« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến kết quả hoạt động kinh doanh - Trường hợp của Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Hải Phòng


Tóm tắt Xem thử

- hoạt động kinh doanh - Trường hợp của Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Hải Phòng 1.
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank) là một trong top đầu những ngân hàng được đánh giá có văn hóa mạnh, lấy nhân viên là nòng cốt để phát triển.
- Bài nghiên cứu khảo sát mối tương quan giữa văn hóa doanh nghiệp và kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank chi nhánh Hải Phòng dựa trên mô hình Denison.
- Dữ liệu thu được từ khảo sát 160 nhân viên tại chi nhánh trong quý 4 năm 2020 và được phân tích qua phần mềm SPSS.
- Kết quả cho thấy: Khả năng thích ứng và Sự tham gia là 02 nhóm nhân tố.
- 1 Bài viết này là sản phẩm của Chương trình nghiên cứu mã số “FTURP do Trường Đại học Ngoại thương tài trợ với chủ đề “Ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp đến hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam”..
- văn hóa doanh nghiệp có tác động lớn nhất đến kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank chi nhánh Hải Phòng, từ đó nghiên cứu đề xuất những giải pháp cho Ban lãnh đạo và nhân viên ngân hàng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm thúc đẩy kết quả hoạt động kinh doanh..
- Từ khóa : Văn hóa doanh nghiệp, Kết quả hoạt động kinh doanh, Sacombank.
- Ngay cả khi nhân viên thay đổi thì các giá trị này vẫn tồn tại (Kotter.
- Vì những lí do trên, tác giả đã quyết định nghiên cứu ảnh hưởng của VHDN đến kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank chi nhánh Hải Phòng, từ đó có thể giúp định hướng xây dựng ngân hàng có văn hóa mạnh nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh.
- Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu này, bài viết bao gồm các nội dung sau: tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và thảo luận, khuyến nghị chính sách và kết luận..
- Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
- Tổng quan nghiên cứu Về cấu trúc văn hóa doanh nghiệp.
- Đây là những giá trị được thể hiện rõ ràng ra bên ngoài, mô tả tổng quan nhất môi trường vật chất và các hoạt động xã hội của một doanh nghiệp, bao gồm Kiến trúc đặc.
- trưng và diện mạo doanh nghiệp.
- Trong mô hình Denison về VHDN, vòng tròn Niềm tin và giá trị nền tảng ở chính giữa hay chính là nhân tố chi phối mọi hành vi của các thành viên trong tổ chức, xây dựng bản sắc riêng biệt cho doanh nghiệp..
- Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp theo mô hình.
- Về mối tương quan giữa văn hóa doanh nghiệp và kết quả hoạt động kinh doanh Theo Delaney and Huselid (1996), kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện thông qua nhận thức của nhân viên như về hiệu suất của tổ chức dựa trên chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm mới, khả năng thu hút lao động, sự hài lòng của khách hàng và mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động, đồng thời cũng đề cập đến những chỉ tiêu doanh số, lợi nhuận, khách hàng để đánh giá về kết quả kinh doanh trên thị trường.
- Nghiên cứu của Silverzweig và Allan (1976) là nghiên cứu đầu tiên khám phá ra ảnh hưởng của VHDN đến kết quả hoạt động kinh doanh.
- Nhóm tác giả này đã nghiên cứu 8 công ty và đưa kết luận rằng luôn có sự thay đổi về kết quả hoạt động khi có sự thay đổi về VHDN..
- Một nghiên cứu điển hình tại Mỹ là nghiên cứu của Denison (1990) được thực hiện trong khoảng 6 năm trên 34 công ty của Mỹ ở 24 nước công nghiệp khác nhau với.
- 43.747 ý kiến của nhân viên nhằm khảo sát các nhân tố VHDN có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.
- Kết quả thu được 4 nhân tố VHDN bao gồm sự thích ứng, sứ mệnh, tính nhất quán và sự tham gia có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua doanh thu, mức sinh lời trên tài sản hiện có (ROA), chất lượng, lợi nhuận, mức độ hài lòng của nhân viên và hiệu quả chung.
- Từ đây cũng hình thành lý thuyết hành vi trong tổ chức, có liên kết giữa thế mạnh văn hóa và kết quả hoạt động của công ty..
- Ditomaso (1992) cũng đã công bố nghiên cứu ảnh hưởng của VHDN đến kết quả hoạt động kinh doanh tại 11 công ty bảo hiểm tại Mỹ.
- Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp theo mô.
- Đặc biệt, Denison và Neale (1996) đã chỉ ra tác động của các nhân tố của VHDN có thể tác động đến các tiêu chí trong kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Từ đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn phát triển nhân tố nào của VHDN (sứ mệnh, sự tham gia của nhân viên, khả năng thích ứng, sự nhất quán) để có thể nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của mình.
- Sau đó, có nhiều nghiên cứu đã sử dụng các nhân tố này để nghiên cứu ở các quốc gia và các lĩnh vực kinh doanh khác nhau như nghiên cứu một số nước Châu Á và ở các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, cụ thể là Trung Quốc (Mobley và cộng sự, 2005), Hồng Kông (Coffey, 2010), các nước Châu Á (Denison và cộng sự, 2003), các doanh nghiệp ở Nga và Mỹ (Fey và Denison, 2003), các doanh nghiệp các nước Châu Phi (Davidson và cộng sự, 2007) trong đó có các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
- Đối với các ngân hàng, Olughor (2014) cũng đã chỉ ra sứ mệnh, sự tham gia của nhân viên, khả năng thích ứng, sự nhất quán có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng tham gia khảo sát.
- cứu của mình rằng VHDN có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh..
- Như vậy, mối tương quan giữa VHDN và kết quả hoạt động kinh doanh có tồn tại và các nghiên cứu trên đây cũng đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa VHDN và kết quả kinh doanh, cụ thể là một nền VHDN mạnh (thể hiện qua các yếu tố sự thích ứng, sứ mệnh, tính nhất quán và sự tham gia) có thể tạo ra những sự tăng trưởng các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào sử dụng các yếu tố này của VHDN có ảnh hưởng ra sao đến kết quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng hay một chi nhánh cụ thể như Sacombank chi nhánh Hải Phòng.
- Đây chính là lí do để tác giả thực hiện nghiên cứu này..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Từ các nghiên cứu đi trước, cụ thể là nghiên cứu của Denison (1990), Denison và Neale (1996), Fey và Denison (2003), Mobley và cộng sự (2005), Coffey (2010), các giả thuyết nghiên cứu sau đây đã được hình thành:.
- H1: Sứ mệnh có mối quan hệ cùng chiều với kết quả hoạt động kinh doanh..
- H2: Tính nhất quán có mối quan hệ cùng chiều với kết quả hoạt động kinh doanh..
- H3: Sự tham gia có mối quan hệ cùng chiều với kết quả hoạt động kinh doanh..
- H4: Khả năng thích ứng có mối quan hệ cùng chiều với kết quả hoạt động kinh doanh..
- Tác giả chọn mô hình nghiên cứu của Denison (1990) bởi đây là nghiên cứu được tiến hành quy mô và là nền tảng cho nhiều nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác nhau..
- So sánh kết quả kinh doanh của công ty có văn hóa doanh nghiệp mạnh và.
- công ty có văn hóa doanh nghiệp yếu Đơn vị.
- Bên cạnh đó, mô hình này được sử dụng rất nhiều trong các nghiên cứu về VHDN trên thế giới nói chung và doanh nghiệp tại Việt Nam nói riêng, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, với các bài nghiên cứu sử dụng mô hình này như đã nêu trong phần tổng quan nghiên cứu.
- Do đó, tác giả cho rằng mô hình này sẽ phù hợp với nghiên cứu về VHDN tại Sacombank chi nhánh Hải Phòng..
- Về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tác giả sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá, dựa trên nghiên cứu của Delaney and Huselid (1996), bao gồm Doanh thu, Quy mô hoạt động, Đội ngũ nhân viên, Bộ máy quản lý và Thu nhập.
- Đây cũng là một nghiên cứu phổ biến, được áp dụng nhiều.
- trong các nghiên cứu đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp tại các quốc gia trên toàn thế giới..
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng hỏi từ 160 nhân viên của Sacombank chi nhánh Hải Phòng.
- Mô hình nghiên cứu đề xuất.
- Phần C: Khảo sát về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Dữ liệu thứ cấp là các thông tin được nghiên cứu, tìm hiểu và trích dẫn từ các bài báo khoa học, công trình nghiên cứu khoa học..
- Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu.
- Biến phụ thuộc: Kết quả hoạt động kinh doanh KQHDKD.
- Quy mô hoạt động QM Likert 5.
- Đội ngũ nhân viên NV Likert 5.
- Sau đó, tác giả khảo sát thử nghiệm 20 nhân viên tại Sacombank chi nhánh Hải Phòng để hoàn chỉnh các câu hỏi sao cho ngắn gọn và dễ hiểu nhất đối với người làm khảo sát.
- Cuối cùng, tác giả đã khảo sát toàn bộ 160 nhân viên tại Sacombank chi nhánh Hải Phòng, thu về 160 phiếu trả lời hợp lệ..
- Cỡ mẫu của nhóm nghiên cứu là 160, thoả mãn điều kiện cỡ mẫu tối thiểu của EFA..
- Mô tả mẫu nghiên cứu.
- Phòng Doanh nghiệp 8 5,00.
- Cỡ mẫu của nhóm nghiên cứu là 160, thoả mãn điều kiện cỡ mẫu tối thiểu của phân tích hồi quy đa biến..
- Dựa vào các kết quả thu thập được sau khi khảo sát, tác giả thống kê mô tả các thông tin của đối tượng được khảo sát và đo lường các thang đo thông qua phần mềm SPSS 20 bao gồm phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, nhân tố khám phá EFA, tương quan Pearson và hồi quy..
- Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1.
- Kết quả kiểm định.
- Tác giả đã khảo sát toàn bộ 160 nhân viên tại các phòng ban và phòng giao dịch của ngân hàng Sacombank chi nhánh Hải Phòng, thu về 160 phiếu khảo sát hợp lệ..
- Về giới tính, có thể thấy sự cân bằng giữa tỉ lệ nhân viên nam và nhân viên nữ tại Sacombank chi nhánh Hải Phòng.
- Ngân hàng Sacombank chi nhánh Hải Phòng gồm 4 phòng ban và 5 phòng giao dịch.
- Về trình độ học vấn, có thể nhận thấy, hầu hết nhân viên tại Sacombank chi nhánh Hải Phòng có trình độ học vấn cao (gần 96% có trình độ từ Đại học trở lên), có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc.
- (KNTU), tác giả thu được kết quả tất cả các biến khảo sát đều có giá trị và được chấp nhận vì lớn hơn 0,6 và nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung..
- 0,5 thể hiện phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu nghiên cứu với mức ý nghĩa sig,= 0.000 <.
- Từ ma trận xoay nhân tố ở bảng 5, có thể thấy, kết quả phân tích đưa ra hoàn toàn đúng với đề xuất ban đầu của tác giả với các hệ số lớn 0,5, các biến quan sát hội tụ và phân biệt đúng theo nhóm đã đề xuất..
- Kết quả thu được sau khi phân tích tương quan Pearson để đánh giá mối quan hệ tuyến tính giữa 4 biến độc lập và biến phụ thuộc cho thấy biến phụ thuộc KQHDKD có sự tương quan đối với lần lượt các biến KNTU, TNQ, STG, SM với hệ số Pearson tương ứng là 0,343.
- 0,5 so với thông lệ nhưng theo Neter và cộng sự (1996), Paetzold (2016) thì trong trường hợp của các nghiên cứu về khoa học xã hội như hành vi, tâm lý học sẽ có sự khó phán đoán hơn.
- Nghiên cứu cho thấy, tồn tại sự ảnh hưởng cùng chiều giữa các yếu tố VHDN đến kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank chi nhánh Hải Phòng.
- 4 giả thuyết nghiên cứu của tác giả được chứng minh được chấp nhận và có ý nghĩa.
- Giả thuyết nghiên cứu H4- Nhân tố Khả năng thích ứng (KNTU) có mối quan hệ cùng chiều với Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được chấp nhận..
- Đồng thời, đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank chi nhánh Hải Phòng với hệ số hồi quy là 0,383.
- Ngoài ra, kết quả này tương đồng với kết quả thu được từ một nghiên cứu khác của Denison (2014) về văn hóa của các doanh nghiệp châu Á cho thấy KNTU là nhân tố có tác động lớn nhất tới kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được nghiên cứu.
- Nhân tố Sự tham gia (STG) là yếu tố có ảnh hưởng lớn thứ hai đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sacombank chi nhánh Hải Phòng.
- Do đó, giả thuyết H3- Sự tham gia có mối quan hệ cùng chiều với kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được chấp nhận.
- Kết quả này cũng tương đồng với kết.
- quả nghiên cứu các yếu tố VHDN có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Quang Thu và Nguyễn Đại Phước Tiên (2010)..
- Nhân tố Sứ mệnh (SM) xếp sau KNTU và STG về mức độ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank chi nhánh Hải Phòng.
- Như vậy, giả thuyết H1- Khả năng thích ứng có mối quan hệ cùng chiều với kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được chấp nhận, kết quả này đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Olughor (2014) về ảnh hưởng của VHDN đến hiệu suất lao động của các ngân hàng..
- Nhân tố Tính nhất quán (TNQ) có ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank chi nhánh Hải Phòng.
- Giả thuyết nghiên cứu H2- Tính nhất quán có mối quan hệ cùng chiều với kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được chấp nhận.
- Với hệ số hồi quy là 0,228, đây là nhân tố có ảnh hưởng thấp nhất đến kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank chi nhánh Hải Phòng, phù hợp với kết quả nghiên cứu Denison (2014) về văn hóa của các doanh nghiệp châu Á..
- Tuy nhiên, từ sau khi áp dụng Microsoft Teams, nhân viên đã có những tương tác nhất định, cải thiện làm việc nhóm hơn trước nên cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động này.
- Ngoài việc tạo thêm nhiều cơ hội để ban lãnh đạo và nhân viên có thể giao tiếp với nhau.
- Tăng cường Tính nhất quán: Đây cũng là một nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh.
- Tác giả đã sử dụng 04 nhân tố Sứ mệnh, Tính nhất quán, Khả năng thích ứng và Sự tham gia theo mô hình Denison (1990) để thu được các kết quả về VHDN và từ đó nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố này đến kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank chi nhánh Hải Phòng.
- Kết quả thu được sau khi phân tích qua phần mềm SPSS cho thấy, Khả năng thích ứng và Sự tham gia là 2 nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả hoạt động kinh doanh.
- của Sacombank chi nhánh Hải Phòng với kết quả hệ số hồi quy lần lượt là 0,383 và 0,378.
- Từ kết quả hồi quy thu được, các tác giả đưa ra các giải pháp cho Ban lãnh đạo và nhân viên trong ngân hàng nhằm củng cố và phát triển các nét văn hóa trong ngân hàng.
- Hi vọng rằng, bài nghiên cứu có thể phần nào giúp cho Sacombank chi nhánh Hải Phòng cải thiện văn hóa của mình, góp phần thúc đẩy kết quả hoạt động kinh doanh.
- yếu tố khác tác động hay việc chưa thể đưa thêm các thông tin về thực trạng VHDN của ngân hàng, nhưng nhóm nghiên cứu sẽ đề ra định hướng cho những nghiên cứu sắp tới để có thể đưa thêm các thông tin này vào phân tích, đối chiếu.
- đồng thời, việc nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn với một nhóm các ngân hàng ở Việt Nam cũng sẽ là một hướng nghiên cứu cho các tác giả.
- Do đó, các tác giả cũng mong rằng, bài nghiên cứu có thể được coi như một tiền đề tham khảo cho các nghiên cứu về sau.
- Nguyễn Quang Thu, Nguyễn Đại Phước Tiên (2010), Nghiên cứu các yếu tố văn hoá công ty có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp, Tạp chí Phát triển Kinh tế 2010, số 241 tr.48-57.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt