« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng lo âu, trầm cảm ở học sinh lớp 12 tại 2 trường trung học phổ thông của thành phố Thái Bình năm 2020


Tóm tắt Xem thử

- THỰC TRẠNG LO ÂU, TRẦM CẢM Ở HỌC SINH LỚP 12 TẠI 2 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA THÀNH PHỐ THÁI BÌNH NĂM 2020.
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả thực trạng lo âu, trầm cảm của học sinh và một số yếu tố liên quan ở đối tượng học sinh lớp 12 tại 2 trường THPT của thành phố Thái Bình năm 2020.
- Nghiên cứu thu thập thông tin qua phát vấn bộ câu hỏi sử dụng bộ công cụ DASS-21.
- Kết quả cho thấy tỷ lệ học sinh có biểu hiện lo âu là 24%, trầm cảm là 60%.
- Sự thiếu quan tâm của bố mẹ, thầy cô làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm, lo âu ở học sinh.
- Các yếu tố hài lòng về mối quan hệ bạn bè, và tình trạng hôn nhân của bố mẹ có liên quan tới tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu.
- Tăng cường sự quan tâm của gia đình, bạn bè, thầy cô và nhà trường trong việc sắp xếp thời gian học sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ở học sinh..
- Từ khóa: lo âu, trầm cảm, học sinh lớp 12, Thái Bình..
- Cùng với sự phát triển nhanh chóng và đầy biến động của nền kinh tế - xã hội đã đem đến cho quá trình sống, học tập và rèn luyện của học sinh ngày càng nhiều cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi đối với sự phát triển nhân cách thế hệ trẻ.
- Đặc biệt, với lứa tuổi trung học phổ thông (THPT) nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng, thời đại 4.0 có tác động rất lớn đến sức khỏe tâm thần của các em.
- Hiện nay học sinh mắc các rối loạn tâm lý chiếm tỉ lệ khá cao và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của toàn xã hội..
- Tại Việt Nam, số lượng trẻ em trong độ tuổi học sinh mắc các rối loạn stress, lo âu và trầm cảm có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.
- Thái Bình là một tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc bộ, tổng số có 39 trường trung học phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh với hơn 17.000 học sinh khối lớp 12, khối lớp cuối cấp có nhiều yếu tố dẫn tới các rối loạn tâm lý.
- Tuy nhiên, hiện chưa có các nghiên cứu về lo âu, trầm cảm trên đối tượng này tại tỉnh Thái Bình.
- Với lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu mô tả tỷ lệ lo âu, trầm cảm và xác định một số yếu tố liên quan ở học sinh lớp 12..
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- 2.1 Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 12 tại 2 trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn và trường Trung học phổ thông Nguyễn Đức Cảnh,.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: học sinh tại trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn và trường Trung học phổ thông Nguyễn Đức Cảnh, đồng ý tham gia phỏng vấn, có mặt tại lớp trong thời điểm phỏng vấn, được sự đồng ý tham gia phỏng vấn của phụ huynh..
- 2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu..
- 2.3 Thiết kế nghiên cứu.
- Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang..
- 2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu.
- Trong đó: n là số học sinh cần nghiên cứu.
- p là tỷ lệ rối loạn stress ở học sinh lớp 12 theo nghiên cứu của tác giả Tôn Thất Toàn và cộng sự với p=0.421[7].
- Trên thực tế chúng tôi thu thập được 400 học sinh, mỗi trường 200 học sinh..
- Chọn trường nghiên cứu: chọn chủ đích 2 trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
- Chọn học sinh: chọn toàn bộ học sinh tại các lớp được nghiên cứu..
- 2.6 Biến số trong nghiên cứu.
- Các biến số về thực trạng lo âu, trầm cảm: tỷ lệ học sinh mắc lo âu, trầm cảm.
- mức độ mắc lo âu và trầm cảm..
- Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng phương pháp phát vấn bằng bộ câu hỏi có sẵn và khuyết danh.
- Đánh giá trầm cảm: câu .
- 2.8 Tiêu chí đánh giá trong nghiên cứu Đánh giá rối loạn tâm lý theo thang đo DASS-21:.
- Mức độ Trầm cảm Lo âu.
- Mô hình hồi quy logistic đơn biến được sử dụng, các chỉ số OR và 95%CI sẽ được tính toán để tìm các yếu tố liên quan tới trầm cảm – lo âu của học sinh với mức ý nghĩa ∝=0,05..
- 2.10 Đạo đức trong nghiên cứu.
- Nghiên cứu được sự chấp nhận của Ban Giám hiệu các trường.
- Đồng thời cũng xin ý kiến và nhận được sự đồng ý của hội trưởng hội phụ huynh học sinh của khối lớp 12..
- Nghiên cứu này không có tác động trực tiếp nào đến đối tượng nghiên cứu và mọi thông tin.
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- Trong số 400 học sinh tham gia, nữ giới nhiều hơn nam giới (60,3% so với 39,7.
- Tỷ lệ trầm cảm - lo âu của học sinh theo giới.
- Trầm Cảm Lo âu.
- Tỷ lệ.
- Tỷ lệ và sự phân bố mức độ trầm cảm - lo âu của học sinh.
- Biểu đồ 2 cho thấy tỷ lệ học sinh bị trầm cảm cao hơn so với bị lo âu (60% so 24.
- Bảng 1: Các yếu tố liên quan đến lo âu ở học sinh lớp 12.
- Biến Lo âu.
- Không hài lòng Bảng 1 cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân của bố mẹ, sự quan tâm của bố mẹ, sự quan tâm của thầy cô và mức độ hài lòng với mối quan hệ bạn bè với tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu.
- học sinh cảm thấy hài lòng về mối quan hệ bạn bè có nguy cơ mắc lo lắng chỉ bằng 0,34 lần so với mức độ bình thường (OR=0,34.
- Bảng 2: Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh.
- Biến Trầm cảm.
- Trong đó học sinh nhận được nhiều sự quan tâm của bố mẹ hơn có nguy cơ trầm cảm chỉ bằng 0,53 lần (OR=0,53.
- Những học sinh thường xuyên chịu áp lực học tập, thi cử có nguy cơ trầm cảm cao gấp 2,93 lần (OR=2,93.
- Về thực trạng lo âu, trầm cảm ở học sinh lớp 12.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ học sinh mắc rối loạn lo âu là 24%.
- Tỉ lệ này tương đương với nghiên cứu tỷ lệ rối loạn lo âu ở trẻ em vị thành niên 6 – 17 tuổi ở Uganda là 26,6%.
- Thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Hồ Hữu Tính và cộng sự năm 2009 với tỷ lệ rối loạn lo âu là 38% [10], nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng Phương (2008) sử dụng đồng thời cộng cụ nghiên cứu là thang lượng giá DASS-42 và thang lượng giá lo âu Zung cho thấy.
- tỷ lệ học sinh có biểu hiện lo âu là 21,66%.
- Về mức độ rối loạn lo âu, trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ rối loạn lo âu nhẹ là 10,5%, vừa là 6,8%.
- Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Huệ năm 2013[9] trên học sinh lớp 12 tại một số trường THPT tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Nghiên cứu của tác giả Danh Thành Tín trên học sinh Trường PTTH tại tỉnh Hậu Giang có kết quả tỷ lệ lo âu cao hơn nhưng lại có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi với 63,8% học sinh bị lo âu [7].
- Lý do cho sự khác biệt này có thể do thời điểm nghiên cứu khác nhau, áp lực về học tập thi cử và các tác động của xã hội thay đổi rất nhanh nhất là trong thời đại công nghệ số phát triển học sinh tiếp cận với nhiều nguồn văn hóa trong đó có những nguồn thông tin độc hại tác động đến tâm lý và hành vi của học sinh.
- Ngoài ra có thể do sử dụng bộ công cụ đánh giá khác nhau, một số nghiên cứu đối tượng là học sinh cả 3 khối của trường THPT nên sẽ có các yếu tố tác động đến sức khỏe tâm thần là khác nhau.
- Về tỷ lệ trầm cảm kết quả nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ học sinh có biểu hiện trầm cảm là 60,0%, trong đó đa số học sinh trầm cảm mức độ vừa chiếm tỷ lệ 24,2%, mức độ nhẹ 13,3%, mức độ nặng có tỷ lệ 10,3%, mức độ rất nặng 12,2%.
- Kết quả này cao hơn với tỷ lệ trầm cảm học học sinh THPT Vị Xuyên tỉnh Hậu Giang với 42,1% bị trầm cảm [7], cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc và cộng sự với tỷ lệ trầm cảm là 15,3%.
- So với nghiên cứu trên thế giới kết quả của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Reem Alharbi và cộng sự với tỷ lệ trầm cảm là 84,0%, cao hơn so với nghiên cứu của Phanthavong P tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào năm 2015 là 24% học sinh có biểu hiện trầm cảm.
- Bên cạnh đó, từ các nghiên cứu trên có thể thấy rõ các nghiên cứu sử dụng thang đánh giá trầm cảm Beck cho kết quả học sinh có biểu hiện trầm cảm thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu sử dụng thang đo DASS-21, có thể lý giải cho sự khác biệt này là mục đích sử dụng thang đo.
- trong các nghiên cứu là khác nhau khi thang đo DASS-21 trong nghiên cứu của chúng tôi đa phần được sử dụng tại cộng đồng với mục đích sàng lọc..
- Tỷ lệ trầm cảm ở học sinh nữ nhiều hơn so với học sinh nam (65,5% với 54,7%) nhưng chưa ghi nhận được mối liên quan có ý nghĩa thống kê..
- Kết quả này phù hợp với hầu hết các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần trước đó như nghiên cứu của Hồ Hữu Tính và Nguyễn Doãn Thành năm 2009 [10].
- Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy sự khác biệt không nhiều về tỷ lệ trầm cảm và lo âu giữa hai trường, trong đó tỷ lệ trầm cảm ở học sinh trường Lê Quý Đôn cao hơn so với trường Nguyễn Đức Cảnh, tuy nhiên tỷ lệ lo âu lại cho kết quả ngược lại, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa cho thống kê (p>0,05)..
- Về các yếu tố liên quan đến lo âu, trầm cảm của học sinh.
- Đối với tình trạng mắc rối loạn lo âu, kết quả cho thấy tình trạng hôn nhân của bố mẹ, sự quan tâm của bố mẹ, của thầy cô và mối quan hệ bạn bè có ảnh hưởng tới nguy cơ mắc rối loạn lo âu ở học sinh.
- Về yếu tố gia đình những học sinh có bố mẹ ly hôn có nguy cơ mắc rối loạn lo âu cao gấp 1,90 lần so với học sinh trong gia đình bố mẹ sống hòa thuận.
- Kết quả này tương đồng với nghiên cứu tổng quan của Yap MB và cộng sự (2014) thể hiện mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân của cha mẹ với rối loạn lo âu của trẻ vị thành niên.
- Cùng với những tác động khác trong yếu tố gia đình tới rối loạn lo âu của học sinh, nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy những trẻ được quan tâm ở mức độ tốt sẽ có nguy cơ mắc rối loạn lo âu chỉ bằng 0,33 lần so với trẻ nhận được sự quan tâm của bố mẹ ở mức độ bình thường.
- Kết quả này phù hợp với phân tích tổng hợp của 23 nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa sự quan tâm của cha mẹ và tình trạng lo âu của học sinh.
- Tuy nhiên một số bài báo cũng cho thấy việc kiểm soát ở mức độ độc đoán của cha mẹ cũng là nguyên nhân gây ra những lo lắng cho học sinh Về yếu tố nhà trường sự quan tâm của thầy cô cũng rất quan trọng bởi học sinh hiếm khi nhận được sự quan tâm của thầy cô có nguy cơ mắc rối loạn lo âu cao gấp 2,41 lần (OR=2,41.
- 95%CI so với học sinh thường xuyên nhận được sự quan tâm của thầy cô giáo.
- Nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy học sinh cảm thấy hài lòng về mối quan hệ bạn bè có nguy cơ mắc rối loạn lo âu chỉ bằng 0,34.
- Điều này dễ hiểu bởi bạn bè là đối tượng tiếp xúc thường xuyên của bất kỳ học sinh nào, các tác động tiêu cực sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của các em như tình trạng bắt nạt học đường, hay bạo lực học đường, đặc biệt ở lứa tuổi này việc có các mối quan hệ tình cảm cũng sẽ ảnh hưởng lớn đế quyết định, tâm tư, tinh thần của các em..
- Những học sinh nhận được quan tâm của bố mẹ ở mức độ tốt có nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm chỉ bằng 0,53 lần so với nhóm nhận được sự quan tâm mức độ bình thường (OR=0,53.
- Kết quả này tương đồng nghiên cứu tại Hải Phòng với gia đình hiếm khi quan tâm sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn so với nhóm được quan tâm (OR=4,36;.
- Nhu cầu được lắng nghe, được tâm sự của các em học sinh ở giai đoạn này là rất lớn do đó sự quan tâm của bố mẹ người thân trong gia đình là cực kỳ quan trọng, có thể định hướng đúng tương lai hay kịp thời có những điều chỉnh phù hợp khi các em có những dấu hiệu bất thường về mặt tâm, sinh lý.
- Ngoài ra không chỉ từ gia đình, sự quan tâm của các thầy cô cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tâm thần của học sinh, cũng như là người trực tiếp có những phát hiện hay can thiệp khi học sinh có những thay đổi bất thường về tâm lý.
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy học sinh hiếm khi nhận được sự quan tâm của thầy cô có nguy cơ mắc rồi loạn cao gấp 2,61 lần so với nhóm thường xuyên nhận được sự quan tâm của thầy cô (OR=2,61.
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận có mối liên quan giữa áp lực thi cử, kiểm tra với rối loạn trầm cảm, trong đó đối tượng thường xuyên bị áp lực có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp 2,93 lần so với đối tượng không có áp lực (OR=2,93;.
- Kết quả này tương đồng so với các nghiên cứu của Kaur và Sharma tại Ấn Độ.
- Áp lực về học tập, thi cử đến từ nhiều phía vẫn là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần ở học sinh, đặc biệt ở những học sinh cuối cấp..
- Tỷ lệ học sinh lớp 12 có biểu hiện trầm cảm là 60%, lo âu là 24%.
- Nghiên cứu có sự khác biệt không nhiều về tỷ lệ trầm cảm và lo âu giữa hai trường cũng như giữa hai giới và không ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Các yếu tố hài lòng về mối quan hệ bạn bè, và tình trạng hôn nhân của bố mẹ có liên quan tới tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu..
- Thực trạng và nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh THPT chuyên Quảng Bình.
- Thực trạng biểu hiện lo âu của học sinh THPT huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội Luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia, Đại học Giáo dục.
- Tìm hiểu thực trạng các biểu hiện trầm cảm của học sinh trung học cơ sở quận Hoàng Mai, Hà Nội: Luận văn thạc sĩ tâm lý học, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Giáo dục 2013..
- Tỷ lệ Stress, lo âu, trầm cảm của học sinh trường THPT chuyên Thanh Tỉnh Hậu Giang và các yếu tố liên quan.
- Ảnh hưởng của khí chấtđến mức độ lo âu ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông.
- Thực trạng stress lo âu và những liên quan đến lo âu ở học sinh cấp 3 trường THPT Phan Bội Châu, Phan Thiết, Bình Thuận tháng 4-2009

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt