« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp nâng cao hiệu quả học tập tiếng Anh cho sinh viên ngành Quản trị khách sạn


Tóm tắt Xem thử

- GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN.
- Chính vì lẽ đó, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ “ai cũng phải biết”, đặc biệt là sinh viên nói chung và sinh viên ngành du lịch nói riêng.
- Song song đó, thực tế cho thấy rằng số lượng sinh viên có thể giao tiếp tiếng Anh thành thạo thì đã tăng so với trước đây, tuy nhiên vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Nhận thấy được tầm quan trọng đó, nhóm tác giả trình bày bài nghiên cứu nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả học tập tiếng Anh cho sinh viên ngành Quản trị khách sạn..
- Từ khóa: hiệu quả học tập, sinh viên ngành Quản trị khách sạn, tiếng Anh..
- 1 KHÁI NIỆM HIỆU QUẢ, HỌC TẬP VÀ HIỆU QUẢ HỌC TẬP.
- Hoàng Phê (2018) định nghĩa “Hiệu quả là kết quả thực của việc làm mang lại”.
- Theo Viện ngôn ngữ học (2011), “Hiệu quả là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại”.
- Viện ngôn ngữ học (2011) định nghĩa “Học tập là học và luyện tập để hiểu biết, để có kỹ năng”.
- “Học tập là học và luyện tập để hiểu biết, để có kỹ năng, có tri thức” (Hoàng Phê, 2011).
- Từ các định nghĩa trên có thể rút ra được hiệu quả học tập là kết quả thực của việc học và luyện tập để hiểu biết, để có kỹ năng, có tri thức mang lại..
- 2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC.
- Theo Văn Thị Quỳnh Hoa và Nguyễn Lan Hương (2018) đã khảo sát về thái độ học tập và rút ra rằng phần lớn sinh viên đều ý thức được tiếng anh là cực kỳ quan trọng đối với bản thân và là công cụ cần thiết để tìm kiếm cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập sau khi tốt nghiệp.
- Phùng Văn Đệ (2012) đã nhận xét rằng đa phần sinh viên cho rằng nghe và nói là 2 kỹ năng rất cần thiết trong việc học và giao tiếp hằng ngày, bên cạnh đó họ cũng nhận định rằng từ vựng cũng là yếu tố quan trọng để hỗ trợ cho quá trình học tập, sử dụng ngôn ngữ này.
- Tóm lại, có thể thấy được rằng đa số sinh viên đều ý thức rõ được rằng tiếng anh là một kỹ năng cực kỳ thiết yếu trong cuộc sống cũng như công việc và cần được ưu tiên trau dồi.
- Đặc biệt trong các kỹ năng tiếng anh thì nghe và nói là cần được trau dồi nhiều do nhu cầu sử dụng thường xuyên hơn trong giao tiếp và công việc của họ..
- Mặc dù đã nhận thức được về tầm quan trọng của tiếng anh nhưng nhiều sinh viên vẫn đánh giá rằng khả năng tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ này vẫn chưa đạt hiệu quả.
- 2065 Phùng Văn Đệ (2012) đã nghiên cứu và thu được kết quả răng đa số sinh viên đã được đào tạo về tiếng anh trên 6 năm trước khi bước vào môi trường đại học nhưng đánh giá về khả năng tiếng anh của họ lại thu được kết quả bất ngờ khi gần 90% sinh viên nhận xét họ không thể sử dụng những kiến thức đã được tiếp thu hiệu quả.
- Văn Thị Quỳnh Hoa và Nguyễn Lan Hương (2018) cũng đưa ra được đánh giá tương tự là hầu hết sinh viên đã được học tiếng anh từ 5 đến 7 năm tuy nhiên khả năng sử dụng lại không khả quan.
- Bên cạnh đó nghiên cứu của Văn Thị Quỳnh Hoa và Nguyễn Lan Hương (2018) nhận thấy mặc dù sinh viên nhận biết được tầm quan trọng của tiếng anh nhưng chỉ có số ít chịu trau dồi trình độ ngoại ngữ để đạt được điều họ nhận thức.
- Điều nay có thể cho thấy rằng sinh viên không thực sự có các hành động cụ thể để học tập và rèn luyện tiếng anh hoặc việc học tập của họ không hiệu quả, dẫn đến khả năng cũng như trình độ của họ vẫn chưa đạt được tiêu chuẩn và nhu cầu cần thiết của bản thân..
- Để có thể tìm hiểu được lý do của việc học tập không đạt hiệu quả, Văn Thị Quỳnh Hoa và Nguyễn Lan Hương (2018) đã có những khảo sát về thời gian, phương pháp và động cơ học tập của sinh viên.
- Dựa trên kết quả khảo sát họ đã kết luận rằng thời gian dành cho tiếng anh mỗi ngày của sinh viên khá ít, chủ yếu họ chỉ đăng ký học tiếng anh theo chương trình của trường, bên cạnh đó phần lớn động cơ học tập của sinh viên chưa đủ cấp thiết để thúc đẩy bản thân chủ động hơn trong học tập, cũng có thể vì vậy mà khả năng tiếng anh của họ không mấy khả quan..
