« Home « Kết quả tìm kiếm

THAM LUẬN CỦA HỘI NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


Tóm tắt Xem thử

- THAM LUẬN CỦA HỘI NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM THAM LUẬN CỦA HỘI NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Ông Lệ Chi Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tỉnh Thừa Thiên - Huế là một trọng điểm bị rải chất độc da cam trong đó đặc biệt là sân bay ASO - A Lưới, do vậy hậu quả để lại khá nặng nề mặc dầu chiến tranh đã qua 35 năm..
- Nạn nhân bị bệnh tật suốt cả cuộc đời, họ phải gánh chịu nhiều đau thương mất mát và tuyệt đại bộ phận nạn nhân đều rơi vào hộ nghèo, cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn cả tinh thần lẫn vật chất, số đông bị mất hoặc giảm sức lao động, không được học hành, không có nghề nghiệp sống dựa vào gia đình, bị mặc cảm, xa lánh, nhiều thảm cảnh thật đau lòng, nhiều trường hợp không thể tự cứu được nếu không có sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội..
- Với số liệu điều tra từ năm 1999, toàn tỉnh có gần 16.000 người bị nhiễm chất độc da cam và hiện nay còn sống 13.805 người (trong đó trực tiếp 7.449, gián tiếp 6.356), huyện A Lưới là đơn vị có nạn nhân đông nhất toàn tỉnh 4.048 (trong đó trực tiếp 2.219, gián tiếp 1.829).
- Có 2.385 nạn nhân chất độc da cam được hưởng trợ cấp hàng tháng (trong đó trực tiếp 1.525, gián tiếp 860) hiện nay đã xuất hiện sang thế hệ thứ 3 cũng bị nhiễm chất độc Dioxin..
- Từ khi thành lập đến nay, Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh Thừa Thiên - Huế là nơi đoàn kết, tập hợp các nận nhân và những người tình nguyện giúp đỡ, chăm sóc nạn nhân, là nơi lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nạn nhân để phản ánh đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của nạn nhân.
- Hội đã vận động các tổ chức, cá nhân trong ngoài nước giúp đỡ hỗ trợ nạn nhân cả về tinh thần và vật chất nhằm góp phần xoa dịu nỗi đau da cam..
- Trong các dịp lễ tết, ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10/08), các đợt thiên tai bão lụt, Tỉnh hội đã vận động nhiều nguồn kinh phí để thăm hỏi, động viên, tặng quà cho nạn nhân (Trung ương Hội hỗ trợ, trích từ quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và vận động các đơn vị cá nhân hảo tâm ủng hộ).
- Những hoạt động này đều thông qua hội Chữ thập đỏ và phòng Lao động Thương binh xã hội Huyện, Thành phố tổ chức gặp mặt nạn nhân hoặc đến tận nhà để trao tặng trong thời gian qua với số tiền lên đến hàng tỷ đồng..
- Các cơ quan Ban ngành đoàn thể, các cá nhân hảo tâm trong và ngoài nước đã có nhiều hình thức chung tay góp sức giúp đỡ nạn nhân như làm nhà tình nghĩa, tình thương, đại đoàn kết, tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, cho vay vốn xóa đói giảm nghèo, thành lập các Trung tâm đào tạo nghề hoặc chăm sóc nuôi dưỡng người khuyết tật, phẫu thuật phục hồi chức năng, tặng xe lăn xe lắc, cấp học bổng cho học sinh nghèo hiếu học (trong đó có đối tượng là nạn nhân chất độc da cam.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sở Ngoại vụ, sở Lao động TBXH Liên hiệp các hội Hữu nghị với chức năng của mình cũng đã tranh thủ được một số dự án giúp đỡ người khuyết tật nạn nhân chất độc da cam như: Dự án của cộng hòa Séc giúp xã Phong Mỹ huyện Phong Điền từ Tổ chức AIPO (Ý) đã có dự án giúp người khuyết tật bằng phương pháp phục hồi chức năng tại cộng đồng thực hiện ở 15 xã của huyện Hương Trà trong 3 năm .
- Sở Lao động TBXH phối hợp với Trung tâm phát triển nông thôn bền vững có dự án hỗ trợ người khuyết tật trong đó có đối tượng hưởng lợi là nạn nhân chất độc da cam..
- Năm 2005, TW Hội hỗ trợ 100 triệu giúp nạn nhân làm nhà (mỗi hộ 10 triệu đồng), Tỉnh hội phân bổ cho A Lưới 80 triệu và Nam Đông 20 triệu trong chương trình xoá nhà tạm của tỉnh..
- Ngoài ra hàng năm nhân ngày 10/08, ngày vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, tỉnh hội đã phối hợp các đơn vị liên quan thông tin tuyên truyền về sự ủng hộ trong nước và quốc tế đối với nạn nhân chất độc da cam và tiến độ vụ kiện 37 công ty hoá chất Hoa Kỳ..
- Việc tuyên truyền thuyết phục để các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ, các nhà hảo tâm ở nước ngoài thấy rõ hơn hậu quả nặng nề của chất độc Dioxin đối với sức khoẻ và môi trường để tranh thủ sự ủng hộ về vật chất và tinh thần đối với nạn nhân chất độc da cam là một nội dung được Hội quan tâm trong quá trình hoạt động của mình..
- Một phóng viên Mỹ chụp ảnh A Lưới và tổ chức trưng bày tại Mỹ, bà Sakata (Nhật) đến A Lưới làm bộ phim thứ 2 về hậu quả chất độc da cam, bộ phim đã chiếu tại Toà án lương tâm nhân dân quốc tế họp tại Paris tháng 05/2009..
- Hội đã giúp đỡ, tạo điều kiện làm thủ tục cho 2 nạn nhân là Nguyễn Mười (Phú Vang) và Võ Thanh Hải (Nam Đông) tham gia đoàn đại biểu xử phúc thẩm vào ngày tại New York.
- Hiện nay, thực hiện chủ trương của Trung ương hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin, chúng tôi đang điêu tra khảo sát trẻ dưới 18 tuổi xung quanh sân bay ASO - A Lưới bị khuyết tật nghi nhiễm chất độc da cam để làm hồ sơ nghiên cứu khoa học và là những nhân chứng phục vụ tiếp tục vụ kiện 37 Công ty hóa chất Hoa Kỳ sản xuất ra chất Dioxin cho quân đội Mỹ dùng trong chiến tranh Việt Nam từ .
- Do điều kiện thời gian có hạn, xin phép được khái quát một số nét của Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Qua hội thảo lần này và trong thời gian đến với niềm tin là nhận thức của cộng đồng xã hội ngày càng tăng lên đối với nỗi đau Da cam và sẵn sàng chia sẻ với nạn nhân chất độc da cam tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Chúng tôi sẽ phát triển tổ chức Hội ở các Huyện, Thành phố và Xã, Phường, Thị trấn nhằm thu hút nhiều hội viện tham gia sinh hoạt và huy động nhiều nguồn nhân lực, xây dựng đa dạng các mô hình chăm sóc nạn nhân tạo cho nạn nhân không bi quan, mặc cảm với số phận mà phải tự cố gắng vượt lên trong cuộc sống với sự chia sẻ đùm bọc của cộng đồng và sự cảm thông sâu sắc của mọi người.