intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá học phần theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

47
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, trước yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng, việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đại học (ĐH) nói riêng là yêu cầu tất yếu. Trong khuôn khổ bài viết này đề cập đến việc đánh giá học phần; Gợi mở về PP, hình thức KT-ĐG, hồ sơ đánh giá theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (NNUD) tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá học phần theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 43/2020 73 ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ỨNG DỤNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Ngô Hải Chi, Vũ Thị Thúy Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, trước yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng, việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đại học (ĐH) nói riêng là yêu cầu tất yếu. Nâng cao chất lượng giáo dục đại học luôn gắn liền với nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá (KT-ĐG) và hoàn thiện hệ thống KT- ĐG kết quả học tập của người học phù hợp với yêu cầu đổi mới. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi đề cập đến việc đánh giá học phần; gợi mở về PP, hình thức KT-ĐG, hồ sơ đánh giá theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (NNUD) tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Từ khóa: Hồ sơ đánh giá học phần; phương pháp (PP) KT-ĐG; hình thức KT-ĐG; định hướng NNUD. Nhận bài ngày 12.7.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.8.2020 Liên hệ tác giả: Ngô Hải Chi; Email: nhchi@hnmu.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự biến động trong phát triển kinh tế đang xảy ra mạnh mẽ, sinh viên (SV) đào tạo theo định hướng NNUD cần được trang bị những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ và trách nhiệm được giao, cụ thể: Nghề nghiệp có tính thích ứng và phổ rộng; có tính liên ngành; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn; chuyển giao công nghệ và khả năng giải quyết vấn đề; tính sáng tạo và phức tạp trong hành động; làm việc theo cách giải quyết vấn đề; được đào tạo để có kỹ năng mềm; có khả năng thể hiện tư duy và hành động, làm việc một cách có tổ chức; có tinh thần trách nhiệm với xã hội và sẵn sang thay đổi khi cần thiết; có khả năng học tập suốt đời và luôn biết cách cập nhật, mở mang hiểu biết vì tiến bộ của nhân loại. Để đạt được những phẩm chất trên, chương trình đào tạo đòi hỏi SV có PP học tập mới - PP học dựa vào năng lực gồm 3 thành phần: kiến thức, kỹ năng, thái độ chuyên nghiệp - để đạt được kết quả học tập sau khi tốt nghiệp gọi là “hồ sơ năng lực”. Song song với quá trình đào tạo, các hoạt động KT-ĐG SV được thực hiện theo từng modun, người đánh giá SV là chuyên gia trong thị trường lao động, giảng viên (GV), SV cần đổi mới phù hợp đối tượng đào tạo. Nhằm hỗ trợ các nhà quản lý, chuyên gia, GV và những người tham gia công tác
  2. 74 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI đào tạo, KT-ĐG SV các ngành đào tạo theo định hướng NNUD (theo POHE) của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội thì việc đề xuất xây dựng hồ sơ đánh giá học phần theo định hướng NNUD là vấn đề cần thiết. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái quát đánh giá theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng Giáo dục ĐH định hướng nghề nghiệp ứng dụng (professional oriented higher education – POHE) ra đời và tồn tại song hành với các trường ĐH nghiên cứu, với sứ mệnh đặc thù và những cách tiếp cận đặc thù. Sứ mệnh của các trường trong phân khúc này là tập trung mạnh mẽ vào việc phục vụ thị trường lao động, bao gồm cả thị trường lao động địa phương, thị trường nội địa và quốc tế. Để thực hiện sứ mệnh đó, các trường đào tạo theo định hớng NNUD nhấn mạnh thực hành nghề nghiệp trong hoạt động đào tạo và nhấn mạnh tính chất ứng dụng trong nghiên cứu, quan tâm nhiều hơn đến thị trường lao động, là nơi mà kết quả đào tạo của nhà trường được thử thách và được chứng minh. Vai trò của trường không chỉ nhằm đào tạo ra những nhà khoa học làm công việc nghiên cứu và khai phá tri thức mới, mà còn có nhiệm vụ chuẩn bị cho một lực lượng lao động trình độ cao, đem lại cho họ những kiến thức và kỹ năng mà thị trường lao động cần đến để họ có thể tham gia vào hệ thống sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làm việc với chất lượng tốt nhất ngay sau khi tốt nghiệp. Việc đánh giá kết quả học tập của SV theo định hướng NNUD do vậy không chỉ là đánh giá kiến thức lý thuyết theo lối truyền thống, mà còn đánh giá hợp phần thực hành, thực tế, thực tập, tức quá trình thực hành trong thực tế của thế giới việc làm. Ví dụ, đánh giá khả năng của SV trong thực hành nghề nghiệp, trong việc sử dụng các công cụ thiết bị đặc trưng của nghề nghiệp, sử dụng phòng thí nghiệm, thiết bị mô phỏng, v.v. Đánh giá theo định hướng NNUD trước hết là đánh giá năng lực nhấn mạnh việc phát triển và đánh giá các kỹ năng thực hành nghề nghiệp trong quá trình đào tạo, đối lập ít nhiều với xu hướng “hàn lâm” tức nhấn mạnh lý thuyết của các trường ĐH nghiên cứu theo lối truyền thống. Trong chương trình theo định hướng NNUD, hệ thống đánh giá kết quả học tập của SV được xây dựng ngay từ khâu thiết kế chương trình đào tạo, thể hiện ở Hồ sơ năng lực nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm đào tạo đáp ứng ngay nhu cầu của người sử dụng lao động. Đánh giá theo định hướng NNUD được coi là hiệu quả, đáng tin cậy khi: Kết nối trực tiếp với Hồ sơ năng lực; Đánh giá được các khía cạnh trung tâm của những gì được dạy và học, đặc biệt chú trọng các năng lực cốt lõi của từng học phần; Đảm bảo tính đa dạng về công cụ đánh giá để thu thập thông tin/minh chứng đa dạng và chính xác về năng lực thực sự của SV nói riêng và chất lượng của quá trình đào tạo nói chung, bao gồm cả đánh giá quá trình và đánh giá thành quả học tập; Chú trọng vào việc học tập tích cực, phản hồi và tư duy chiều sâu; Đảm bảo khối lượng học tập, nghiên cứu, tự học vừa phải cho SV; Có sự tham gia của đại diện thế giới nghề nghiệp vào quá trình đánh giá để đảm bảo tính khách quan và tính thực tiễn. 2.2. Đặc trưng của đánh giá kết quả học tập theo định hướng NNUD Phương thức đánh giá bao gồm đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết, trong đó đánh
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 43/2020 75 giá quá trình được đặc biệt coi trọng. Đánh giá quá trình được tiến hành thường xuyên và liên tục trong từng giai đoạn học tập nhằm xác định thực trạng năng lực của người học và chuẩn bị, định hướng cho quá trình học tập tiếp theo. Người thực hiện đánh giá trong chương trình không chỉ là GV, mà còn bao gồm các chuyên gia, người sử dụng lao động từ thị trường lao động, và bản thân SV. Đánh giá được thực hiện không chỉ dựa trên một bài thi, mà là thông qua sản phẩm đồ án, kết quả thực tập nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp, sản phẩm nghiên cứu ứng dụng. Kết quả của việc đánh giá được thể hiện dựa vào các minh chứng có được từ nhiều hoạt động khác nhau trong cả quá trình học tập. Mô hình đánh giá truyền thống quá trình dạy học thường tách rời khỏi khâu đánh giá, tức là bài thi được tổ chức sau khi quá trình dạy học đã kết thúc. Mô hình đánh giá theo tiếp cận năng lực của POHE, các nhiệm vụ/ bài tập thực hành được giao vừa là công cụ đo lường năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng của SV vừa là một phương tiện, công cụ để dạy học. Như vậy, cách tiếp cận theo định hướng NNUD chú trọng tới phản hồi sau mỗi đợt đánh giá, trong đánh giá quá trình GV đóng vai trò quan trọng không chỉ là người chấm điểm SV mà còn là người tư vấn, hướng dẫn SV sau mỗi đợt kiểm tra. Vì thế, có thể nói, việc đánh giá kết quả học tập ở đây còn có vai trò cung cấp thông tin phản hồi cho cả người học lẫn người dạy nhằm cải thiện việc dạy và học. 2.3. Hướng dẫn KT-ĐG học phần theo định hướng NNUD 2.3.1. Nguyên tắc đánh giá theo định hướng NNUD Khi tổ chức, thực hiện đánh giá học phần theo định hướng NNUD, cần tuân thủ các nguyên tắc: Đảm bảo đánh giá được các năng lực khác nhau của SV đặc biệt là năng lực thực hiện; đảm bảo tính khách quan; đảm bảo tính công bằng; đảm bảo tính toàn diện; đảm bảo tính công khai; đảm bảo tính giáo dục; đảm bảo tính phát triển 2.3.2. Quy trình kiểm tra, đánh giá theo định hướng NNUD Bước 1: Xác định chuẩn đầu ra học phần và các chỉ báo. Để phát triển năng lực người học, nhất thiết phải xác định được các năng lực người học cần đạt được sau khi kết thúc một khóa học hay một học phần. CĐR học phần - LOs (Learning Outcomes) là căn cứ trực tiếp để thiết kế hoạt động KT - ĐG học phần. CĐR học phần là hệ thống các năng lực mà SV cần phải đạt được sau khi học môn học, được xác lập dựa trên sự phân bổ CĐR của CTĐT vào các học phần. Đó là sự tuyên bố, mô tả kiến thức hoặc kỹ năng mà người học có được khi kết thúc học phần, giúp người học hiểu được vì sao các kiến thức, kỹ năng đó sẽ hữu ích cho họ; khẳng định những điều kỳ vọng, mong muốn một người có thể làm được khi hoàn thành một khóa đào tạo; mô tả những gì SV biết và làm được khi kết thúc khóa học (quan sát và đo lường được). Việc xác định các chỉ báo tương tự như xác định chuẩn đầu ra Hệ thống “Thang năng lực của Bloom” thang năng lực nhận thức có 6 mức độ được sắp xếp từ thấp đến cao: Biết- Hiểu- Vận dụng- Phân tích- Tổng hợp- Đánh giá. Trên cơ sở thang nhận thức Bloom, GS.TS. Boleslaw Niemierko lại đề xuất phương án sử dụng 4 bậc đánh
  4. 76 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI giá: 1. Nhận biết; 2.Thông hiểu; 3.Vận dụng ở mức thấp (vận dụng); 4. Vận dụng ở mức cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá). Ở Việt Nam, đối với giáo dục bậc cao ở hệ đại học, phổ biến thang đánh giá 3 mức độ: Mức 1 - Thông hiểu: là khả năng nhớ và nắm được ý nghĩa của tài liệu, hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác (từ các ngôn từ sang số liệu v.v…), bằng cách giải thích tài liệu (giải nghĩa hoặc tóm tắt), mô tả theo ngôn từ của mình. Mức độ này bao gồm cả mức độ biết và hiểu của thang nhận thức Bloom. Động từ thường sử dụng: Ghi nhớ, diễn giải, tìm thí dụ minh họa, phân loại, tóm lược, so sánh,giải thích, thể hiện, minh họa, suy luận, liệt kê, sắp xếp, chỉ ra ý nghĩa, chứng minh,… Mức 2 - Vận dụng bậc thấp: Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học trong một tình huống tương tự, gần gũi. Mức này ứng với mức độ 3 – vận dụng trong thang nhận thức của Bloom. Động từ thường sử dụng: Thi hành, thực hiện, áp dụng, giải quyết, xây dựng, tính toán, vận dụng, điều khiển, vận hành, thực hành, trình diễn, phác họa, phác thảo,… Mức 3 - Vận dụng bậc cao (vận dụng sáng tạo): Là khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản, các kiến thức, kĩ năng để giải quyết một vấn đề mới chưa được học hay chưa trải nghiệm trước đây (sáng tạo). Vận dụng vấn đề đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống. Ở cấp độ này bao gồm 3 mức độ: phân tích, tổng hợp, đánh giá (theo bảng phân loại các mức độ nhận thức của Bloom). Động từ thường sử dụng: Phân biệt, so sánh, chia nhỏ các thành phần, phát hiện, phát triển, phát minh, thiết kế, đề xuất, tạo ra, mở rộng, hiệu chỉnh, tích hợp, lập kế hoạch, tái sắp xếp, tái cấu trúc, liên hệ, ... Yêu cầu của Los bao gồm 8 bước: 1. Có cấu trúc đầy đủ, phù hợp, bao gồm: động từ hành động, nội dung để thực hiện, ngữ cảnh để thực hiện, tiêu chuẩn hoàn thành; 2. Quan sát được, đo lường được; giúp định hướng được các phương thức đánh giá và các thành tố, nội dung sẽ được đánh giá; giúp sinh viên chuẩn bị tốt, cảm thấy được tham gia vào qúa trình đánh giá; 3. Ngôn ngữ dùng nên cụ thể, sử dụng từ ngữ tích cực, chủ động, đơn giả, dễ hiểu; 4. Tránh có quá nhiều động từ trong một LO, hoặc lạm dụng động từ, hoặc mức độ không phù hợp; 5. Tránh LOs thể hiện tiến trình vì không đánh giá được ở một thời điểm; 6. Hành động thể hiện trong LOs là của SV, không phải của GIẢNG VIÊN; 7. Đảm bảo tính thực tế, khả thi; 8. Thường khoảng từ 5 đến 10 LO (tối đa 15 LO), tập trung các LO mô tả kiến thức, kỹ năng tổng quát, trọng tâm, ứng dụng; LO thể hiện tích hợp kết quả cuối cùng, không thể hiện qúa trình; mô tả kết quả từ học phần, không mô tả kết quả các hoạt động hoặc mô tả bài học trong khóa học. Bước 2: Xây dựng kế hoạch công cụ đánh giá học phần: KT-ĐG theo định hướng NNUD hướng tới việc phát hiện, bồi dưỡng và phát triển năng lực người học. Hình thành một năng lực mới đòi hỏi phải có quá trình, và quá trình đó dài hay ngắn còn tùy vào khả năng nhận thức và tiềm năng của từng người học. Do vậy, kế hoạch KTĐG cần phải đảm bảo sự đa dạng, linh hoạt về mặt thời gian, địa điểm, phương thức, loại hình, người đánh giá, công cụ đánh giá, phương thức diễn giải và công bố kết quả đánh giá thì mới có thể thu thập được các thông tin chính xác nhất về các biểu hiện năng lực của người học. Kế hoạch này cũng phải đảm bảo sự đa dạng của các đối tượng đánh giá. Trong đó đặc biệt chú trọng tới việc phối hợp với thế giới việc làm trong kiểm tra, đánh giá SV.
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 43/2020 77 Bảng 1. Các bước thực hiện chính trong việc xây dựng kế hoạch đánh giá Quy trình Các chiến lược sử dụng Xác định loại hình, Đánh giá sơ khởi; Đánh giá thường xuyên, đánh giá quá trình trọng số điểm Đánh giá tổng kết; Trọng số điểm của loại hình đánh giá Đánh giá bằng quan sát; Đánh giá bằng phỏng vấn/vấn đáp, thảo Xác định phương pháp luận nhóm, hội thảo; Đánh giá bằng cách thực hiện bài tập, dự đánh giá, loại thông tin án hoặc trình diễn; Đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan, bài cần có tự luận, hoặc đánh giá thực hành Xác định các nhiệm Bản ghi các quan sát (phiếu quan sát); Bản tự nhận xét; Bản kiểm vụ, công cụ đánh giá và Nhật ký học tập/hồ sơ học tập; Bảng kiểm, bản liệt kê, phiếu hỏi trọng số điểm của mỗi Trắc nghiệm khách quan, tự luận; Thang đánh giá NL (Rubric) loại công cụ Thời điểm bắt đầu thực hiện nhiệm vụ; Tiến độ yêu cầu thực hiện Xác định lịch trình theo thời gian; Thời điểm kết thúc nhiệm vụ; Thời gian đánh giá: đánh giá Trong hay cuối quá trình thực hiện Xác định người thực GV đánh giá; Thế giới việc làm đánh giá; Tự đánh giá; Đánh giá hiện đánh giá, địa điểm đồng đẳng (đánh giá chéo); Địa điểm: Trong lớp, ngoài sân bãi, đánh giá tại doanh nghiệp, thế giới việc làm Đánh giá kết quả thực hiện: Các yêu cầu và tiêu chí của sản phẩm Xác định cấu trúc, ma hoạt động; Đánh giá quá trình thực hiện: tinh thần, thái độ, mức trận đề kiểm tra độ tham gia trong suốt quá trình Xác định phương thức Theo lý thuyết đo lường truyền thống; Theo lý thuyết đánh giá xử lý phân tích dữ liệu hiện đại thu thập Xác định phương thức công bố và phản hồi Điểm số; Nhận định, nhận xét; Phương thức công bố và phản hồi kết quả cho các đối cho từng đối tượng tượng khác nhau Bước 3: Thiết kế các công cụ đánh giá: Quan trọng nhất là thiết kế các công cụ KT-ĐG trực tiếp và phù hợp để đo lường/theo dõi các biểu hiện cụ thể của năng lực đó. Các công cụ này chính là các câu hỏi, các nhiệm vụ SV phải thực hiện để chứng minh năng lực của mình trong suốt quá trình học. Để đánh giá theo hướng POHE, những nhiệm vụ này không chỉ để phân loại, xếp hạng, đo lường năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học và còn đồng thời được dùng như một phương tiện, công cụ để dạy học. Dựa trên những yêu cầu của từng PP, công cụ KT - ĐG được phân tích cụ thể, GV lựa chọn và xây dựng các công cụ kiểm tra phù hợp với từng mục tiêu, nội dung, điều kiện đánh giá cụ thể. Bảng 2. Một số phương pháp, công cụ thu thập số liệu đánh giá kết quả học tập Thu thập Trực tiếp Gián tiếp số liệu Quan sát hành vi; Thực Kiểm tra trắc nghiệm; Phiếu điều Người học hiện một nhiệm vụ; Trình tra; Câu hỏi mở; Bài luận; Báo bày; Thảo luận; Trò
  6. 78 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI chơi; Phỏng vấn; Thi vấn cáo trực quan; Báo cáo của người đáp; hướng dẫn; Giải quyết vấn đề; Sản phẩm; Báo cáo Báo cáo của những người liên quan; Sản phẩm của nhiệm vụ; Trình bày báo Hồ sơ làm việc (portfolio...); Kết người học cáo quả công việc khác có liên quan. Bước 4: Phân tích bộ công cụ đánh giá: Có thể sử dụng 3 PP phân tích công cụ đánh giá phổ biến như PP định tính: Bình phẩm, phán xét theo các tiêu chí và mục tiêu của câu hỏi; PP định lượng: phân tích thống kê kết quả làm bài của SV (thường dùng để đánh giá); Sử dụng các ý kiến chuyên gia: Các công cụ sau khi xây dựng xong cần có sự góp ý của các chuyên gia về môn học để hoàn thiện. Mục đích góp ý nhằm phát hiện ra những nội dung, những điểm chưa chưa phù hợp hoặc chưa đảm bảo yêu cầu. Xem xét sự chính xác, phù hợp và khoa học của các PP, kĩ thuật đánh giá. Bước 5: Đánh giá và xử lý phân tích kết quả: Trong quá trình triển khai, GV nên thông báo, giải thích cho SV rõ về cách thức thực hiện để định hướng chiến lược thực hiện của người học đồng thời, làm căn cứ để người học tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. GV cần dành cho thời gian hợp lý cho SV hoàn thành nhiệm vụ. SV chỉ có thể đạt được mục tiêu học tập nếu họ hiểu được những mục tiêu, yêu cầu cần đạt được. Mục tiêu đánh giá có chức năng định hướng quá trình học tập độc lập và là căn cứ để tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Để làm rõ yêu cầu nhiệm vụ, GV nên cung cấp cho SV phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubric), trong đó các tiêu chí được cụ thể hóa - thành các chỉ báo, chỉ số hay các biểu hiện hành vi có thể quan sát, đo đếm được với các mức/cấp độ hoàn thành khác nhau. GV cần khuyến khích SV tham gia vào quá trình đánh giá, giúp SV học cách tự phản hồi để điều chỉnh hoạt động học của chính mình. Đánh giá phải tạo ra sự phát triển, phải nâng cao năng lực của chính người học, tức là giúp họ hình thành khả năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau… để phát triển năng lực tự học của từng SV, đây cũng là mục tiêu giáo dục. Bước 6: Phản hồi và sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá: Trong đánh giá theo định hướng NNUD, ý kiến phản hồi có một vai trò đặc biệt quan trọng. Hiệu quả của việc sử dụng kết quả KT - ĐG phụ thuộc nhiều vào chất lượng thông tin phản hồi. Các thông tin đó cần chính xác, kịp thời về mức độ thực hiện, những nhận định về điểm mạnh, những yếu tố cần phát huy; chỉ ra những tồn tại, giải thích nguyên nhân, xác định những vấn đề cần cải tiến và đề ra những biện pháp để cải tiến chất lượng hoạt động. Các thông tin phản hồi cần đúng lúc, đa chiều; khuyến khích SV tích cực trao đổi về quá trình học tập cũng như thu hút SV tham gia phân tích các kết quả thu được. Trong 6 bước trên, 3 bước đầu trực tiếp liên quan đến GV và bộ môn đào tạo, những người trực tiếp xác định chuẩn đầu ra, xây dựng kế hoạch và thiết kế các công cụ đánh giá. 3 bước sau, tùy học phần có thể có sự tham gia của các phòng chức năng về khảo thí, các chuyên gia, cá nhân tham gia đánh giá hay lãnh đạo, quản lý của Nhà trường. 2.4. Giới thiệu một số phương pháp và công cụ phổ biến trong đánh giá học phần theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE)
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 43/2020 79 2.4.1. Hồ sơ học tập Hồ sơ học tập là bộ sưu tập có hệ thống các hoạt động của người học trong thời gian liên tục. Bộ sưu tập này giúp người học và giảng viên đánh giá sự phát triển và trưởng thành của người học. Thông qua hồ sơ học tập người học hình thành một ý thức sở hữu về hồ sơ của mình để các em biết bản thân đã tiến bộ đến đâu và cần phải cải thiện ở mặt nào. Hồ sơ học tập là một công cụ thu thập thông tin phù hợp với mọi loại học phần đặc biệt những học phần có nhiều sản phẩm hoạt động. Hiện nay, hồ sơ điện tử được dùng thay thế cho các hồ sơ học tập thông thường. Sự khác biệt giữa hồ sơ điện tử và hồ sơ truyền thống như sau: hồ sơ điện tử sử dụng các kĩ thuật điện tử để lưu trữ các hồ sơ, cho phép HS/SV sưu tập và lưu trữ các hồ sơ, sản phẩm học tập dưới dạng điện tử (audio, video, sơ đồ, và các bài khoá) sử dụng liên kết siêu văn bản để tổ chức các tư liệu, kết nối các bằng chứng với các đầu ra, các mục tiêu và chuẩn. GV có thể hướng dẫn SV tạo hồ sơ điện tử trên các mạng xã hội như facebook, Edmodo... các phần mềm: Task Stream ....hay các trang web tự tạo. Khi sử dụng các phần mềm, các mạng xã hội, các công cụ điện tử ... tạo cơ hội để các lực lượng giáo dục dễ dàng tiếp cận, tương tác, quản lí, đánh giá và lưu trữ thông tin. Sinh viên ngoài việc chuẩn bị, trả bài, trình bày các sản phẩm học tập, có thể tương tác, đưa ra các bình luận đối với việc chuẩn bị bài học và các câu trả lời của bạn mình, các xem xét và đánh giá khác. Giáo viên theo dõi HS/SV qua sản phẩm công việc của họ, xem xét, đánh giá và đưa ra các khuyến nghị. Mỗi HS/SV có thể thấy chi tiết các đánh giá của họ. HS/SV có thể so sánh sản phẩm học tập của họ với sản phẩm của các HS/SV khác để thấy sự tiến bộ của mình. Việc đánh giá hồ sơ học tập có thể do 3 đối tượng: bản thân, bạn học, và giảng viên thậm chí cả thị trường lao động. GV cần yêu cầu người học chuẩn bị đánh giá tổng thể hồ sơ của mình và đánh giá chéo hồ sơ của bạn học theo rubric hướng dẫn đánh giá hồ sơ học tập bao gồm các tiêu chí đánh giá cụ thể. 2.4.2. Dự án, đồ án học tập Học tập thông qua đồ án/dự án không phải là một phương pháp học tập mới, nhưng trong CTĐT POHE, đồ án của SV luôn xuất phát từ các yêu cầu của thực tiễn hay các vấn đề/câu hỏi đặt ra từ thế giới nghề nghiệp. Đồ án SV là những tình huống thực tế và công việc cụ thể, được lựa chọn từ thế giới nghề nghiệp và giao cho SV thực hiện. Quá trình thực hiện dự án đòi hỏi sự sáng tạo, độc lập và tìm tòi của SV trong việc giải quyết vấn đề và cho một kết quả cụ thể. Hướng tiếp cận nghề nghiệp của đồ án là đi từ giải quyết những vấn đề đơn giản đến phức tạp của thế giới nghề nghiệp. Thông qua đồ án, SV xác định, phân tích, đánh giá và học cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Đồng thời việc thực hiện đồ án giúp SV thể hiện được khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng, thái đô vào một tình huống nghề nghiệp thực tế. Quá trình thực hiện của SV đòi hỏi tính chuyên môn và chuyên nghiệp trong việc vận dụng và luyện tập các kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn, GV vẫn đóng vai trò hướng dẫn chuyên môn chủ đạo nhưng việc hướng dẫn được thực hiện theo hướng hỗ trợ để tăng tính chủ động của SV. Thế giới nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong các dự án của SV, họ xác định những
  8. 80 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI nhu cầu cụ thể trong lĩnh vực công việc đòi hỏi có sự hợp tác với giới học thuật, xác định và định hình những công việc phù hợp với khả năng gắn kết yêu cầu học thuật và thực tiễn. Để đánh giá một dự án, GV cần căn cứ vào cả quá trình từ lúc lựa chọn, xây dựng ý tưởng, thiết kế kế hoạch đến quá trình thực hiện và sản phẩm của dự án. GV cần cho người học tự đánh giá về dự án của mình. Ngoài sản phẩm dự án, GV có thể tổ chức 1 buổi báo cáo kết quả dự án để làm rõ về tiến trình, cách thức thực hiện và mức độ hiểu biết của sinh viên về dự án theo rubric hướng dẫn đánh giá bao gồm các tiêu chí đánh giá cụ thể. 2.4.3. Đánh giá thực hành, thực tập tại cơ sở lao động Thực hành, thực tập (thực tập môn học hoặc thực tập nghề nghiệp) tại cơ sở lao động là một hoạt động học tập của sinh viên, trong đó sinh viên trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động tại các doanh nghiệp/ tổ chức (các cơ sở thực tập) với tư cách như một thành viên của tổ chức đó. Việc học tập được thực hiện qua quan sát các thành viên khác, vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn trong thực tế, đúc rút kinh nghiệm làm việc. Thực hành, thực tập thường được tổ chức cho từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm thường từ 3 đến 10 sinh viên tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể. Mỗi lần thực tập thường kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng. Cơ sở thực hành, thực tập là nơi xây dựng môi trường học tập cho sinh viên với những tình huống, vấn đề và thách thức cụ thể hàng ngày, giúp sinh viên thu nhận được những kiến thức và kinh nghiệm làm việc. Trong quá trình thực tập, để hoạt động học tập của SV đạt được các mục tiêu học tập với hiệu quả tốt nhất, SV cần nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn, đánh giá thường xuyên của cả GV và người hướng dẫn tại cơ sở. Việc đánh giá cần dựa trên các tiêu chí, đó là các căn cứ để đánh giá việc thực hiện của học sinh. Chúng bao gồm những đặc điểm tiêu biểu cho sự thành thạo của việc thực hiện cũng như sản phẩm. Đánh giá thực hành đòi hỏi giáo viên phải xác định các tiêu chí cụ thể, đa dạng và công khai để đánh giá thành tích của học sinh, từ đó học sinh tự đánh giá khả năng thực hiện của mình. Như vậy, các tiêu chí chấm điểm xác định bắt đầu từ việc xác định các đặc điểm quan trọng nhất về việc thực hiện bài tập. Chúng phản ánh mục đích giảng dạy của giáo viên và có thể quan sát được. 2.4.4. Hướng dẫn xây dựng tiêu chí đánh giá chi tiết (Rubric) Phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí (Rubric) bao gồm một hoặc nhiều khía cạnh như năng lực thực hiện được đánh giá, các định nghĩa và/hoặc ví dụ làm sáng tỏ những yếu tố đang được đánh giá và một thang điểm cho từng khía cạnh. Các khía cạnh thường được gọi là tiêu chí, thang đánh giá được gọi là mức độ, và định nghĩa được gọi là thông tin mô tả. Phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí giúp người học trở thành những người có kỹ năng đánh giá công việc của bản thân và của người khác, đồng thời giảm thiểu lượng thời gian mà giảng viên cần có để đánh giá năng lực của người học. Phiếu hướng dẫn đánh giá cho hoạt động tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng (đánh giá lẫn nhau). Giảng viên sử dụng chính phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí mà người học sử dụng để đánh giá công việc của mình. 3. KẾT LUẬN Phát triển năng lực thực hành nghề nghiệp của SV Trường Đại học Thủ đô Hà Nội các
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 43/2020 81 ngành đào tạo theo định hướng NNUD trong và bằng hoạt động đánh giá kết quả học tập của SV theo ĐHNNUD thực sự cần thiết. Chúng ta cần phát triển và áp dụng xây dựng hồ sơ đánh giá học phần đối với nhiều học phần thuộc các ngành đào tạo theo ĐHNNUD. Đặc biệt, đối với những học phần chuyên ngành có tính thực tiễn, cách đánh giá này sẽ giúp người học nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc sau khi ra trường. Để đánh giá hiệu quả GV cần nhận thức đúng vai trò của KT-ĐG trong dạy học, có sự đầu tư thích đáng về thời gian và công sức để xây dựng các bộ công cụ, áp dụng linh hoạt các qui trình biện pháp trong suốt quá trình dạy học, tìm tòi và sáng tạo các công cụ, kĩ thuật, giải pháp mới phù hợp với đối tượng và đặc điểm, bối cảnh cụ thể của học phần; SV cần tích cực tự học, tự nghiên cứu, chủ động, độc lập trong thực hiện các nhiệm vụ KT-ĐG theo ĐHNNUD; tự tin và tích cực trong các hoạt động trải nghiệm để chứng minh, khẳng định và phát triển năng lực của bản thân đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và thị trường lao động. Hy vọng bài viết là tài liệu tham khảo hữu ích cho GV và SV nói chung và GV, SV Trường Đại học Thủ đô Hà Nội nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tôn Quang Cường (2009), Thiết kế quy trìn h dạy học theo tiếp cận chuẩn quốc tế, Tài liệu tập huấn dành cho GV các trường THPT chuyên, Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Đặng Thành Hưng (2012), NL và giáo dục theo tiếp cận NL, Tạp chí Quản lí giáo dục số 43 tháng 12, Hà Nội. 3. Phạm Thị Hương, Trần Xuân Hòa, Nguyễn Đức Xuân Chương (2009), Sổ tay GV POHE, Dự án giáo dục đại học Việt Nam- Hà Lan, Bộ GD-ĐT. 4. Nguyễn Công Khanh (chủ biên), Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung (2014), KT - ĐG trong giáo dục, Nxb. Đại học sư phạm Hà Nội. 5. Lâm Quang Thiệp (2012), Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường, Nxb. Đại học sư phạm Hà Nội. 6. Trần Thị Tuyết Oanh (2014), Đánh giá kết quả học tập, Sách chuyên khảo, Nxb. Đại học sư phạm Hà Nội. COURSE ASSESSMENT BASED ON PROFESSION – ORIENTED HIGHER EDUCATION (POHE) AT HA NOI METROPOLITAN UNIVERSITY Abstract: In the context of educational renovation in Vietnam and the requirement of international integration, it is necessary for many universities to enhance their training quality in general and their higher education quality in particular. These enhancement are supposed to be associated with the upgrade of testing and evaluating student’s results as well as the comprehension of this system that could meet some demands for renovation. This article pays attention to the course assessment and proposes several suggestions for the method and the form of testing and evaluating, as well as some related documents based on Profession-Oriented Higher Education (POHE) in Hanoi Metropolitan University. Keywords: Documents, Method, form of testing and evaluating, POHE.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2