« Home « Kết quả tìm kiếm

Liên kết vùng của chuỗi giá trị hàng hóa nông lâm nghiệp (Nghiên cứu điển hình trên lưu vực Sông Ba, Sông Kôn)


Tóm tắt Xem thử

- LIÊN KẾT VÙNG CỦA CHUỖI GIÁ TRỊ HÀNG H ÓA NÔNG LÂM NGHIỆP (NGH IÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TRÊN LƯU VỰC SÔNG BA, SÔNG KÔN).
- Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu phương pháp luận liên kết vùng theo lưu vực sông, áp dụng cho liên kết giữa vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ trong xây dựng chuỗi giá trị hàng hóa nông lâm nghiệp.
- Nghiên cứu này đã xác lập cơ sở khoa học cho việc hình thành mô hình liên kết theo chuỗi giá trị nông sản gỗ rừng trồng và mía đường với các khâu liên kết gồm: khâu sản xuất, khâu thu mua, vận chuyển, khâu chế biến và khâu tiêu thụ nhằm gia tăng giá trị hàng hóa, góp phần phát triển bền vững nông lâm nghiệp của địa phương..
- T ừ khóa: Liên kết vùng, chuỗi giá trị, sản xuất nông lâm nghiệp, Sông Ba, Sông Kôn..
- Liên kết vùng là hình thành các không gian kinh tế để thúc đẩy sự phát triển với lựa chọn các cực phát triển ban đầu, xóa bỏ ranh giới địa lý hành chính, nhằm giải phóng tiềm lực địa phương và khả năng phối kết hợp giữa các địa phương, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.
- Trong liên kết vùng giữa Tây Nguyên - Nam Trung Bộ theo lưu vực sông, việc xây dựng và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp có tác dụng huy động các nguồn lực, nâng cao chất lượng và giá trị hàng hóa, tăng cường hội nhập quốc tế..
- Trong lưu vực Sông Ba, Sông Kôn, đã hình thành và phát triển một số liên kết theo chuỗi giá trị đối với mía đường, gỗ rừng trồng,… trên cơ sở liên kết giữa các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh với chuỗi cung ứng các yếu tố đầu vào, sản xuất và chế biến sâu, tạo ra sản phẩm tiêu dùng cuối cùng có giá trị gia tăng và chất lượng cao, có sức canh tranh trên thị trường.
- Tuy nhiên, các mô hình liên kết hoạt động giữa các doanh nghiệp, tổ chức việc phân phối giống, vật tư nông nghiệp, cung cấp kỹ thuật, kiểm soát quá trình sản xuất,… đến hộ nông dân thực hiện các quy trình theo đúng hướng dẫn của công ty, doanh nghiệp còn lỏng lẻo..
- Bài viết trình bày cơ sở khoa học về liên kết vùng Tây Nguyên - Nam Trung Bộ theo lưu vực Sông Ba, Sông Kôn phục vụ phát triển chuỗi giá trị hàng hóa nông lâm nghiệp.
- Xác lập quy trình mô hình tổ chức lãnh thổ liên vùng gồm: i) Phân tích cơ sở khoa học và pháp lý cho xây dựng mô hình liên kết vùng.
- ii) Tính toán chi phí lợi ích, hiệu quả kinh tế, môi trường của chuỗi giá trị trong liên kết.
- iii) Xác định không gian liên kết xây dựng và phát triển chuỗi giá trị.
- iv) Phân tích, xác lập nguyên tắc và khả năng phối hợp triển khai thực hiện mô hình liên kết của các chủ thể tham gia chuỗi giá trị hàng hóa gỗ rừng trồng và chuỗi giá trị mía đường..
- Thực trạng liên kết sản xuất và hiệu quả của liên kết.
- Những khó khăn và thách thức của liên kết theo chuỗi giá trị nông lâm sản và đề xuất kiến nghị cho sản xuất liên kết của các hộ dân và cơ quan quản lý nhà nước..
- Lý luận về liên kết vùng và chuỗi giá trị nông lâm sản 3.1.1.
- Hội nhập vùng bao gồm liên kết vùng (regional linkages), hợp tác vùng (regional cooperation) và quản trị hội nhập vùng phục vụ phát triển (governing regional integration for development).
- Bản chất của hội nhập vùng là cách thức tiếp cận và kết nối các vùng lân cận, tạo ra mối liên kết về không gian và các lĩnh vực trong khu vực.
- Liên kết vùng.
- Hội nhập vùng dẫn tới hình thành các vùng liên kết (hoặc liên vùng) hoạt động như một thể thống nhất thông qua một quá trình liên kết các vùng lãnh thổ lân cận vào trong một thỏa thuận chung để nâng tầm hợp tác bằng các điều luật và thể chế [6]..
- Liên kết vùng hoặc kết nối vùng, được tạo ra bởi sự khác biệt địa phương giữa các vùng về các nguồn lực tự nhiên, chính sách, con người và các hoạt động phát triển.
- Liên kết vùng được hiểu theo hai khía cạnh: (i) Liên kết về không gian (theo dòng giao thông, dòng chảy vật chất, dòng thông tin.
- (ii) Liên kết giữa các lĩnh vực (chẳng hạn sản xuất nông nghiệp và dịch vụ, xây dựng và môi trường,...)..
- Chuỗi giá trị nông lâm sản.
- Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng trong kinh doanh.
- Một chuỗi giá trị có thể là một liên kết dọc hay một mạng lưới các tác nhân độc lập với nhau vào các khâu chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển và phân phối” [8]..
- Theo hình thức quản trị, chuỗi giá trị nông sản có thể được chia ra làm 3 chuỗi cơ bản: (i) Chuỗi không liên kết hay quản trị bằng quan hệ thị trường.
- (ii) Chuỗi giá trị có hợp đồng nông sản.
- hợp đồng thu mua, hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, hợp đồng đầu tư.
- và (iii) Chuỗi giá trị nhất thể hóa dọc trong đó các hoạt động từ sản xuất, chế biến, phân phối.
- Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng nông sản giúp xác định những lợi thế, khó khăn của từng khâu trong chuỗi, từ đó có các giải pháp khắc phục để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường và phát triển bền vững.
- Chuỗi giá trị nông lâm sản Việt còn rất hạn chế.
- Những hạn chế trong chuỗi giá trị nông sản Việt Nam [4].
- Mục tiêu của liên kết vùng nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng nông sản là thúc đẩy tập quán canh tác bền vững..
- Khuyến khích đầu tư sản xuất quy mô lớn, định hướng công nghệ cao và liên kết chuỗi toàn cầu với sự tham gia của các doanh nghiệp lớn.
- Tăng cường liên kết nhằm đẩy nhanh hiện đại hóa chuỗi giá trị rừng trồng.
- Một số vấn đề về liên kết vùng Tây Nguyên - Nam Trung B ộ theo lưu vực Sông Ba, Sông Kôn nhằm phát triển chuỗi giá trị hàng hóa nông lâm nghiệp.
- Các dạng liên kết vùng trong lưu vực.
- Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp của lưu vực Kôn năm 2010 đạt 6.735,0 tỷ đồng, tăng liên tục đến năm 2018 đạt 13.403,6 tỷ đồng (giá thực tế).
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trung bình giai đoạn đạt 3,0 %/năm [8]..
- Trong lưu vực Sông Ba, Sông Kôn có các dạng liên kết vùng như sau:.
- Dạng 1: Liên kết phát triển sản xuất, nâng cao giá trị của những sản phẩm có sự tương đồng, có lợi thế canh tranh giữa các vùng với những vùng còn lại trong nước, với quốc tế:.
- Trong mối liên kết liên vùng Tây Nguyên - Nam Trung Bộ theo lưu vực Sông Ba, Sông Kôn cho phát triển nông lâm nghiệp cần tập trung vào sản phẩm chính: Gỗ rừng trồng, cây mía, cây mì, cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, tiêu,….
- Dạng 2: Liên kết vùng trong việc phát huy thế mạnh đặc thù của các vùng.
- Dạng 3: Liên kết vùng trong việc sử dụng hợp lý nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai.
- Liên kết vùng theo lưu vực sông theo chuỗi giá trị nông sản hàng hóa 3.2.2.1.
- Nhu cầu cấp thiết tăng cường liên kết vùng theo chuỗi giá trị nông lâm sản.
- Ở Tây Nguyên - Nam Trung Bộ nói chung và lưu vực Sông Ba, Sông Kôn nói riêng, đã bước đầu hình thành một số liên kết theo chuỗi giá trị đối với một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng, trước hết là cây công nghiệp lâu năm (cà phê, hồ tiêu).
- và rừng trồng trên cơ sở liên kết giữa các doanh nghiệp, các cơ sở, các hộ sản xuất kinh doanh từ cung ứng các yếu tố đầu vào đến sản xuất và chế biến sâu, tạo ra sản phẩm tiêu dùng cuối cùng có giá trị gia tăng và chất lượng cao, có sức canh tranh trên thị trường..
- Tuy nhiên, các mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp (cung ứng phân phối giống, vật tư nông nghiệp, cung cấp kỹ thuật, kiểm soát quá trình sản xuất.
- Do đó, cần xác định, doanh nghiệp tổ chức sản xuất - thu mua các sản phẩm và phân phối dưới các thương hiệu khác nhau để nâng cao giá trị và đảm bảo quyền lợi của các bên là khâu then chốt cho chuỗi giá trị..
- Liên kết vùng phát triển chuỗi giá trị gỗ rừng trồng lưu vực Sông Ba, Sông Kôn.
- Chuỗi giá trị gỗ rừng trồng.
- Chuỗi giá trị gỗ rừng trồng trên lưu vực Sông Ba, Sông Kôn thể hiện ở cả 3 dạng quản trị, gồm: Chuỗi không liên kết (theo thị trường).
- Chuỗi giá trị có hợp đồng nông sản giữa nhà máy/nông lâm trường (Công ty Cổ phân Lâm nghiệp Quy Nhơn, Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn.
- và chuỗi giá trị nhất thể hóa dọc trong đó các hoạt động từ sản xuất, chế biến, phân phối.
- Sơ đồ chuỗi giá trị như hình 3..
- Sơ đồ chuỗi giá trị gỗ rừng trồng.
- Thực trạng trồng rừng và điều kiện cho việc liên kết vùng theo chuỗi giá trị gỗ rừng trồng trên lưu vực Sông Ba, Sông Kôn.
- Ngoài ra, các lâm trường, công ty có diện tích rừng trồng lớn, bước đầu hình thành chuỗi giá trị rừng trồng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh [8]..
- rừng trồng.
- Lưu vực Diện tích gỗ rừng trồng* (ha).
- Đây là cơ sở rất quan trọng của chuỗi giá trị hàng hóa gỗ rừng trồng của lưu vực Sông Ba, Sông Kôn..
- Những minh chứng và phân tích trên cho thấy các khâu trong chuỗi giá trị gỗ rừng trồng của lưu vực Sông Ba, Sông Kôn đều sẵn sàng cho việc liên kết..
- Một số vấn đề đặt ra trong tổ chức lãnh thổ liên vùng của chuỗi giá trị gỗ rừng trồng trên lưu vực Sông Ba, Sông Kôn.
- Những thách thức trong liên kết trồng rừng nguyên liệu gồm: cạnh tranh thu mua gỗ rừng trồng đang diễn ra gay gắt.
- Liên kết vùng phát triển chuỗi giá trị cây mía lưu vực Sông Ba, Sông Kôn.
- Các nhân tố trong chuỗi giá trị mía đường.
- Đây là yếu tố đầu vào quan trọng trong chuỗi giá trị ngành mía đường, giống mía được người dân tự sản xuất (tự lấy giống của các niên vụ trước), một số hộ dân mua giống từ người quen, hàng xóm, nhà doanh nghiệp (từ khi bắt đầu hình thành cánh đồng lớn).
- Hình thức liên kết chuỗi mía đường.
- Liên kết dọc: Hiện có 2 hình thức lên kết giữa người dân trồng mía và các nhà máy đường trên 2 lưu vực, gồm:.
- Đây là mối liên kết rất chặt chẽ được thể hiện qua hợp đồng mua bán giữa các bên.
- Quy định và thống nhất mức hỗ trợ đối với doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân và nông dân nhằm khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản..
- Hình thức 2: Liên kết giữa nông dân với nhà máy đường qua khâu trung gian là HTX Nông nghiệp.
- Hình thức này chiếm tỷ trọng nhỏ trong liên kết dọc..
- Liên kết ngang: Liên kết ngang trong chuỗi giá trị mía đường được thực hiện bởi nhóm các hộ nông dân trồng mía, nhóm dịch vụ chặt/vận chuyển mía, nhóm nhà nhà cung cấp phân bón/thuốc bảo vệ thực vật cho cây mía,… Mối liên kết ngang của các hộ dân vùng mía hoàn toàn dựa trên sự uy tín, quen biết giữa các hộ dân sản xuất mía với hộ dân làm dịch vụ và người lao động.
- Mặc dù vậy, liên kết ngang này cũng tạo ra nhiều lợi thế: giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng thành viên qua đó tăng lợi ích kinh tế, có thể liên kết sản xuất quy mô lớn với loại giống có chất lượng, năng suất cao,… [3]..
- Tình hình liên kết chuỗi mía đường trên lưu vực Sông Ba, Sông Kôn.
- Điều đó khiến mối liên kết nông dân - nhà máy không bền chặt và ổn định.
- Mô hình liên kết vùng mía - đường - điện cũng đang được các nhà máy đường lớn trong vùng như KCP (Phú Yên), Thành Thành Công (AyunPa - Gia Lai) triển khai thực hiện có hiệu quả.
- Tuy nhiên, liên kết theo chuỗi giá trị mía đường giữa Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk mới chỉ dừng ở mức hộ trợ kỹ thuật khi các nhà máy gặp sự cố..
- 1/ Liên kết theo chuỗi giá trị nông sản sẽ làm tăng hiệu quả KT-XH và môi trường trong sản xuất nông lâm nghiệp.
- Chuỗi giá trị gỗ rừng trồng và mía đường của lưu vực Sông Ba, Sông Kôn dựa trên sự liên kết của các khâu: Cung cấp nguyên liệu - chế biến - tiêu thụ (trong nước và xuất khẩu) và khâu trung gian kết nối các mắt xích là thu mua, vận chuyển.
- Việc kết nối các khâu phải tuân theo quy luật cung cầu của thị trường hoặc các định chế trong liên kết của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải đa dạng hóa sản phẩm dưới các thương hiệu khác nhau để nâng cao giá trị và đảm bảo quyền lợi của các bên trong liên kết là khâu then chốt..
- 2/ Xây dựng mô hình tổ chức lãnh thổ liên vùng phát triển chuỗi giá trị hàng hóa gỗ rừng trồng và chuỗi giá trị mía đường gắn với phát triển nông lâm nghiệp bền vững của lưu vực Sông Ba, Sông Kôn phải dựa trên:.
- Phân tích cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý trong liên kết vùng phát triển chuỗi giá trị hàng hóa gỗ rừng trồng, chuỗi giá trị mía đường gắn với phát triển nông lâm nghiệp bền vững;.
- Xác định không gian liên kết xây dựng và phát triển mô hình tổ chức lãnh thổ liên vùng phát triển chuỗi giá trị gỗ rừng trồng và chuỗi giá trị mía đường dựa trên quy hoạch và thực trạng sản xuất gỗ rừng, mía đường với hiệu quả KT-XH, môi trường cao nhất;.
- Xây dựng thể chế, xác lập nguyên tắc và khả năng phối hợp của các chủ thể tham gia thực hiện mô hình mô hình tổ chức lãnh thổ liên vùng cho phát triển chuỗi giá trị gỗ rừng trồng và chuỗi giá trị mía đường;.
- Các nhà máy đường cần sớm xúc tiến liên kết liên vùng về nguyên liệu, kỹ thuật, đầu ra cho sản xuất nhằm giảm giá thành, tăng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu để “sống sót” trong quá trình hội nhập quốc tế của ngành mía đường..
- 3/ Đối với lưu vực Sông Ba, Sông Kôn, giao thông vận tải là yếu tố cốt lõi kết nối các khâu trong chuỗi giá trị hàng hóa.
- Các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ thuộc lưu vực Sông Ba, Sông Kôn có nhiều lợi thế trong liên kết, gia tăng chuỗi giá trị nông sản hàng hóa, đã tạo ra một số nông sản hàng hóa đặc thù như lúa gạo, mía đường, sắn, gỗ rừng trồng….
- Để tạo thế cạnh tranh của nông sản trong vùng cần tạo thương hiệu mạnh cho ngành chế biến dăm gỗ, chế biến mía đường, sắn… Điều đó cần sự liên kết chặt chẽ giữa cơ sở chế biến, người nông dân trên cơ sở đảm bảo hài hoà lợi ích các bên.
- Nhà máy cần tối ưu hóa khâu thu mua, vận chuyển, chế biến, tạo liên kết chặt chẽ với nhau để ổn định đầu ra của thị trường nông sản..
- Nghiên cứu cơ sở khoa học cho các giải pháp tăng cường liên kết vùng của Tây Nguyên với duyên hải Nam Trung Bộ trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai.
- Ma Ngọc Ngà, Vấn đề liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong chuỗi giá trị sản phẩm mía đường tỉnh Khánh Hòa, Tạp chí Nghiên cứ Địa lý nhân văn, số tr 34 - 46..
- Hệ thống liên kết vùng ở Việt Nam - Gợi ý từ kinh nghiệm.
- Một số vấn đề liên kết vùng ở Tây Nguyên trong điều kiện phân cấp đầu tư.
- Liên kết nội vùng trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên.
- Vấn đề liên kết phát triển sản xuất mía đường theo chuỗi giá trị hàng hóa của thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 11_ Huế 2019_ Quyển 1, tr 314 - 324.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt