« Home « Kết quả tìm kiếm

Soạn bài lớp 9: Sự phát triển của từ vựng


Tóm tắt Xem thử

- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miến phí Soạn bài: Sự phát triển của từ vựng.
- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG I.
- Để biết nghĩa của từ biến đổi và phát triển như thế nào, hãy thực hiện theo các yêu cầu dưới đây:.
- Đọc lại văn bản thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu (Ngữ văn 8, tập một) và cho biết nghĩa của từ “kinh tế” trong câu “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế” là gì?.
- Nghĩa của từ “kinh tế” trong bài thơ này có khác với nghĩa của từ “kinh tế” mà chúng ta vẫn dùng hiện nay không?.
- Qua trường hợp trên, hãy rút ra nhận xét về nghĩa của từ trong quá trình lịch sử..
- Gợi ý: Nghĩa của từ không phải nhất thành bất biến mà có thể biến đổi và phát triển theo thời gian.
- Từ thường có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
- Hãy đọc những câu thơ sau, chú ý nghĩa của các từ in đậm và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển của các từ này:.
- (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Gợi ý: Tra từ điển để nắm được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ xuân, tay.
- Dựa vào gợi ý dưới đây để xác định trường hợp nào từ được dùng với nghĩa gốc, trường hợp nào thì từ được dùng với nghĩa chuyển:.
- Nghĩa gốc: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần, thường được xem là thời điểm mở đầu của một năm mới;.
- Nghĩa chuyển: chỉ tuổi trẻ, thời trẻ..
- Nghĩa gốc: bộ phận gắn với phần trên của cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm;.
- Nghĩa chuyển: người chuyên hoạt động giỏi về một lĩnh vực nào đó, một môn thể thao hoặc một nghề..
- Sự chuyển nghĩa của từ thường diễn ra theo hai kiểu quan hệ: ẩn dụ và hoán dụ.
- Theo quan hệ ẩn dụ, giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển có liên hệ tương đồng (ví dụ: nghĩa của từ xuân trong các câu thơ trên).
- Theo quan hệ hoán dụ, giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển có liên hệ gần nhau (ví dụ: nghĩa của từ tay trong các câu thơ trên)..
- Đọc các câu sau, chú ý nghĩa của từ chân và trả lời các câu hỏi bên dưới:.
- Từ chân được dùng với nghĩa gốc trong câu nào?.
- Từ chân được dùng với nghĩa chuyển trong câu nào? Chỉ rõ trường hợp nào từ chân được chuyển nghĩa theo quan hệ ẩn dụ, trường hợp nào chuyển nghĩa theo quan hệ hoán dụ?.
- Gợi ý: Tra từ điển để nắm được nghĩa gốc cũng như các nghĩa chuyển thương dùng của từ chân.
- Từ chân được dùng với nghĩa chuyển trong trường hợp (b.
- ẩn dụ..
- Hãy so sánh với nghĩa của từ trà trong các trường hợp: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua (mướp đắng),….
- Trong các trường hợp trên, nghĩa của từ trà được chuyển theo phương thức ẩn dụ hay hoán dụ?.
- Gợi ý: Từ trà trong các trường hợp trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua (mướp đắng.
- được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ..
- Nghĩa gốc của từ đồng hồ được giải thích là: dụng cụ đo thời gian một cách chính xác (đồng hồ đeo tay, đồng hồ báo thức.
- Từ đồng hồ đã được chuyển nghĩa theo cách nào trong các trường hợp: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng,…?.
- Gợi ý: Trong các từ đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng.
- từ đồng hồ được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ: dung cụ đo có hình thức giống đồng hồ..
- Gợi ý: Tra từ điển để biết nghĩa gốc của các từ.
- Ngoài cách dùng với nghĩa gốc, trong thực tế các từ này còn được dùng với nghĩa chuyển như thế nào? Tìm một số ví dụ cụ thể..
- Trong hai câu thơ sau, từ nào được dùng với nghĩa chuyển?.
- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng.
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miến phí Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ..
- (Viễn Phương, Viếng lăng Bác) Gợi ý: Tra từ điển để nắm được nghĩa gốc của từ mặt trời.
- so sánh nghĩa của từ mặt trời trong câu thứ nhất và nghĩa của từ mặt trời trong câu thứ hai..
- Từ mặt trời trong câu thơ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Viễn Phương, Viếng lăng Bác) được chuyển theo phương thức nào? Hãy phân tích tác dụng của sự chuyển nghĩa này..
- Gợi ý: Từ mặt trời trong câu thơ trên được dùng theo phép ẩn dụ.
- Tác giả ví Bác với mặt trời là để nói điều gì? Tại sao lại có thể ví như thế?