- Dựa trên thực trạng về việc học tiếng anh của sinh viên ta có thể nhận thấy vấn đề là do sinh viên chưa đề ra được mục tiêu, động cơ học tập cũng như phương pháp học hiệu quả, vậy để làm được điều đó nhóm sẽ xem qua tổng quan các nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả học tập.
- Để đạt được trình độ, kỹ năng tiếng anh theo nhu cầu bản thân, việc đề ra mục tiêu là cực kỳ cần thiết, đồng thời cần phải lập ra kế hoạch cũng như hướng đi cụ thể để thúc đẩy tính tự giác, chủ động trong việc học nhằm đạt được các cột mốc đề ra (Văn Thị Quỳnh Hoa và Nguyễn Lan Hương, 2018).
- Mặc dù chủ yếu nghiên cứu về khía cạnh giảng dạy, Bùi Thị Xuân Hồng (2015) chỉ ra rằng để tạo hứng thú học tập thì trước hết giáo trình cần phải phù hợp với trình độ của người học.
- Phùng Văn Đệ (2015) chỉ ra nền tảng của việc học tiếng anh hiệu quả đó chính là từ vựng và để tiếp thu từ vựng, ông đã đề xuất phương pháp học bằng thẻ từ vựng và viết lặp lại từ vựng, đồng thời nhấn mạnh sự lặp đi lặp lại là cần thiết trong quá trình học và ghi nhớ từ.
- Sách tự học tiếng anh hiệu quả của tác giả Nguyễn Thị Hà Bắc đưa ra rằng để học tiếng anh hiệu quả thì phương pháp tiếp nhận ngôn ngữ gián tiếp bằng cách nghe, đọc tiếng anh thường xuyên sẽ giúp ta tiếp thu một cách tự nhiên.
- bên cạnh đó cần thiết lập rõ mục tiêu và thiết lập thời gian học tập phù hợp..
- 3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HỌC TẬP TIẾNG ANH.
- Yếu tố đầu tiên đố chính là thời gian học tập, theo tác giả Nguyễn Thị Hà Bắc đã đề cập đến trong sách tự học tiếng anh hiêu quả thì cần phải chủ động sắp xếp thời gian để học tiếng anh, vì khi bạn tập trung thời gian để làm việc gì đó thì mới có thể đem lại được kết quả và đó là quy luật của tự nhiên.
- Theo tác giả thì việc học tiếng anh nên được tiến hành ít nhất 2 ngày 1 lần và thời gian học tập hợp lý được đề xuất là khoảng 2 tiếng 1 ngày..
- Về phương pháp học tập, để đạt được một việc gì đó thì cách thức thực hiện cũng cần được quan tâm.
- Đối với việc học tiếng anh cũng vậy và theo Nguyễn Thị Hà Bắc thì phương pháp tiếp cận ngôn ngữ gián tiếp là rất hiệu quả trong việc học ngoại ngữ..
- Yếu tố thứ 3 là về giáo trình học, theo Bùi Thị Xuân Hồng (2015) để tạo hứng thú học tập thì giáo trình cần phải phù hợp với trình độ của người học.
- Giáo trình học là một công cụ cần thiết để hỗ trợ cho việc tiếp thu kiến thức, do đó để học tập hiệu quả thì cần lựa chọn giáo trình sao cho phù hợp với trình độ và nhu cầu của bản thân..
- Vì vậy, con người cần đề ra mục tiêu cụ thể để thúc đẩy bản thân cố gắng nỗ lực hơn trong quá trình học tập..
- 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN.
- Dựa trên tổng quan các nghiên cứu trước và thực tế việc học tiếng anh của bản thân, cũng như tham khảo ý kiến của những sinh viên khác, nhóm xin đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả học tập tiếng anh của sinh viên ngành quản trị khách sạn..
- Trước hết về thời gian học tập, để có thể tiếp thu và ghi nhớ các kiến thức tiếng anh thì cần phải tuân thủ quy tắc liên tục và thường xuyên vì nếu các kiến thức, kỹ năng không được sử dụng thường xuyên sẽ dễ dàng bị mất đi, vậy việc học cần phải được thực hiện mỗi ngày hoặc ít nhất là cách 1 ngày học 1 lần.
- Khoảng thời gian hợp lý cho việc học mỗi ngày được đề xuất trong sách tự học tiếng anh hiệu quả của tác giả Nguyễn Thị Hà Bắc là 2 giờ 1 ngày..
- Tóm lại, thời gian học thích hợp là khoảng 2 tiếng một ngày, tối thiểu là học 2 ngày một lần để có thể tiếp thu và ghi nhớ kiến thức hiệu quả.
- Thứ 2 đó là về phương pháp học, về mỗi kỹ năng sẽ có phương pháp học tập khác nhau, tuy nhiên cần quan tâm đến phương pháp tiếp nhận ngôn ngữ gián tiếp, có nghĩa là tạo cơ hội tiếp xúc với tiếng anh càng nhiều càng tốt chủ yếu là qua việc nghe và đọc.
- Phương pháp này sẽ giúp cho người đọc tự có được kiến thức kỹ năng tiếng anh tự nhiên, tương tự như việc một đứa trẻ tự học tiếng mẹ đẻ.
- Vậy ngoài việc tự đọc và nghe tiếng anh từ các nguồn sách, báo, tivi, radio,… thì các môi trường tiếng nói tiếng anh như các câu lạc bộ tiếng anh, các lớp học được khuyến khích nói hoàn toàn bằng tiếng anh cũng nên được quan tâm.
- khi được tiếp xúc với những môi trường sử dụng ngoại ngữ như vậy sẽ giúp bạn tiếp thu ngôn ngữ gián tiếp thông qua việc nghe đồng thời góp phần cải thiện kỹ năng nói của bản thân.
- Bên cạnh đó, để có thể sử dụng thành thạo tiếng anh thì từ vựng và ngữ pháp có thể được xem là kiến thức nền tảng để hỗ trợ quá trình trau dồi các kỹ năng.
- Để học từ vựng sinh viên có thể sử dụng các phương pháp như thẻ từ vựng và viết lặp từ vựng, đồng thời sử dụng các ứng dụng hay trang web hỗ trợ như quizlet, elsa.
- Ngoài ra, sinh viên ngành khách sạn có thể đưa ra một số tình huống thường gặp trong công việc, tự xây dựng đoạn hội thoại và luyện tập cũng là một cách để có thể trang bị kiến thức tiếng anh cần thiết hỗ trợ cho công việc tương lai..
- Thứ 3 là cần phải lựa chọn giáo trình học sao cho phù hợp với trình độ của bản thân.
- Để làm được điều này sinh viên có thể thực hiện các bài kiểm tra trình độ tiếng anh trên mạng để xác định năng lực theo khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR) và dựa vào đó để lựa chọn giáo trình.
- Đối với sách tiếng anh, khuyến khích sinh viên lựa chọn các sách của nhà xuất bản nước ngoài uy tín (Châu Âu hoặc Mỹ) do các giáo trình nước ngoài sẽ tập trung đồng đều vào cả 4 kỹ năng thay vì chỉ tập trung chủ yếu vào từ vựng ngữ pháp như chương trình phổ thông.
- Bên cạnh đó, sinh viên ngành khách sạn nên tham khảo thêm các quyển.
- 2067 sách về tiếng anh chuyên ngành ví dụ như English for the Hotel and Tourist Industry của Keith Harding &.
- Cuối cùng, điều quan trọng nhất là sinh viên cần nhận thức được lý do học tập của mình đồng thười đề ra mục tiêu, kế hoạch và thời gian rõ ràng, việc này sẽ giúp bản thân phấn đấu và chủ động học tập hơn nhằm đạt được cột mốc đã đề ra..
- Nhìn chung, có thể thấy rằng sinh viên hoàn toàn nhận thức được tầm quan trọng của tiếng anh đối với bản thân nhưng họ lại chưa thực sự cố gắng trong việc học hoặc chưa thể tìm được lộ trình, phương pháp học tập phù hợp, từ đó dẫn đến khả năng sử dụng ngôn ngữ này chưa hiệu quả mặc dù đã được đào tạo trong thời gian dài.
- Nhận thấy được thực trạng về vấn đề này nhóm đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập tiếng anh của sinh viên ngành quản trị khách sạn như sau: Cần trau đồi tiếng anh 2 tiếng mỗi ngày và ít nhất 2 ngày 1 lần.
- chủ động nghe, đọc thường xuyên để tiếp nhận ngôn ngữ gián tiếp, bên canh đó tham gia vào các một trường sử dụng tiếng anh điển hình là các câu lạc bộ tiếng anh sẽ giúp tiếp thu hiệu quả hơn lựa chọn sách giáo trình phù hợp với trình độ bản thân và tham khảo thêm sách tiếng anh chuyên ngành.
- và quan trọng nhất là sinh viên cần đề ra mục tiêu kế hoạch cụ thể trong lộ trình học tiếng anh..
- [3] Bùi Thị Xuân Hồng (2015), Một số giải pháp giúp sinh viên hứng thú học tiếng anh hơn, http://nnkt.ueh.edu.vn/wp-content/uploads pdf, ngày truy cập .
- [4] Văn Thị Quỳnh Hoa và Đtg (2018), Xây dựng các giải pháp tạo động cơ học tiếng anh tích cực theo chuẩn B1 (khung năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam) cho sinh viên trường đại học nông lâm – đại học Thái Nguyên, tạp chí Khoa học &.
- [5] Phùng Văn Đệ (2012), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp học từ vựng tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngành tiếng Anh Trường Đại học Trà Vinh, https://khcn.tvu.edu.vn/files/project/bao_cao_tong_ket_file/395/ND%20finish.pdf, ngày truy cập .
- [6] Nguyễn Thị Hà Bắc, Tự học Tiếng Anh hiệu quả,

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt