta cần triển khai chi tiết các mục tiêu của NDC và xây dựng cơ sở dữ liệu về phát thải KNK tới từng lĩnh vực để chuẩn bị áp dụng công cụ thuế các- bon hoặc/và cơ chế mua bán khí thải.
- Ngoài ra, mặc dù ngân sách hạn chế nhưng Việt Nam nên lựa chọn ưu đãi thuế cho một số dự án nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực giảm phát thải KNK.
- Đó chính là những điều kiện nền tảng để các công cụ chính sách được áp dụng thành công.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt