intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu tập huấn những điều cần biết để giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho vị thành niên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:41

47
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Tài liệu tập huấn những điều cần biết để giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho vị thành niên gồm có 3 phần: Những vấn đề chung; Những nội dung cơ bản về sức khỏe sinh sản vị thành niên; Kỹ năng sống của vị thành niên, thanh niên trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu tập huấn những điều cần biết để giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho vị thành niên

  1. SỞ Y TẾ KIÊN GIANG CHI CỤC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH TÀI LIỆU TẬP HUẤN NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG, GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN CHO VỊ THÀNH NIÊN (Tài liệu lưu hành nội bộ) Phòng Truyền thông-Giáo dục biên soạn (Dựa trên tài liệu Giáo dục Kỹ năng sống và sức khỏe sinh sản vị thành niên Của Tổng cục Dân số-KHHGĐ, Bộ Y tế) Kiên Giang, 10/2018
  2. MỤC LỤC Trang Phần 1. Những vấn đề chung 3 1.Vị thành niên là ai? 3 2.Tuổi vị thành niên có ý nghĩa như thế nào? 3 3.Sức khỏe sinh sản là gì? 4 4.Sức khỏe sinh sản vị thành niên là gì? 5 5.Vì sao giáo dục SKSS VTN là đặc biệt quan trọng đối với các bậc cha mẹ? 5 6.Những nguy cơ và thách thức nào đang đặt ra đối với VTN hiện nay? 6 Phần 2.Những nội dung cơ bản về sức khỏe sinh sản vị thành niên 8 1.Những thay đổi về thể chất và tâm lý, tình cảm ở tuổi vị thành niên 8 2.Tình bạn và tình bạn khác giới 13 3.Tình yêu 15 4.Tình dục 16 5.Phòng tránh có thai, phá thai ở tuổi vị thành niên 19 6.Các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS 23 7.Phòng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục vị thành niên 28 8.Phòng ngừa kết hôn sớm 30 Phần 3. Kỹ năng sống của vị thành niên, thanh niên trẻ 33 I.Kỹ năng sống là gì? 33 II.Kỹ năng giao tiếp và tự nhận thức 34 III.Kỹ năng xác định giá trị 37 IV.Kỹ năng ra quyết định 38 V.Kỹ năng kiên định 40 VI.Kỹ năng đạt mục tiêu 41 2
  3. Phần 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Vị thành niên là ai? VTN (người sắp đến tuổi trưởng thành) là những em đang ở giai đoạn chuyển tiếp từ ấu thơ sang trưởng thành trong độ tuổi từ 10- 19 (theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới). Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẽ và phức tạp nhất của cuộc đời mỗi con người. Biểu hiện của nó là xảy ra đồng thời một loạt những thay đổi bao gồm: Sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh tâm lý và các quan hệ xã hội, bước đầu hình thành nhân cách nên nảy sinh nhiều rối nhiễu về tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác. Tuổi VTN còn được chia ra ba nhóm: * Nhóm VTN sớm (10-13 tuổi) * Nhóm VTN giữa (14-16 tuổi) * Nhóm VTN muộn (17-19 tuổi) Sự phân chia các nhóm như vậy là dựa trên sự phát triển thể chất, tâm lý xã hội của từng thời kỳ, sự phân chia này cũng chỉ có tính chất tương đối. Vì trong thực tế, yếu tố tâm sinh lý, phát triển thể lực của mỗi em có những đặc điểm riêng biệt không hoàn toàn theo đúng như sự phân định. Cho nên nếu cha mẹ nhận thấy tại sao con mình lại có những vấn đề không giống hoàn toàn với các em cùng trang lứa thì điều đó cũng là điều bình thường và không nên quá lo lắng. Tuổi VTN là thời kỳ có những thay đổi lớn lao trong cơ thể. VTN đang đứng trước ngã ba đường đời, họ có thể và phải bắt đầu tự làm việc cho mình. Nếu bắt đầu cuộc sống một cách tốt đẹp, họ có thể có được một sức sống và ý chí để làm việc, nhưng họ cần giúp đỡ và cơ hội, và có được một mạng lưới an toàn khi va vấp. Những khả năng phát triển mới này tạo ra những hành vi mới. Những hành vi này không những thay đổi tùy theo giới tính và sự trưởng thành về thể lực, trí tuệ và những quan hệ xã hội của các cá nhân VTN mà còn tùy thuộc vào môi trường xã hội, văn hóa, chính trị, vật chất, kinh tế nơi họ sống. 2. Tuổi vị thành niên có ý nghĩa như thế nào? Tuổi VTN là một trong những giai đoạn sôi nổi và có lẽ phức tạp nhất của cuộc đời, đây là thời điểm mà VTN đảm nhận trách nhiệm mới và tự mình thử nghiệm, khám phá và có khi là mạo hiểm. Các em đi tìm bản sắc riêng của chính mình, áp dụng những giá trị đã được lĩnh hội từ giai đoạn trẻ thơ và phát triển các kỹ năng để trở thành những người lớn có trách nhiệm và biết quan tâm đến người khác. Khi được giúp đỡ và động viên, các em sẽ phát triển một cách phi thường, trở thành những thành viên có khả năng và đóng góp có ý nghĩa cho gia đình và cộng đồng. Tràn trề khí thế, thôi thúc bởi sự tò mò không dễ bị dập tắt, VTN có khả năng thay đổi những hành vi tiêu cực trong xã hội và bứt phá vòng luẩn quẩn của sự xung đột và phân biệt đối xử vốn đã thấm nhuần từ thế hệ này sang thế hệ khác. 3
  4. Với sự sáng tạo và lòng nhiệt tình, VTN có thể thay đổi một cách bất ngờ, đem lại một thế giới tốt đẹp hơn cho bản thân các em và cho mọi người. Khi lên 10, các em bắt đầu một chặng đường dài qua các giai đoạn của tuổi VTN. Cuộc hành trình này có thể gian nan, dễ mất phương hướng, nhưng cũng rất sôi động và đầy thú vị. Đánh dấu bước khởi đầu của hành trình VTN tìm kiếm chính bản thân mình, cũng như đi tìm ý nghĩa và vị trí trong cuộc sống. Các em giàu trí tưởng tượng, tràn đầy khí thế về thế giới xung quanh và vị trí của em trong thế giới đó. Có thể nói giai đoạn VTN được đặc trưng bởi sự phát triển nhanh cả về trí tuệ và thể lực. Đây cũng là thời kỳ được đánh dấu những bước phát triển lớn về mặt xã hội, các em có xu hướng thoát khỏi phạm vi gia đình để hòa nhập vào tập thể cùng lứa tuổi, các em ham muốn tìm hiểu, khám phá và phát triển kỹ năng mới để tự khẳng định mình. Tuổi VTN là giai đoạn quan trọng để hình thành tính cách và bản sắc. Đây cũng là giai đoạn nhiều VTN tham gia vào cuộc sống xã hội và có đóng góp dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong mỗi gia đình, VTN có vai trò quan trọng là lực lượng lao động sẽ thay thế cha mẹ để bảo đảm đời sống cho các thành viên trong gia đình và sự tồn tại, phát triển của mỗi gia đình, mỗi dòng tộc. Vì vậy, nếu VTN được bắt đầu cuộc sống một cách tốt đẹp , họ có thể có được một sức sống và một ý chí để học tập, để lao động. Ngược lại, nếu họ mắc sai lầm trong thời kỳ này thì sẽ bị tổn thương lớn về thể chất, tinh thần mà có thể không bao giờ hồi phục lại được. Là những người chủ tương lai, kế tục và phát huy những thành quả của đất nước, cha mẹ cần giúp các em tích cực học tập, chuẩn bị cho các em kiến thức đầy đủ để làm chủ cuộc sống của mình và tham gia xây dựng xã hội. Cha mẹ cần định hướng để VTN ý thức được những việc nên làm và nên tránh xa những việc không nên làm như: ma túy, mại dâm, văn hóa phẩm đồi trụy; biết tiếp thu những cái mới, loại trừ những cái xấu, kết hợp hài hòa văn hóa hiện đại với những bản sắc văn hóa dân tộc. VTN là thời kỳ tràn đầy hứa hẹn và hy vọng nhất của cuộc đời. Nếu có thể là bệ phóng để sản sinh ra những người trẻ tuổi đầy tự tin nếu được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tạo dựng tương lai tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội. 3. Sức khỏe sinh sản là gì? SKSS là trạng thái khỏe mạnh hoàn toàn hài hòa về mặt xã hội, tinh thần và thể chất trong tất cả những vấn đề có liên quan đến hệ thống sinh sản, chức năng và quá trình hoạt động của nó. Nó có nghĩa là con người có khả năng sinh sản và được tự do quyết định có hay không, khi nào, bao lâu và như thế nào trong việc này. Điều này cũng có nghĩa là quyền của phụ nữ và nam giới được thông tin và tiếp cận các biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả, dễ dàng và thích hợp nhằm điều hòa việc sinh đẻ không trái với pháp luật; quyền được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thích hợp giúp cho người phụ nữ trải qua thai nghén và sinh đẻ 4
  5. an toàn, và tạo cho các cặp vợ chồng những điều kiện tốt nhất để có đứa con khỏe mạnh. Từ định nghĩa này có thể khẳng định rằng, việc chăm sóc SKSS là một tổng thể các biện pháp kỹ thuật và dịch vụ góp phần nâng cao sức khỏe và hạnh phúc bằng cách phòng ngừa hậu quả và giải quyết các vấn đề về SKSS. Nó cũng bao gồm cả SKTD với mục đích là đề cao cuộc sống và các mối quan hệ riêng tư, chứ không chỉ là việc tư vấn và chăm sóc liên quan đến sinh sản và các bệnh LTQĐTD. SKSS không phải chỉ là trạng thái không có bệnh tật hoặc các vấn đề sức khỏe khác, mà SKSS phải được hiểu trong khuôn khổ của các mối quan hệ giữa sự thực hiện và rủi ro, cơ hội có đứa con mong muốn hoặc ngược lại, tránh mang thai ngoài ý muốn và không an toàn. SKSS góp phần rất lớn cho nguồn an ủi về thể chất và tâm lý xã hội và sự gần gũi, sự trưởng thành cá nhân và xã hội. SKSS kém đi liền với bệnh tật, lạm dụng, mang thai ngoài ý muốn và tử vong. * Ở Việt Nam những nội dung SKSS ưu tiên bao gồm 7 vấn đề sau đây: * Quyền sinh sản * Kế hoạch hóa gia đình * Làm mẹ an toàn * Phòng tránh phá thai, phá thai an toàn * Phòng tránh các bệnh NKĐSS, LTQĐTD và HIV/AIDS * Chăm sóc SKSS VTN 4. Sức khỏe sinh sản vị thành niên là gì? SKSS VTN là những nội dung về SKSS liên quan, tương ứng với lứa tuổi VTN, đó là tình trạng khỏe mạnh của VTN về thể chất, tinh thần và xã hội trong mọi vấn đề liên quan đến hệ thống sinh sản, chức năng và quá trình hoạt động của nó. Tất cả những vấn đề về sức khỏe trong thời kỳ VTN đều liên quan đến sự phát triển tự nhiên của thể chất và tinh thần, về giới tính, nó tác động một cách cực kỳ sâu sắc và mạnh mẽ tới sự phát triển của cá thể trong giai đoạn tiếp theo hình thành một con người hoàn thiện với các chức năng đầy đủ đặc biệt là các chức năng về tình dục, sinh sản và các lĩnh vực tâm sinh lý. 5. Vì sao giáo dục SKSS VTN là đặc biệt quan trọng đối với các bậc cha mẹ? Thời kỳ tuổi VTN được đặc trưng bởi sự phát triển nhanh về tâm lý và thể lực, đây cũng là thời kỳ đánh dấu những bước phát triển lớn về mặt xã hội trong cuộc đời của mỗi con người. Các nhà khoa học cho rằng, đây là thời kỳ đặc biệt, có nhiều biến đổi đột ngột, mạnh mẽ và sinh lý- đánh dấu sự trưởng thành giới tính của tuổi VTN. Sự phát triển thể chất đã tác động mạnh mẽ đến đặc trưng tâm lý, tạo cho VTN có những rung động đầu đời, những cảm xúc giới tính, những khẳng định và xu hướng thích được thừa nhận “đã là người lớn”, chính những cấu tạo tâm lý mới đã tạo nên 5
  6. sự “nổi loạn” trong mọi hành vi ứng xử của tuổi VTN, tạo nên những mâu thuẫn giữa VTN và phụ huynh, tạo nên hội chứng bồn chồn, lo lắng, tò mò và “phá cách” của VTN. Để khắc phục tình trạng trên, VTN cần được cung cấp kiến thức về cấu tạo tâm, sinh lý lứa tuổi dậy thì, hình thành kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử trong gia đình, nhà trường, xã hội và bạn bè. VTN cần được định hướng để có nhận thức đúng đắn về tình bạn, tình yêu và tình dục để từ đó hình thành lối sống lành mạnh, có văn hóa. 6. Những nguy cơ và thách thức nào đang đặt ra đối với VTN hiện nay? VTN là nguồn nhân lực chủ yếu của đất nước trong tương lai; là lực lượng lao động sẽ thay thế bố mẹ để đảm bảo đời sống và sự tồn tại, phát triển của mỗi gia đình. Tuy nhiên, VTN đang đương đầu với nhiều khó khăn, nguy cơ và thách thức mà gia đình, nhà trường và toàn xã hội phải quan tâm giải quyết: * Tình trạng VTN có thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn, mắc các bệnh LTQĐTD, nhiễm HIV/AIDS, sử dụng và lạm dụng chất gây nghiện chiếm tỉ lệ còn cao. Hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến SKSS VTN. Theo số liệu của Bộ Y tế, tình trạng nạo hút thai ở lứa tuổi VTN trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng. Số ca phá thai hàng năm ở lứa tuổi VTN có khoảng 120.000 trường hợp (chiếm 10% tổng số người phá thai). Hiện tượng lây nhiễm HIV/AIDS ở lứa tuổi VTN cũng đang ở mức báo động, cũng theo thống kê này, có tới 14% số người là trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV/AIDS. * Thiếu kiến thức, kỹ năng sống cần thiết để chăm sóc SKSS, SKTD; Tiếp cận, sử dụng các dịch vụ thân thiện về chăm sóc SKSS, SKTD chưa được nhiều. Thời đại bùng nổ thông tin dẫn VTN tiếp cận với nhiều nguồn phức tạp, không lành mạnh. * Tác động nhiều mặt của xã hội và điều kiện sống khiến cho tuổi dậy thì sớm hơn, trong lúc đó các em không được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản về chăm sóc SKSS. * Nhiều VTN ở nông thôn muốn ra đô thị để hy vọng có được việc làm cuộc sống sẽ dễ chịu trong khi không có nghề nghiệp, nhà cửa…dễ bị cưỡng bức và bị xâm hại về tinh thần, thể chất… * Vấn đề bình đẳng giới, tảo hôn trong quan niệm xã hội vẫn chưa được cải thiện, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn nghèo. * Cha mẹ còn thiếu kiến thức chăm sóc SKSS VTN, không giải thích được những thắc mắc của các em, thường lảng tránh và định kiến. * Các chương trình hiện tại cho VTN chưa hướng tới đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cho họ. Thiếu thông tin và thông tin chậm trễ đang làm cho giới trẻ hiểu lệch lạc về hành vi tình dục. 6
  7. Các định kiến của xã hội khiến VTN dễ bị tổn thương về SKSS; SKTD, và khi xảy ra những việc ảnh hưởng đến SKSS thì sự phản ứng của gia đình, nhà trường và xã hội chưa tạo thuận lợi cho họ tự khắc phục. 7
  8. Phần 2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN 1. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ THỂ CHẤT VÀ TÂM LÝ, TÌNH CẢM Ở TUỔI VTN 1.1. VTN có những thay đổi như thế nào về thể chất? Có thể nhận thấy những thay đổi về thể chất sau đây ở tuổi dậy thì: Những thay đổi thể chất ở em gái: * Ngay khi bước vào tuổi dậy thì, cơ thể các em bắt đầu phát triển nhanh hơn mức bình thường. Các em gái cao rất nhanh và khi 18 tuổi các em có thể cao bằng một người phụ nữ trưởng thành. * Ngoài thay đổi về chiều cao, vú bắt đầu phát triển, mọc lông ở bộ phận sinh dục và xuất hiện mụn trứng cá ở mặt. * Giai đoạn dậy thì chính thức được đánh dấu bằng lần hành kinh đầu tiên, báo hiệu trứng đã bắt đầu rụng và có khả năng có thai. Giai đoạn này diễn ra những biến đổi quan trọng cho việc chuẩn bị làm mẹ sau này: Tử cung lớn và dày hơn, tuyến vú phát triển, xương hông rộng ra. Những thay đổi về thể chất ở em trai: * Khi các em trai bước vào tuổi dậy thì, đặc điểm rõ rệt nhất là sự phát triển mạnh mẽ về chiều cao và đến 17- 18 tuổi hầu hết các em đã đạt chiều cao tối đa. * Cùng với sự phát triển chiều cao, dần dần xuất hiện lông mu, ria mép và mọc mụn trứng cá. Đồng thời dương vật và tinh hoàn cũng bắt đầu phát triển về kích thước. Thanh quản mở rộng, vỡ giọng nói. Tiếp đó là sự phát triển của các cơ bắp ở ngực, vai và đùi và bắt đầu có hình dáng đặc trưng của nam giới. Lưu ý: Ở tuổi dậy thì không phải tất cả các em cùng tuổi hoặc cùng giới đều phát triển như nhau. Có em có một số biểu hiện thay đổi sớm hơn một số em khác và một số biểu hiện thay đổi chậm hơn các em khác. 1.2. VTN có những thay đổi như thế nào về tâm lý, tình cảm? VTN là những người không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn dù là con trai hay com gái, diễn biến tình cảm và tâm lý cũng có những điểm giống nhau do lứa tuổi, tất nhiên ở mỗi giới có thể có các biểu hiện ít nhiều khác nhau. * Ở tuổi VTN nhóm sớm (10 - 13 tuổi): về mặt tâm lý và tình cảm, các em bắt đầu có tư duy trừu tượng; các em ý thức được mình không còn là trẻ con nữa. Trong hành động, các em muốn thử sức mình và muốn khám phá những điều mới lạ. Các em thường quan tâm, đến những thay đổi của cơ thể, nhất là các em gái dễ băn khoăn, lo lắng, buồn rầu về những nhược điểm ở cơ thể mình khi so sánh với các bạn cùng lứa. Các em cũng bắt đầu quan tâm đến bè bạn, muốn tách khỏi sự bảo hộ của bố mẹ, tuy nhiên các em vẫn còn quá trẻ, chưa có kinh nghiệm và vẫn phụ thuộc vào bố mẹ và gia đình. 8
  9. * Ở tuổi VTN nhóm giữa (14 -16 tuổi): các em phát triển mạnh tính độc lập, muốn tách khỏi sự quản lý, kiểm soát của gia đình, phát triển mạnh cá tính và muốn tìm kiếm những mối quan hệ bạn bè cùng lứa. Nhu cầu về tình bạn trở nên quan trọng và dễ chịu ảnh hưởng (tốt cũng như xấu) của nhóm bạn đó; đặc biệt chú ý đến người bạn khác giới và dễ nhầm lẫn tình bạn với tình yêu. Các em tiếp tục phát triển mạnh về tư duy trừu tượng, tuy vậy các em lại thường thay đổi tình cảm một cách dễ dàng, khi vui, khi buồn kiểu "sớm nắng chiều mưa". Khi mong muốn điều gì, các em muốn được thoả mãn nhu cầu ngay và có thể hành động bất chấp hậu quả, trong khi về mặt tư duy các em chưa phát triển đầy đủ khả năng tự phê phán. Cũng ở nhóm tuổi này các em thường muốn tìm hiểu về khả năng hoạt động tình dục của mình. * Ở tuổi VTN nhóm muộn (17 - 19 tuổi): cơ thể và chức năng sinh lý của các bộ phận trong cơ thể các em đã gần như hoàn chỉnh. Về mặt tâm lý, tình cảm đã có cách suy nghĩ, ứng xử khá chín chắn giống như người trưởng thành. Có suy nghĩ kế hoạch cho tương lai, về sự lựa chọn nghề nghiệp một cách thực tế hơn, ảnh hưởng của nhóm bạn bè giảm bớt, thường kén chọn bạn thích hợp với mình (bạn tâm giao). Tình yêu ở nhóm tuổi này thực tế hơn, đã phân biệt tình bạn và tình yêu chứ không còn mơ hồ như những năm trước đó. Trên đây là những nét chính về phát triển tâm lý, tình cảm của các nhóm tuổi VTN. Sự phát triển đó sớm, muộn khác nhau giữa các cá nhân và phụ thuộc không ít về môi trường sống của VTN trong gia đình, nhà trường và xã hội. Có thể nói cách sống và ứng xử của các bậc phụ huynh, thầy cô giáo và đặc biệt là của bạn bè cùng lứa có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển tâm lý, tình cảm của các em trong lứa tuổi này. ​ ộ tuổi 1.3. Nên nói chuyện về giới tính, tình dục với vị thành niên ở đ nào? VTN thường tò mò về giới tính ngay khi còn nhỏ tuổi. Cha mẹ nên bắt đầu nói chuyện về giới tính, về sự phát triển, trưởng thành, các bộ phận cơ thể, ngay khi con mình còn nhỏ. Nhiều cha mẹ bắt đầu giáo dục con mình ngay khi các em ở lứa tuổi mẫu giáo. Vì vậy, sau này khi con đã lớn hơn họ càng dễ dàng nói chuyện với chúng hơn. Những đứa trẻ khi còn nhỏ đã thảo luận về giới tính với cha mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn và vì vậy, sẽ dễ dàng hỏi cha mẹ khi chúng có những thắc mắc hoặc có vấn đề liên quan đến giới tính và tình dục mà chúng gặp phải sau này. Tuy nhiên, ở nhiều gia đình nhiều cha mẹ chưa bao giờ nói chuyện về giới tính với con thì ngay bây giờ hãy tận dụng một cơ hội và hoàn cảnh để nói chuyện với con về giới tính. Hãy nhớ rằng không bao giờ là quá trễ, thà cung cấp thông tin về giới tính cho con muộn còn hơn không. Hãy tận dụng những cơ hội để có thể giáo dục giới tính cho phù hợp với lứa tuổi VTN. Ví dụ: Khi con bắt đầu dậy thì, cha mẹ có thể đề cập khi họ phát hiện 9
  10. những thay đổi ở con cái của mình (vỡ giọng, phát triển ngửa) và sử dụng cơ hội này để thảo luận những thay đổi tất yếu diễn ra ở lứa tuổi VTN. Lưu ý: D ​ ù con cái ở độ tuổi nào cha mẹ cũng có thể sử dụng sách, tài liệu, tranh ảnh, đĩa hình và các chương trình tivi phù hợp với lứa tuổi đó để thảo luận về giới tính, tình dục với con. 1.4. Khi nói chuyện về giới tính và tình dục với con cái, cha mẹ nên lưu ý điều gì? * Tận dụng những mẩu chuyện mang tính giáo dục định hướng: Một trường hợp VTN có thai, chuyện của người hàng xóm hay các thông tin trên báo, chương trình tivi có thể giúp cha mẹ bắt đầu câu chuyện. * Trả lời đầy đủ mọi câu hỏi của con cái: Sử dụng từ ngữ đơn giản, chính xác khoa học (sử dụng chính xác tên gọi các cơ quan sinh dục và các hành vi tình dục. Cho con cái nói trước gương nếu thấy chúng ngại). * lắng nghe nhiều hơn nói: Ví dụ: sau khi hỏi "Con nghĩ thế nào về vấn đề đó?", cần lắng nghe xem con bạn nghĩ gì. Sau cùng, bạn có thể nói thêm rằng: "Mẹ/bố tán thành suy nghĩ của con" hoặc "Bố/mẹ chưa từng nghĩ về chuyện này như thế trước đây. Bố/mẹ luôn nghĩ rằng . . . Bố/mẹ rất vui khi con đã chia sẻ suy nghĩ với bố/mẹ"; “Bố mẹ luôn là người bạn lớn tuổi của con, nếu con có suy nghĩ gì về vấn đề giới tính thì cùng trao đổi, nói chuyện với bố mẹ nhé”,… * Nghĩ về những câu hỏi mà con bạn sẽ hỏi bạn tiếp: Ví dụ, câu hỏi "Bao nhiêu tuổi thì con được làm chuyện đó?" có thể ám chỉ rằng "Con đang nghĩ về hoạt động tình dục. Con nên làm gì bây giờ?". Cần trả lời thẳng vào câu hỏi của con về lứa tuổi được làm việc đó, giải thích cho con hiểu thời điểm chín muồi chức năng về sinh sản, sinh lý, tâm lý để hình thành một con người hoàn thiện. Tuy nhiên nên nhớ rằng một câu hỏi về tình dục không mang ý nghĩa rằng con bạn đang có hoặc đang nghĩ về hoạt động tình dục. Vì vậy bạn không nên vội đưa ra kết luận. * Hãy luôn sẵn sàng: Hãy để cho con bạn biết rằng bạn luôn sẵn sàng nói chuyện về vấn đề tình dục và tạo thành thói quen nói chuyện về những suy nghĩ và cảm nhận của bạn và đề nghị con nói về suy nghĩ và cảm nhận của chúng. * Đưa ra câu hỏi: Thậm chí khi con bạn không hỏi, bạn hãy hỏi về những suy nghĩ của con bạn. * Hãy chân thành: Bạn phải rõ ràng và thành thật về những cảm nghệ của mình và tìm hiểu cái mà bạn muốn nói về những cảm nghĩ của bạn trước khi nói với con cái. * Hãy nhẹ nhàng và bình tĩnh trong mọi trường hợp: Coi những khuyết điểm của con là những cơ hội học hỏi tích cực. Chỉ trích, rầy la, quát mắng, quở trách sẽ làm cho giao tiếp với con trở nên khó khăn và làm tổn thương lòng tự trọng của chúng. 10
  11. * Hãy giữ phương pháp giao tiếp cởi mở: Hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ nét mặt và ngữ điệu nói để giúp thể hiện rằng bạn yêu và tôn trọng chúng nhiều như thế nào. * Tìm hiểu thế giới của con cái: Phải biết về thế giới con bạn đang sống. Chúng cảm nhận có những áp lực nào? Với chúng cái gì là bình thường. Cái gì là "vấn đề nhạy cảm". Nếu bạn chứng tỏ rằng bạn quan tâm đến bạn bè của con bạn và hoạt động của chúng, chúng sẽ biết rằng bạn lo lắng cho con và bạn muốn là một phần trong cuộc sống của con. * Hãy kiên nhẫn: Con bạn tìm hiểu và biết thông tin về giới tính từ rất nhiều nguồn. Bạn cần phải chọn lọc, kể cho chúng và hình thành kiến thức cho chúng khi chúng lớn lên và trưởng thành. Hy vọng có các câu hỏi giống nhau để gợi lại vấn đề. * Hãy giữ sự hài hước: Cười bản thân bạn; đừng cười con bạn, tự chế nhạo bản thân mà không bao giờ chế giễu con bạn. * Nhắc lại những cảm nhận của bạn khi bạn ở tuổi VTN: Hãy nhớ rằng VTN là giai đoạn khó khăn. Lúc này, các em có thể đấu tranh vì cái tôi và sự tự lập riêng tư. Nhưng một lúc sau đó lại cần đến sự hỗ trợ của người lớn. * Hãy lắng nghe kỹ những điều mà con bạn nói hoặc hỏi: Đừng cho rằng một VTN có kinh nghiệm hoặc không có kinh nghiệm, lão luyện hay ngờ nghệch về tình dục. Và hãy phản ứng lại câu hỏi thực tế hay câu hỏi ngụ ý, không phải vì sự lo lắng của bạn. Nếu bạn cung cấp cho các em những thông tin sai lệch, chúng có thể mất lòng tin vào bạn, cũng như là chúng sẽ tin tưởng bạn nếu bạn là nguồn cung cấp thông tin chắc chắn, chính xác và rõ ràng. Tất nhiên, các quyết định của VTN có thể khác với quyết định của bạn, nhưng chúng vẫn thuộc phạm vi cho phép. 1.5. Nói dối là một hiện tượng tâm lý ở tuổi VTN. Cha mẹ căn cứ vào những dấu hiệu nào để phát hiện con mình đang nói dối? Trong khi cha mẹ nghĩ rằng nói dối là những vấn đề gây hậu quả nghiêm trọng, thì ngược lại, VTN không nghĩ đó là một vấn đề lớn . Các em thường nói dối bố mẹ vì các lý do: Muốn có không gian riêng tư, muốn được tự do hơn và cảm thấy mình xứng đáng được hưởng điều đó, và việc mắc lỗi khiến các em cảm thấy rắc rối. Khi phát hiện con mình đang nói dối là hãy hiểu rằng các em sẽ không cố tình làm bạn đau đớn bằng cách nói dối. Vì vậy đừng tự để ý nghĩ đó ám ảnh mình. Trách nhiệm của cha mẹ là phải nói với con nói dối là một hành động gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng căn cứ vào dấu hiệu nào để cha mẹ phát hiện con mình nói dối? * Khi con bạn nói dối, các cháu sẽ đề phòng và sẽ không vui nếu bạn tìm cách điều tra câu chuyện của nó. Khi bị yêu cầu kiểm tra, mà tìm cách đề phòng với thái độ ngạc nhiên thì đây là một dấu hiệu chắc chắn rằng có điều gì đó sai và con bạn đang nói dối bạn. 11
  12. * Nếu con bạn tránh không nhìn khi nói chuyện với bạn hoặc nhìn bạn rất lâu và không chớp mắt thì đó là một dấu hiệu cho biết có thể nó đang nói dối. Nếu bạn nói chuyện với con mình trên cơ sở hợp lý, bạn sẽ thấy có sự sai lệch trong cách hành xử của con khi chúng nói dối bạn. * Khi VTN nói dối nhiều lần, các em thường nhìn xuống phía dưới. Khi ai đó nói với bạn vào việc đã xảy ra và đó là sự thật thì họ sẽ nhìn lên và "nhìn" sự kiện đang xảy ra như nó đã xảy ra. Nhưng khi ai đó đang tận dụng sự sáng tạo của họ để "ngụy trang" cho những gì đã xảy ra, thì họ sẽ nhìn xuống phía dưới. * Những người đang nói dối sẽ thể hiện ra nét mặt và hành vi. Loại ngôn ngữ cơ thể này là một cái gì đó xảy ra thường xuyên khi họ đang nói dối. Thật không dễ dàng khi biết được ngay điều này cho tới khi bạn biết cách xác định nó. * Sự ngập ngừng trong nói chuyện. Một số người phát hiện con mình nói dối qua điều này khi nói chuyện trực tiếp hay qua điện thoại với con. Nếu yêu cầu trẻ kể tỉ mỉ những gì chúng đang làm, thì chúng sẽ ngập ngừng trước khi trả lời , đó là lúc để chúng nghĩ ra một điều gì đó. *Những người đang nói dối thường tỏ ra bồn chồn lo lắng. Nhưng đây cũng là một dấu hiệu của stress. Vì vậy bạn không nên căn cứ hẳn vào điều này để xác định. Hãy tìm hiểu vấn đề thật kỹ. * Những VTN nói dối thường tránh không đi vào chi tiết câu chuyện, hoặc nêu rõ ràng các chi tiết của câu chuyện mà thay đổi nội dung theo hướng khác. Tuy nhiên, điều này không lặp lại thường xuyên ở những VTN thông minh. Hãy tìm hiểu câu chuyện và xem chúng phản ứng như thế nào. Tình huống Con trai đã lớn, đi học về thường đóng cửa ngồi trong phòng một mình rất lâu. Trước tình trạng do cha mẹ sẽ xử lý thế nào ? Gợi ý cách ứng xử: * Chắc chắn con bạn đang gặp khó khăn về học tập hoặc về quan hệ với bạn bè, hoặc bất bình với cách ứng xử của cha mẹ, nên có biến đổi tâm lý theo chiều hướng thu mình lại, điều đó thật bất lợi và khó khăn cho bạn. Bạn hãy thử làm: * Nếu khó khăn về học tập: động viên con đừng nản chí và hãy cùng con tìm cách giải quyết như tìm thầy cô giáo phụ đạo, trao đổi tình hình với thầy cô ở trường, nhờ các bạn giúp đỡ, học nhóm, . . . * Nếu khó khăn về việc quan hệ với bạn bè thì hãy khuyên con: Nếu con sai nên xin lỗi bạn, nếu con đúng con hãy chờ đợi bạn đến khi bạn hiểu đúng mình thì thôi, không nên mang nỗi buồn trong lòng ảnh hưởng đến học tập. * Nếu bất bình về chuyện gia đình: Gia đình bạn hãy xem xét mọi góc cạnh của vấn đề: Hãy tự hỏi: mình đã làm gì để con buồn, con bất bình. Nếu lỗi tại bạn, hãy thẳng thắn xin lỗi con. * Nếu vì biến đổi tâm lý thì hãy lôi cuốn con vào một số việc gia đình như giao việc cho con giúp đỡ em bé, hỗ trợ công việc cho anh/chị hoặc cùng đi làm 12
  13. việc của nhà mình, của họ hàng thậm chí có thể là công việc của hàng xóm láng giềng. * Lấy con làm trung tâm vui vẻ cho cả nhà. Hãy cho con thấy cả nhà là một tổ ấm, cùng chia sẻ những vấn đề của từng cá nhân trong nhà. 2. TÌNH BẠN VÀ TÌNH BẠN KHÁC GIỚI 2.1. Tình bạn là gì? Tình bạn là một loại tình cảm gắn bó hai hoặc nhiều người với nhau trên cơ sở hợp nhau về tính tình, giống nhau về sở thích, có sự phù hợp về xu hướng (thế giới quan, lý tưởng, niềm tin . . .) và một số nét nhân cách khác mà qua đó mỗi người đều tìm thấy ở bạn mình một cái "Tôi" thứ hai ít nhiều có tính chất lý tưởng. Có nhiều loại tình bạn khác nhau: bạn hàng xóm, bạn học cùng lớp, cùng trường, bạn có chung sở thích, có cùng chí hướng và mơ ước. Ví dụ nhóm bạn học tập, nhóm bạn đá bóng, nhóm yêu âm nhạc . . . Cha mẹ cần lưu ý: m ​ ỗi em có thể chơi với một nhóm bạn, nhưng cũng có thể chơi với nhiều nhóm bạn khác nhau. 2.2. Tình bạn có vai trò quan trọng như thế nào? Tình bạn có vai trò to lớn trong đời sống của mỗi người, đặc biệt đối với lứa tuổi VTN, tình bạn thường phát triển mạnh mẽ và có một vai trò quan trọng. VTN thường có nhiều bạn bè và các em thích dành nhiều thời gian để trò chuyện với bạn bè, để cùng nhau tham gia các hoạt động cùng sở thích, hoặc để giải trí. * Ở tuổi VTN, các em đang tách dần ra khỏi sự quản lý của bố mẹ và trở nên độc lập hơn. Vì vậy bạn bè có thể giúp các em giải đáp rất nhiều băn khoăn và làm cho các em cảm thấy thoải mái hơn khi gặp phải những vấn đề nhạy cảm. Bạn bè cũng động viên và giúp đỡ các em vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Bạn bè có thể cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, giúp nhau tự tin hơn. * Nhu cầu giao lưu, tâm tình với bạn bè của tuổi VTN là rất lớn. Các em có thể tâm sự, cởi mở tâm tình, chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn với nhau. * Trong quan hệ bạn bè, mỗi người có thể bộc lộ, khám phá, tự kiểm tra và đánh giá bản thân bằng cách so sánh mình với các bạn khác, đồng thời dựa vào sự đánh giá của mình để tự hiểu mình, tự giáo dục mình và tự hoàn thiện. 2.3. Thế nào là một tình bạn tốt? Cha mẹ giúp con nhận thức về một tình bạn tốt bao gồm những yếu tố sau: * Có trách nhiệm, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện đạo đức, lao động để cùng tiến bộ và thành đạt trong tương lai. * Cùng có chí hướng, lý tưởng, quan điểm, hứng thú, sở thích phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội (thông qua sự giáo dục của cha mẹ thầy cô giáo ở nhà trường). * Bình đẳng và tôn trọng nhau. 13
  14. * Chân thành, tin cậy, thông cảm sâu sắc với nhau. Luôn coi niềm vui nỗi buồn của bạn là niềm vui và nỗi buồn của chính mình (cùng nhau chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn hay những băn khoăn, lo lắng). * Mỗi người đồng thời có thể kết bạn với nhiều người. Quan hệ bạn rộng rãi không làm giảm mức độ gắn bó sâu sắc trong nhóm bạn thân. 2.4. Tình bạn không tốt trong độ tuổi VTN biểu hiện ở những dấu hiệu nào? * Luôn ghen ghét, đố kỵ, nói xấu nhau. * Trong quan hệ bạn bè thiếu sự chân thành, có thái độ trịch thượng, thiếu bình đẳng. * Luôn trốn học, bè phái, tụ tập nhau, lôi kéo nhau tham gia vào các tệ nạn xã hội (uống rượu, hút thuốc lá, sử dụng ma tuý, cờ bạc, đua xe, xem phim sex trên băng, trên mạng). * Bao che khuyết điểm cho nhau. * Lấy cắp tiền của cha mẹ hoặc bạn bè để chiêu đãi nhau, chơi bời lêu lổng. 2.5. Tình bạn khác giới là gì? Tình bạn khác giới là tình bạn giữa nam và nữ,có những đặc điểm cơ bản của tình bạn cùng giới và có những đặc điểm riêng, đó là: * Trong tình bạn khác giới, mỗi bên đều coi giới kia là một điều kiện để tự hoàn thiện mình. * Có một "khoảng cách" tế nhị hơn so với tình bạn cùng giới, không dễ dàng biểu lộ thân mật, gần gũi trong sinh hoạt như những người bạn cùng giới. * Tình bạn khác giới có thể là khối điểm cho quá trình chuyển hoá thành tình yêu sau này, mặc dù nó chưa phải là tình yêu. Do đó, nó dễ bị ngộ nhận là tình yêu. 2.6. Tình bạn khác giới có vai trò như thế nào? * Tình bạn khác giới làm tôn vẻ đẹp của mỗi giới, ở đây có sự "tự điều chỉnh" một cách tự nhiên: Trong quan hệ khác giới, các em dễ trở nên lịch sự, tế nhị hơn so với quan hệ cùng giới. Trước mặt bạn gái, các em trai thường tỏ ra lịch sự, đàng hoàng trong cách ăn mặc, nói năng, đi đứng. Ngược lại trong giao tiếp với bạn trai, các em gái cũng thường tỏ ra dịu dàng, ý tứ, duyên dáng hơn. * Tình bạn khác giới có tác dụng làm cho mỗi giới tự hoàn thiện và là động lực để các em giúp đỡ nhau trong học tập. Vì vậy, cha mẹ cần có biện pháp giúp các em xây dựng tình bạn khác giới tốt đẹp, làm cho cuộc sống tinh thần của các em thêm phong phú. 2.7. Cha mẹ giúp con cần tránh những điều gì trong quan hệ với bạn khác giới? * Tránh đối xử với nhau suồng sã, thiếu tế nhị. * Tránh vô tình hay chủ ý gán ghép với nhau trong quan hệ bạn bè. 14
  15. * Tránh ghen ghét, nói xấu lẫn nhau hay đối xử thô bạo, nói cạnh nói bóng khi thấy bạn mình có thêm người bạn khác giới. * Tránh ngộ nhận tình bạn khác giới là tình yêu cho dù rất thân thiết. * Tránh có thái độ lấp lửng, mập mờ gây cho người bạn khác giới sự hiểu lầm là tình yêu. 3.TÌNH YÊU 3.1. Tình yêu là gì? Tình yêu là một loại tình cảm đặc biệt, thúc đẩy 2 người bạn khác giới đi đến hoà nhập với nhau về tâm hồn, thể xác và cả cuộc đời. Tình yêu là một dạng tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ nhất của con người. Tình yêu là sự kết tinh của tình người, nó làm cho con người trở nên thanh cao, giàu lòng nhân ái, giàu sức sáng tạo. 3.2. Tình yêu đôi lứa có đặc điểm gì? * Sự cuốn hút lẫn nhau giữa 2 người bạn khác giới, biểu hiện sự nhớ nhung da diết khi thiếu vắng nhau. * Nếu tình cảm phát triển theo chiều hướng thuận lợi thì cường độ của nỗi nhớ nhung tăng dần, sự trống vắng sẽ trở thành nỗi dằn vặt, khắc khoải. Sự đồng cảm sâu sắc nhiều khi không cần qua lời nói mà chỉ cần qua ánh mắt cử chỉ, nụ cười. * Sự quan tâm sâu sắc và thái độ trách nhiệm trong tình yêu sẽ giúp cả hai người trở nên tốt hơn. Nếu thiếu tình cảm, trách nhiệm, thì tình yêu chỉ còn là sự lợi dụng và nhanh chóng lụi tàn. * Khi yêu phải chung thuỷ, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau, sự giả dối, nghi ngờ, dằn vặt, khinh miệt là những công cụ giết chết tình yêu. * Tình yêu là thứ duy nhất không thể chia sẻ, không có 2 tình yêu song song tồn tại trong một thời gian. * Tình yêu phát triển cao độ thường nảy sinh nguyện vọng muốn hoà nhập vào nhau trọn vẹn, không chỉ tâm hồn mà cả thể xác, muốn "trao thân" cho nhau. Nhu cầu có quan hệ tình dục là đặc điểm khác nhau cơ bản giữa tình yêu là tình bạn khác giới. 3.3. Tình yêu có vai trò gì? * Tình yêu đem lại hạnh phúc to lớn cho con người. Cuộc sống thiếu tình yêu như cây cỏ thiếu ánh nắng mặt trời. * Tình yêu là biểu hiện cao nhất của tình người, là biểu hiện giá trị của văn hoá, tính nhân văn của thời đại, là cơ sở vững chắc cho hôn nhân và hạnh phúc gia đình. * Chỉ có tình yêu mới thúc đẩy 2 con người tự nguyện chung sống và gánh chịu những khó khăn của cuộc sống, mới cảm nhận được hạnh phúc lớn lao, không chỉ "chia ngọt sẻ bùi" mà chia sẻ cả nỗi đắng cay. 3.4. Thế nào là một tình yêu lành mạnh? 15
  16. * Tôn trọng người mình yêu: thể hiện việc nhìn nhận người yêu có các cá tính riêng, không bắt người yêu phải theo ý mình. Tôn trọng là thông cảm với các mối quan hệ xã hội của người yêu (quan hệ với cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp). * Tôn trọng bản thân: mỗi người có một đặc tính riêng với cách suy nghĩ, cách nhìn nhận, cách phản ứng riêng biệt trong từng hoàn cảnh, luôn sống chân thành với người mình yêu. Biết quý trọng bản thân là điều cần thiết trong tình yêu. * Chia sẻ: khi 2 người xây dựng tình yêu, tổ ấm hạnh phúc, họ thường cùng nhau chia sẻ mọi nỗi vui buồn. Điều đó không chỉ là niềm hạnh phúc hiện tại mà còn là tình cảm gắn bó lâu dài. * Luôn đem lại hạnh phúc cho nhau: tình yêu là chỗ dựa, là nguồn nhựa sống của con người. Tình yêu, hạnh phúc cũng giống như một cây hoa, muốn cho cây sống tươi tốt, ra hoa đẹp thì phải không ngừng chăm sóc, vun đắp hàng ngày. * Quan tâm và giúp đỡ: nhau đạt được những điều mong muốn giữa cuộc sống bộn bề vất vả và tạo cho nhau những niềm vui nho nhỏ hàng ngày. * Chung thuỷ: là một phẩm chất quan trọng của tình yêu lành mạnh. 3.5. Yêu đương đối với các em trong tuổi VTN có thể sẽ có những tác hại gì? Cha mẹ, thầy cô cần tư vấn cho vị thành niên, ở tuổi các con chưa nên yêu vì những lý do sau đây: * Tuổi vị thành niên hay nhầm lẫn giữa tình yêu đích thực và thứ tình cảm gần giống với tình yêu (tình bạn thân thiết). Khi nhận biết được tình cảm của bạn khác giới chỉ là tình bạn thì VTN thường thất vọng, đau khổ. Hoặc đã yêu rồi, khi gặp được tình yêu đích thực đến sau, VTN thường phải dằn vặt, đau khổ vì: nếu chia tay mối tình cũ thì bị coi là phản bội; nếu không chia tay thì luôn bị thất vọng trong tình yêu, dẫn đến bất hạnh trong cuộc sống gia đình tương lai. * Khi yêu, VTN hay bị chi phối nhiều thời gian, phân tán tư tưởng cho những cảm xúc yêu đương lãng mạn, sẽ ảnh hưởng tới học tập, tu dưỡng đạo đức. * Khi yêu, VTN chưa độc lập về kinh tế và chưa có việc làm ổn định nên dẫn đến hậu quả ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình trong tương lai nếu họ có con sớm. Khi yêu, VTN mới. chi dừng lại ở sự rung cảm mang tính cảm tính, chưa có suy nghĩ chín chắn, chưa có kinh nghiệm nên tình yêu dễ tan vỡ để lại những dấu ấn tình cảm đau khổ, ảnh hưởng tới đời sống tâm lý. * Khi yêu, VTN chưa kiềm chế được cảm xúc và sự đam mê nên dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc (có thai ngoài ý muốn) ảnh hưởng tới hạnh phúc tương lai. 4. TÌNH DỤC 4.1. Tình dục là gì? Tình dục là nhu cầu sinh lý tự nhiên, lành mạnh của con người, là sự tự nguyện, hòa hợp về tâm hồn và thể xác giữa hai người. Là nhu cầu cần thiết cho sự 16
  17. tồn tại của giống nòi, là biểu hiện mãnh liệt của sự hòa nhập không thể thiếu được trong một tình yêu trọn vẹn. Tình dục là một hoạt động sống mạnh mẽ, đam mê đem lại những khoái cảm mãnh liệt nhất, nhờ đó mà có sự sinh sản và duy trì nòi giống. Tình dục và tình yêu có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời nhau. Trên nền của tình yêu, tình dục không thuần tuý là một bản năng mà được nâng lên, được xử sự một cách có văn hóa, tình người. Tình yêu phát triển cao độ thường nảy sinh nguyện vọng muốn hoà nhập vào nhau trọn vẹn, không chỉ tâm hồn mà cả thể xác, muốn "trao thân" cho nhau. Như cầu có quan hệ tình dục là đặc điểm khác nhau cơ bản giữa tình yêu và tình bạn khác giới. Ở tuổi dậy thì sự phát dục không chỉ kích thích các em quan tâm đến bạn khác giới mà làm cho mỗi em luôn sống trong sự khát khao, mong đợi muốn biết những điều mới lạ, diệu kỳ của người bạn khác giới. Ở tuổi dậy thì, do cơ thể đã đạt được sự trưởng thành về mặt sinh lý nên có sự ham muốn tình dục. Trong thực tế, một số VTN nam có quan hệ tình dục sớm vì tò mò, muốn khám phá, thử nghiệm những điều mới lạ. Một số nữ VTN có quan hệ tình dục do bị áp lực mạnh mẽ của người yêu, do muôn "vừa lòng" bạn trai, muốn thể hiện tình yêu với bạn trai . . . Cũng có trường hợp do xúc cảm tình dục nảy sinh khi chỉ có 2 người bên nhau ở những nơi vắng vẻ, tối trời, khi cùng nhau xem phim, đọc truyện có tính chất kích động; khi uống bia, lượn quá chén; khi nhìn bạn gái ăn mặc hở hang.... Ở VTN nam nhu cầu tình dục mạnh hơn, cấp bách hơn, thường muốn được thoả mãn ngay để thoát khỏi trạng thái căng thẳng. Khi có điều kiện nảy sinh ham muốn tình dục, VTN nam thường ít kiềm chế được bản thân và không đủ bình tĩnh, ý thức trách nhiệm trong hành động tình dục: "cần làm gì để tình dục an toàn". 4.2. Thế nào là tình dục “an toàn”? Tình dục "an toàn" là cách đạt được khoái cảm nhưng không để máu, tinh dịch của người này thâm nhập vào cơ thể của người kia, đảm bảo không để mang thai ngoài ý muốn và không bị nhiễm khuẩn LTQĐTD và HIV/AIDS. Để thực hiện tình dục an toàn, có thể vuốt ve âu yếm nhau hoặc sử dụng bao cao su đúng cách. 4.3. Thế nào là tình dục "có trách nhiệm"? Tình dục "có trách nhiệm" là cả nam và nữ phải kiểm soát được hành vi tình dục của mình và của bạn mình khi quan hệ tình dục. Là việc phối hợp của người nam, người nữ trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn và không bị nhiễm khuẩn LTQĐTĐ và HIV/AIDS. 4.4. Những hành vi tình dục nào làm ảnh hưởng xấu đến SKSS VTN? * Quấy rối tình dục: là hành vi xấu hổ. Quấy rối tình dục có thể xảy nơi công cộng, đường phố. . . * Xâm hại tình dục: Là sự xâm phạm về tình dục với VTN trong bất cứ hoàn cảnh nào, lý do nào. 17
  18. * Hãm hiếp: Là hành vi dùng vũ lực hoặc thủ đoạn để giao cấu với người khác giới trái với ý muốn của họ. * Hành vi tình dục không có sự bảo vệ: Là hành vi quan hệ tình dục không có bảo vệ với một người dễ dẫn đến mắc các bệnh LTQDTD như: Giang mai, lậu, sùi mào gà, nấm clamydya, HIVIAIDS. . . * Lạm dụng các chất kích thích có hại cho SKSS như: Tiêm chích ma tuý, nghiện hút, dẫn đến không kiểm soát được hành vi tình dục, làm lây bệnh. * Hành vi quan hệ tình dục ở tuổi VTN do cơ thể và tâm lý chưa phát triển ổn định dẫn đến những hệ quả xấu cho SKSS san này, trong đó có hậu quả vô sinh, đẻ khó, đẻ con còi cọc, làm tử vong mẹ. 4.5. Cần hiểu như thế nào về hiện tượng thủ dâm ở tuổi VTN? Thủ dâm là sự kích thích có chủ tâm để tạo khoái cảm về tình dục. Thủ dâm còn có tên khác như "tự gây khoái cảm" "chơi với mình". Thủ dâm thường bắt đầu ở tuổi dậy thì của VTN nhằm tự thoả mãn bản năng tình dục bản thân, do đó nó là một biểu hiện sinh lý bình thường. Các bậc cha mẹ và các nhà giáo phải ý thức được một điều: Thủ dâm bao giờ cũng là nhu cầu tự nhiên, là hiện tượng sinh lý bình thường có cả ở VTN nam và nữ trong độ tuổi dậy thì. Thủ dâm ở VTN nam thường dẫn đến hiện tượng phóng tỉnh. Hiện tượng này là một phần của quá trình trưởng thành, nhưng có thể kiểm soát được. Thủ dâm không gây ra bệnh tật nên không có hại. Ở VTN, thủ dâm gắn liền với sự phát triển bình thường của cơ thể, nó giúp cho VTN giải tỏa những căng thẳng, bức xúc về ham muốn tình dục ở tuổi dậy thì, điều này có lợi về sức khoẻ và tinh thần cho VTN. Nhưng nếu lạm dụng quá mức (thường xuyên tự kích dục) thì nó có hại cho sức khoẻ. Đặc biệt là ảnh hưởng tới sinh hoạt tình dục khi VTN đến tuổi trưởng thành và có gia đình sau này (thường mắc chứng lãnh cảm với vợ hoặc chồng do sự kích dục của thủ dâm đã trở nên thường xuyên và quen với những kích thích mạnh). 4.6. Cha mẹ, thầy cô làm thế nào để nói chuyện với vị thành niên về giới tính, tình dục khi các em khó đưa ra những lý do hợp lý để hỏi. Các bậc cha mẹ cũng cảm thấy khó trả lời trước các câu hỏi của con. Có điều, các bậc cha mẹ không nên cho rằng khi con hỏi về giới tính, nghĩa là con bạn đang thực sự nghĩ đến quan hệ tình dục. Con bạn có thể có được thông tin về giới tính từ bạn bè, ti vi và phim ảnh, khi đó, rất nhiều thông tin các em nhận biết có thể sai lệch. Vì thế, điều rất quan trọng là chúng ta nên tạo điều kiện giao tiếp cởi mở với con, nhằm giúp con hiểu đúng về tình dục. Dưới đây là một số gợi ý đơn giản mà hiệu quả: * Phải xác định rõ những điều bạn cần nói với vị thành niên: B ​ ạn có thể nói cho con biết về giới tính. Thông tin báo chí và thực tế cho thấy nhiều học sinh lớp 6 đã biết nhiều về giới tính và một số VTN ở độ tuổi 14 đã biết đến quan hệ tình dục và đưa nhau đi nhà nghỉ. Vì thế, bạn hãy dạy con về những giá trị cuộc sống, chia sẻ quan điểm đúng đắn của bạn về tình yêu và tình dục trước khi con bạn 18
  19. bị cuốn vào điều này mà chưa có khái niệm gì cả. Đồng thời, nói cho con hiểu về hậu quả của lối sống buông thả là bạn đã đi trước các ảnh hưởng tiêu cực một bước, góp phần định hướng cho con bạn về một lối sống lành mạnh, chứ không phải là vẽ đường cho hươu chạy như một số người vẫn nghĩ. * Biến chuyện giới tính thành đề tài trò chuyện bình thường: Đ ​ ể bạn và con đều không cảm thấy ngại ngần khi đề cập đến vấn đề giới tính, bạn hãy đưa vấn đề này vào trong các buổi nói chuyện bình thường giữa cha mẹ và con cái. Đặc biệt, khi bạn và con xem ti-vi hoặc đọc báo thấy đề cập đến vấn đề tình dục, bạn hãy hỏi quan điểm của con mình về vấn đề này. * Hãy lắng nghe vị thành niên nói: ​Trò chuyện là sự tương tác hai chiều, có người nói thì phải có người nghe. Vì thế, bạn đừng vội ngắt lời con bạn kể cả khi chúng đang biến những điều bạn nghĩ trắng thành đen hoặc ngược lại. Bạn hãy nhớ rằng chỉ là con bạn đang học cách xây dựng quan điểm và chúng muốn kiểm tra quan điểm của chúng qua cách chia sẻ với bạn mà thôi. Nếu bình tĩnh nghe con nói, bạn sẽ hiểu được quan điểm của con bạn để có thể ủng hộ hoặc phân tích đúng sai để kịp thời uốn nắn. 5. PHÒNG TRÁNH CÓ THAI, PHÁ THAI Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN 5.1. Thụ thai được thực hiện theo cơ chế nào? Khi VTN nữ bắt đầu có kinh và VTN nam bắt đầu xuất tinh hay có "giấc mơ ướt", chỉ cần quan hệ tình dục không bảo vệ dù chỉ một lần là VTN nữ có thể mang thai ngoài ý muốn. Như vậy khi quá trình giao hợp giữa nam và nữ được tiến hành, quá trình thụ tinh xảy ra thì người nữ sẽ có thai. Thụ thai là sự kết hợp giữa một tế bào đực (tinh trùng) với một tế bào cái (trứng) để hình thành 1 tế bào có khả năng phát triển thành bào thai (trứng đã thụ thai). Tinh trùng được sản xuất ở tuyến sinh dục nam (tinh hoàn) và lưu trữ trong tinh dịch ở túi tinh. Khi giao hợp, tinh trùng được phóng ra theo đường niệu đạo trong dương vật. Thời gian tinh trùng sống trong đường sinh đục nữ khoảng 2-3 ngày. Vào thời gian này nếu có trứng rụng thì tại 1l3 ngoài vòi trứng, các tinh trùng đến bao quanh và một tinh trùng lọt được vào trứng thụ tinh. Trứng được thụ tinh sẽ di chuyển vào buồng tử cung và bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ ở đó và phát triển thành bào thai. Thông thường thai nhi phát triển trong buồng tử cung khoảng 9 tháng 10 ngày và được người mẹ sinh ra đứa con. 5.2. Làm thế nào để phát hiện sớm khi VTN gái có thai? Giống như mọi trường hợp có thai khác, các em gái nếu mang thai thì có các dấu hiệu sau đây: * Trước hết phải từng có quan hệ tình dục với người khác giới, dù chỉ một lần. * Có tình trạng mất kinh, ở các em đã có kinh nguyệt đều đặn hàng tháng, nay tự nhiên không thấy kinh, dù quá hạn dự kiến 5 -7 ngày thì phải nghĩ rằng có thể 95% đã bị "vướng" rồi đấy. Với các em kinh nguyệt không được đều, tháng có 19
  20. tháng không thì khó biết và các em lại rất dễ chủ quan cho rằng kinh tháng này cũng chậm như một số lần khác, vì vậy phải dựa vào các triệu chứng khác. * Xuất hiện tình trạng nghén: Trong người thấy khó chịu, hay mệt mỏi, uể oải có em dễ buồn ngủ ban ngày nhưng có khi lại trằn trọc, không ngủ được ban đêm; tính tình nhạy cảm hơn, dễ vui, dễ buồn, hay cáu giận; có khi còn có cơn ác mộng. Nghén còn thể hiện bằng tình trạng ăn uống thất thường, có khi ăn chua (như chanh, khế) hoặc ngọt; có khi lại thèm ăn những món ăn kỳ quái như gạch non, đất sét. . . Một dấu hiệu rất thường gặp trong tình trạng nghén là ứa nước bọt, lợm giọng buồn nôn và cuối cùng thì nôn thực sự. Tình trạng nôn thường làm các em rất khó chịu, mệt mỏi thêm và khi nôn rất nặng gây nguy hiểm cho sức khỏe. * Hai vú thường xuyên căng tức, nắn vào có cảm giác đau. Nếu thai nghén phát triển lâu thì quầng vú và núm vú thâm đen dần, trên quầng vú nổi lên các hạt nhỏ như hạt kê, mỗi ngày một rõ. * Hiện nay với một que thử thai mua ở hiệu thuốc, nhúng vào nước tiểu cho ướt que và xem kết quả sau vài ba phút có thể xác định được có thai rất sớm, chỉ cần chậm kinh 5 ngày đến một tuần nếu có thai thì trên que thử sẽ xuất hiện hai vạch đỏ. Trên đây là những dấu hiệu chung nhất của sự có thai, giúp cha mẹ nhận biết nhanh chóng khi VTN đã lỡ có quan hệ tình dục và có thai. Khi nhận biết những dấu hiệu bất bình thường của VTN, cha me cần đưa các em đến trung tâm y tế để khám và để có các biện pháp xử lý thích hợp. 5.3. Việc có thai, phá thai ở tuổi VTN dẫn đến những hậu quả gì? * Có thai, phá thai ở tuổi VTN ảnh hưởng trầm trọng tới sức khoẻ thể chất, tinh thần, xã hội và tương lai hạnh phúc của cả nam và nữ. * Các VTN nữ sẽ gặp nhiều rủi ro như nhiễm độc thai nghén, tổn thương ở cổ tử cung, âm hộ, âm đạo. Sẩy thai, đặc biệt là với những em dưới 15 tuổi. * Dễ mắc các bệnh LTQĐTĐ và HIV/AIDS hơn so với người mang thai ở tuổi trưởng thành vì đường sinh dục dễ bị trầy xước hơn. * Dễ tử vong hơn so với người mang thai ở tuổi trưởng thành vì chưa được chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể chất cho việc mang thai và làm mẹ. * Tác hại của việc phá thai không an toàn không thể lường hết được: các em rất dễ gặp phải tai biến tức thời như chảy máu (băng huyết), thủng tử cung, sót nhau, sót thai, nhiễm khuẩn và có thể bị tử vong do phá thai nhất là phá thai phạm pháp. Phá thai ở VTN cũng dễ dẫn đến các tai biến muộn như viêm nhiễm mạn tính ở tử cung và các bộ phận chung quanh (buồng trứng, ống dẫn trứng) mà hậu quả cuối cùng là tắc ống dẫn trứng, dính tử cung khiến người con gái sau này không còn khả năng thụ thai được nữa (vô sinh) * Có thai nên phải cưới vội, sẽ vi phạm luật hôn nhân gia đình, phải sống trong bầu không khí gượng ép thiếu tôn trọng nhau, sau này dễ va chạm, xung đột. Nếu phải sinh con, có thể gặp tai biến như đẻ non, chết mẹ, chết con, sẽ để lại nhiều tổn thương về tinh thần cho bản thân và tình cảm trong gia đình. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2