« Home « Kết quả tìm kiếm

VĂN HOÁ LÀNG NGHỀ THUYỀN THỐNG (qua dẫn liệu làng nghề gỗ Sơn Đồng, gốm Bát Tràng - Hà Nội và chạm bạc Đồng Xâm - Thái Bình)


Tóm tắt Xem thử

- Làng nghề thủ công là một phần không thể thiếu của làng xã nông nghiệp cổ truyền, vì nó phản ánh đầy đủ thuộc tính tự cung, tự cấp và tính khép kín cố hữu của làng xã nông nghiệp.
- Mặt khác, làng nghề lại biểu hiện tính năng động, sáng tạo của người nông dân trong quá trình thích ứng với điều kiện địa lý, kinh tế xã hội nhất định, đồng thời thể hiện rất rõ yếu tố mở của xã hội tiểu nông..
- Trước tiên, các sản phẩm của nghề thủ công khi sản xuất ra là để đáp ứng nhu cầu thường ngày của từng gia đình, sau đó mới trao đổi trong cộng đồng làng xã.
- Sau này, do nhu cầu của xã hội nên nghề thủ công được chuyên môn hoá, hình thành nên các làng nghề, phường/hội nghề.
- Ngoài ra, làng nghề còn được hình thành bởi yếu tố địa - văn - hoá và sức thu hút của các trung tâm chính trị, kinh tế i .
- Đây là một quy luật bất biến, bởi làng nghề hay phường/hội thủ công nảy sinh để đáp ứng nhu cầu nội tại của cộng đồng và nhu cầu của vùng miền ii .
- Điểm khác biệt giữa chúng chính là tính chất của khu vực trung tâm chi phối đến tính chất sản phẩm của làng nghề....
- Đất nước Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làng Việt nói chung hay làng nghề nói riêng có nhiều biến đổi.
- Quá trình này về bản chất chính là quá trình đô thị hoá nông thôn dẫn đến những hệ quả tất yếu đã nhìn thấy về làng nghề:.
- Nhiều làng nghề đã biến mất do không còn nhu cầu sử dụng lẫn thị trường;.
- Nhiều làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một bởi thị trường co lại và nhu cầu ít ỏi của một bộ phận người sử dụng;.
- Các làng nghề vẫn đang tồn tại và phát triển do nhu cầu và thị trường vẫn còn, nhưng đều buộc phải thay đổi quy trình sản xuất, thay đổi mẫu mã cho phù hợp..
- Vậy, tính chất truyền thống của nghề thủ công có còn không.
- (Nghề thủ công gắn liền với lao động mang tính kỹ năng, kỹ sảo, bí quyết nghề nghiệp, phụ.
- Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam.
- làng nghề có thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường.
- hay sẽ chuyển đổi sang một cơ chế hoạt động khác, và song hành với nó chính là văn hoá làng nghề cũng đứng trước những thách thức mới - chắc chắn sẽ mang một diện mạo mới trong cộng đồng làng xã nông nghiệp nông thôn Việt Nam.
- Vì vậy, trong báo cáo này, chúng tôi sẽ phác hoạ một phần diện mạo của văn hoá làng nghề truyền thống để chuẩn bị cho những nghiên cứu về biến đổi văn hoá làng nghề trong thời kỳ đổi mới..
- Văn hoá làng nghề truyền thống.
- 2.1 Thử phân định thuật ngữ nghề làng, làng nghề, văn hoá làng nghề.
- Làng nghề thủ công như là gương mặt khác của làng xã nông nghiệp, nó là một bộ phận không thể tách rời, thậm chí phát triển song hành cùng làng xã của người Việt.
- Chính vì vậy, khi tìm hiểu và phân tích về làng nghề truyền thống, chúng ta thật khó có thể phân định một cách rõ ràng thế nào là làng nghề và thế nào không phải là làng nghề.
- Vào những 1957, trong cuốn Sơ khảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam, tác giả Phan Gia Bền đã đưa ra 1 số khái niệm như nghề thủ công iv và thợ thủ công v chứ chưa đề cập đến khái niệm làng nghề hay làng nghề thủ công truyền thống.
- Sau này, có một số nhà nghiên cứu phân loại làng theo chức năng kinh tế vii : Làng ruộng, Làng vườn (như ở Nam Bộ), Làng nghề (Bát Tràng, Triều Khúc, Kim Bồng, làng Vân), Làng buôn (Đồng Kỵ, Đa Ngưu, Đình Bảng, Phú Thị), làng chài (các vạn chài ven sông, ven biển)..
- Trong cuốn Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, GS.
- Trần Quốc Vượng đã "thử đưa ra một định nghĩa về làng nghề".
- Trước hết, định nghĩa này khẳng định làng nghề là một yếu tố quan trọng trong xã hội tiểu nông, có những làng gắn với nông nghiệp và có những làng được chuyên môn hoá (những làng chuyên m ôn hoá thường gắn liền với đô thị hay kinh đô hoặc khu vực trung tâm và có một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp, có cơ cấu tổ chức phường hội...):.
- "Theo chúng tôi hiểu gọi là một làng nghề (như làng gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh.
- song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông phó cả.
- cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định, "sinh ư nghệ, tử ư nghệ", "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", sống chủ yếu được bằng nghề và sản xuất ra các mặt hàng thủ công.
- Trần Quốc Vượng, chúng tôi đưa ra một số đặc điểm của làng Việt nói chung và làng nghề ở châu thổ sông Hồng như sau: Trong diễn trình lịch sử, làng Việt đã trải qua các giai đoạn phát triển, hình thành nên những hình thái - kiểu làng để phù hợp với từng thời kỳ lịch sử nhất định.
- Làng nông nghiệp: là cư dân chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng lúa nước, ngoài ra trong thời gian nông nhàn họ làm thêm nghề phụ khác (nghề thủ công như: làm đậu, đan lát.
- Làng nghề: là những làng trước đây nguồn thu cũng dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, nhưng do điều kiện khách quan nào đó (vị trí địa lý thuận lợi, nghề phụ có thị trường tiêu thụ rộng lớn trên bình diện vùng, miền.
- Ngoài ra, có một số làng nghề có quá trình hình thành rất đặc biệt.
- Một đặc tính nữa của xã hội tiểu nông là buôn bán nhỏ lẻ, dần dần đã hình thành nên một số làng buôn, nhưng thực tế cho thấy, làng buôn không thể đứng vững một mình mà phải phụ thuộc rất nhiều vào nghề làng và làng nghề..
- Vậy đặc trưng của văn hoá làng nghề ở châu thổ sông Hồng bao gồm những yếu tố gì.
- và khác gì so với làng nông nghiệp.
- Về cơ bản, đặc trưng của văn hoá làng nghề cũng tương tự văn hoá làng truyền thống với những yếu tố cấu thành như:.
- Văn hoá vật thể: đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ họ, nhà ở....
- Văn hoá phi vật thể: Luật tục, phong tục, tập quán, ứng xử xóm làng, lễ hội, tín ngưỡng dân gian....
- Do nguồn sống chủ yếu dựa vào các sản phẩm của nghề thủ công và việc trao đổi buôn bán (kinh tế hàng hoá), cộng thêm sự tác động của quá trình di dân (di động xã hội), nên văn hoá làng nghề có yếu tố mở khác hẳn với làng nông nghiệp..
- Cơ cấu tổ chức: Phường/hội nghề, mối quan hệ làng xóm - dòng họ - gia đình - thợ thủ công..
- Một số hình thái văn hoá: Nghề và tín ngưỡng thờ tổ nghề (nơi thờ tổ nghề).
- các tập tục riêng biệt của làng nghề....
- Theo tác giả Robert McCarl trong công trình Văn hoá dân gian trong các nghề xii đã cho chúng ta thấy các xu hướng trong nghiên cứu văn hoá nghề:.
- Ở Châu Âu, việc nghiên cứu văn hoá dân gian trong các nghề có liên quan đến văn hoá lao động và ý thức lao động, nhưng nhiên cứu trường hợp tương tự ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thì lại có liên quan nhiều hơn đến những biểu cảm mang tính văn hoá (truyện kể, bài hát, kỹ xảo và phong tục) ở nơi lao động mà coi trọng những bối cảnh xã hội và chính trị, nơi những biểu cảm này được hình thành và sử dụng...".
- Như vậy, khi so sánh việc nghiên cứu văn hoá làng nghề ở Việt Nam với văn hoá dân gian trong các nghề ở các nước phương Tây, chúng ta thấy có một độ vênh nhất định.
- xiii nên khi nghiên cứu về văn hoá làng nghề việc cần thiết phải nghiên cứu tổng thể những yếu tố cấu thành nên văn hoá làng và văn hoá của nghề.
- Một phần diện mạo văn hoá làng nghề qua nghiên cứu trường hợp làng Sơn Đồng, Bát Tràng, Đồng Xâm.
- Ba làng nghề Sơn Đồng, Bát Tràng, Đồng Xâm nằm ở vùng Thượng, Trung và Hạ châu thổ sông Hồng có các đặc điểm như sau:.
- Như đã dẫn giải ở phần trên, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ rất lâu đời nhưng không dựa trên nền tảng nông nghiệp..
- Như vậy, ba làng có quá trình hình thành cũng như cơ cấu tổ chức nghề tương đối khác biệt: Làng Sơn Đồng và Đồng Xâm hình thành với nền tảng nông nghiệp (nghề làng), nhưng làng Đồng Xâm lại hình thành phường/hội nghề từ rất sớm với những quy định khá chặt chẽ còn làng Sơn Đồng, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy dấu vết của phường/hội thủ công.
- Đặc biệt, làng Bát Tràng trong cơ cấu tổ chức của mình, làng vừa có phường/hội thủ công: Bạch Thổ phường - phường đất.
- trắng (sau này đổi tên thành phường Bá Tràng rồi Bát Tràng) với những đặc trưng của văn hoá làng nghề nhưng lại vừa mang đậm dấu ấn văn hoá của một làng thuần nông nghiệp..
- Qua những nghiên cứu bước đầu về lễ hội và phong tục tập quán của 3 làng nghề, chúng tôi có những nhận xét như sau:.
- Dấu ấn văn hoá làng thuần nông nghiệp trong các làng nghề bảo lưu khá đậm nét: Nhìn vào hình thức biểu hiện của lễ hội như tế lễ, lễ vật, trò chơi dân gian và trò diễn, chúng ta thấy được phần nào mảnh ghép của những tín ngưỡng mang tính chất cổ xưa trong các làng nghề:.
- Ngoài hình thức biểu hiện trong một thời điểm nhất định, mà ai cũng có thể quan sát được như lễ hội, thì một số phong tục của cư dân nông nghiệp trong các làng nghề vẫn tồn tại đến ngày nay như tục trọng lão (lên lão, mừng thọ vào dịp đầu năm mới), tục trải chiếu lót đường trong đám ma của những người thọ trên 90 tuổi mà lúc sống họ là người phúc đức, con cái đề huề.
- Xu hướng thứ hai - sự mờ nhạt dần của tín ngưỡng thờ tổ nghề: Ở Đồng Xâm, tuy trước đây phường/hội thủ công hình thành và phát triển rực rỡ nhưng nơi thờ tổ nghề hiện nay chỉ là một am thờ nhỏ trong quần thể di tích đền Đồng Xâm - nơi thờ Triệu Vũ Đế, còn làng Bát Tràng thì không có nơi thờ tổ nghề..
- Nếu chỉ dựa vào nông nghiệp thuần tuý - chỉ trông chờ vào mùa vụ thì người nông dân chỉ có thể đủ ăn, có khi còn thiếu đói, thì làm sao có thể nuôi các ông đồ ăn học để thi đỗ bảng nhãn, thám hoa, trạng nguyên rồi ra làm quan..
- Cũng rất ngẫu nhiên khi chúng tôi chọn 3 làng để nghiên cứu thì 2 trong 3 làng đều là làng khoa bảng: Làng Sơn Đồng có 8 Tiến sĩ và 121 Cử nhân.
- Ngoài ra, sự phân chia hạng người thành 3 thứ bậc cũng biểu hiện rất rõ sự tôn vinh những người có học vị, giàu có và thợ thủ công:.
- Đồng thời, việc tôn vinh những người học rộng, đỗ đạt cao và nhất là những người giàu có trong làng thì khác hẳn với quan niệm truyền thống trước đây của các làng làm nông nghiệp thuần tuý.
- Đây chính là một trong những biểu hiện đặc trưng của tâm lý cộng đồng nghề (tâm lý tạo nên lối ứng xử)..
- Ngoài ra, nghề nghiệp và sự giao lưu buôn bán (yếu tố mở) còn tạo cho người dân làng nghề đặt ra nguyên tắc cơ bản như sau:.
- Nguyên tắc truyền nghề để giữ gìn bí quyết, kỹ xảo của làng nghề/phường hội nghề: Nghề chỉ truyền cho đàn ông và con dâu, không truyền cho con gái xxvii , nếu truyền nghề cho người ngoài làng/phường/hội thì những người thợ cả phải họp lại và thống nhất chỉ truyền nghề đến một số côn g đoạn nhất định xxviii.
- Đất tốt, men hay, kết hợp với bàn tay tài hoa của người thợ thủ công và quá trình nung gốm (độ lửa phù hợp) sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.
- Ngoài ra, trong quá trình sơn thếp, chỉ có người thợ mới biết ở thời tiết nào thì sơn công đoạn gì cho sản phẩm.
- đây là một vấn đề cần được các nhà nghiên cứu quan tâm:.
- Sự liên kết giữa những người hành nghề tôn giáo tín ngưỡng vớ i người thợ thủ công.
- Những vấn đề đặt ra về văn hoá làng nghề trong đời sống đương đại.
- Trong cuộc sống đương đại, khi Việt Nam đã ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, văn hoá làng hay văn hoá làng nghề chắc chắn sẽ biến đổi..
- Biến đổi văn hoá: là sự đổi khác của văn hoá trong bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội nhất định.
- Nói cách khác, biến đổi văn hoá là sự thích nghi và phát triển của văn hoá trong từng giai đoạn của lịch sử, nếu không thích nghi và phát triển thì văn hoá sẽ biến đổi theo chiều hướng không tích cực..
- Vậy, những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu sự biến đổi văn hoá làng nghề là gì.
- xu hướng biến đổi.
- 3.1 Những biến đổi văn hoá làng nghề.
- Các yếu tố chính trị - kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự biến đổi của nghề truyền thống và văn hoá làng nghề..
- Các nguyên nhân bên trong của cộng đồng làng ảnh hưởng đến sự biến đổi văn hoá làng nghề (tâm lý cộng đồng, hệ thống giá trị chuẩn mực)..
- Sự biến đổi các yếu tố cấu thành nên văn hoá làng nghề - Quá trình đô thị hoá sẽ làm tan rã cộng đồng làng..
- Sự hình thành các yếu tố văn hoá mới trong làng nghề..
- 3.2 Vấn đề bảo tồn và phát huy văn hoá các làng nghề.
- Chính sách gắn phát triển kinh tế với văn hoá làng nghề (chuyên sâu hoá một số ngành nghề)..
- Phát triển văn hoá làng nghề trên cơ sở bảo tồn các làng nghề truyền thống..
- Phát triển văn hoá làng nghề dựa vào phát triển du lịch bền vững - đây là một trong những bài toán nan giải - dùng kinh tế để thúc đẩy phát triển văn hoá và ngược lại - không chỉ riêng trường hợp ở Việt Nam mà còn là của cả khu vực và thế giới..
- Vấn đề vốn xã hội của làng nghề (hay đúng hơn là của cộng đồng cư dân của làng nghề ấy) trong quá trình hội nhập kinh tế thị trường, vốn xã hội có giúp ích gì trong quá trình tồn tại của làng nghề..
- Trên đây chỉ là những sơ khảo và nhận định ban đầu về văn hoá làng nghề qua nghiên cứu trường hợp 3 làng nghề ở Thượng, Trung và Hạ châu thổ sông Hồng, chắc chắn vẫn còn sự thiếu sót cần phải bổ sung khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu tổng thể văn hoá làng nghề ở châu thổ sông Hồng.
- Hy vọng báo cáo sẽ đóng góp phần phác hoạ nên một phần diện mạo của xã hội nông thôn, nông nghiệp truyền thống..
- Kinh thành Huế với các phường hội thủ công như: nghề gốm (Phước Tích, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế), nghề đúc đồng (Phường Đúc), nghề dệt (Phủ Cam, Dương Nỗ), tranh (làng Sình)....
- iv Phân chia thành 02 bộ phận: Nghề thủ công gắn liền với nông nghiệp và thủ công nghiệp cá thể tiểu sản xuất hàng hoá (sản xuất độc lập với quy trình sản xuất nông nghiệp): "Thủ công nghiệp là từ nông nghiệp mà ra và có thể nói, thủ công nghiệp là nền sản xuất trung gian giữa nông nghiệp và công nghiệp.
- Vì là trung gian nên nó còn mang nặng tính chất nông nghiệp mà đồng thời cũng đã có nhiều tính chất công nghiệp.
- Phạm vi thủ công nghiệp đi từ những nghề phụ nông thôn đến các nghề thủ công cá thể tiểu sản xuất hàng hoá rồi đến hình thức công trường thủ công tư bản chủ nghĩa là hình thức còn nhiều quan hệ với nông nghiệp đến hình thức quá độ sang công nghiệp.
- Chúng tôi thấy ở Việt Nam có hai bộ phận chính trong ngành thủ công nghiệp: Bộ phận thủ công nghiệp phụ thuộc vào nền kinh tế tự nhiên nông nghiệp, cụ thể là nghề phụ gia đình của số đông nông dân.
- Bộ phận thứ hai là bộ phận thủ công nghiệp cá thể tiểu sản xuất hàng hoá, cụ thể là nghề thủ công độc lập đối với quy trình sản xuất nông nghiệp...".
- v "Ở nước ta thợ thủ công (thủ công nghiệp cá thể) là những người có tiêu chuẩn căn bản sau đây:.
- hoặc thợ học nghề) nhưng chỉ để giúp họ sản xuất đại bộ phận thì giờ của thợ thủ công là để làm công việc sản xuất đó..
- (Phan Gia Bền (1957), Sơ khảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam, Nxb Văn Sử Địa, H.
- viii Trần Quốc Vượng (2000), Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb VHDT và TCVHNT, H, tr.
- xxi Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hoá học, Viện Văn hoá, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, tr 133..
- Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 3/1991, tr17-18).
- đây là một trong những vấn đề nghiên cứu tiếp theo của tác giả